Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau dịch bệnh
lượt xem 3
download
Luận văn "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau dịch bệnh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh, thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau dịch bệnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ MỸ DUYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG BỐI CẢNH SAU DỊCH BỆNH COVID-19 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ – NĂM 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ MỸ DUYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG BỐI CẢNH SAU DỊCH BỆNH COVID-19 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH KHẮC TUẤN THỪA THIÊN HUẾ – NĂM 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau dịch bệnh Covid-19” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ từ TS. Đinh Khắc Tuấn. Các số liệu, kết quả và nội dung trong luận văn là trung thực, khách quan, và được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2023 Tác giả Đinh Thị Mỹ Duyên i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Đinh Khắc Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn, theo dõi và cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết, đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn Ban quản lý di tích tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nghiên cứu khoa học của mình. Mặc dù đã cố gắng hết sức, tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu, luận văn có thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và độc giả để có thể hoàn thiện hơn. Tác giả Đinh Thị Mỹ Duyên ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài luận văn................................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ...................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ............................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn............................................................. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ...................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ....................................................................... 6 7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH ...........8 1.1. Các khái niệm cơ bản..................................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm về du lịch ..................................................................................8 1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch ..................................................................9 1.1.3. Khái niệm đại dịch Covid-19 ...................................................................10 1.1.4. Các loại hình du lịch .................................................................................11 1.1.5. Ý nghĩa của hoạt động du lịch ..................................................................13 1.2. Nội dung và vai trò của quản lý nhà nước về du lịch: .............................................. 19 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch:...................................................19 1.2.2. Nội dung của quản lý nhà nước về du lịch ...............................................20 1.2.3. Phân cấp và nhiệm vụ bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ....................23 1.2.4. Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch ...................................................26 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước và bài học rút ra cho Thừa Thiên Huế .................................................................................... 27 1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng ......................................................28 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam ...........................................................30 1.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................32 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................................... 34 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 ................................................................................................................35 2.1. Khái quát tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế ........................... 35 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................35 iii
- 2.1.2. Tài nguyên du lịch ....................................................................................35 2.1.3. Đặc điểm kinh tế – xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................36 2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế đối với hoạt động du lịch ............................................................................37 2.2. Hoạt động về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2017 – 2022..... 39 2.2.1. Kết quả kinh doanh hoạt động du lịch......................................................39 2.2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế....................................................................................43 2.2.3. Những kết quả đạt được ...........................................................................46 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2017-2022 ........................................................................................................................ 49 2.3.1.Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế ...........................................................................................................49 2.3.2. Công tác ban hành văn bản, tổ chức triển khai chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động du lịch...........................................................................50 2.3.3. Nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm du lịch ..................................51 2.3.4. Hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch được đẩy mạnh .........................52 2.3.5. Đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch ............................53 2.3.6. Phát triển nguồn nhân lực du lịch được quan tâm, chất lượng ngày một tốt hơn .................................................................................................................54 2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2017 – 2022 ................................................................................................ 55 2.4.1. Kết quả đạt được ......................................................................................55 2.4.2. Những hạn chế, vướng mắc ......................................................................58 2.4.3. Nguyên nhân.............................................................................................60 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................ 61 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG BỐI CẢNH SAU DỊCH BỆNH COVID-19 ..........................................62 3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau dịch bệnh Covid-19: ........................................................ 62 3.1.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế ...........................................................................................................62 iv
- 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế ..........................................................................................64 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau Covid-19................................... 65 3.2.1. Đảm bảo an toàn trong hoạt độg du lịch, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, đồng thời tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho nhận thức về du lịch cho người dân ....................................................................................65 3.2.2. Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất thiết yếu, triển khai các biện pháp kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch .................................................67 3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch .................................................................68 3.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh .............................................................................................70 3.2.5. Đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch, áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào quản lý hoạt động du lịch.........................72 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................ 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................79 v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Cụm từ viết tắt Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Cơ sở lưu trú CSLT Cơ sở vật chất - kỹ thuật CSVC-KT Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GDP Gross Regional Domestic Product GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) Hoạt động du lịch HĐDL Hội đồng nhân dân HĐND Kết cấu hạ tầng KCHT Kinh tế - xã hội KT-XH Quản lý nhà nước QLNN Thủ tục hành chính TTHC Ủy ban nhân dân UBND Văn hóa, Thể thao và Du lịch VH,TT&DL vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tổng hợp khách du lịch, giai đoạn 2017-2022 .................................42 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế,giai đoạn 2017-2022 ............41 vii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang là một trong những nhóm ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, có tốc độ phát triển nhanh, thu hút nhân lực và đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, ngành du lịch phải đối mặt nhiều thách thức đến từ sự cạnh tranh gia tăng, biến đổi khí hậu và tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội. Có thể thấy rằng, hoạt động du lịch ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, do đó đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của chính phủ. Là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên và di sản vô cùng đa dạng, du lịch ở Việt Nam được xem là một ngành có tương lai đầy hứa hẹn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Do đó, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách và quan điểm nhằm phát triển ngành du lịch. Công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng được coi trọng và không ngừng đổi mới để phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.Từ sau khi đổi mới đất nước, ngành du lịch của Việt Nam đã khắc phục được nhiều hạn chế, đồng thời phát triển nhanh về cả quy mô lẫn chất lượng. Với sự phát triển, mở rộng của hệ thống doanh nghiệp và cơ sở vật chất, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Qua việc thực hiện đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, lượng khách du lịch đến Việt Nam và doanh thu du lịch liên tục tăng mạnh, đóng góp vô cùng lớn vào tăng trưởng GRDP của đất nước. Ngoài ra, phát triển du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tôn vinh giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, cũng như xây dựng hình ảnh và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Du lịch không chỉ là hoạt động kinh tế – xã hội đơn thuần mà còn tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giảm tụt hậu, xóa đói giảm nghèo cho những vùng xa xôi. Với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng và nguồn nhân lực dồi dào, Thừa Thiên Huế có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch so với các địa phương khác. Ngoài ra, 1
- với bề dày lịch sử và hệ thống văn hóa đặc sắc, từ lâu đây đã là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, có thể thấy rằng du lịch Huế vẫn chưa khai thác tối đa lợi thế đó để phát triển kinh tế. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh cũng như các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cần có những nỗ lực đặc biệt để đưa du lịch Huế phát triển xứng với tiềm năng.Từ đầu năm 2020, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến việc đi lại và du lịch toàn cầu, nhiều công ty du lịch, lữ hành trong và ngoài địa bàn tỉnh đều rơi vào khó khăn chung. Đại dịch như một con dao vô hình đẩy nền kinh tế vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất, gây ra hàng loạt hệ lụy, sự lây lan của dịch bệnh đã gây ra tác động bất lợi lâu dài đến du lịch ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế nói chung. Sau 4 đợt dịch bùng phát dịch trên diện rộng từ đầu năm 2020, ngành du lịch phải đối mặt với khó khăn, năm sau nặng nề hơn năm trước. Năm 2021 là năm thứ 2 bị tác động bởi đại dịch, hoạt động du lịch vẫn gần như bị đình trệ hoàn toàn. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch năm 2021, lượng khách du lịch nội địa ước đón được 40 triệu lượt (giảm 29% so với năm 2020 và giảm 53% so với năm 2019). Khách quốc tế tới Việt Nam "vắng bóng" sau 19 tháng. Tổng thu từ khách du lịch năm 2021 ước đạt 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với năm 2020 và giảm 76% so với năm 2019. Ước tính đóng góp GDP của du lịch năm 2021 chỉ đạt 1,97%. Có thể thấy rằng, sự ra đời của những chính sách mới phù hợp với bối cảnh là vô cùng cần thiết, quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19 càng trở nên quan trọng đối với ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Thông qua các công cụ và phương thức quản lý mang bản chất quyền lực nhà nước, nhà nước điều chỉnh và định hướng du lịch theo hướng tăng nhu cầu du lịch và sử dụng dịch vụ du lịch của du khách, thu hút khách du lịch, từ đó góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Trước những vấn đề trên, việc nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tại Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau dịch Covid-19 và từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hồi phục và thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững là vô cùng cần thiết. Đồng thời các nhà quản lý địa phương cần đề xuất những hướng đi cụ thể nhằm khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển 2
- kinh tế – xã hội tỉnh. Chính vì những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau dịch bệnh Covid-19” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Du lịch đóng góp một cách quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Nhận thức về vai trò quan trọng của du lịch, việc nâng cao vai trò quản lý của nhà nước là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, các nghiên cứu, bài viết liên quan đến chủ đề này là vô cùng đa dạng và phong phú, trong đó tác giả đã hệ thống một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau: - Luận văn “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay (2014)” của tác giả Nguyễn Quang Trung đã trình bày cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa ngành kinh tế và du lịch, nhấn mạnh vai trò quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế địa phương và quốc gia, đồng thời phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Đà Nẵng. Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp tương ứng để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về du lịch của thành phố.[23] - Luận văn Thạc sĩ “Quản lý công Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” (2018) của tác giả Trần Quốc Bảo đã hệ thống lại các kiến thức lý luận về quản lý nhà nước và liên kết chúng với thực tiễn. Tác giả cũng phân tích tình hình quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Quảng Nam, bao gồm các chính sách quy định và hoạt động quản lý hiện có, điểm qua những điểm mạnh và hạn chế trong công tác quản lý, từ đó dựa trên thực trạng để xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng quản lý nhà nước về du lịch, nhằm tăng cường hiệu quả và phát triển bền vững ngành du lịch của tỉnh.[2] - Bài viết“Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (2017) của tác giả Võ Thị Thu Ngọc” hướng tới làm sáng tỏ các vấn đề sau: Thứ nhất,du lịch là quản lý nhà nước về du lịch; Thứ hai, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Thứ ba, định hướng, nội dung và giải pháp cần thực hiện để nâng cao vai trò quản lý nhà nước, từ đó đưa ngành du lịch Thừa Thiên Huế phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.[12] 3
- - Luận văn Thạc sĩ Luật học “Quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị” (2019) của tác giả Hoàng Thị Quyên đã nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch biển tại tỉnh Quảng Trị, dựa trên kết quả để làm rõ các thách thức hiện tại, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. [15] Ngoài ra, còn một số tài liệu liên quan đến vấn đề phát triển du lịch và quản lý nhà nước về du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, cụ thể như: - Thái Thảo Ngọc (2016). “Lợi ích và các định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí khoa học ĐHSP TP HCM, số 2. - Trần Xuân Ảnh (2007). “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 132. - Trịnh Đăng Thanh (2004). “Một số suy nghĩ về công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 98. - Phạm Trương Hoàng, Trần Huy Đức, Ngô Đức Anh (2020), Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam và những giải pháp ứng phó, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 274 tháng 4/2020. - Phạm Hồng Chương (2020), Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 274 tháng 4/2020. - Hồ Thiện Thông Minh, Nguyễn Hoàng Tiến (2020), Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất chính sách thúc đẩy đà tăng trưởng cho năm 2020,Đại học Quốc tế Sài Gòn. - Nguyễn Thùy Dương (2020), Quản lý nhà nước đối với hoạt động kích cầu du lịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội. Qua các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy rằng hầu hết các nội dung tập trung nghiên cứu vào về những khía cạnh riêng biệt về quản lý du lịch mà chưa có một nghiên cứu tổng quát, toàn diện về nội dung quản lý nhà nước về du lịch, đặc biệt là tập trung vào các nội dung quản lý sau sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19. Trên cơ sở đó, có thể thấy rằng việc lựa chọn đề tài“Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau dịch bệnh Covid-19” làm luận văn Thạc sĩ Quản lý công là phù hợp, giúp tỉnh Thừa Thiên Huế tham 4
- khảo xây dựng chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch trong tình hình mới, phù hợp với nhu cầu, xu hướng, thị trường du lịch, từ đó xây dựng các thương hiệu điểm đến của Huế, tăng cường chương trình kích cầu du lịch trong năm để thu hút khách du lịch và giới thiệu quảng bá cho du lịch địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nhà nước về du lịch, tìm hiểu kinh nghiệm từ các tỉnh, thành phố khác, từ đó rút ra làm bài học áp dụng cho tỉnh Thừa Thiên Huế. + Thông qua nghiên cứu thực trạng, nhận định điểm mạnh và điểm yếu, từ đó thực hiện đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2017 đến năm 2022. + Xác định và phân tích các tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề ra các giải pháp phục hồi, phát triển du lịch kịp thời trong tình hình mới.Chỉ rõ quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp cho quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo ra sự bền vững và hiệu quả cho du lịch tỉnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong bối cảnh trong và sau dịch bệnh Covid-19. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: số liệu thu thập và phân tích được sử dụng từ năm 2017 đến 2022, tập trung nghiên cứu số liệu từ cuối năm 2021 đến nay. + Về không gian: trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 5
- 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý du lịch, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác và chương trình mục tiêu, đề án phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiến hành nghiên cứu và kế thừa các kết quả của các nghiên cứu đã có, nghiên cứu các văn bản, quy định hiện hành của Chính phủ, bộ, ngành nói chung và chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Thu thập các tài liệu thống kê, kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích và xử lý thông tin, nghiên cứu tư liệu thành văn, so sánh, đánh giá. + Phương pháp khảo sát thực địa: trực tiếp khảo sát tại một số điểm du lịch văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần bổ sung và làm phong phú thêm hệ thống lý luận của khoa học thực hiện chính sách quản lý Nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, các cơ quan nghiên cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn về công tác quản lý phát triển lĩnh vực du lịch. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ ra những việc đã làm được, các vấn đề còn hạn chế, từ đó tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. 6
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về du lịch. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếtrong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Chương 3:Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau dịch bệnh Covid-19. 7
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về du lịch Từ giữa thế kỷ XVIII, ở các nước Châu Âu đã bắt đầu xuất hiện các đội nhóm tổ chức cùng nhau đi chơi, thăm bạn bè, qua các quốc gia khác, học ngoại ngữ, văn hóa nghệ thuật, trào lưu này đã phát triển rất mạnh và thúc đẩy khái niệm “du lịch” ra đời. Kể từ thời điểm đó, du lịch bắt đầu phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân và cộng đồng. Có nhiều định nghĩa về du lịch đã được đưa ra từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, nhưng cho đến nay vẫn còn có sự khác biệt, chưa thống nhất. Tác giả Hienziker và Kraff cho rằng “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”[10]. Ngoài ra, năm 1998, Kodhyat cũng định nghĩa du lịch là sự di chuyển tạm thời được thực hiện bởi các cá nhân hoặc tập thể từ nơi này sang nơi khác với nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng và hạnh phúc về mặt xã hội, văn hóa, thiên nhiên và tri thức. Theo Liên Hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organization): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”. Năm 1963, hội nghị Liên Hợp Quốc về Du lịch diễn ra tại Rome, và các chuyên gia đã thống nhất định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Tại Việt Nam, khái niệm du lịch cũng được định nghĩa xét trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau: 8
- Trong từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (1966), du lịch được chia thành hai khía cạnh riêng biệt. Từ góc độ mục đích của chuyến đi, du lịch có thể được định nghĩa là việc nghỉ ngơi, tham quan ngoài nơi cư trú với mục đích vui chơi, giải trí, tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật. Từ góc độ kinh tế, du lịch lại là một ngành kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả về nhiều mặt. Điều này bao gồm việc tăng cường nhận thức của con người về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó nâng cao tình yêu quê hương đất nước. Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh rất hiệu quả, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Luật Du lịch số 09/2017/QH XIV do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19/6/2017 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”[16]. Dựa trên những định nghĩa trên, có thể thấy rằng trong những hoàn cảnh, góc độ khác nhau, chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra các cách hiểu về du lịch khác nhau. Tóm lại, có thể diễn đạt rằng du lịch là một biểu hiện kinh tế-xã hội, là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hoặc nhóm người ra khỏi địa điểm cư trú thường trú của họ, nhằm đáp ứng các nhu cầu và mục đích đa dạng. 1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch Trong quá trình nghiên cứu về du lịch, sản phẩm du lịch là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất. Thực tế, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm sản phẩm du lịch. Một số người cho rằng sản phẩm du lịch chính là khách du lịch, tức là trải nghiệm và dịch vụ được cung cấp cho du khách. Các trải nghiệm du lịch, dịch vụ lưu trú, ẩm thực, vui chơi giải trí và các hoạt động du lịch khác được coi là sản phẩm du lịch chủ yếu. Tuy nhiên, một quan điểm khác cho rằng sản phẩm du lịch không chỉ gồm khách du lịch, mà còn bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Có rất nhiều yếu tố trực tiếp và gián tiếp cấu thành sản phẩm du lịch, năm 2017, Luật Du lịch đã đưa ra một khái niệm về sản phẩm du lịch như 9
- sau: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách tham quan”[16]. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa được xem là hoàn toàn đầy đủ. Một trong những khái niệm được xem là đầy đủ và trọn vẹn của sản phẩm du lịch được định nghĩa bởi Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của các yếu tố vật thể và phi vật thể, chẳng hạn như: Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành; Tài nguyên du lịch; Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật”. Sản phẩm du lịch thường bao gồm các chương trình du lịch và nội dung chủ yếu của nó là sự kết hợp giữa di tích lịch sử, di tích văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và các cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống và vận chuyển. Sản phẩm du lịch là kết quả của việc liên kết các yếu tố này lại với nhau để tạo ra một trải nghiệm du lịch hoàn chỉnh cho khách hàng. Ngoài ra, sản phẩm du lịch cũng liên quan đến yếu tố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm các di tích lịch sử, di tích văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và các tài nguyên nhân văn khác. Nhưng khác với các sản phẩm thông thường, sản phẩm du lịch không thể di chuyển. Thay vì đưa sản phẩm du lịch đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ có thể đưa khách hàng đến địa điểm có các sản phẩm du lịch để họ tham quan, khám phá và trải nghiệm, từ đó thỏa mãn nhu cầu du lịch của họ thông qua việc tiêu dùng các dịch vụ và trải nghiệm du lịch. 1.1.3. Khái niệm đại dịch Covid-19 Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mà Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%. Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào 10
- ngày 9 tháng 1 năm 2020. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán. Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu". Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. 1.1.4. Các loại hình du lịch Ngành du lịch ở Việt Nam đã đạt được nhiều bước phát triển đáng kể trong thời gian gần đây, mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho du khách. Dưới đây là một số loại hình du lịch phổ biến tại Việt Nam được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau: - Theo môi trường tài nguyên: + Du lịch thiên nhiên: Bao gồm việc khám phá và trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, các công viên quốc gia, vườn quốc gia, biển, rừng, suối, núi, hang động, hồ nước, v.v. + Du lịch văn hóa: Tập trung vào việc khám phá và trải nghiệm di sản văn hóa, kiến trúc, đền đài, lễ hội truyền thống, làng cổ, chùa chiền, cung đình, v.v. - Theo mục đích chuyến đi: + Du lịch tham quan: Chuyến đi nhằm khám phá, tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng, điểm đến đẹp và có giá trị văn hóa. + Du lịch giải trí: Tập trung vào việc cung cấp các hoạt động giải trí và trải nghiệm như công viên giải trí, khu vui chơi, khu nghỉ dưỡng, sòng bạc, v.v. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 118 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 73 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 62 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn