intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện - từ thực tiễn tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng của hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; Nghiên cứu, đề xuất định hướng và các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện - từ thực tiễn tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

  1. PHÙNG TUẤN ANH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG PHÙNG TUẤN ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRÊN CẤP HUYỆN – TỪ THỰC TIỄN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018 HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÙNG TUẤN ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRÊN CẤP HUYỆN – TỪ THỰC TIỄN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯƠNG MINH VIỆT HÀ NỘI - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu của riêng Tôi. Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong nội dung Luận văn này là do Tôi tự tìm hiểu, thu thập và đảm bảo chính xác, trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Hà nội, ngày 01 tháng 11 năm 2018 Học viên Phùng Tuấn Anh i
  4. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và sự tri ân sâu sắc, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lương Minh Việt đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như quá trình hoàn thiện nghiên cứu, thầy luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm giúp đỡ, cung cấp rất nhiều số liệu, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế để giúp tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Trân trọng! Hà nội, ngày 01 tháng 11 năm 2018 Học viên Phùng Tuấn Anh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN .................. 10 1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 10 1.1.1. Kinh doanh có điều kiện, ngành nghề kinh doanh có điều kiện........... 10 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện .................... 12 1.1.3. Tầm quan trọng của kinh doanh có điều kiện...................................... 13 1.1.4. Sự cần thiết phải quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ..... 15 1.1.5. Những về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện...................................................... 16 1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện .... 21 1.2.1. Công tác quy hoạch ............................................................................ 21 1.2.2. Hệ thống văn bản ................................................................................ 22 1.2.3. Tổ chức bộ máy .................................................................................. 23 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra và giám sát ........................................................... 23 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ........................................................................................... 24 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ........................................................................................... 24 iii
  6. 1.3.2. Bài học ............................................................................................... 27 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 31 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI............................ 32 2.1.Thực trạng hoạt động những ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ........................................................ 32 2.1.1. Vài nét về điều kiện kinh tế - xã hội của Gia Lâm .............................. 32 2.1.2. Thực trạng hoạt động các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại huyện Gia Lâm ...................................................................................... 34 2.2. Thực trạng của quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại huyện Gia Lâm ............................................................. 40 2.2.1. Về hệ thống chính sách ....................................................................... 40 2.2.2. Về cơ cấu tổ chức và nhân sự ............................................................. 43 2.2.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ............................................ 47 2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại huyện Gia Lâm .................................................. 49 2.3.1. Kết quả ............................................................................................... 49 2.3.2. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ................................................................................ 70 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 81 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................... 82 3.1. Phương hướng quản lý đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại huyện Gia Lâm trong thời gian tới ............................................ 82 iv
  7. 3.1.1. Dự báo những khó khăn và thách thức trong hoạt động kinh doanh có điều kiện trong thời gian tới tại huyện Gia Lâm ................................ 82 3.1.2. Phương hướng công tác quản lý đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong thời gian tới của huyện Gia Lâm .................... 84 3.2. Giải pháp ............................................................................................... 88 3.2.1. Xây dựng chế độ hỗ trợ và thu hút cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn cao .................................................................................... 88 3.2.2. Kiện toàn bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện...................................................... 91 3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện......................................................................... 92 3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng thông tin đảm bảo thông tin thông suốt giữa các cấp quản lý ........................................................ 94 3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ......................................... 97 3.3. Kiến nghị ............................................................................................... 99 3.3.1. Với ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội .............................................. 99 3.3.2. Với Chính phủ .................................................................................. 102 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 104 KẾT LUẬN ............................................................................................... 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 107 PHU LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ ....................................... 111 PHU LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN CƠ SỞ KINH DOANH................ 114 v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp GPKD : Giấy phép kinh doanh HĐND : Hội đồng nhân dân PCCC : Phòng cháy chữa cháy QLNN : Quản lý nhà nước TB&XH : Thương binh và Xã hội TDTT : Thể dục thể thao UBND : Ủy ban nhân dân VHTT : Văn hóa thông tin vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê các hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 -2017.............................. 35 Bảng 2.2. Nguồn thu ngân sách từ các hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015-2017 .......... 36 Bảng 2.3. Tích tụ và tập trung vốn ở các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hạch toán độc lập ............................................... 38 Bảng 2.4. Lao động trong các ngành kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm .......................................................... 39 Bảng 2.5. Số lượng văn bản huyện Gia Lâm đang áp dụng trong quản lý kinh doanh có điều kiện về văn hóa trên địa bàn năm 2017 ............................................................................... 42 Bảng 2.6. Đánh giá về quy trình, thời gian cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn huyện Gia Lâm ......................... 53 Bảng 2.7. Số lượng cơ sở dịch vụ văn hóa vi phạm bị xử phạt trên địa bàn huyện Gia Lâm từ 2015 - 2017 .................................. 59 Bảng 2.8. Thu ngân sách từ xử phạt trên địa bàn huyện Gia Lâm từ 2015 – 2017 ........................................................................... 60 Bảng 2.9 Tình hình kiểm tra giấy phép kinh doanh Karaoke trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2017 ............................................. 61 Bảng 2.10: Công tác lập kiểm tra về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm ...................................................................... 61 Bảng 2.11: Tình hình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng giai đoạn 2013-2017 .................................... 64 vii
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ: Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm ........................ 44 Sơ đồ 2.2. Trình tự cấp giấy phép kinh doanh .............................................. 52 Đồ thị: Đồ thị 2.1. Số lượng giấy phép đăng ký kinh doanh karaoke được cấp trên địa bàn huyện Gia Lâm từ 2015-2017 ................................ 55 Đồ thị 2.2. Nguồn thu từ cấp giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn huyện Gia Lâm từ 2015-2017 ................................................... 55 Đồ thị 2.3. Số lượt thanh kiểm tra các cơ sở dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2017 ....................................................... 58 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong những năm qua đất nước ta từng bước hội nhập khu vực và thế giới, tình hình kinh tế, chính trị và xã hội trong nước có những bước phát triển. Bên cạnh thời cơ mới, những khó khăn, thách thức mới đặt ra, nổi bật của toàn cầu hóa và cơ chế thị trường đã làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp đòi hỏi nhà nước cần có những biện pháp quản lý kịp thời. Trong đó, sự gia tăng của các loại tội phạm nói chung và tội phạm về kinh tế nói riêng đang ngày càng trở nên phức tạp và nghiêm trọng ảnh hưởng đến những thành quả phát triển mà đất nước ta đã đạt được. Trong những năm qua hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh có điều kiện đã áp dụng phù hợp, có hiệu quả. Các quy định của pháp luật để phòng ngừa tội phạm trong kinh doanh có điều kiện từ đó đã hạn chế tối đa những hành vi vi phạm xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế của đất nước, sự phát triển ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nên nhiều lúc các quy định pháp luật không còn phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh và tình hình quản lý đối với loại ngành, nghề này, tuy là nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP nhưng mỗi ngành, nghề có những đặc điểm hoạt động khác nhau và có những đặc điểm riêng mà bọn tội phạm lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi đó các quy định về lĩnh vực kinh doanh có điều kiện mang tính chất chung chung dẫn đến khó khăn cho cán bộ thực hiện, mặt khác đặc điểm của từng địa bàn khác nhau nên việc áp dụng các quy định pháp luật để phòng ngừa tội phạm trong hoạt động kinh doanh có điều kiện của từng địa bàn còn chưa phù hợp với tình hình thực tế. 1
  12. Gia Lâm - vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với các quận Long Biên, Hoàng Mai; huyện Thanh Trì, Đông Anh; Thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, huyện Văn Lâm, Văn Giang tỉnh Hưng Yên; Với diện tích: 114km2, dân số: khoảng 253.964 người (năm 2017), gồm 20 xã, 2 thị trấn. Huyện Gia Lâm nằm trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; những năm gần đây huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, có nhiều tuyến giao thông huyết mạch quốc gia như: Quốc lộ 1A, 1B, 3, 5A, 5B, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn và các tuyến sông Hồng, sông Đuống... Những đặc điểm này mang lại cho huyện nhiều ưu thế để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong công tác quản lý kinh tế nói chung và quản lý các hoạt động kinh doanh có điều kiện nói riêng, trong khoảng thời gian gần đây có xu hướng ngày càng gia tăng ở mức độ cao. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội số lượng các cơ sở kinh doanh có điều kiện đã gia tăng nhanh chóng, tính đến tháng 6 năm 2010 cả nước có 274.689 cơ sở kinh doanh có điều kiện với 520.815 người làm nghề. Do đặc thù của loại hình kinh doanh này vì mục đích lợi nhuận nên nhiều lúc, nhiều nơi các chủ cơ sở kinh doanh có điều kiện đã lợi dụng những sơ hở thiếu sót trong các văn bản quy phạm pháp luật và sự quản lý của các cơ quan chức năng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Để phục vụ cho hoạt động quản lý kinh tế nói chung và phòng ngừa những sai phạm trong hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm qua các bộ phận chức năng đã tham mưu cho UBND huyện tăng cường các biện pháp để phòng ngừa những sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh này. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tế và cũng là trọng điểm đấu tranh với các loại tội phạm, muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà 2
  13. nước về an ninh, trật tự đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó, đề ra nhiều giải pháp cụ thể; thí dụ cải cách về thể chế, về tổ chức bộ máy, về công tác phối hợp, về xây dựng lực lượng (tức vấn đề nhân sự), về cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa. Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách nêu trên từ thực tế QLNN về an ninh, trật tự đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, là một cán bộ công an đang công tác tại Công an huyện Gia Lâm, tác giả ý thức được sự cần thiết cấp bách của việc nghiên cứu từ thực tiễn, đối chiếu với lý luận để góp phần giải đáp các vấn đề trên. Với các lý do trên, tác giả chọn đề tài là “Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện - từ thực tiễn tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn địa phương để xây dựng góp phần bảo vệ cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng bền vững, hoàn thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hoạt động quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là một chủ đề có tính cấp thiết được nhiều nhà khoa học về quản lý quan tâm và nghiên cứu. Về mặt quản lý nhà nước, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, chính sách như Luật Doanh nghiệp (DN) năm 2014; Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Nghị định số 72/2009/NĐ- CP, Nghị định số 52/2008/NĐ-CP về công tác phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật lợi dụng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện... Trên cơ sở những căn cứ pháp lý nền tảng về hoạt động kinh doanh có điều kiện, trong những năm qua công tác này ở nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng. Tuy nhiên, 3
  14. các thành quả đạt được trong công tác này chưa có tính ổn định và thiếu sự bền vững. Đặc biệt càng ngày càng xuất hiện nhiều hình thức phạm tội trong lĩnh vực này ngày càng tinh vi và nguy hiểm gây nên những hậu quả nghiệm trọng làm cho công tác quản lý tại huyện gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Pháp luật và thực thi pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện là một vấn đề khá mới mẻ vẫn còn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm để hoàn chỉnh dần. Kinh nghiệm lập pháp cũng như thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế nênđang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay, đã có những công trình nghiên cứu đề cấp đến vấn đề pháp luật và thực thi pháp luật có liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể như: Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh, Báo Lao Động điện tử (http://laodong.com.vn), số 50/2014 của Tiến sỹ. Nguyễn Đình Cung - quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Theo TS. Nguyễn Đình Cung việc sửa đổi Luật doanh nghiệp hướng tới giảm điều kiện, thủ tục đối với doanh nghiệp khi gia nhập thị trường. Theo đó, hồ sơ và nội dung được giảm và đơn giản hóa hơn trước đây, bởi lẽ việc đăng ký ngành nghề kinh doanh đem lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Rủi ro thứ nhất là doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không có trong giấy ĐKKD sẽ là vi phạm và xử lý hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù doanh nghiệp được phép kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Rủi ro tiếp thuộc về phía đối tác, nếu hợp đồng hợp tác được ký mà doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh thì rất dễ bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, trong thực tế triển khai nhiều ngành nghề kinh doanh không có trong danh mục của cơ quan quản lý nhà nước dẫn tới việc doanh nghiệp phải xin ý kiến bộ ngành liên quan mất rất nhiều thời gian, tiền bạc để có thể đăng ký. Thậm chí có doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề 4
  15. kinh doanh không đúng với thực tế hoạt động. Việc sửa đổi Luật doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa, thông thoáng hơn cũng nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Một số đánh giá lo ngại sự thông thoáng trong ĐKKD tạo thuận lợi cho một số đối tượng lợi dụng, thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích lừa đảo, trốn thuế, mua bán khống hóa đơn. Cuộc đối đầu giữa "Luật không cấm" và "Luật cho phép" của Luật sư Lê Minh Toàn. Trong bài viết của mình luật sư Lê Minh Toàn có đề cập đến câu chuyện về “Luật không cấm” và “Luật cho phép”, tác giả đi sâu về việc tìm hiểu các câu hỏi về những vấn đề còn gặp bất cập và đưa ra câu trả lời phù hợp để giải quyết vấn đề, theo đó: Thực tiễn thành lập và ĐKKD đã xảy ra sự “đối đầu” của hai nguyên tắc là: “Có thể làm tất cả những gì mà luật không cấm” một trong những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền mà theo đó, mọi công dân và doanh nghiệp có thể làm tất cả những gì một khi điều đó không bị pháp luật cấm. Như vậy, pháp luật chỉ quy định những điều cấm mà không quy định danh mục những hành vi cho phép. Nguyên tắc này giúp phát huy mọi sáng tạo của các chủ thể phục vụ lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của công dân. Tuy nhiên, đối với các cơ quan nhà nước, các cán bộ - công chức (CBCC) lại phải áp dụng nguyên tắc “Chỉ được làm những gì mà luật cho phép”, nhằm tránh những hành vi tuỳ tiện, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Chẳng hạn, sau khi Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, có nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh ngành nghề “vận tải đa phương thức”, nhưng do pháp luật chưa quy định vấn đề này nên Phòng ĐKKD từ chối cấp giấy phép (do không có theo danh mục ngành nghề kinh doanh nên không biết thuộc trường hợp cấm hay bị hạn chế kinh doanh với điều kiện kèm theo). 5
  16. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh có điều trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; - Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh có điều kiện ở các nước và địa phương trong cả nước để đúc rút thành bài học cho huyện Gia Lâm hiện nay; - Phân tích thực trạng, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng của hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; - Nghiên cứu, đề xuất định hướng và các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện của các cơ quan có chức năng, có thẩm quyền và những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc quyền quản lý của cấp huyện. 6
  17. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Về thời gian: giai đoạn từ năm 2014 (thời điểm Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp) đến tháng 6/2017. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện tại huyện Gia Lâm. Trong đó, tập trung nghiên cứu về lý luận, các yếu tố tác động, bài học kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được tiến hành trên cơ sở sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: + Tác giả vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng với quan điểm lịch sử cụ thể, toàn diện; phương pháp tiếp cận hệ thống và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước để hoàn thiện cơ sở lý thuyết. + Nghiên cứu tài liệu, sách, các tạp chí, các thông tin khoa học về kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố trên các ấn phẩm và các báo cáo khoa học; các văn bản chủ yếu về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về đổi mới quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện để tiếp thu có chọn lọc các thành quả nghiên cứu trước đó về những vấn đề có liên quan đến đề tài. + Phân tích, tổng hợp những dữ liệu thu thập được làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài luận văn, từ đó xây dựng cách tiếp cận toàn diện, khách quan những nội dung nghiên cứu. + Vận dụng phương pháp mô hình hóa nhằm tăng tính trực quan trong việc nghiên cứu và đề xuất tổ chức bộ máy phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn hiện nay. 7
  18. + Khảo sát và phân tích tài liệu thu thập được nhằm phát hiện những vấn đề trong quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện để tìm giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội này ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn đã làm sâu sắc, hoàn thiện hơn lý luận quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện nói chung và trên địa bàn thực tiện của huyện Gia Lâm nói riêng. Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về kinh doanh có điều kiện và các số liệu nghiên cứu từ thực tiễn, luận văn cho thấy bức tranh về thực trạng kinh doanh có điều kiện này ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; chỉ ra những ưu điểm, bất cập, hạn chế của quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện và những nguyên nhân làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này để đề xuất các giải pháp phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng cơ chế, chính sách, lựa chọn phương thức quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong xây dựng chính sách về hoạt động kinh doanh có điều kiện và phòng chống các tệ nạn về kinh tế - xã hội. Cũng có thể làm tài liệu tham khảo đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành quản lý công, chính sách công, chuyên ngành luật học và các chuyên ngành có liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện 8
  19. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 9
  20. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Kinh doanh có điều kiện, ngành nghề kinh doanh có điều kiện Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp (DN) năm 2014 và khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2014 các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Ngay từ những điều đầu tiên trong hai đạo luật quan trọng về kinh doanh ở Việt Nam, nguyên tắc này đã được ghi nhận rõ ràng. Nó là biểu hiện rõ nét một khía cạnh tự do kinh doanh mà Việt Nam theo đuổi: Quyền tự do lựa chọn lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm. Theo khoản 2 và 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014, thì: “Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác”. “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.” Tại khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2014 có đưa ra khái niệm về “ Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Còn theo khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định 139/NĐ-CP thì: “Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo đúng 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2