Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý hoạt động dịch vụ du lịch tại tỉnh Hà Giang
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là hoàn thiện QLNN về dịch vụ du lịch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ du lịch cho tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý hoạt động dịch vụ du lịch tại tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LƯƠNG VĂN ĐOÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LƯƠNG VĂN ĐOÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 834 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN TRÚC LÊ XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2019
- LỜI CAM DOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ iii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬN ........................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý du lịch ................................................................5 1.1.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng về Quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch .....................................................................................................8 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................11 1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................12 1.2.1. Một số vấn đề chung về dịch vụ du lịch trên địa bàn Tỉnh .........................12 1.2.2. Quản lý Nhà nước về dịch vụ du lịch cấp Tỉnh ..........................................17 1.2.3. Những nhân tố tác động tới Quản lý dịch vụ du lịch trên địa bàn Tỉnh .....23 1.2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch của một số địa phương ở Việt Nam ...............................................................................................................27 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................35 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................36 2.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu......................................................................36 2.1.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................36 2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................37 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................38 2.2.1. Khung thiết kế nghiên cứu ..........................................................................38 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................38 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu .....................................................39 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin ................................................................44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................46
- CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................47 3.1. Thực trạng quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh Hà Giang .......47 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, văn hoá, kinh tế -xã hội của tỉnh Hà Giang .................47 3.1.3. Đánh giá về hoạt động dịch vụ du lịch và quản lý Nhà nước về dịch vụ du lịch của tỉnh Hà giang ...........................................................................................63 3.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách du lịch về Quản lý nhà nước dịch vụ du lịch tỉnh Hà Giang ..........................................................................66 3.2.1. Đặc điểm của mẫu điều tra ..........................................................................66 3.2.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ..................................................................75 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................78 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................79 4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Hà Giang đến năm 2020 và định hướng năm 2030 ...............................................................................................79 4.1.1. Quan điểm ...................................................................................................79 4.1.2. Mục tiêu ......................................................................................................80 4.1.3. Định hướng phát triển dịch vụ du lịch ........................................................81 4.2. Một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về dịch vụ du lịch Hà Giang .......82 4.2.1. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển dịch vụ du lịch mang tính đặc thù địa phương ................................................................................................82 4.2.2. Tăng cường và củng cố về tổ chức bộ máy QLNN dịch vụ du lịch, sự phối kết hợp với các cơ quan QLNN trong hoạt động du lịch. .....................................84 4.2.3. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực ngành du lịch.....86 4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động dịch vụ du lịch ..............................................................................................88 4.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức đối vớicơ sở kinh doanh du lịch, người dân, cán bộ địa phương về việc thực thi chính sách pháp luật du lịch, thái độ phục vụ, ứng xử với khách du lịch ............................................................90 4.2.6.Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch..........................................91
- TIỂU KẾT CHƯƠNG 4............................................................................................92 KẾT LUẬN ...............................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................94 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 HDDL Hoạt động du lịch 2 KT-XH Kinh tế xã hội 3 QLNN Quản lý Nhà nước 4 UBND Uỷ ban nhân dân 5 VHTTDL Văn hoá truyên thông và du lịch i
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ...........................................................37 Bảng 2.2. Các nhân tố và biến quan sát trong phân tích nhân tố ................................41 Bảng 3.1. Số lượt khách nội địa do các cơ sở lưu trú phục vụ ....................................52 Bảng 3.2. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tại điểm đến Hà Giang giai đoạn 2015- 2018 .............................................................................................................................54 Bảng 3.3. Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát .....................................................................67 Bảng 3.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha .............69 Bảng 3.5. Tổng hợp hệ số phân tích EFA biến độc lập...............................................71 Bảng 3.6. Tổng hợp hệ số phân tích EFA nhân tố phụ thuộc .....................................72 Bảng 3.7. Kết quả kiểm định sự tương quan giữa các thành phần thang đo sự hài lòng...73 Bảng 3.8. Các chỉ tiêu mô hình hồi quy ......................................................................74 Bảng 3.9. Kết quả phân tích hồi quy ...........................................................................74 ii
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của luận văn .............................................................37 Biểu đồ 3.1: Số lượt khách nội địa do các cơ sở lưu trú phục vụ .............................53 Biểu đồ 3.2. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống của du lịch Hà giang giai đoạn 2015-2018 .........................................................................................................54 Biểu đồ 3.3. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống của du lịch Hà Giang phân theo loại hình kinh tế .........................................................................................................55 Biểu đồ 3.4. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống của du lịch Hà Giang phân theo ngành kinh tế .............................................................................................................56 iii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hà Giang với những danh thắng cảnh độc đáo như Công viên địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn kỳ vĩ; Cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc thiêng liêng; Khu di tích Nhà Vương một thời vàng son; Phố cổ Đồng Văn với kiến trúc nghệ thuật độc đáo; Cổng trời, Núi đôi Quản Bạ nên thơ; “Đệ nhất hùng quan” Mã Pì Lèng; Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ngút ngàn tầm mắt; Bãi đá cổ Nấm Dẩn bí ẩn; thác Tiên, đèo Gió, những vườn chè cổ thụ mờ ảo trong màn sương, sức hút lạ kỳ của mùa hoa Tam giác mạch, không gian văn hóa đa sắc mầu của chợ phiên; Di tích Lịch sử cách mạng Căng Bắc Mê, Tiểu khu Trọng Con... Bên cạnh đó là những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng đất đa dân tộc gắn với các làng văn hóa du lịch cộng đồng: Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn; Lễ cấp sắc của người Dao; Tết của người La Chí, Chợ tình Khau Vai, cày trên nương đá; Lễ hội chọi trâu, đấu ngựa, chọi dê... thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách, hay một lần được thưởng thức món cháo “độc dược” ấu tẩu nhớ mãi không quên. Phát huy lợi thế du lịch, phấn đấu đưa ngành “công nghiệp không khói” này trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Giang đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch về phát triển văn hóa gắn với du lịch, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của địa phương để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc thù của Hà Giang. Những bước đi đúng hướng của ngành du lịch đang mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Bạn trẻ Nguyễn Văn Thắng, đến từ Hà Nội, chia sẻ với chúng tôi trong chuyến du Xuân Giáp Ngọ vừa qua: “Hà Giang xuất hiện nhiều hơn trên các bản tin thời tiết du lịch của VTV, những hình ảnh về Hà Giang cũng được quảng bá nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông khiến nhiều bạn trẻ rất háo hức khám phá. Quả thật, đá chồng lên đá, mầm sống mọc lên từ đá, kỳ vĩ và bền bỉ. Khâm phục những con người nơi đây, hàng ngày vẫn cần mẫn, vượt qua khó khăn, để gìn 1
- giữ vẹn nguyên mảnh đất phên dậu của Tổ quốc. Hà Giang, điểm đến hấp dẫn và chúng tôi sẽ quay trở lại...”. Tiềm năng du lịch đãđược chính những du khách đến với Hà Giang khẳng định, tuy nhiên, khái niệm về làm du lịch, phát triển du lịch một cách bền vững hình như vẫn chỉ là chuyện của ngành chuyên môn. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương còn chưa chặt chẽ, người dân thờơ, đứng ngoài cuộc trong khi chính cuộc sống của họ là chủ thể trong sản phẩm du lịch cộng đồng mà chúng ta đang hướng đến. Bởi thế mới có những câu chuyện bi hài vào những mùa du lịch cao điểm như mùa hoa Tam giác mạch, Chợ tình Khau Vai, mùa lúa ruộng bậc thang chín vàng... Khách du lịch ngủ vật vã tại Phố cổĐồng Văn vì các cơ sở lưu trú đã kín chỗ, nhà hàng cũng không thểđáp ứng được nhu cầu thực khách; giá vé nhà xe tuyến Hà Nội – Hà Giang tăng, dịch vụ cho thuê xe máy tự phát không được kiểm soát, những điểm dừng chân vọng cảnh thưa thớt, sản phẩm du lịch đơn điệu... Để khắc phục tình trạng này, đưa ngành du lịch Hà Giang tiến xa hơn trên con đường phát triển cần sự vào cuộc quyết liệt, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, địa phương. Tăng cường xúc tiến quảngbmá hình ảnh và mời gọi đầu tư;đề ra chính sách kích cầu phù hợp để khuyến khích sự phát triển du lịch. Bên cạnh đó, khi Cao nguyên đáĐồng Văn đang đứng trước thời điểm tái đánh giá của Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu, thì ngoài việc đẩy mạnh hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Giang định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cần bắt tay ngay vào những công việc cụ thể: Hoàn thành trùng tu khu Phố cổĐồng Văn, quy hoạch các điểm du lịch; chỉđạo các cơ sở khai thác khoáng sản, thủy điện trên Cao nguyên đá trồng cây, tái tạo môi trường cảnh quan ở những khu vực đang khai thác; tiếp tục mời các nhà khoa học nghiên cứu, phát hiện thêm những di chỉ khảo cổ học đang tiềm ẩn; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách; bảo tồn phát triển văn hóa, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo; bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong ngành du lịch, mở các lớp tập huấn nấu ăn, lễ tân, học tiếng nước ngoài để nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. 2
- Vì vậy công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết trong đó có việc nhanh chóng nâng cao hoạt động quản lý dịch vụ du lịch. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, tác giả đã chọn đề tài « Quản lý hoạt động dịch vụ du lịch tại tỉnh Hà Giang » làm luận văn thạc sĩ . 2. Mục tiêuvà nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện QLNN về dịch vụ du lịch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ du lịch cho tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ sau : - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về về du lịch, quản lý hoạt động dịch vụ du lịch. - Phân tích đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động dịch vụ du lịchcủa tỉnh Hà Giang chỉ ra những hạn chế, tồn tại -Tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công tác quản lý hoạt động dịch vụ du lịch của khách du lịch tại tỉnh Hà Giang - Đề xuất những gợi ý giải pháp nhằm phát triển hoạt động dịch vụ du lịch Hà Giang. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đặt ra câu hỏi quản lý và các câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi quản lý: “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh Hà Giang?” Các câu hỏi nghiên cứu: - Để đánh giá quản lý hoạt động dịch vụ du lịch thì sử dụng các tiêu chí gì ? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng về quản lý hoạt động dịch vụ du lịch tỉnh của khách du lịch? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng về công tác quản lý hoạt động dịch vụ du lịch tỉnh Hà Giang của khách du lịch? 3
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh Hà Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian:Số liệu thứ cấp về thực trạng quản lý hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh Hà Giang từ năm 2016-2018. Số liệu sơ cấp thu thập trong 3 tháng từ 7/2019 đến 9/2019. - Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Các phương pháp kỹ thuật sử dụng Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, cụ thể như : Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học…đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong bài. 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Thực hiện thu thập các dữ liệu: gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. - Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua các bảng hỏi. Thông tin thu được từ phỏng vấn sâu một số lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành, huyện, phường và công dân, khách du lịch của tỉnh Hà Giang liên quan đến công tác quản lý hoạt động dịch vụ du lịch. - Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo của các sở, ngành, huyện của tỉnh Hà Giang về công tác quản lý hoạt động dịch vụ du lịch 6. Kết cấu của luận văn Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu Chương 4. Đề xuất giải pháp 4
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu về quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch của các địa phương nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu dưới dạng bài báo, luận văn, tạp chí …dưới nhiều khía cạnh khác nhau có thể tổng hợp theo hai hướng: (1) Quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch; (2) nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng về QLNN đối với hoạt động du lịch. 1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý du lịch Nghiên cứu về quản lý du lịch được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu dưới dạng bài báo, bài hội thảo, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ… Ở nước ngoài, có một số nghiên cứu phải kể đến như Phutsady Phanyasith (2014); Sokxay Soutthaveth (2015); Saknalin Keosi (2015), Xu Xeng (2015)…các nghiên cứu cho rằng tăng cường QLNN đối với hoạt động du lịch là quan trọng cho phát triển ngành du lịch. Phutsady Phanyasith (2014) cho rằng QLNN đối với hoạt động du lịch là phương thức nhà nước sử dụng pháp luật tác động vào đối tượng hoạt động du lịch để định hướng hoạt động này vận động, phát triển đạt được mục đích xác định. Sokxay Soutthaveth (2015) nghiên cứu về quản lý du lịch Thái Lan trong hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN cho rằng để phát triển du lịch Thái Lan thì Nhà nước Thái Lan cần chú ý tới vấn đề quản lý du lịch bền vững, sử dụng tài sản vốn có gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và sử dụng lợi ích lâu dài, chú ý đến hoạt động du lịch gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, nhất là nền văn hóa, phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư. Nghiên cứu Saknalin Keosi (2015) về nghiên cứu các biện pháp pháp lý quản lý du khách trong việc mua bán dịch vụ du lịch theo kiểu đóng tiền phí một lần giữa du khách và các công ty lữ hành, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng quản lý của Thái Lan với các biện pháp pháp lý về quản lý du khách ở các nước Cộng đồng châu 5
- Âu và Nhật Bản. Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tranh chấp giữa du khách và các công ty lữ hành đóng tiền phí cho công ty lữ hành trước khi đi tham quan, để giải quyết vấn đề này thì cần phải cóđiều khoản ký hợp đồng có điều kiện trả lại cho du khách khi có vấn đề xảy ra trong chương trình du lịch, và cần phải quy định rõ trong các văn bản pháp luật về quản lý du lịch của Thái Lan. Nghiên cứu về quản lý du lịch ở Lào của Phutsady Phanyasith (2016) cho rằng quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối hoạt động du lịch ở Lào có nhứng hạn chế nhất định. Tác giả cho rằng để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động du lịch ở Lào thì cần phải tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch; Đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch; Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra trong xử lý vi phạm hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch; Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất trong lĩnh vực du lịch; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với QLNN bằng pháp luật đối với lĩnh vực du lịch. Nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh du lịch trong thời kỳ hội nhập, Xu Xeng (2015) cho rằng: Công tác ban hành và thực hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung; tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện toàn, ổn định nhanh chóng; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch cần hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hệ thống quản lý du lịch. Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về vấn đề này như Lê Trung Thu (2012); Trần Thị Kim Ngân (2015); Ngô Thị Huệ (2015); Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2018) ở phạm vi nghiên cứu Bắc Ninh, Hà nội, Ninh Bình, Cần Thơ. Nghiên cứu quản lý du lịch văn hoá Bắc Ninh của Lê Trung Thu (2012), bằng việc khảo sát nghiên cứu thực trạng tác giả chỉ ra những tồn tại ngành du lịch văn hoá Bắc Ninh. Để phát triển du lịch văn hoá Bắc Ninh, tác giả đề xuất nhóm giải pháp nhóm giải pháp như: cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa, nhân lực trong du lịch 6
- văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, về tổ chức - quản lý hoạt động du lịch văn hóa, giải pháp về xúc tiến - quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa, giải pháp bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa, giải pháp về bảo vệ tài nguyên - môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch hay giải pháp cho thị trường du lịch văn hóa của tỉnh. Hay nghiên cứu của về Quản lý Nhà nước về du lịch của Hà nội của Trần Thị Kim Ngân (2015) với việc thu thập dữ liệu phân tích đánh giá thực trạng về du lịch chỉ ra những hạn chế và từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động du lịch Hà nội trong thời gian tới. Nhóm giải pháp gồm Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách về du lịch; Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch về du lịch; Xây dựng ban hành các chính sách trọng điểm về phát triển du lịch Hà nội; Củng cố bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ du lịch; Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch. Nghiên cứu hoạt động quản lý điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình của Ngô Thị Huệ (2015) cho rằng phát triển du lịch bền vững và đạt hiệu quả tối ưu là mục tiêu cuối cùng của hầu hết các điểm đến du lịch. Để đạt được những mục tiêu đó, công tác quản lý điểm đến đóng một vai trò rất quan trọng. Công tác quản lý điểm đến thiết lập được an ninh trật tự xã hội, huy động được cộng đồng địa phương tham gia du lịch, bảo vệ môi trường, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà cung ứng và kinh doanh du lịch. Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2018) bằng việc sử dụng số liệu thứ cấp, sơ cấp đã phân tích đánh gía thực trạng quản lý Nhà nước hoạt động du lịch Cần Thơ. Tác giả cho rằng việc QLNN về du lịch ở Cần Thơ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch Cần Thơ trong thời gian tới. Các giải pháp được tác giả đề xuất: Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ; nâng cao năng lực hoạch định và hiệu lực của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển HĐDL; hoàn thiện xây dựng và triển khai thực hiện các quy định, chính sách về HĐDL trên địa bàn; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát HĐDL; hiện đại hóa QLNN về du lịch. 7
- Ngoài ra, có một số nghiên cứu khác xung quanh vấn đề này như Lê Phương Dung (2015); Nguyễn Thị Thuý Hiền (2016), Trần Thị Mai An (2014)… Như vậy, nghiên cứu về quản lý nhà nước về hoạt động du lịch được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Các tác giả đều cho rằng việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch sẽ góp phần phát triển du lịch của vùng, của đất nước. Các nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường công tác QLNN đối với ngành du lịch nhằm phát triển du lịch từ đó phát triển kinh tế khu vực, đất nước. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện ở vùng khác nhau, ở nước khác nhau và với không gian thời gian khác nhau mà mỗi vùng có những đặc thù du lịch là khác nhau. 1.1.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng về Quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách du lịch về QLNNhoạt động du lịch được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập dưới nhiều khía cạnh khác nhau như tới sự hài lòng của khách du lịch và ý định quay trở lại, phát triển du lịch, …(Shafiqul Islam, 2015); Tohidy Ardahaey, 2010) Ở nước ngoài, có một số nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới du lịch như Suthathip Suanmali (2014); Shafiqul Islam (2015) ở Baladesh; Tohidy Ardahaey (2010) ở Iran; Debashish Roy (2017), Jerome (2002) ở Nigeria… Tohidy Ardahaey (2010)với nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng, phát triển ngành du lịch ở Iran, kết quả chỉ ra rằng các yếu tố có ảnh hưởng đến hài lòng của du lịch dẫn đến sự phát triển của ngành du lịch đó là an ninh, sự tham gia của công dân, truyền thông và công nghệ thông tin. Suthathip Suanmali (2014) nghiên cứu về sự hài lòng của hài lòng của khách du lịch điểm đến Thái Lan. Dữ liệu thu được từ một cuộc khảo sát về sự hài lòng khi nó được phát triển và phân phối ngẫu nhiên cho khách du lịch nước ngoài đến thăm Chiang Mai. Kết quả chỉ ra rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hài lòng là chi phí lưu trú và các yếu tố quan trọng khác là sự hiếu khách, hấp dẫn và khả năng tiếp cận và cơ sở hạ tầng. 8
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch ở khu vực Sylhetở Bangladeshcủa Debashish Roy (2017), với việc phân tích dữ liệu thu được từ 428 khách du lịch của các điểm du lịch khác nhau trong khu vực Sylhet kết quả chỉ ra rằng sự hài lòng của khách du lịch t phụ thuộc vào vẻ đẹp tự nhiên, phương tiện vận chuyển và chỗ ở, an toàn và an ninh, và chi phí. Ghafur Sheikh (2015), nghiên cứu xã hội học các nhân tố ảnh hưởng tới du lịch nội địa ở thành phố Sari, Iran. Dữ liệu thu thập từ bảng hỏi, được xử lý và phân tích kết quả chỉ ra rằng các nhân tố động lực, kiến thức, sự hài lòng, khuyến mãi, chỗ ở, tự nhiên /hấp dẫn lịch sử, và giáo dục có ảnh hưởng đáng kể tới du lịch nội địa. Nghiên cứu cũng cho rằng ý định quay lại của khách du lịch bị tác động bởi khuyến mại và sự hài lòng. Khách du lịch có nhiều khả năng ghé thăm lại thành phố nếu họ hài lòng với trải nghiệm của họ và nếu thành phố được quảng cáo tốt. Romana and Filippo (2017), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và lòng trung thành khách du lịch về Borghi Sicilia. Kết quả cho thấy tuổi, nước xuất xứ và loại hình dịch vụ của khách du lịchtừ thực phẩm Sicilia, giá của chuyến đi và cảnh quan lịch sử của nơi nàycó ảnh hưởng lớn nhất đến ý định trở lại. Nghiên cứu của Watchara Yeesoontes and Khunping Wu (2017) về các yếu tố và hành vi ảnh hưởng đến khách du lịch Trung Quốc đến Thái Lan. Các tác giả đã tiến hành khảo sát 385 khách du lịch Trung Quốc và sử dụng phần mềm phân tích kết quả cho rằng các yếu tố tác động tới khách du lịch Trung Quốc tới Thái Lan là giải trí, vui thú, nhiều tour du lịch để lựa chọn với chương trình khuyến mại giảm giá, đi lại thuận tiện, an toàn, giá cả phù hợp về chỗ ăn ở, phí vào cửa. Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới du lịch như Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011); Lê Tuyết và cộng sự (2014); Hoàng Trọng Tuân (2015), …ở khu vực như TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cần Thơ… Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011) với nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295 du 9
- khách. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng du khách bao gồm “sự tiện nghi của cơ sở lưu trú”, “phương tiện vận chuyển tốt”, “thái độ hướng dẫn viên”, “ngoại hình của hướng dẫn viên” và “hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch”. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm được nghiên cứu bởi Lê Tuyết và cộng sự (2014). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch làng cổ chịu ảnh hưởng 7 nhóm nhân tố bao gồm năng lực phục vụ du lịch; giá cả hàng hóa và dịch vụ; văn hóa; cơ sở vật chất; các nghề truyền thống; các lễ hội truyền thống; ẩm thực. Hoàng Trọng Tuân (2015), Nghiên cứu này khảo sát sự hài lòng của khách du lịch đối với hoạt động tham quan tại các điểm du lịch thuộc tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) dựa trên 15 chỉ tiêu thuộc 8 tiêu chí đánh giá. Khảo sát được thực hiện bằng bảng hỏi với 405 khách du lịch trong nước và quốc tế tại 13 điểm du lịch. Kết quả kiểm định Chi-square cho thấy sự hài lòng của khách du lịch có mối quan hệ với các yếu tố: tiếp cận chi phí (giá vé tham quan); sự nhanh chóng, kịp thời; tính độc đáo và hấp dẫn của nội dung tham quan; cơ sở vật chất - kĩ thuật hợp lí; nhân viên phục vụ (thân thiện, am hiểu lĩnh vực phụ trách); sức chứa khách; sự an toàn (đi lại, an ninh, thực phẩm, rác thải). Nghiên cứu sự hài lòng với sản phẩm du lịch tại khu du lịch Hồ Núi Cốc của Phạm Thị Mai Yến và Phạm Thị Minh Khai (2017) được thực hiện thông qua điều tra bảng hỏi với 196 khách du lịch nhằm đánh giá thực tế sự hài lòng của khách du Kết quả nghiên cứu cho thấy khách du lịch khá hài lòng với sản phẩm du lịch tại đây và sự hài lòng này phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, chất lượng các dịch vụ, thái độ của dân cư, giá cả và di sản và văn hóa, trong đó di sản và văn hóa, chất lượng dịch vụ là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh hơn. Nghiên cứu của Mai NgọcKhươngvà Pham Anh Nguyên (2017), nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của điểm đến của khách hàng và ý định quay trở 10
- lại của khách du lịch tới thành phố Hồ Chí Minh, với phương pháp nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố tái tạo và giải trí, môi trường tự nhiên và điểm tham quan văn hóa và lịch sử có ảnh hưởng tới sự hài lòng và quay trở lại của khách du lịch. Từ kết quả nghiên cứu này nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp cho các nhà quản lý du lịch thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Hay một nghiên cứu khác của Nguyễn Trọng Nhân (2018) về sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch Cần Thơ, sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp. Mẫu nghiên cứu gồm 150 du khách đến du lịch ở thành phố Cần Thơ. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, tám nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch thành phố Cần Thơ theo thứ tự giảm dần là: Chi phí; Nhân viên phục vụ; Cơ sở lưu trú; Cơ sở ăn uống, giải trí và mua sắm; Hoạt động tại điểm; An ninh và an toàn; Cảnh quan và sự đảm bảo sức chứa; Vệ sinh môi trường. Tác giả đề xuất gợi ý giải pháp cho cơ quan QLNN về du lịch nhằm phát triển du lịch Cần Thơ. Như vậy, tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng về QLNN của hoạt động du lịch địa phương cho thấy có các nhân tố như nhân lực du lịch; an ninh an toàn; truyền thông và công nghệ; môi trường; kinh tế; chi phí/giá…mỗi nghiên cứu ở địa phương khác nhau có nhân tố tác động với mức độ tác động khác nhau tới hoạt động du lịch của địa phương. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu dưới khía cạnh khác xung quanh vấn đề nghiên cứu như nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch (Nguyễn Trọng Nhân, 2014; Tohidy Ardahaey, 2010), nghiên cứu sự thu hút khách du lịch tới điểm đến (Đặng Thị Thanh Loan, Bùi Thị Thanh (2014)), nghiên cứu ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch (Ali và cộng sự, 2018)… 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu Tổng quan cho thấy có nhiều nghiên cứu xung quanh các vấn đề về quản lý hoạt động du lịch, các nghiên cứu được thực hiện ở không gian, thời gian nghiên cứu khác nhau như Iran, Thái Lan, Cần Thơ, Hồ Chí Minh….Do đặc điểm du lịch của 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 99 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn