intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn nhằm đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở để thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ..................../............... ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ THANH THÙY PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ..................../............... ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ THANH THÙY PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI KIM CHI THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu luận văn “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH TỈNH QUẢNG NGÃI” là của riêng tôi. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất ký một công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 11 năm 2018 Học viên Lê Thị Thanh Thùy
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc và Phòng đào tạo, quí thầy cô của Học Viện Hành chính Quốc gia đã tạo môi trường thuận lợi cho em được học tập và nghiên cứu trong suốt gần 2 năm dưới mái trường. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Bùi Kim Chi, Khoa sau đại học – Học viện hành chính Quốc gia, cô đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới thầy giáo chủ nhiệm lớp HC21.T4 đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan, đơn vị: Sở Y tế, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế Dự phòng huyện, Phòng y tế, Trạm y tế 12 xã, TT, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã cung cấp số liệu để em thực hiện luận văn này. Và cuối cùng, kết quả học tập này xin cảm ơn gia đình, các đồng chí là học viên lớp HC21.T4, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em được học hành, phấn đấu, là chỗ dựa trong những lúc khó khăn nhất. Mặc dù đã cố gắng hết sức mình nhưng không thể tránh những thiếu sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các quý thầy cô giáo và độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./.
  5. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ ......................... 11 1.1. Các khái niệm có liên quan................................................................................. 11 1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực: ....................................................................11 1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực:...........................................................................14 1.1.3. Nguồn nhân lực y tế: ...................................................................................16 1.1.4. Phát triển nguồn nhân lực y tế: ....................................................................18 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế............................................... 20 1.2.1. Đặc điểm của ngành y tế ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực là: .....20 1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế ...........................................20 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến huyện ....................... 24 1.3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực ngành y tế tuyến huyện .....................................24 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến huyện ....................24 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................. 30 2.1. Một số thông tin chung về huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi ................. 30 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực y tế tại huyện Nghĩa Hành................................. 33 2.2.1. Thông tin chung về nhân lực y tế của huyện Nghĩa Hành ..........................33 2.2.2. Thực trạng nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Nghĩa Hành...........35 2.2.3 Thực trạng nhân lực y tế tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nghĩa Hành 38
  6. 2.2.4. Thực trạng nhân lực y tế tại các Trạm y tế xã, thị trấn tại huyện Nghĩa Hành ......................................................................................................................40 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi .............................................................................................. 43 2.3.1 Chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước ....................................................43 2.3.2. Tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân lực y tế ...........................................46 2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ...............................................51 2.3.4. Môi trường và điều kiện làm việc ...............................................................53 2.3.5. Yếu tố dẫn đến chuyển cơ quan và đơn vị mong muốn chuyển đến ..........55 2.3.6. Yếu tố nhằm duy trì và phát triển nhân lực y tế ..........................................56 2.3.7. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................................62 Chương 3. GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI .................... 69 3.1.Các căn cứ của việc xây dựng giải pháp: ........................................................... 69 3.1.1.Căn cứ pháp lý..............................................................................................69 3.1.2. Căn cứ thực tiễn...........................................................................................69 3.1.3 Căn cứ dự báo:..............................................................................................70 3.1.4. Một số quan điểm khi xây dựng giải pháp ..................................................71 3.2. Mục Tiêu ............................................................................................................... 71 3.2.1. Mục tiêu chung đến năm 2020 ....................................................................71 3.2.2 Định hướng đến năm 2025...........................................................................72 3.2.3. Đào tạo và bồi dưỡng: .................................................................................72 3.3. Một số giải pháp cụ thể........................................................................................ 74 3.3.1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành y tế .......................74 3.3.2 Hoàn thiện hơn nữa chế độ chính sách đãi ngộ của nhà nước .....................74 3.4. Tuyển dụng; bố trí, sắp xếp nhân lực y tế ........................................................ 75 3.4.1. Tuyển dụng nhân lực ...................................................................................75
  7. 3.4.2. Bố trí, sắp xếp nhân lực ...............................................................................78 3.5. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực ngành y tế79 3.5.1. Ngành chuyên môn cần ưu tiên đào tạo ......................................................80 3.5.2. Các hình thức đào tạo ..................................................................................80 3.6. Môi trường và điều kiện làm việc ...................................................................... 83 3.6.1. Phát triển hạ tầng cơ sở và công nghệ thông tin trong các cơ sở y tế .........83 3.7. Giải pháp hỗ trợ ................................................................................................... 84 3.7.1. Lãnh đạo, chỉ đạo ........................................................................................84 3.7.2. Lập kế hoạch đào tạo ở từng đơn vị ............................................................84 3.7.3. Chính sách hỗ trợ.........................................................................................84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 86 1. Kết luận .................................................................................................................... 86 2. Một số kiến nghị ...................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ Tiếng Việt BS Bác sĩ BHYT Bảo hiểm y tế BVĐK Bệnh viện đa khoa CBYT Cán bộ y tế CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng CSSK Chăm sóc sức khỏe DSTH Dược sĩ trung học ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng ĐD Điều dưỡng YS Y sĩ KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KL/TW Kết luận/Trung ương KT-XH Kinh tế - Xã hội NHS Nữ hộ sinh NNLYT Nguồn nhân lực y tế NQ/TW Nghị quyết/Trung ương PTNNL Phát triển nguồn nhân lực QĐ/TTg Quyết định/Thủ tướng QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân SXH Sốt xuất huyết TTLT Thông tư liên tịch TTLTBYT-BNV Thông tư liên tịch Bộ Y tế-Bộ Nội vụ TYTX Trạm y tế xã TTYT Trung tâm y tế TTYTDP Trung tâm y tế Dự phòng Xã, TT Xã, thị trấn YTCC Y tế công cộng ILO International Labour Organization (Tổ chức Lao động Quốc tế) UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc USADI Cơ quan phát triển hoa kỳ WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức Y tế Thế giới
  9. DANH MỤC BẢNG ĐỒ Bảng 2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực tại huyện Nghĩa Hành ................................. 33 Bảng 2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại BVĐK huyện Nghĩa Hành.................... 35 Bảng 2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực tại TTYTDP huyện Nghĩa Hành............... 38 Bảng 2.4. Đặc điểm nguồn nhân lực tại các TYTX huyện Nghĩa Hành............. 40 Bảng 2.5. Những chế độ, chính sách đãi ngộ của nhà nước chưa thỏa đáng ...... 44 Bảng 2.6. Thu nhập tăng thêm .................................................................................. 46 Bảng 3.1. Điều kiện, tiêu chuẩn để y, bác sỹ được cử đi đào tạo .......................... 81
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nhận xét về chế độ chính sách của Nhà nước với CBYT ................ 44 Biểu đồ 2.2. Bố trí và sắp xếp nhân lực .................................................................... 50 Biểu đồ 2.3. Quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo ................................................ 53 Biểu đồ 2.4. Điều kiện làm việc .................................................................................. 55 Biểu đồ 2.5. Một số yếu tố dẫn đến chuyển cơ quan .............................................. 55 Biểu đồ 2.6. Những đơn vị có thể chuyển đến ......................................................... 56
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức, một ngành hay một địa phương. Nguồn nhân lực, xét trên khía độ tuổi lao động là nguồn lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực, Đại hội Đảng lần VIII khẳng định: "lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cho sự phát triển nhanh và bền vững"; "nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; “Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Là nhân tố quyết định mọi thắng lợi” [9, Tr 120]. Bên cạnh nhu cầu bức thiết nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế trọng điểm, thì nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã đặt ra những áp lực lớn của xã hội với mục tiêu của ngành y tế là đảm bảo cho mọi người được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân đối với xã hội chủ nghĩa. Trước yêu cầu của xã hội, để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đề cao. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ IV đã đề ra: "Một số vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân", Nghị quyết 37 của Chính phủ về "Định hướng chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đến năm 2000 và 2020" đã cho thấy tầm quan trọng của vấn đề đó. Tuy nhiên, việc chăm sóc và sức khỏe cho nhân dân có tốt hay không thì một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu là đội ngũ cán bộ y tế, đó là nguồn nhân lực, là người trực tiếp khám và cung cấp các dịch vụ y tế cho nhân dân. Các dịch vụ này có tốt hay không phần lớn phụ thuộc vào chính bản thân người thầy thuốc. Một người thầy thuốc giỏi về chuyên môn, tận tụy 1
  12. với nghề nghiệp, có lương tâm đạo đức tốt thì chất lượng phục vụ sẽ tốt , đặc biệt là ở những vùng khó khăn về kinh tế, vùng sâu vùng xa, hải đảo nơi mà cán bộ y tế vừa thiếu, vừa yếu trang bị còn nhiều thiếu thốn thì vai trò của người thầy thuốc còn quan trọng hơn nữa. Nhân lực y tế, theo tác giả, được hiểu là những người tham gia vào hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho con người, trong đó bao gồm cả về dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý, người không chuyên nhưng làm về y tế,... Triển khai thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, nghị quyết về phát triển ngành y tế, trong đó chú trọng xây dựng nguồn nhân lực: Quyết định số 153/2006/QĐ- TTg ngày 30-6-2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 122/QĐ - TTg ngày 10-1-2013 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong các chiến lược, quy hoạch xây dựng, phát triển ngành y tế Việt Nam đã dành ưu tiên đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ y tế, xác định đây là một trong những nhiệm vụ then chốt để phát triển ngành y tế. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực y tế ở Việt Nam cũng tồn tại một số hạn chế. Công tác đào tạo cán bộ y tế chủ yếu vẫn dựa trên năng lực và công tác bảo đảm chất lượng của các trường y dược. Chương trình đào tạo chưa được thực hiện hiệu quả do còn hạn chế trong việc hướng dẫn, theo dõi, giám sát và đánh giá chặt chẽ; chương trình đào tạo chưa hội nhập với thế giới cả về cách tiệp cận, phương pháp và nội dung đào tạo. Mặc dù đã có những biến chuyển trong tuyển dụng, phân bổ nhân lực nhưng vẫn còn nhiều bất cập; chênh lệch về số lượng và chất lượng nhân lực y tế giữa khu vực điều trị và dự phòng, giữa các chuyên ngành, giữa 2
  13. trung ương và địa phương, giữa các khu vực địa lý, giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt khu vực miền núi. Hiện nay, cán bộ y tế có trình độ đại học trở lên tập trung chủ yếu ở các thành phố và khu vực kinh tế phát triển. Hiện có tới 45% nhân lực y tế có trình độ đại học trở lên ở tuyến trung ương, trong khi ở địa phương chỉ là 23%. Công tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý nhân lực tại các tuyến còn hạn chế. Công tác theo dõi, quản lý nhân lực chưa được chuẩn hóa. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa phù hợp, lương và phụ cấp thấp, không tương xứng với thời gian học tập, công sức, môi trường, điều kiện làm việc vất vả, độc hại, nguy hiểm, nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn. Cùng với hạn chế trong năng lực phục vụ là các hiện tượng tiêu cực trong ngành y tế ở một số nơi đang đang là mối quan tâm, bức xúc của xã hội. Nhân lực ngành y tế, đặc biệt là nhân lực tại tuyến y tế cơ sở huyện và xã, trong những năm gần đây vẫn là một trong nhưng chủ đề “thời sự” được phản ánh rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hụt nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng như: nguồn đào tạo có giới hạn; mức độ tăng dân số (số cán bộ y tế có tăng nhưng không theo kịp mức tăng của dân số); hệ thống y tế tư nhân đang phát triển nhanh; nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng cao; tình trạng mất cân đối về phân bổ nhân lực tại các tuyến y tế [5]. Tại địa phương, 50% bác sĩ và 69% dược sĩ đại học làm việc ở tuyến tỉnh, 34% bác sĩ và 31% dược sĩ đại học làm việc ở tuyến huyện, 17% bác sĩ và 1% dược sĩ đại học làm việc ở tuyến xã. Thống kê của ngành y tế cho thấy, trong 5 năm (2011-2015), toàn ngành chỉ tuyển được 487 bác sĩ, có 18 đơn vị và 100% trạm y tế tuyến xã không tuyển dụng được bác sĩ; tỷ lệ bác sĩ tốt nghiệp hệ chính quy chỉ chiếm 37%, bác sĩ tốt nghiệp hệ chuyên tu, đào tạo liên thông chiếm 63%. Chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là ở tuyến xã trong sơ cấp cứu, chẩn đoán và điều trị một số bệnh, cũng như kiến thức về xử lý bệnh dịch còn hạn chế. 3
  14. Nghĩa Hành là một huyện đồng bằng trung du thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trong những năm gần đây mặc dù ngành y tế của huyện đã được Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, song việc phân bố nhân lực y, dược còn chưa cân đối giữa các tuyến y tế, đặc biệt là tình trạng thiếu cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên môn cao đã gây ra sức cản lớn trong việc nâng cao chất lượng phòng, khám và điều trị bệnh cho nhân dân trong huyện. Hiện nay, huyện Nghĩa Hành có một Bệnh viện đa khoa huyện với 80 giường bệnh, 12 bác sĩ, 08 y sĩ, có một Trung tâm y tế Dự phòng huyện có 03 bác sĩ, 03 kỹ thuật viên xét nghiệm, 01 dược sĩ trung học. Ở xã, thị trấn có 12 trạm y tế. Tổng số cán bộ y tế trong huyện có 173 người, trong đó có 24 bác sĩ, 8 dược sĩ trung cấp, 01 dược sĩ đại học. Số bác sĩ/vạn dân 0,3, số dược sĩ đại học /vạn dân là 0,01. Trong những năm qua, ngành y tế huyện Nghĩa Hành đã nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của ngành nên luôn tìm cách để phát triển nguồn nhân lực và đã đạt được những thành công nhất định: đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường; trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao; các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực bước đầu đã được quan tâm. Tuy nhiên thực tiễn hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội ngày càng tăng do dân số tăng nhanh, kinh tế xã hội phát triển, trong khi đó công tác phát triển nguồn nhân lực của ngành y tế huyện Nghĩa Hành càng bộc lộ nhiều bất cập: thiếu nhân lực trầm trọng cả về số lượng và chất lượng; cơ cấu nhân lực đang mất cân đối theo ngành đào tạo và theo tuyến; công tác đào tạo và chính sách sử dụng cán bộ y tế chưa hợp lý; chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ y tế về công tác ở miền núi…. Trước thực trạng đó, với vị trí công tác của mình, bằng những kiến thức đã được học tôi chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý công. 4
  15. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài luận văn: Những năm gần đây, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế luôn là đề tài được quan tâm không chỉ đối với các nhà quản trị mà còn được rất nhiều các tác giả trong và ngoài nước chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học, bao gồm các học giả, các nhà nghiên cứu và các sinh viên. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: - Tác giả Nguyễn Hoàng Thanh (2011), “Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển, đại học Đà Nẵng. Tác giả đã nghiên cứu: Góp phần làm phong phú thêm những lý luận mới về phát triển nguồn nhân lực ngành y tế thông qua những phân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động tới quá trình phát triển lực lượng này; Thực hiện việc đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Quảng Nam; Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Quảng Nam. - Tác giả Hà Quyết Thắng (2013) , “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến y tế xã, phường tỉnh Tuyên Quang”. Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Y học dự phòng, Trường đại học y, dược Thái Nguyên. Tác giả đã nghiên cứu: Vai trò của y tế xã, phường; thực trạng nguồn nhân lực y tế xã, phường; một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường. - Tác giả Nguyễn Tuấn vũ (2015), phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh Đăk Lăk. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển, đại học Đà Nẵng. Tác giả đã nghiên cứu: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực; thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Đăk Lăk; một số giải pháp phát tiển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Đăk Lăk - Tác giả Trần Thanh Thủy (2015), “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”. Luân văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành quản trị nhân lực, Trường đại học lao động xã hội. Tác giả đã nghiên cứu: Lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 5
  16. trong tổ chức; thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại BVĐK huyện; giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại BVĐK huyện. - Tác giả Nguyễn Thị Nhung (2016), “Phát triển nguồn nhân lực bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đan Phượng”. Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực; thực trạng phát triển nguồn nhân lực Bác sĩ tại bệnh Viện đa khoa Đan Phượng như thế nào; cần có giải pháp gì để phát triển nguồn nhân lực Bác sĩ tại bệnh Viện đa khoa Đan Phượng đến năm 2020. - Luận án tiến sĩ của Lê Thúy Hường (2015), “Nguồn nhân lực y tế ở Đồng bằng Sông hồng”, chuyên ngành kinh tế chính trị của trường Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng NNLYT vùng ĐBSH, chỉ ra những kết quả đạt được; những mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NNLYT đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. - Đề tài khoa học “Nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực y tế trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH” do tác giả Lê Quang Hoàng cùng các cộng sự - thuộc “Viện chiến lược và chính sách y tế” thực hiện nhằm nêu lên những vấn đề bất cập, những khó khăn trong công tác quản lý nguồn nhân lực y tế ở các cấp đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn nhân lực y tế bảo đảm về chất lượng và số lượng cho nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. - Đề tài khoa học “Đánh giá hiệu quả hoạt động của bác sĩ xã, phường tại một số địa phương” tác giả Lưu Hoài Chuẩn và các cộng sự thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của bác sĩ tuyến xã/phường và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của họ. - Đề tài khoa học “Một số vấn đề về cơ sở khoa học, thực tiến của việc xã hội hóa y tế” do Thạc sỹ Vũ Thị Minh Hạnh thực hiện nhằm làm rõ một số cơ 6
  17. sở khoa học và thực tiễn của vấn đề xã hội hóa y tế ở nước ta giai đoạn hiện nay. - Đề tài “Nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực y tế trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” (2011) do PGS.TS Lê Quang Hoành – chủ nhiệm đề tài. - Sổ tay về “Giám sát và đánh giá nguồn nhân lực y tế” (2009) do cơ quan phát triển hoa kỳ (USADI), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Y tế thế giới (WTO) phối hợp thực hiện. - Viện Chiến lực và Chính sách Y tế (2012): Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút và duy trì cán bộ y tế tuyến cơ sở ở một số tỉnh miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng nhân lực y tế tuyến cơ sở và tìm hiểu, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút và duy trì cán bộ y tế tuyến cơ sở ở khu vực miền núi. Từ các kết quả này sẽ đề xuất giải pháp nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến cơ sở cho khu vực miền núi, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở. - Nguyễn Thị Thúy Nga, Nguyễn Thị Bình An (2014) Các yếu tố ảnh hưởng đến duy trì và phát triển nhân lực y tế, Tạp chí Y tế Công cộng , số 33, 9.2014. Tác giả đã nghiên cứu nội dung liên quan tới vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là bác sỹ tại các vung khó khăn như duyên hải Nam Trung Bộ, gây ảnh hưởng không ít đến việc cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng tại khu vực này. Đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm duy trì và phát triển nhân lực y tế tại 8 tỉnh thuộc dự án. - Nguyễn Phương Hoa, Bùi Thị Duyên (2012) Khảo sát thực trạng nhân lực y tế tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Hòa Bình năm 2010, Tạp chí Nghiên cứu Y học 80 (3) 2012. Tác giả đã nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng nhân lực tại tuyến y tế cơ sở năm 2010 và mô tả một số giải pháp đã được triển khai nhằm thu hút nhân lực cho các cơ sở y tế công lập tại tỉnh Hòa Bình. 7
  18. Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực ngành y tế từ những góc độ khác nhau, từ quá trình nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả cho thấy nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị, địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Các nghiên cứu điều chỉ ra rằng, để đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cần xác định được các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cũng như phương pháp đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ ra các tiêu chí chung phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và giải pháp để phát triển nguồn nhân lực . Trong khi mỗi đơn vị, địa phương cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá và từng giải pháp cụ thể riêng căn cứ vào đặc điểm và điều kiện riêng của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thông qua xây dựng các tiêu chí đánh giá và áp dụng các phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và giải pháp thiết thực tại các đơn vị cụ thể là rất cần thiết. Do đó, với đề tài : “Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi”, bản thân mong muốn thực hiện nghiên cứu một cách hệ thống chủ đề này trong phạm vi ngành Y tế nói chung và ngành Y tế huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: 3.1.1. Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về lý luận nguồn nhân lực y tế; 3.1.2. Mô tả thực trạng nguồn nhân lực y tế huyện Nghĩa Hành và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi; 3.1.3. Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở để thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân. 8
  19. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ các quan điểm của Đảng, Nhà nước về nguồn nhân lực y tế; các khái niệm có liên quan như: Nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực; nguồn nhân lực y tế, phát triển nguồn nhân lực y tế; Xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng nguồn nhân lực y tế; Các yếu tố ảnh hưởng nguồn nhân lực y tế tuyến huyện. Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực y tế tại tuyến huyện thông qua các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực như: số lượng, cơ cấu (bộ phận, chuyên môn); xác định và phân tích các yếu tố nhân lực y tế tại huyện Nghĩa Hành như: chế độ, chính sách đãi ngộ của nhà nước, thu hút nhân lực (hỗ trợ ban đầu về tài chính và nhà đất, hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng nhân lực, bố trí sắp xếp nhân lực…), đào tạo, bồi dưỡng… Đề ra Nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế tại huyện Nghĩa Hành như: về con người, cơ chế chính sách… Đưa ra các kiến nghị đối với cơ quan quản lý cấp trên nhằm tạo cơ sở tiền đề để phát triển nguồn nhân lực y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tại BVĐK huyện, TTYTDP huyện và 12 Trạm y tế xã, thị trấn tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. 4.3. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: - Phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê sẵn có tại các cơ sở y tế của tuyến huyện Nghĩa Hành. 9
  20. - Phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo Sở Y tế; lãnh đạo Sở Nội vụ; lãnh đạo BVĐK huyện, TTYTDP huyện, Bác sỹ, điều dưỡng của BVĐK huyện; Trưởng Trạm và nhân viên y tế 12 xã, TT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Bản thân học viên mong muốn nghiên cứu sẽ có những đóng góp góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, vai trò quyết định của việc phát triển nguồn nhân lực ngành y tế với tình hình hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh và nhu cầu của người dân. - Tổng hợp, thống kê, đánh giá thực trạng tình hình phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi tại thời điểm năm 2017 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn tới 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực y tế Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi Chương 3 : Giải pháp để phát triển phát triển nguồn lực y tế tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2