intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

13
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng lễ hội truyền thống và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .........../........... .........../........... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HỒNG THANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .........../........... .........../........... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HỒNG THANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. THIỀU HUY THUẬT ĐẮK LẮK, NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ “Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là của cá nhân thực hiện, dưới sự hướng dẫn của Thầy Ts. Thiều Huy Thuật - Phó Giám đốc Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia, Khu vực Tây Nguyên. Các số liệu, thông tin trong Luận văn bảo đảm tính khoa học, trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thanh
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên, được sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo Học viện, Khoa sau Đại học, các Khoa bộ môn và các Thầy giáo, Cô giáo giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình về mọi mặt để tác giả có thể hoàn thành tốt lớp học Cao học chuyên ngành Quản lý công. Đặc biệt, với tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi đến thầy hướng dẫn TS. Thiều Huy Thuật - Phó Giám đốc Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia, Khu vực Tây Nguyên. Thầy giáo hướng dẫn trực tiếp, tận tình chỉ bảo để tác giả hoàn thành luận văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” . Bên cạnh đó, tác giả xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Đắk Lắk, Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, cơ quan, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy đã nỗ lực và cố gắng nhưng luận văn của tác giả chắc chắn không tránh được những sai sót. Tác giả kính mong được quý Thầy, Cô giáo góp ý kiến, đồng thời chỉ ra những ưu khuyết điểm để luận văn của tác giả được hoàn thiện tốt hơn. Trân trọng cảm ơn !
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ........................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................... 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 6 6. Đóng góp của Luận văn ............................................................................ 7 7. Kết cấu của Luận văn ................................................................................ 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ................................ 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 9 1.2. Các loại hình lễ hội theo quy định hiện hành ...................................... 17 1.3. Lễ hội truyền thống .............................................................................. 18 1.4. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội truyền thống ............. 24 1.5. Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống ......... 33 1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống ......36 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ..................................................................................................................... 43 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk............. 43 2.2. Thực trạng hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk . 50 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................................................... 62 2.4. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............................................................................ 79 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ........................... 91 3.1. Quan điểm của Đảng đối với hoạt động lễ hội truyền thống ............... 91 3.2. Phương hướng quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn. ................................................................................................. 95 3.3. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ...................................................... 98 3.4. Kiến nghị ............................................................................................ 109 KẾT LUẬN ............................................................................................... 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 115 PHỤ LỤC .................................................................................................. 119
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND: Uỷ ban nhân dân UNESCO: Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hóa QLNN Quản lý nhà nước VHTT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch VHTT: Văn hóa Thông tin DTTS Dân tộc thiểu số NĐ Nghị định QĐ Quyết định
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC STT NỘI DUNG TRANG Bảng 2.2: Thống kê cán bộ ngành văn hóa theo trình độ đào tạo 1 71 (Nguồn Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk). Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số liệu tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ 2 73 ngành văn hóa 201 5 - 2018 (Nguồn Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk) 3 Phụ lục 1: Nghi lễ, Lễ hội truyền thống 121 4 Phụ lục 2: Lễ hội văn hóa, Lễ hội ngành nghề 125
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao, chiều sâu của trí tuệ và trình độ phát triển. Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp cách mạng, phát triển đất nước. Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng đã xác định “Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá) ở đó người cộng sản phải hoạt động” . Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta nhấn mạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Đại hội Đảng lần thứ XIII và Hội nghị Văn hóa toàn quốc (24/11/2021) khẳng định: Phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam là nền tảng, động lực, nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ bốn trụ cột vững chắc để xây dựng và phát triển bền vững đất nước: “Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”. Lễ hội truyền thống là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa, ngoài đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân còn tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; là loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang đậm bản sắc dân tộc; là di sản trong quá khứ mà còn để lại giá trị vô cùng quý giá trong đương đại, mang yếu tố linh thiêng, là tài sản vô giá của một quốc gia, một dân tộc. Lễ hội truyền thống ngày càng được phục dựng nhưng lại được cải tiến nhiều, thậm chí làm mới, có yếu tố ngoại lai làm giảm đi giá trị nguyên thủy của nó. Do đó, quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền hết sức quan tâm trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
  9. 2 Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, nơi có đông dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn (49 dân tộc anh em) nên lễ hội ở đây cũng hết sức phong phú, độc đáo và nổi bật mang nhiều nét đặc sắc, đậm nét truyền thống và bản sắc riêng của các dân tộc tại chỗ là Ê đê, M’Nông với nhiều lễ hội như lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước, lễ đua voi, lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc Buôn Đôn... Nét đặc sắc trong kho tàng văn hóa của Đắk Lắk mang đặc trưng của khu vực Tây Nguyên như những bộ sử thi (Trường ca Đam San, Xinh Nhã, Dăm Di, Khinh Dú...) những phong tục cổ, kiến trúc cổ nhà sàn, nhà rông, tượng nhà mồ, các loại nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng, đàn đá, đàn T’rưng... Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã có sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát đến các hoạt động về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh, đề ra nhiều nghị quyết, chủ trương, chính sách, đúng đắn để giữ gìn, phát huy, bảo tồn các hoạt động lễ hội truyền thống. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được công tác quản lý nhà nước về lễ hội vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng mê tín dị đoan, nạn cờ bạc trá hình vẫn còn diễn ra, công tác vệ sinh môi trường ở một số lễ hội chưa bảo đảm, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quản lý, giám sát chặt chẽ. Bên cạnh đó, các hình thức tổ chức lễ hội ngày càng mai một, nét đặc trưng, đặc sắc vốn có làm nên tinh thần của lễ hội truyền thống dần dần được chuyển đổi hoặc thay thế, người dân đặc biệt là lớp trẻ hiện nay không còn mặn mà với truyền thống, không biết tiếp thu và giữ gìn các truyền thống quý báu của cha ông đi trước để lại. Ngoài ra, các thế lực phản động dựa vào các hoạt động lễ hội của người đồng bào các dân tộc ra sức xuyên tạc, kích động hòng phá Đảng, Nhà nước ta. Chính điều đó đặt ra cho công tác quản lý nhà nước là phải làm sao để các lễ hội hết sức đặc trưng
  10. 3 này diễn ra đúng với giá trị cao đẹp vốn có của nó. Điều này có ý nghĩa chiến lược tới sự phát triển của văn hóa tỉnh Đắk Lắk nói riêng, cả nước nói chung, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong tiến trình hội nhập quốc tế, đồng thời tạo ra nền tảng tinh thần của xã hội ngày càng vững chắc, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của người dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài“Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sỹ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Chúng ta coi lễ hội truyền thống là di sản văn hóa, là tài nguyên tinh thần vô giá, do đó bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống là vấn đề cấp thiết trong toàn xã hội. Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Có rất nhiều công trình của các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về lễ hội. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống thì không nhiều. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tìm hiểu được một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Tác giả Lê Trung Vũ - Lê Hồng Lý với “Lễ hội Việt Nam” là một trong những công trình nghiên cứu chi tiết, đặc sắc với trên 300 lễ hội công trình đã góp phần giới thiệu những lễ hội của các dân tộc, vùng miền trên đất nước Việt Nam, về nguồn gốc hình thành, nghi thức và các thông tin thú vị xung quanh lễ hội. Thông qua công trình này, chúng ta có thể thấy nội dung nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn, bởi sức sống của nhân dân Việt Nam là sức sống của người dân trồng lúa,hay lúa nương. Ngoài ra, các tác giả còn nghiên cứu lễ hội về đề tài lịch sử, đó là lễ hội tưởng niệm các anh hùng có công chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho dân tộc, Tổ quốc...và những lễ hội đặc biệt khác nói
  11. 4 về sự bất tử hoặc tín ngưỡng phồn thực...; Lễ hội Thăng Long Hà Nội chiếm một vị trí riêng, bởi Thăng Long - Hà Nội tích lũy gần 1000 năm kinh nghiệm sống cho người Việt Nam... Trần Quốc Vượng với “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm” bao gồm các công trình được công bố của Giáo sư do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật lựa chọn đưa vào Tủ sách Văn hóa học là một trong những công trình nghiên cứu về lễ hội tiêu biểu. Bên cạnh các nghiên cứu v ề trình diễn văn hóa, nghệ thuật, ứng xử…thì trong phần nghiên cứu về văn hóa dân gian lễ hội được nghiên cứu dưới một cái nhìn tổng thể. Lễ hội truyền thống chính là dịp để con người giao lưu và trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng cao đẹp, đó còn là cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào về gốc gác của mình. Chính vì vậy, lễ hội truyền thống bao giờ cũng thu hút, mời gọi nhiều người, lứa tuổi khác nhau cùng hướng về cội nguồn, phát huy những truyền thống cao đẹp và đạo lý của dân tộc. Tác giả Thạch Phượng - Lê Trung Vũ với “60 lễ hội truyền thống Việt Nam” là công trình miêu tả khá toàn diện và có hệ thống 60 lễ hội truyền thống tiêu biểu ở các địa phương. Công trình này là một cuốn từ điển cho những nhà nghiên cứu và những người thích đi du lịch khám phá những vùng đất, những tập tục văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam. Tác giả Hồ Hoàng Hoa với “Lễ hội - một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng” đề cập đến nét đẹp dân tộc trong lễ hội Việt Nam. Đây là kết quả của một tiến trình nghiên cứu lâu dài kết hợp với những chuyến đi thực địa để quan sát tại chỗ các lễ hội của Việt Nam dưới góc độ tìm hiểu chức năng, đặc biệt là những biểu hiện đa dạng của cái đẹp trong lễ hội. Nguyễn Tấn Quốc (2015), Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hàng Long Thượng, huyện Cần Giuộc dưới góc nhìn quản lý văn hóa. Luận văn Cao học quản lý
  12. 5 Văn hóa. Đỗ Thị Phương (2017) “Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội”. Luận văn Thạc sỹ Quản lý Văn hóa, Trường Đại học Sư phạm Nghệ Thuật Trung ương. Luận văn đưa ra những vấn đề lý luận chung về quản lý lễ hội truyền thống, làm cơ sở để đi sâu vào nghiên cứu thực trạng quản lý lễ hội Quán Giá hiện nay. Thông quan sự tích về tướng quân Lý Phục Man để nói lên lòng yêu nước nồng nàn và ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của một người con đất Cổ Sớ đã đi vào lịch sử đất nước, là một niềm tự hào cho quê hương, đất nước. Hoàng Trung Đức (2017) “Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đưa ra khái niệm cơ bản về lễ hội, hoạt động lễ hội, lễ hội truyền thống, quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống, thực trạng và giải pháp nâng cao quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin hữu ích về lễ hội nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng; bước đầu đã làm rõ những vấn đề trên phương diện lý luận về công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội;các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển văn hóa trong đó có lễ hội với phát triển kinh tế xã hội và các nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý lễ hội truyền thống ở một số địa phương có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về lễ hội. Đó là những nội dung quan trọng để tác giả triển khai nghiên cứu đề tài luận văn. Tuy nhiên, còn nhiều liên quan đến đặc thù, vai trò, chủ thể, nội dung, hình thức của quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống cũng như thực trạng công tác quản lý nhà nước ở các địa phương (trong đó có tỉnh Đắk Lăk) chưa được triển khai nghiên cứu. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ
  13. 6 hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn tốt nghiệp lớp cao học Quản lý công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức về lễ hội truyền thống, quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng lễ hội truyền thống và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội, lễ hội truyền thống. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống + Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. + Về thời gian: Từ năm 2018 - 2022 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận
  14. 7 Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quản lý hoạt động lễ hội truyền thống. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu: - Phương pháp phân tích tổng hợp để thống kê, mô tả lại toàn bộ tình hình liên quan đến công tác quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống của các địa phương trong cả nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng. - Phương pháp so sánh để thống kê, so sánh số liệu lễ hội qua các năm để đánh giá những hoạt động liên quan đến việc tổ chức, quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với các địa phương khác trong cả nước ...qua đó đúc rút kinh nghiệm để thực hiện đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thống kê số liệu để tổng hợp số liệu các lễ hội truyền thống tại tỉnh Đắk Lắk qua các năm. - Phương pháp chuyên gia: thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hóa của tỉnh để tìm hiểu, nghiên cứu. Ngoài ra luận văn còn được thực hiện bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp diễn dịch, quy nạp; phương pháp liệt kê ... 6. Đóng góp của Luận văn 6.1. Về lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống; vận dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 6.2. Về thực tiễn Các kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; một số giải pháp, đề xuất trong luận
  15. 8 văn sẽ là cơ sở cho việc đổi mới công tác quản lý quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống của tỉnh. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu về quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và những người quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Phươmg hướng, mục tiêu và một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  16. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Văn hóa Văn hóa là một trong những nội dung phức tạp, được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm, nghiên cứu. Chính vì vậy, có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho rằng văn hóa “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Theo Từ Điển triết học “văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về văn hóa vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá trị vật chất) và văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật và văn học, triết học, đạo đức, giáo dục, …). Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội” [13, tr.1329 - 1330]. Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, PGS.TSKH Trần Ngọc
  17. 10 Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” Từ những cách tiếp cận về khái niệm “văn hóa” khác nhau như trên, ta có thể hiểu khái niệm chung nhất về văn hóa như sau: Văn hóa là tổng thể hệ thống những giá trị, những hoạt động có ý thức, mang tính xã hội và sáng tạo trong thực tiễn của một cộng đồng người nhất định trong lịch sử nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống và thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng đó. 1.1.2. Lễ hội và hoạt động lễ hội 1.1.2.1. Lễ hội Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, lễ hội là nét văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay thiên thần. Đó là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về cội nguồn, hướng thiện và tạo dựng một cuộc sống tốt lành. Lễ hội là những hoạt động, sinh hoạt văn hóa mà ở đó có sự gắn kết không thể tách rời của cả nội dung và hình thức của 2 thành tố cơ bản là lễ và hội. Nghi lễ: Nghi lễ là những hình thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng để đánh dấu, kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về sự kiện, nhân vật đó mong muốn nhận được sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên mà người ta đứng ra thờ cúng, cùng với sự may mắn tốt lành [13, tr28] . Hội: Hội là tập hợp những hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội của một cộng đồng đân cư nhất định, là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người dân tham dự theo phong tục truyền thống hoặc nhân những dịp đặc biết. Những hoạt động
  18. 11 diễn ra trong hội phản ánh điều kiện, khả năng và trình độ phát triển của địa phương, đất nước ở vào thời điểm diễn ra các sự kiện đó [13, tr 31] Ngoài ra, trong hoạt động lễ hội còn bao gồm một số thành tố khác như hệ thống các trò diễn dân gian, hoạt động hội chợ triển lãm, văn hóa ẩm thực...Các thành tố này luôn có sự gắn kết mật thiết, tương hỗ lẫn nhau, sự gắn kết này luôn có trục trung tâm là định hướng phát triển. Các thành tố của lễ hội luôn vận hành quanh trục trung tâm đó để đạt được những mục tiêu nhất định, những mục tiêu này nhằm phục vụ lợi ích của cả cộng đồng chứ không chỉ phục vụ lợi ích riêng của một số người tổ chức lễ hội. Lễ hội là một hoạt động tập thể do quần chúng nhân dân tiến hành, bất kỳ lễ hội nào cũng gắn với các địa bàn dân cư cụ thể, là hoạt động văn hóa của một địa phương. Về cơ bản, lễ hội tại Việt Nam là những hội làng nhưng cũng có nhiều lễ hội do nội dung và tính chất của nó được diễn ra trong một không gian rộng, có tính liên làng, liên vùng. Những hoạt động lễ hội này diễn ra không thường xuyên mà chỉ ở một vài thời điểm nhất định là mùa thu hay mùa xuân trong năm. Đây là thời điểm chuyển giao thời tiết, cũng là thời điểm chuyển giao mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm này, người ta tổ chức các hoạt động lễ hội nhằm các mục đích khác nhau. Đầu tiên, các hoạt động mang tính nghi lễ nhằm nhắc lại sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại diễn ra trong quá khứ. Đây chính là biểu hiện của đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam thể hiện cách ứng xử văn hóa với thiên nhiên, thần thánh, con người... thông qua các hoạt động trong lễ hội. Đó là những ứng xử của tập thể, của cộng đồng dân cư với hai thế lực siêu hình (thần thánh) và hữu hình (con người). Nó phản ánh mối quan hệ giữa siêu và thực, giữa con người với con người trong hoàn cảnh và hoạt động cụ thể. Có nhiều khái niệm nói về lễ hội như: Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng của
  19. 12 các tầng lớp nhân dân, diễn ra trong những chu kỳ, về không gian và thời gian nhất định để tiến hành những nghi thức mang tính biểu trưng về sự kiện, nhân vật được thờ cúng. Những hoạt động này tỏ rõ những ước vọng của con người, để vui chơi, giải trí trong tính cộng đồng cao [13, tr. 34] Lễ hội chính là một hình thức “diễn xướng dân gian” mà ở đó bảo lưu các phong tục, tập quán, lối sống, nếp sống. Các nghi thức, trình tự, nội dung và những hình thức diễn xướng trong các lễ hội mang đặc trung văn hóa dân tộc vừa hàm chứa các nét đặc sắc của yếu tố bản địa, vừa mang sắc thái địa phương, vùng miền. [13, tr. 44] Lễ hội là sự tái hiện, mô phỏng lại hình ảnh của các nhân vật, sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ thông qua hình thức diễn xướng dân gian, các trò diễn dân gian. Ở trong các hoạt động đó có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân [13, tr 82] Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức một trò diễn được thăng hoa, được liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng và các biểu tượng, vượt lên trên thế giới hiện thực [33, tr 330] Nói tóm lại, lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong một khoảng thời gian và không gian xác định nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp để biểu hiện các ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên - thần thánh và con người trong xã hội. [13, tr 35] 1.1.2.2. Hoạt động lễ hội Hoạt động lễ hội bao gồm những hoạt động như sau: Hoạt động nghi lễ là một hệ thống các hành vi được đặc cách hóa, thẩm mỹ hóa đến cao độ, trở thành một thứ ngôn ngữ tượng trưng để truyền tải những ý niệm của cộng đồng trong giao tiếp với thần linh. Do được đặc cách hóa, thẩm mỹ hóa một cách chặt chẽ nên hoạt động này không dành cho tất cả mọi người
  20. 13 mà nó mang tính đại diện, đại biểu. Hoạt động nghi lễ có sự tham gia của những động tác, lời nói của cá nhân hay nhóm tập thể được thực hiện với sự phối hợp của âm thanh, đạo cụ diễn xướng, vũ đạo và đồ hiến tế. Với tư cách là tổ hợp của những phương tiện mang ý nghĩa, nó thể hiện thái độ quy phục, tôn vinh và dâng hiến đối với thần linh kèm theo cầu xin thần linh ban phát những điều tốt đẹp, mong muốn hạnh phúc. Sự cầu xin đóng vai trò mục tiêu cho hoạt động nghi lễ. Hệ thống nghi lễ ít có sự thay đổi. Nghi lễ trong lễ hội tạo nên môi trường mà ở đó con người có sự cảm thông với nhau, tạo ra sinh khí mới - đặc biệt là các lễ hội diễn ra vào mùa Xuân. Đồng thời, lễ hội còn tạo nên môi trường sống hài hòa, đoàn kết xóm làng, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của nơi diễn ra lễ hội. Lễ hội còn tạo điều kiện cho mọi người được trở về quê cũ, thăm lại dấu tích liên quan đến các anh hùng dân tộc, các sự kiện lịch sử, hay những vùng đất văn hóa… Hàng năm, Việt Nam có rất nhiều lễ hội như hội Chùa Hương, Chùa Thầy, Yên Tử, Chùa Bà Đen, Đền Hùng, Đền Gióng, Đền Kiếp Bạc… thu hút rất đông người bản xứ cũng như khách thập phương nô nức trẩy hội. Hoạt động bán nghi lễ là những hoạt động thể hiện theo một cách khác nhau với nghi lễ chính thức mong muốn của cộng đồng mở hội. Có rất nhiều hoạt động mà dân gian gọi là trò. Các trò đều biểu hiện dưới dạng vui chơi, biểu diễn và thưởng thức văn nghệ...có nguồn gốc sâu xa trong truyền thống văn hóa tín ngưỡng của dân cư nông nghiệp. Các hoạt động thuần túy giải trí là hoạt động phục vụ nhu cầu của lễ hội truyền thống. Nó không liên quan tới nhu cầu tâm linh, nhưng lại tạo ra sự phấn khích, thậm trí là mục tiêu cá nhân hay nhóm trẩy hội. Những trò giải trí thuần túy thường có sẵn trong kho tàng văn hóa của cộng đồng như chọi gà, bịt mắt bắt dê…Trò chơi giải trí thuần túy góp phần tạo cảm giác toàn cảnh về sự đầy đặn, sầm uất, dư thừa...góp phần nói lên niềm ao ước đời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2