Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 6
download
Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp, nhiệm vụ của QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho NKT nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho NKT trên địa bàn TP.HCM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……………/…………… .....…/…..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ THU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……………/…………… .....…/…..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ THU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60.34.04.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Tiến sĩ Nguyễn Văn Phương THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Cơ sở dạy nghề : CSDN Người khuyết tật : NKT Quản lý nhà nước : QLNN Thành phố Hồ Chí Minh : TP.HCM
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2017 Học viên thực hiện luận văn Vũ Thị Thu Hà
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................ 8 7. Kết cấu của luận văn............................................................................. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT .................................9 1.1. Những khái niệm cơ bản ...................................................................... 9 1.1.1. Đào tạo nghề .................................................................................. 9 1.1.2. Người khuyết tật........................................................................... 11 1.1.3. Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật ................................. 14 1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật ................................................................................................. 15 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật .................................................................................. 15 1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật ............................................. 18 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật .................................................................................. 24 1.2.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................................................................................... 28 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 32
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................33 2.1. Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................................. 33 2.1.1. Các cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................ 33 2.1.2. Thực trạng đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 36 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh..................... 41 2.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đào tạo nghề cho người khuyết tật.................... 42 2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề cho người khuyết tật ................................................. 46 2.2.3. Quy định mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình đào tạo nghề, tiêu chuẩn giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề cho người khuyết tật............................................................................ 48 2.2.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đào tạo nghề cho người khuyết tật. ................................................................................. 62 2.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh ................................................ 64 2.2.6. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật ............................................. 66 2.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đào tạo nghề cho người khuyết tật ............................................................................................. 69
- 2.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................................... 71 2.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm ........................................................ 71 2.3.2. Nguyên nhân của khuyết điểm.................................................. 72 Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 75 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...76 3.1. Quan điểm chỉ đạo .............................................................................. 76 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................... 81 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................93 1. Kết luận ................................................................................................ 93 2. Kiến nghị .............................................................................................. 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 98 Phụ lục 1: Phiếu tham khảo ý kiến dành cho cán bộ quản lý và giáo viên Phụ lục 2: Phiếu tham khảo ý kiến dành cho học viên khuyết tật Phụ lục 3: Tổng hợp kết quả phiếu tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học viên khuyết tật Phụ lục 4: Báo cáo công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2016 của Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Tạo việc làm người tàn tật TP.HCM Phụ lục 5: Bảng kinh phí đầu tư thực hiện đề án “Trợ giúp người khuyết tật về giáo dục, đào tạo và việc làm cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Tạo việc làm người tàn tật TP.HCM giai đoạn 2014 – 2020”.
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện có trên 6,7 triệu người khuyết tật (NKT), chiếm 7,8% dân số; riêng trẻ em khuyết tật chiếm khoảng 1,2 triệu người, 75% sống ở khu vực nông thôn và có khoảng 21% (1,4 triệu người) trong tổng số NKT còn khả năng lao động. Tổng số NKT trên địa bàn TP.HCM theo điều tra sơ bộ năm 2015 là 49.972 người, số NKT được cấp giấy chứng nhận khuyết tật là 39.847 người (18.206 người là nữ khuyết tật); trong đó có hơn 20.000 NKT còn khả năng lao động [26],[30]. Vì vậy, nhu cầu NKT cần được đào tạo nghề, được nâng cao trình độ văn hóa và có việc làm là rất lớn. Đa số NKT sống cùng với gia đình và có mức sống thấp hoặc trung bình. Chính vì vậy, việc tạo điều kiện cho NKT hòa nhập với xã hội là một trong những chính sách được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho NKT cũng được đặc biệt chú trọng. Việc ban hành Pháp lệnh người tàn tật (năm 1998), Luật Người khuyết tật (năm 2010) với nhiều quy định bảo vệ NKT đã thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta trong việc hỗ trợ, giúp đỡ NKT hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Trong nhiều mối quan tâm lớn đó, việc tạo cơ hội cho NKT có điều kiện học tập, làm việc và hòa nhập cuộc sống là một trong những yêu cầu cần thiết. Hoạt động đào tạo nghề cho NKT càng có ý nghĩa to lớn. Về mặt giáo dục, đó là việc chuẩn bị việc làm cho NKT theo hướng phân công lao động xã hội, góp phần vào việc cụ thể hóa các mục tiêu đào tạo. Về mặt kinh tế, hoạt động đào tạo nghề cho NKT giúp khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng lao động của lực lượng yếu thế, từ đó giúp nâng cao năng suất lao động. Về mặt xã hội, hoạt động đào tạo nghề cho NKT có chức năng thực hiện đường lối giáo 1
- dục của Đảng và Nhà nước. Nhìn lại kết quả học nghề của NKT ở Việt Nam trong những năm qua, chúng ta thừa nhận là đã có một bước tiến bộ hết sức tích cực. Hệ thống các trung tâm đào tạo nghề cho NKT ngày càng được mở rộng. Chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề của các trung tâm đào tạo nghề cho NKT không ngừng được nâng cao. Các trung tâm đã góp phần tích cực vào việc tạo ra nguồn nhân lực đáng kể cho xã hội từ một bộ phận người lao động yếu thế trong xã hội; góp phần giải quyết một vấn đề xã hội khá bức xúc hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - thương mại lớn nhất cả nước và giàu tiềm năng phát triển nhiều ngành nghề; đặc biệt là lực lượng lao động khuyết tật có trình độ tay nghề tốt cũng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, để NKT được học nghề, có khả năng tự tạo việc làm nuôi sống bản thân, gia đình, giảm bớt chi phí cho xã hội đang là một nhu cầu cấp bách. Bên cạnh kết quả tích cực đạt được thì hoạt động đào tạo nghề cho NKT vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, hiệu quả chưa cao. Công tác quản lý nhà nước (QLNN) về hoạt động đào tạo nghề cho NKT còn thiếu tính hệ thống, khoa học, chưa phù hợp với tính chất, đặc điểm của công tác đào tạo nghề cho một đối tượng đặc thù, cũng là một trong các nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. Công tác đào tạo nghề cho NKT tại thành phố nói riêng và cả nước nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu cung ứng lao động cho sự phát triển của thị trường lao động. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở các nước tư bản phát triển như Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản đã quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề và quản 2
- lý hoạt động đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội công nghiệp. Do đặc điểm, yêu cầu về nguồn nhân lực, đội ngũ công nhân kỹ thuật ở mỗi nước khác nhau nên phương pháp quản lý, hình thức, quy mô đào tạo nghề cũng có sự khác nhau, song có điểm chung là chú trọng đến sự phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. Ở Việt Nam, những vấn đề về đào tạo nghề, quản lý quá trình đào tạo nghề cũng được quan tâm ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX qua một số nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tâm lí học lao động như Đặng Danh Ánh, Nguyễn Ngọc Đường, Nguyễn Bá Dương,.. đã chủ động nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về sự hình thành nghề và công tác đào tạo nghề. Nhưng chỉ đến những năm gần đây, vấn đề đào tạo nghề mới tiếp tục được quan tâm nghiên cứu trở lại, những nghiên cứu này đã ít nhiều khái quát hoá và làm rõ được những vấn đề lý luận và đề xuất những biện pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả quản lý quá trình đào tạo nghề nói chung và hoạt động đào tạo nghề cho NKT nói riêng. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó, phức tạp; các đề tài đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này còn ít và với nội dung nghiên cứu khá rộng. Quán triệt và cụ thể các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển Giáo dục - Đào tạo đã có nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và đào tạo nghề cho NKT nói riêng, tiêu biểu như: Tác giả Phạm Minh Hạc (2008) với nghiên cứu về “Đào tạo nghề góp phần phát triển nguồn nhân lực của đất nước thế kỷ XXI (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 5/2008). Từ sự phân tích nhu cầu đào tạo nghề để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tác giả đã tập trung làm rõ những hạn chế, khuyết điểm trong đào tạo nghề ở nước ta hiện nay như: Đào tạo nghề chưa gắn 3
- với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, sự phân bố các trường đào tạo nghề không hợp lý, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo nghề lạc hậu, bộ máy QLNN về đào tạo nghề không ổn định, trang thiết bị cho đào tạo nghề cần chi phí lớn. Đây là công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có vấn đề QLNN về đào tạo nghề. Tác giả Nguyễn Minh Đường (2008) đã nghiên cứu, đề xuất “Hoàn thiện cơ cấu giáo dục quốc dân và tổ chức quản lý giáo dục nghề” (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 38/2008). Bài viết đã chỉ ra một số bất cập về quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện nay, kiến nghị một số giải pháp như tổ chức lại hệ thống đào tạo nghề, hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo nghề. “Những quyền của người khuyết tật” (disability rights) do Justin Healey chủ biên. Nội dung sách chủ yếu đưa ra các định nghĩa về người khuyết tật, luật chống phân biệt người khuyết tật và cơ chế khiếu nại vi phạm, hệ thống chăm sóc cộng đồng, người khuyết tật tại nơi làm việc, doanh nghiệp với vấn đề tuyển dụng người khuyết tật, tiếp cận bình đẳng về internet cho người khuyết tật [24]. Vũ Ngọc Bình có cuốn: “Trẻ em tàn tật và quyền của các em”, nội dung chủ yếu nêu lên các chuẩn mực quốc tế về quyền con người và việc thực hiện quyền trẻ em tàn tật, giáo dục trẻ em tàn tật – chuyên biệt, hội nhập, khái quát một số quy định của pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em [1]. “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” của nhóm tác giả: Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung. Tác phẩm trình bày và phân tích vấn đề bảo trợ trong bối cảnh đổi mới đất nước, các chính sách và chương trình bảo trợ xã hội, trong đó có bảo trợ cho NKT ở Việt Nam, chỉ ra những điểm yếu, nguyên nhân và kiến nghị nhà nước cần phải có thêm những chính sách, biện pháp mạnh và hiệu quả hơn để phòng ngừa sự vi phạm, xóa bỏ rào cản để NKT được hòa nhập, tham dự vào các chương trình 4
- phát triển của toàn xã hội [13]. “Dạy học hòa nhập cho trẻ khuyết tật” do Trịnh Đức Duy chủ biên đã đưa ra giải pháp tích cực nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho NKT nói chung cũng như trẻ em khuyết tật nói riêng được sống, học tập, sinh hoạt và vui chơi bình đẳng trong xã hội. Bên cạnh đó, trình bày các kỹ năng dạy học hòa nhập cho các loại trẻ khuyết tật như trẻ chậm phát triển tinh thần, khó khăn vận động, khuyết tật thính giác, trẻ khiếm thị, khuyết tật ngôn ngữ [12]. “Sổ tay giáo dục trẻ em khuyết tật ở Việt Nam” do Trịnh Đức Duy chủ biên, trình bày những phương pháp chuyên môn, hướng dẫn việc chăm sóc giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm và bổn phận của gia đình, thầy cô giáo và của toàn xã hội đối với tương lai của các em. Trong đó, có đề cập đến học nghề và việc làm của NKT [11]. “Giáo trình Luật Người khuyết tật”, Nguyễn Hữu Chí chủ biên, đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về tính chất của pháp luật cho NKT, về đào tạo nghề cho NKT như chính sách, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến hoạt động này [7]. Các công trình nghiên cứu khoa học trên, với những hướng tiếp cận khác nhau đã đề cập đến những khó khăn, thuận lợi và sự chuyển biến tích cực của công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho NKT nói riêng trong những năm qua. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của toàn ngành Dạy nghề, sự nghiệp đào tạo nghề đã được phục hồi và đang tiếp tục phát triển mạnh, đạt được một số thành tựu đáng khích lệ: Mạng lưới cơ sở dạy nghề (CSDN) từng bước được phát triển theo quy hoạch, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học nghề đã được đầu tư, nâng cấp; phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong toàn ngành dạy nghề đã được đẩy mạnh; các hoạt động như hội thi học viên giỏi nghề, hội thi thiết bị đào tạo nghề tự làm… đã trở thành 5
- hoạt động thường xuyên từ các CSDN và mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh những công trình nêu trên còn có một số bài viết ngắn trên các báo, tạp chí phản ánh về những khó khăn, thuận lợi của NKT trên đường hòa nhập cộng đồng, về cuộc sống, sinh hoạt vui chơi, tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập của những NKT điển hình đã đạt thành tựu cao trong công việc khiến nhiều người phải học hỏi, là tấm gương của bao NKT khác noi theo. Mặc dù các công trình nghiên cứu, bài viết trên chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề QLNN về hoạt động đào tạo nghề cho NKT tại TP.HCM nhưng đó là nguồn tài liệu để tác giả nghiên cứu, thiết thực góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài, nhất là việc làm rõ các khái niệm, phạm trù cơ bản. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp,nhiệm vụ của QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho NKT nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho NKT trên địa bàn TP.HCM. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho NKT; - Đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho NKT trên địa bàn TP.HCM; - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho NKT trên địa bàn TP.HCM. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho NKT. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho NKT trên địa bàn TP.HCM; khảo sát thực trạng QLNN đối 6
- với hoạt động đào tạo nghề tại Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Tạo việc làm người tàn tật TP.HCM (thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM). - Giới hạn về thời gian: Đề tài phân tích các số liệu về thực trạng QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề đối với NKT tại Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Tạo việc làm người tàn tật TP.HCM từ năm 2012 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý hành chính, cụ thể là đào tạo và quản lý đào tạo nghề. Nghiên cứu các văn kiện, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục chuyên nghiệp; nghiên cứu hệ thống quy trình, nội dung QLNN về đào tạo nghề cho NKT bao gồm các chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch mạng lưới CSDN; tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo đội ngũ giáo viên; phương pháp và chương trình đào tạo; đầu tư cơ sở vật chất; thanh tra, kiểm định, hợp tác quốc tế về đào tạo nghề. Nghiên cứu sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác có liên quan về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho NKT nói riêng. Phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra các khách thể là học viên đang học nghề, giáo viên và cán bộ quản lý đang làm việc tại Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Tạo việc làm người tàn tật TP.HCM (thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM). Số lượng mẫu được thống kê, phân tích số liệu, kết hợp phần mềm SPSS để phân tích kết quả điều tra khảo sát. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu các báo cáo hàng năm của Tổng cục Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, các CSDN cho NKT tại 7
- TP.HCM. Từ những vấn đề đã và đang diễn ra nhằm đúc kết thành những kinh nghiệm về QLNN đối với các CSDN cho NKT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho NKT. Đây là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo nghề đối với các CSDN cho NKT tại TP.HCM. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với các CSDN cho NKT tại TP.HCM, đáp ứng mục tiêu phát triển đào tạo nghề, giới thiệu việc làm không thu phí cho nhóm đối tượng yếu thế này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật; Chương 2: Thực trạng QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn TP.HCM; Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn TP.HCM. 8
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Đào tạo nghề Đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi cá nhân để họ thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt nhất. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn. Nghề là một hình thức phân công lao động xã hội, đòi hỏi phải có kiến thức lý thuyết tổng hợp và năng lực thực hành phù hợp để hoàn thành những công việc nhất định như: nghề may, nghề sửa chữa máy tính, nghề làm bánh, nghề nấu ăn, … “Bách khoa toàn thư Việt Nam”, khái niệm đào tạo nói chung là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của con người. Theo từ điển Tiếng Việt (2007): Đào tạo là “làm cho người học trở thành người có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định”. Đào tạo là khái niệm có nội hàm rộng, đó chính là huấn luyện, bồi dưỡng, rèn luyện cho một người từ chưa hiểu biết thành hiểu biết, từ chưa có năng lực làm việc thành có năng lực, từ người năng lực chưa hoàn chỉnh thành người phát triển đầy đủ năng lực, phẩm chất để làm việc. Khái niệm 9
- “đào tạo” nghiên cứu trong luận văn này được hiểu theo phạm vi hẹp hơn, đó là “đào tạo nghề” hay còn gọi là “dạy nghề” và được quy định tại Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề. Theo Luật Giáo dục: “Đào tạo nghề là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo nghề là một khái niệm mà phạm trù của nó nằm trong khái niệm đào tạo; đào tạo nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo” [21]. Theo Điều 5, Chương I, Luật Dạy nghề 2006: “Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học” [20]. Như vậy, đào tạo nghề là hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong tương lai. Đào tạo nghề là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thuần thục nhất định về nghề nghiệp; học nghề là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định. Đào tạo nghề là một quá trình tác động có mục đích, có ý thức của con người nhằm phát triển tay nghề và đạo đức, văn hóa nghề nghiệp (thể hiện trên hai mặt: kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp), phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và phát triển nguồn lực quốc gia. Nói cách khác, đào tạo nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động, được đào tạo mà con người có được những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, 10
- cứng nhắc, mà nó cũng có một quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong. Vì thế, bên cạnh việc được lĩnh hội những kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình đào tạo mà người học còn cần phải nắm vững, trau dồi và phát triển những kỹ năng, kỹ xảo đã được học trong khi làm việc thực tế. 1.1.2. Người khuyết tật Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa và tư tưởng khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về NKT. Các thuật ngữ để chỉ tình trạng khuyết tật cũng rất nhiều như: Tàn tật, tật nguyền, tàn phế, khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, dị dạng, … Nhưng chỉ có các thuật ngữ tàn tật và khuyết tật được sử dụng một cách chính thức trong văn kiện, văn bản pháp luật, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng; các thuật ngữ còn lại thường được sử dụng trong giao tiếp văn nói hàng ngày. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, người ta đã có sự quan tâm hơn, những nghiên cứu sâu rộng hơn về NKT, thì thuật ngữ “người khuyết tật” đã được thay thế thuật ngữ “người tàn tật” trong các văn kiện, tài liệu. Điều này thể hiện sự tôn trọng, tính nhân văn và cách nhìn tiến bộ hơn đối với NKT. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chia ra thành các thuật ngữ và định nghĩa sau: “khuyết tật” là sự khiếm khuyết, giảm sút hoặc rối loạn cơ cấu tổ chức hay một chức năng tâm lý, sinh lý, giải phẫu; “tàn tật” hay “mất khả năng” là bất kỳ một sự hạn chế hay thiếu hụt (do khuyết tật) khả năng thực hiện một hoạt động theo chức năng hay trong phạm vi được coi là bình thường của con người; “tàn phế” là sự mất mát, thiệt thòi cho một cá nhân do khuyết tật hoặc do tàn tật, khiến cho người đó không thực hiện được một phần hay toàn bộ công việc được coi là bình thường (theo tuổi tác, giới tính, các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội…). Điều 2 của Pháp luật nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về bảo vệ người khuyết tật năm 1990: “người khuyết tật là một trong những người bị bất thường, mất mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng, tâm 11
- lý hay sinh lý, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những người đã mất toàn bộ hoặc một phần khả năng tham gia vào các hoạt động một cách bình thường” [24]. Bộ luật Xã hội của Cộng hòa Liên Bang Đức (sách số chín) định nghĩa: “người khuyết tật là người có các chức năng về thể lực, trí lực, hoặc tâm lý tiến triển không bình thường so với người có cùng độ tuổi trong thời gian trên 6 tháng và sự không bình thường này là nguyên nhân dẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia vào đời sống xã hội”[7]. Theo Điều 2, Luật Người khuyết tật của Việt Nam: “người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [22]. Phân loại khuyết tật Phân loại NKT có ý nghĩa rất lớn trong quá trình đánh giá và hỗ trợ cho NKT. Theo điều 3, Luật Người khuyết tật Việt Nam thì khuyết tật được phân loại như sau: (1). Khuyết tật vận động; (2). Khuyết tật nghe, nói; (3). Khuyết tật nhìn; (4). Khuyết tật thần kinh, tâm thần; (5). Khuyết tật trí tuệ; (6). Khuyết tật khác. [22]. Theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, ngày 10-4-2012 của Chính phủ có phân loại và định nghĩa như sau: (1). Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. (2). Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói 12
- hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. (3). Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. (4). Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. (5). Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. (6). Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp nêu trên [8]. Tâm lý người khuyết tật Người khuyết tật có một số biểu hiện tâm lý: Về mặt sinh học, NKT là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể, hoặc có những rối loạn về tâm sinh lý hay một chức năng nào đó của con người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính sự khiếm khuyết đó đã làm cho NKT bị hạn chế về sức khỏe, kém khả năng chống lại các dịch bệnh và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, vận động. Cũng vì những điều đó nên NKT gặp khó khăn trong nhận thức môi trường xung quanh, đồng thời phản ứng của môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của NKT. Mối liên hệ này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển về thể chất, tâm lý và khả năng học nghề của NKT. Đa số NKT sống trong nghèo khổ, ít có điều kiện và khả năng tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân, cho nên, NKT là những người cần có sự quan tâm chăm sóc của các tổ chức y tế để phục hồi 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 146 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn