intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước của Bộ giao thông vận tải về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

101
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng QLNN của Bộ giao thông vận tải về bảo đảm TTATGTĐB ở Việt Nam hiện nay để đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường QLNN của Bộ giao thông vận tải về bảo đảm TTATGTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới, định hướng 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước của Bộ giao thông vận tải về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> -----------/----------<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> -------/------<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> NGUYỄN HUỲNH THÚY HẰNG<br /> <br /> QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VỀ<br /> TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý công<br /> Mã số: 60 34 04 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI – NĂM 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ánh Sáng<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Nguyễn Minh Sản<br /> Phản biện 2: TS. Nguyễn Bùi Nam<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện<br /> Hành chính Quốc gia.<br /> Địa điểm: Phòng họp 402C, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc<br /> sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.<br /> Số: 77 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – TP Hà Nội<br /> Thời gian: vào hồi 15 giờ 00 tháng 4 năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br /> hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn<br /> Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng,<br /> việc triển khai hiệu quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông<br /> của Chính phủ, các Bộ ngành và hệ thống chính trị từ trung ương đến<br /> địa phương đã đạt được nhiều kết quả tích cực với nhiều chủ trương,<br /> giải pháp và kế hoạch triển khai hiệu quả như Chỉ thị 18-CT/TW<br /> ngày 04/9/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự<br /> lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao<br /> thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc<br /> giao thông; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ<br /> về tăng cường thực hiện một số giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự<br /> an toàn giao thông; Nghị quyết 16/2008/NQ-CP về từng bước khắc<br /> phục ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;<br /> Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp<br /> cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Quyết<br /> định 1586/QĐ-TT ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê<br /> duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường<br /> bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 …<br /> Tuy nhiên, kết quả kiềm chế và giảm tai nạn giao thông chưa<br /> bền vững, số người chết, bị thương do TNGT vẫn ở mức cao và còn<br /> tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, tai nạn giao thông, đặc biệt là những tai nạn<br /> nghiêm trọng trên đường bộ vẫn diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều<br /> bất cập cản trở sự phát triển hạ tầng giao thông như: hệ thống quốc lộ<br /> chưa được kết nối thông suốt, còn nhiều tuyến quốc lộ chưa được đầu<br /> tư nâng cấp, đã xuất hiện nhiều nút thắt trên các tuyến giao thông<br /> huyết mạch; giao thông đô thị còn nhiều yếu kém, ùn tắc giao thông<br /> tại các thành phố lớn thường xuyên xảy ra; tình trạng chở quá tải<br /> trọng gây hư hỏng kết cấu hạ tầng vẫn diễn ra nhức nhối là nguy cơ<br /> 1<br /> <br /> gia tăng tai nạn giao thông; quản lý nhà nước về giao thông, trong đó<br /> có quản lý vận tải hành khách, hàng hóa còn yếu kém và chưa quyết<br /> liệt. Những tồn tại yếu kém nêu trên làm cho tình hình đảm bảo trật<br /> tự an toàn giao thông đường bộ mặc dù đã được kiềm chế nhưng vẫn<br /> còn tiềm ẩn nhiều rủi ro gia tăng tai nạn giao thông trên 3 tiêu chí và<br /> ùn tắc giao thông, ảnh hưởng tới đời sống của người dân và phần nào<br /> cản trở tốc độ phát triển KT-XH đất nước.<br /> Để giải quyết các tồn tại, hạn chế nêu trên, Bộ GTVT đã chủ<br /> động, tích cực phối hợp với các ban ngành Trung ương và địa<br /> phương đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, đột phá và tạo<br /> chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao<br /> thông đường bộ. Tuy nhiên, các giải pháp vẫn cần tiếp tục được<br /> nghiên cứu, hoàn thiện để cải thiện mạnh mẽ hơn nữa. Vì thế việc<br /> nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực đảm bảo trật tự<br /> an toàn giao thông đường bộ nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và<br /> ùn tắc giao thông, đánh giá đúng nguyên nhân và đưa ra giải pháp<br /> trước mắt, lâu dài vừa là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa là nhiệm<br /> vụ cấp bách của hệ thống chính trị, mà vai trò trung tâm là bộ máy<br /> thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn giao thông từ trung<br /> ương tới địa phương.<br /> Nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể để điều chỉnh kịp<br /> thời các chủ thể, phương tiện tham gia giao thông phù hợp với tình<br /> hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước; đồng thời tăng cường<br /> hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong việc đảm bảo trật tự an<br /> toàn giao thông đường bộ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và<br /> ùn tắc giao thông, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước của Bộ<br /> giao thông vận tải về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ”<br /> có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br /> - Báo cáo về Chiến lược phát triển Giao thông đường bộ đến<br /> năm 2020 – Tầm nhìn 2030 trình Chính phủ phê duyệt<br /> - Cuốn sách về “Giải pháp hoạt động triển khai và sử dụng hệ<br /> thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ<br /> của lực lượng Cảnh sát giao thông”, Nhà xuất bản Công an nhân<br /> dân, Hà Nội năm 2012 của tập thể tác giả: TS. Nguyễn Quang Nghĩa<br /> (Chủ biên) và các cộng sự<br /> - Cuốn sách “Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa<br /> bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương - Thực trạng và giải pháp”,<br /> Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2014 của tập thể tác<br /> giả: Đại tá, PGS,TS. Phạm Đình Xinh; Thượng tá, ThS. Phùng Xuân<br /> Hào; Thiếu tá, TS. Lê Huy Trí; Đại úy, TS. Nguyễn Thành Trung;<br /> Đại úy, ThS. Đặng Đức Minh; Trung úy, ThS. Nguyễn Đức Khiêm;<br /> Trung úy, ThS. Nguyễn Thế Anh và cán bộ Trung tâm Nghiên cứu<br /> ATGT, Học viện Cảnh sát nhân<br /> - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thủy về đề tài: “Đổi<br /> mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội<br /> trong thời kỳ hội nhập và phát triển”, chuyên ngành: Quản lý hành<br /> chính công, thực hiện năm 2014 tại Học viện Hành chính quốc gia.<br /> - Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Đại tá Trần Đào làm chủ<br /> nhiệm, nghiên cứu về: “Tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng,<br /> nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao<br /> thông” nghiệm thu năm 1999.<br /> - Trần Sơn Hà: “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao<br /> thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Quản lý<br /> công, năm 2016. Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng Quản<br /> lý nhà nước, đặc biệt của Cục Cảnh sát Giao thông – Bộ Công an<br /> nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2