intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm lý luận và thực tiễn về QLNN đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn nhiều bất cập, nhất là vấn đề về quy hoạch, công tác quản lý nhân sự, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo… từ đó luận văn đưa ra giải pháp nhằm góp phần phát triển lĩnh vực QLNN đối với các DAĐT, nâng cao hiệu quả quản lý các DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở thời điểm hiện tại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …... /…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA * ĐINH QUANG VŨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk, năm 2019 0
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …... /…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA * ĐINH QUANG VŨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN TỪ Đắk Lắk, năm 2019 1
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Văn Từ. Các số liệu và luận cứ đều được trích dẫn nguồn, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đắk Lắk, ngày 07 tháng 12 năm 2019 Tác giả luận văn Đinh Quang Vũ 2
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Từ, người hướng dẫn khoa học đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành được luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cũng các Sở, ban, ngành và địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi tìm hiểu tình hình thực tế và cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cám ơn! Đắk Lắk, ngày 01 tháng 12 năm 2019 Tác giả luận văn Đinh Quang Vũ 3
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. 2 LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 3 MỤC LỤC .......................................................................................................................... 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... 7 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ ..................................................................................................................................... 15 1.1. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư ..................................................................................... 15 1.2. Quản lý nhà nước về các dự án đầu tư ....................................................................... 30 Tiểu kết Chương 1...........................................................................................................52 Chương 2. THỰC TRẠNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ................................................. 53 2.1. Điều kiện tự nhiên và những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ....................................................................................... 53 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua ...................................................................................................................... 62 2.3. Đánh giá quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............. 76 Tiểu kết Chương 2....................................................................................................89 Chương 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK .. 90 3.1. Quan điểm, định hướng về dự án đầu tư .................................................................... 90 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk. .............................................................................................................. 95 4
  6. Tiểu kết Chương 3.........................................................................................................107 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 110 5
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBCC: Cán bộ công chức CNTT: Công nghệ thông tin DAĐT: Dự án đầu tư DVC: Dịch vụ công DNTN: Doanh nghiệp tư nhân DNNN: Doanh nghiệp nhà nước HĐND: Hội đồng nhân dân NSNN: Ngân sách nhà nước NSĐP: Ngân sách địa phương QLNN: Quản lý nhà nước UBND: Ủy ban nhân dân KT-XH Kinh tế - xã hội XDCB Xây dựng cơ bản 6
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Trang 1 Bảng 2.1. Số lượng dự án và tổng số vốn đầu tư dự án 57 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2019 2 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp công tác lập quy hoạch xây 70 dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch giai đoạn 2015 – 2019 trên địa bàn tỉnh 3 Sơ đồ 2.3. Bộ máy quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư 72 4 Bảng 2.3. Kết quả PCI của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 - 79 2019 7
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế từ năm 1986, kể từ đó đến nay Việt Nam đã chuyền từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Các dự án đầu tư của Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, là nhân tố quan trọng làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân của Việt Nam, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Do việc ngày càng hội nhập với nền kinh tế thị trường, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, CPTPP làm cho các dự án đầu tư tại Việt Nam ngày càng tăng lên do đó mà việc quản lý nhà nước đối các dự án đầu tư càng trở nên cấp bách hơn. Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, trong luật đầu tư qui định rõ về quản lý nhà nước về đầu tư, giúp môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên minh bạch và thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng vào thực tế tại các tỉnh thành vẫn còn nhiều vướng mắc, yêu cầu cần có những biện pháp giải quyết. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua đã đạt được những kết quả, thành công nhất định, nhờ đó mà kinh tế - xã hội có bước phát triển, đời sống của nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện; từ năm 2015 đến năm 2019, tỉnh đã thu hút được 271 dự án bao gồm các lĩnh vực như công nghiệp, thương mại, xây dựng, nông nghiệp, giáo dục, du lịch, môi trường với tổng vốn đầu tư 31.897,12 tỷ đồng. Mặc dù số lượng các DAĐT tăng dần theo từng năm nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý DAĐT; Thực trạng công tác QLNN đối với DAĐT còn nhiều hạn chế, yếu kém; chưa được ngăn chặn triệt để, chất lượng dự án chưa được đảm bảo. Những hạn 8
  10. chế, bất cập do rất nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là công tác QLNN đối với DAĐT có thể đề cập đến như: Công tác quy hoạch chưa được coi trọng. Tình trạng quy hoạch treo, phá vỡ quy hoạch diễn ra phổ biến, chất lượng quy hoạch chưa cao dẫn đến một số quyết định đầu tư sai, phải điều chỉnh nhiều lần. Còn thiếu sót các quy định về phân cấp quyết định đầu tư, phân quyền đối với chủ đầu tư, về thẩm quyền và phương thức quản lý dự án, các cơ chế kiểm tra, giám sát cần thiết dẫn đến những tồn tại, bất cập trong xác định chủ trương đầu tư, hiệu quả cũng như tiến độ. Các quy định trong pháp luật có liên quan đến dự án đầu tư còn trùng lắp, mâu thuẫn, chồng chéo. Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, xuất phát từ yêu cầu thực tế, tác giả đã lựa chọn “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn nói trên. 2. Tình hình nghiên cứu QLNN về DAĐT ngày càng được các nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Một số nghiên cứu phần lớn đề cập đến việc trình bày các kiến thức chung nhất về tổ chức quản lý thực hiện DAĐT. Trong đó có thể nhắc đến một số các công trình liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài như: - Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Thừa Thiên Huế “Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị” của Trần Vân Anh (2016). Tác giả đã hệ thống hóa lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, làm rõ, đánh giá được thực trạng 9
  11. công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội tại huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Đánh giá việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN với các nguồn vốn chương trình mục tiêu cho các huyện miền núi như chương trình 135, chương trình 30a của Chính phủ. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị [5]. - Tác giả Phạm Hồng Ngọc với luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An”(2017). Luận văn tập trung làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay, đề xuất các giải pháp thực hiện tốt hơn công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Nội dung của luận văn tập trung vào các nội dung quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ giai đoạn lập, thực hiện và kết thúc dự án đầu tư. Công tác quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản cũng như quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm ngân sách [26]. - Nguyễn Quỳnh Mai – “Quản lý nhà nước về đầu tư cơ bản đối với các công trình xây dựng dân dụng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Đắk Lắk (2017). Luận văn đã phân tích vai trò của vốn ngân sách nhà nước để thực hiện đầu tư các công trình dân dụng và công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra được những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình dân dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk [24]. - Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Đắk 10
  12. Lắk “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” của Trần Sơn Tùng (2018). Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk về hệ thống chính sách, pháp luật, lập và giao kế hoạch, tổ chức thực hiện dự án cũng như công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn NSNN của huyện. Đây là một huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk cơ bản mang tính tương đồng với địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk được tác giả nghiên cứu trong luận văn này [30]. - Cấn Quang Tuấn “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý” – Luận án tiến sĩ kinh tế 2009. Tác giả tập trung phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý, do đó đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề này, khái quát được bức tranh toàn cảnh thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý, khẳng định các thành công, chỉ rõ các bất cập, tồn tài, vấn đề đặt ra và nguyên nhân[28]. Nhìn chung đa phần các tác gia đều tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những lý luận cơ bản liên quan về quản lý DAĐT và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề quản lý các DAĐT ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy đề tài tác giả nghiên cứu không bị trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn QLNN về DAĐT sẽ đề xuất các giải pháp để hoàn thiện QLNN về dự án đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk. 11
  13. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau, đó là: - Đánh giá thực trạng QLNN đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu QLNN đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu việc QLNN đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi không gian: Luận văn được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu của luận văn được thu thập trong thời gian 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: số liệu được thu thập từ các nguồn của Cơ quan hành chính nhà nước về QLNN đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 12
  14. - Phương pháp phân tích: Dựa trên những tài liệu, thông tin thực tiễn của các ngành, địa phương và các dữ liệu thu thập được để xử lý, phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với DAĐT, những mặt quản lý còn yếu kém, hạn chế làm cơ sở để đưa ra những kết luận và đề xuất mang tính khoa học phù hợp với lý luận và thực tiễn. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường QLNN về DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Từ các vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn nhiều bất cập, nhất là vấn đề về quy hoạch, công tác quản lý nhân sự, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo… từ đó luận văn đưa ra giải pháp nhằm góp phần phát triển lĩnh vực QLNN đối với các DAĐT, nâng cao hiệu quả quản lý các DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở thời điểm hiện tại. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn là tài liệu tham khảo giúp các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, các nhà làm chính sách có cơ sở hoạch định và ban hành các chính sách phát triển KT-XH, đồng thời là tài liệu hữu ích cho bạn đọc nghiên cứu các vấn đề về đầu tư nói chung và DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 03 chương gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 13
  15. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư tỉnh Đắk Lắk 14
  16. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư Theo Luật Đầu tư 2005: “khái niệm đầu tư nhưng xét theo nghĩa chung nhất là sự bỏ ra hay hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt các kết quả, thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai” [7]. Có thể hiểu đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư. Như vậy có thể hiểu đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.Từ đây có thể rút ra được khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động 15
  17. và trí tuệ để sản xuất, kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. 1.1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư Theo Luật đầu tư số 67/2014/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2014 đưa ra khái niệm “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”[12]. Theo Nghị định 52/1999 NĐ-CP về quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiển, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định”. Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định (Theo điều 3 - Luật đấu thầu), hay nói cách khác dự án đầu tư là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ của một tổ chức hay cá nhân cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch, tiến độ nhằm tạo ra một thể thực mới. 1.1.2. Phân loại các dự án đầu tư Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư: phân loại theo mục tiêu của dự án, phân loại theo phạm vi, phân loại theo lĩnh vực hoạt động, phân loại theo nguồn vốn, phân loại theo tính chất, quy mô dự án… 1.1.2.1. Phân theo lĩnh vực hoạt động: Phân loại theo lĩnh vực hoạt động bao gồm các nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhóm các dự án 16
  18. đầu tư dịch vụ và kinh doanh, nhóm các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhóm các dự án đầu tư hỗ trợ tài chính, nhóm các dự án đầu tư hỗ trợ kỹ thuật. 1.1.2.2. Phân loại theo nguồn vốn và phương diện quản lý - Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: bao gồm các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển; Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn được Thủ tướng Chính phủ cho phép; Cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển; Hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của Nhà nước để lại cho doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư. - Các dự án đầu tư thuộc các nguồn vốn khác bao gồm các dự án của cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội đầu tư dưới nhiều hình thức huy động vốn khác nhau được cấp có thẩm quyền cho phép. 1.1.2.3. Phân loại theo tính chất và quy mô dự án - Các dự án nhóm A: gồm các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh quốc phòng, có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới không phụ thuộc quy mô vốn đầu tư; Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ khai thác chế biến khoáng sản quý hiếm; vàng, bạc, đá quý, đất hiếm không phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư; Với mực vốn trên 600 tỷ đồng đối với các dự án: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông 17
  19. như: xây dựng cầu, cảng sông, cảng biển, sân bay, đường sắt, quốc lộ…; Với mức vốn trên 400 tỷ đồng đối với các dự án như: thủy lợi, giao thông (không thuộc diện kể trên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khai thác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị có quy hoạch chi tiết được duyệt. - Dự án nhóm B bao gồm: Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở với mức vốn từ 30 đến 600 tỷ đồng; Các dự án công trình thủy lợi, giao thông (khác dự án nhóm A), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện học, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông với mức vốn từ 20 đến 400 tỷ đồng; Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghệ nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản với mức vốn từ 15 đến 300 tỷ đồng; Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác từ 7 đến 200 tỷ đồng. - Các dự án nhóm C gồm các dự án đầu tư xây dựng công trình dưới 30 tỷ đồng như: công nghiệp điện, hóa chất, phân bón, dầu khí, cơ khí, giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, quốc lộ, sản xuất xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn); Dưới 20 tỷ đồng đối với các dự án đầu 18
  20. tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao thông (không thuộc diện trên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, trường phổ thông…;Dưới 15 tỷ đồng với các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản; Các dự án không thuộc diện trên với mức vốn dưới 7 tỷ đồng. 1.1.3. Quy trình thực hiện dự án đầu tư Quy trình thực hiện dự án đầu tư được phân chia ra làm hai loại dự án cơ bản khác nhau, đó là dự án đầu tư của doanh nghiệp và dự án đầu tư công. Từng dự án được thực hiện theo các giai đoạn cụ thể như sau: 1.1.3.1. Đối với dự án đầu tư của doanh nghiệp - Giai đoạn 1, chuẩn bị cho dự án đầu tư: để thực hiện một dự án đầu tư, các doanh nghiệp hay tổ chức cần lập, thẩm định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có/thuộc dự án nhóm A,B…); Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án. - Giai đoạn 2, thực hiện dự án đầu tư gồm các bước: + giao đất/ thuê đất, ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (đóng tiền sử dụng đất, phí trước bạ, tiền thuê đất); nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địa; + Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2