intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

47
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận chung và thực tiễn, luận văn đi sâu phân tích thực trạng quản lý di tích lịch sử ở Đắk Nông hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN TRUNG LỚP: HC 21 – TN 05 NIÊN KHÓA: 2016 – 2018 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS – TS VŨ TRỌNG HÁCH Đắk Lắk, năm 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Vũ Trọng Hách, các số liệu trình bày trong luận văn này đều có luận chứng rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của luận văn chưa hề được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận văn NGUYỄN VĂN TRUNG
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại phân viện Học viện Hành chính khu vực Tây Nguyên, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn thiện luận văn của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới Phó Giáo sư – Tiến sĩ Vũ Trọng Hách, là thầy giáo hướng dẫn khoa học cho tôi, sự quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy đã giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đến lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, Bảo tàng tỉnh, Ban Quản lý các Di tích Lịch sử trên địa bàn tỉnh, các anh chị chuyên viên thuộc các phòng văn hóa và thông tin huyện, cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với sự cố gắng hết sức của bản thân, song vẫn còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu, do vậy, Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô, học viên, đọc giả nhằm giúp Luận văn hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Đắk Lắk, ngày tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn NGUYỄN VĂN TRUNG
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA 1. Một số khái niệm cơ bản………………………………...…………………8 1.1. Di sản văn hóa Việt Nam……………………...…………………………8 1.2. Di tích lịch sử văn hóa…………………………………………………...8 1.4. Khái niệm quản lý di tích lịch sử gắn với phát triển kinh tế văn hóa xã hội.............................................................................................................11 1.5. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa……….....12 1.6. Vai trò của di tích lịch sử đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.............................................................................................................18 1.7. Một số kinh nghiệm của các tỉnh trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị của di tích lịch sử…………………………………………………21 1.7.1. Tỉnh Kon Tum………………………………………………………...22 1.7.2. Tỉnh Lâm Đồng…….………………………………………………....25 1.7.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho tỉnh Đắk Nông………………...26 Tiểu kết chương 1…………………………………………………………...27 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG………………………….29 2.1. Tổng quan về địa lý, lịch sử và văn hoá Đắk Nông…………………….29 2.1.1. Địa danh và tiến trình lịch sử………………………………………....29 2.1.2. Vị trí địa lý............................................................................................30 2.2. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử ở Đắk Nông thời gian qua…31 2.2.1. Các di tích lịch sử vă hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay...........31
  5. 2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay……………………………………41 2.2.2.1. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Đắk Nông…………………………………………………………………………41 2.2.2.2. Thực trạng hoạt động phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Đắk Nông……………………………………………………………….43 2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay………………..56 2.4. Các hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông……………51 2.4.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án bảo tồn di tích ……………….51 2.4.2. Xây dựng kế hoạch bảo tồn di tích …………………………………...53 2.4.3. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa...............................................................................................................55 2.4.4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích……….57 2.5. Tổ chức hoạt động nghiệp vụ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa……………………………………………………………………59 2.5.1. Hoạt động bảo tồn di tích……………………………………………..59 2.5.2. Hoạt động quản lý di vật, cổ vật tại các di tích……………………….62 2.5.3. Hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị của di tích lịch sử gắn với du lịch…………………………………………………………………………...62 2.5.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học về di tích………….65 2.5.5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra…………………………………………..67 2.6. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông…………………………………67 2.6.1. Ưu điểm……………………………………………………………….67
  6. 2.6.2- Về hạn chế…………………………………………………………….70 2.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế………………………………………...71 Tiểu kết………………………………………………………………………72 Chương 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ TRN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG............................................................................................................74 3.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông……………………………………………………….74 3.1.1. Thống nhất quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh…………………………………………………………………………...75 3.1.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa phải bảo tồn và phát huy được các giá trị di tích trên địa bàn tỉnh, phải đàm bảo tính trung thực, tính nguyên gốc của các di tích lịch sử…………………………………………...75 3.1.3. Quản lý nhà nước về các di tích lịch sử văn hóa phải bảo tồn và phát huy được giá trị các di tích gắn với cộng đồng, vì cộng đồng………………76 3.1.4. Quản lý nhà nước về các di tích lịch sử văn hóa phải bảo tồn, phát huy được các giá trị của các di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương……………………………………………………………………….77 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông……………………………………………………….77 3.2.1. Xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông……………...78 3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa……………………………………………………………….78 3.2.3. Tiếp tục tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh…………………………………………………………………………...79
  7. 3.2.4. Tiếp tục tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh…………………………………………………….81 3.2.5. Tiếp tục huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh……………………………………..82 3.2.6. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng tạo động lực nâng cao chất lượng quản lý các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh………………….83 3.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh………………………………………………….84 3.2.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lỷ vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh……….……………………………………………85 3.3. Kiến nghị………………………………………………………………..85 3.3.1. Với Trung ương……………………………………………………….86 3.3.2. Với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông…………………………………86 3.3.3. Đối với Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch…………………………...87 3.3.4. Đối với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã…………………………..87 Tiểu kết………………………………………………………………………87 KẾT LUẬN.....................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT Bộ VH, TT&DL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch BQL : Ban quản lý CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DSVH : Di sản văn hóa HĐND : Hội đồng nhân dân Sở VHTT-DL : Sở Văn hóa Thê thao và Du lịch UBND : Ủy ban nhân dân
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm đến việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo này, ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 23-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh bảo vệ cổ tích. Ngày nay, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 23-11 hàng năm là ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Như vậy, di tích lịch sử cho dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, giai đoạn cách mạng nào, Đảng ta luôn luôn đặc biệt quan tâm bảo vệ vì nó là hồn của dân tộc, là nền tảng tinh thần, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững, nhất là giai đoạn đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay. Đắk Nông là tỉnh nằm ở vùng đất cổ trên cao nguyên Mơ Nông, phía Nam Tây Nguyên, Đắk Nông là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc bản địa, như Mnông, Mạ, Ê-đê,… với nền văn hóa truyền thống lâu đời và không ngừng được bồi đắp thông qua sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa của các dân tộc anh em. Thời gian qua, Đắk Nông có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần gìn giữ sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho bức tranh văn hóa cho cả nước nói chung và cho khu vực Tây Nugyên nói riêng. Cùng với các tỉnh ở Tây Nguyên, Đắk Nông là một trong những địa phương có bề dày truyền thống lịch sử với những địa danh kiên cườnggắn với những sự kiện lịch sử, những chiến công lừng lẫy suốt chiều dài 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Một trong những thành tố của kho tàng di sản văn hóa quý giá đó phải kể tới 1
  10. hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh. Theo thống kê, hiện nay Đăk Nông có 6 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia phân bố ở các huyện trong tỉnh. Trong những năm qua, nhất là từ khi tái thành lập tỉnh, nhiều di tích lịch sử đã được Bộ Văn hóa thể thao và Du Lịch công nhận là di tích lịch sử, công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có nhiều chuyển biến tích cực. Các di tích trọng điểm của tỉnh đã được quản lý, đầu tư trùng tu, tôn tạo, phát huy tác dụng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về truyền thống cách mạng và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý di tích vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như việc đầu tư, tôn tạo, khoanh vùng bảo vệ di tích, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về di tích lịch sử đến cộng đồng các dân tộc trong tỉnh còn chưa thực hiện đầy đủ, chưa có kế hoạch cụ thể… Hiện nay, Đắk Nông là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chậm so với cả nước. Điều này có những tác động tiêu cực đến nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, nó cũng có những tác động tiêu cực như tình trạng di tích bị lấn át, hư hỏng, biến dạng hoặc bị hủy hoại... Đây là các vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý, đứng trước một áp lực đối với việc bảo vệ, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống một cách bền vững, nhưng vẫn đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử nói riêng là vô cùng to lớn, song điều quan trọng hơn cả là việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nó như thế nào để phát triển mang tính bền vững trong giai đoạn hiện nay mới chính là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, nhất là những người làm công tác quản lý văn hoá hiện nay. 2
  11. Cùng với danh thắng, điều dễ nhận ra là di tích lịch sử có tiềm năng quan trọng với hoạt động du lịch, thậm chí nó còn được xem là tài nguyên của du lịch, chính vì lẽ đó nếu không nhận thức đầy đủ về tầm đặc biệt quan trọng của di tích lịch sử thì nguồn "tài nguyên" ấy cũng đến lúc cạn kiệt; ngược lại, nếu không biết sử dụng một cách khoa học vốn "tài nguyên" ấy thì nó cũng trở thành lãng quên, khô cứng, uổng phí những gì vốn có từ giá trị của nó. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử phải trở thành bộ phận hợp thành nên nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững thông qua các hoạt động du lịch từ những giá trị của di tích mang lại, đó chính là vấn đề cần phải được giải quyết một cách khoa học, biện chứng. Nhận thức tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề nêu trên ở tỉnh Đắk Nông, tôi đã chọn đề tài "Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông" làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học của mình, với hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của nó một cách bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề quản lý, bảo tồn di tích lịch sử văn hoá cũng như khai thác tiềm năng của di tích lịch sử là vấn đề của nhiều quốc gia, địa phương đã và đang triển khai thực hiện; do vậy đây không phải là vấn đề mới, nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã đề cập đến vấn đề nay. Tuy nhiên, để nghiên cứu một cách có hệ thống giữa công tác quản lý, bảo tồn và phát triển một cách bền vững, mang tính khoa học và đồng bộ thì chưa có tác giả, nhóm tác giả nào nghiên cứu đề tài này ở Đắk Nông. 3
  12. Trong báo cáo chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cũng chỉ ban hành quyết định mang tính tổng thể bao gồm các cơ chế chính sách để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, trong đó đề cao tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá lễ hội, văn hoá cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2010 – 2020; Để án “sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật lịch sử, văn hoá đến năm 2015, định hướng năm 2020 ở Đắk Nông cũng chỉ tập trung vào các giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo, phát huy tác dụng của di tích, danh thắng thông qua giáo dục truyền thống, đi sâu tìm giải pháp phát triển du lịch thông qua di tích lịch sử văn hóa. Vì vậy, đề tài "Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông" có thể được xem là đề tài đầu tiên ở Đắk Nông đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sẽ tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung và thực tiễn, luận văn đi sâu phân tích thực trạng quản lý di tích lịch sử ở Đắk Nông hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 3.2. Nhiệm vụ Để đáp ứng mục đích nghiên cứu, đề tài có những nhiệm vụ chủ yếu sau: 4
  13. - Hệ thống hoá cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử. - Một số vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển kinh tế văn hoá, xã hội. - Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử ở Đắk Nông. - Quan điểm định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử nhằm phát triển kinh tế, văn hoá xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 4. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm của đối tượng quản lý đó là các loại hình di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông. - Nghiên cứu các chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về bảo tồn di tích và chính sách đối với cộng đồng tham gia bảo tồn di tích. - Nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy và các hoạt động trong lĩnh vực quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. - Nghiên cứu sự tác động của công nghiệp hoá ở Đắk Nông và những tác động của nó đến quản lý di tích lịch sử văn hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng quản lý di tích lịch sử; cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, quan điểm định hướng và giải pháp nhằm vừa bảo tồn, tôn tạo di tích, vừa phát triển kinh tế du lịch bền vững từ việc khai thác có hiệu quả những giá trị của di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 5
  14. Luận văn chủ yếu tập trung vào hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa theo tinh thần nội dung của Luật di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. 4.3. Thời gian nghiên cứu Tính từ năm 2010 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, thu thập các nguồn tư liệu, các nghiên cứu về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. - Phương pháp: so sánh, đánh giá những hoạt động liên quan đến việc quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với một số địa phương khác trong cả nước… nhằm đúc kết kinh nghiệm cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó đề tài còn được thực hiện bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên quan khác như: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp diễn dịch, quy nạp… 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa. 6.2. Về mặt thực tiễn 6
  15. - Đánh giá công tác quản lý và phát huy giá trị của hệ thống di tích trong giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc cũng như góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội thông qua hệ thống di tích tỉnh Đắk Nông. - Đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp, cơ chế chính sách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, đồng thời khai thác cùng với các danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch mang tính bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. Nếu có thể, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông nâng thành một đề án trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2030. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quản lý di tích lịch sử văn hóa. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông thời gian qua. Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp để nâng cao công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 7
  16. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Di sản văn hóa Việt Nam - Di sản văn hóa Việt Nam Là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở Việt Nam. - Di sản văn hóa vật thể Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 1.2. Di tích lịch sử văn hóa Thuộc di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử- văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. 1.2.1. Di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương. 8
  17. - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, doanh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử. - Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu. - Công tình kiến trúc nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc nghệ thuật. 1.2.2. Di tích lịch sử văn hóa là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm - Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, doanh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc. - Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam. - Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, và hệ sinh thái dặc thù. 1.2.3. Di tích lịch sử - văn hóa được phân loại như sau - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia - Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh 9
  18. - Di tích lịch sử văn hóa cấp huyện - Di tích lịch sử văn hóa cấp xã 1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa - “Quản lý” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ “sự tác động có kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức) đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con người, để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng ý chí của nhà quản lý, với chi phí thấp nhất. Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể quản lý vào khách thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức, quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội, xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp. - “Quản lý nhà nước” là thuật ngữ chỉ sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hóa càng cao thì yêu cầu quản lý và vai trò của quản lý ngày càng tăng lên. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ 10
  19. máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Quản lý nhà nước về văn hóa là thông qua những giải pháp về pháp luật, thể chế, chính sách, kế hoạch… của nhà nước để quản lý các giá trị vật chất và tinh thần, quản lý những hoạt động văn hóa theo đúng đường lối chủ trương của Đảng đồng thời đảm bảo quyền tự do dân chủ trong hoạt động và sáng tạo văn hóa, xác lập vai trò, vị trí của văn hóa trong sự phát triển của dân tộc. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa là sự tác động có định hướng trên cơ sở quyền hành pháp của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tới hành vi, hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức trong lĩnh vực văn hóa nhằm mục tiêu bảo vệ, giữ gìn di sản, các di tích lịch sử - văn hóa và làm cho giá trị các di sản, di tích lịch sử - văn hóa được phát huy theo chiều hướng tích cực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân. 1.4. Khái niệm quản lý di tích lịch sử gắn với phát triển kinh tế văn hóa xã hội Như trên đã trình bày, quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục đích nhất định. Mục đích ở đây chính là thông qua quản lý để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử. Bảo tồn không có nghĩa là "hoài cổ, hoài niệm", có tính "chiêm ngưỡng" đơn thuần, mà bảo tồn để phát triển, phát huy. Trong phát triển, phát huy có phát huy về giá trị tinh thần (giáo dục truyền thống cội nguồn, bản sắc) và một điều hết sức quan trọng chính là phát triển và phát huy về giá trị kinh tế (tăng trưởng kinh tế trong tỷ trọng nền kinh tế). 11
  20. Sự tăng trưởng và phát triển ấy không tự di tích lịch sử làm nên thay đổi sự tăng trưởng mà phải thông qua yếu tố về cơ chế, chính sách trên cơ sở những giá trị của di tích lịch sử (vé tham quan, dịch vụ du lịch, dịch vụ lưu trú,…) để tăng nguồn thu, phát triển kinh tế. Sự phát triển và tăng trưởng ấy muốn bền vững phải thông qua hoạt động quản lý, đó là sự tác động của chủ thể (hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra) đến đối tượng quản lý (di tích lịch sử; đến các tổ chức, cá nhân đang trực tiếp quản lý, khai thác các giá trị của di tích lịch sử). Với ý nghĩa đó, chúng ta có thể đưa ra khái niệm quản lý di tích lịch sử gắn với phát triển kinh tế, văn hóa xã hội như sau: Là quá trình tác động liên tục của chủ thể (Nhà nước: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các ngành hữu quan, chính quyền các cấp.) lên đối tượng quản lý (di tích lịch sử; các tổ chức, cá nhân đang trực tiếp quản lý, khai thác di tích lịch sử) bằng hoạch định cơ chế, chính sách, bằng pháp luật, bằng tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra để nhằm đạt được mục đích bảo tồn và phát huy giá trị của di tích (cả giá trị tinh thần và giá trị kinh tế) thông qua hoạt động du lịch và ngược lại. 1.5. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa 1.5.1. Xuất phát từ vai trò, giá trị của di tích lịch sử văn hóa Nước Việt Nam trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, những trang sử hào hùng của dân tộc được ghi lại qua nhiều loại hình sử liệu khác nhau: di tích - di vật, hình ảnh, chữ viết, ngôn ngữ truyền miệng. Trong số những nguồn sử liệu ấy thì di tích lịch sử - văn hóa đóng vai trò như một nguồn sử liệu vật chất quan trọng nhất. Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia cho chúng ta những thông tin trực tiếp về hoạt động của con người trong quá khứ và giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử có những bằng chúng cụ thể để khẳng định sự có mặt của cộng đồng dân cư đã sống và tồn tại trên mảnh đất này. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0