intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu luận văn “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là xuất phát từ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ; đề tài phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; nhận diện những tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ NGỌC MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ NGỌC MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH ĐỨC HƯNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài "Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" là một công trình nghiên cứu độc lập của riêng bản thân tôi. Nội dung luận văn được tôi thực hiện trên bằng việc nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế, được hướng dẫn bởi thầy TS. Trịnh Đức Hưng. Tất cả các nội dung tài liệu và số liệu được tôi sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, trích dẫn cụ thể, chính xác. Tác giả luận văn Lê Thị Ngọc Mai I
  4. LỜI CẢM ƠN Nhân dịp luận văn hoàn thành, em muốn trân trọng biết ơn thầy TS. Trịnh Đức Hưng - Khoa Quản lý về xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia, người thầy đã nhiệt tình giúp đỡ em xuyên suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng tri ấn đối với Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và tập thể thầy cô Khoa Sau đại học đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ em suốt thời gian nghiên cứu và học tập. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã quan tâm và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Đây là lần đầu em nghiên cứu một đề tài quản lý nhà nước đang được xã hội quan tâm, có liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau nên mặc dù đã nỗ lực hết sức mình trong quá trình hoàn thành luận văn nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thành viên trong Hội đồng Chấm luận văn, quý thầy cô, các đồng nghiệp và những người quan tâm đến đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn./. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2023 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Thị Ngọc Mai II
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. I LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. II DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... VI DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ......................................................... VII DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................... VIII PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ..................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .......................................... 5 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ...................... 6 5.1. Phương pháp luận ....................................................................................... 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 7 6.1 Ý nghĩa lý luận ............................................................................................ 7 6.2 Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 7 7. Nội dung và kết cấu của luận văn ................................................................. 8 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ..................................................................................... 9 1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm .................................... 9 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 9 1.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm .................................. 9 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ............................ 10 1.2. Cấu thành quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ................................. 13 1.2.1 Chủ thể quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ................................... 13 1.2.2. Nội dung cơ bản quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm .................... 13 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm .. 18 1.3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về an toàn thực phẩm ...................... 18 1.3.2. Chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm......................................... 18 1.3.3. Yếu tố tổ chức và nguồn lực đầu tư cho quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ................................................................................................................ 19 1.3.4. Trình độ khoa học công nghệ ................................................................ 20 1.3.5. Văn hóa, phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt cộng đồng .......... 21 1.3.6. Trình độ dân trí, phân bố dân cư ........................................................... 23 III
  6. 1.3.7. Hợp tác quốc tế ..................................................................................... 23 1.3.8. Yếu tố thông tin ..................................................................................... 24 Chương 2: THỰC TRẠNG AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................................................... 26 2.1. Đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................................................... 26 2.2. Thực trạng an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 29 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................ 32 2.3.1. Thực trạng tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 32 2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................... 37 2.3.3. Thực trạng nguồn lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 42 2.3.4. Thực trạng chính sách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 47 2.3.5. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................................................... 52 2.3.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................. 54 2.3.7. Thực trạng hợp tác quốc tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................... 55 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 57 2.4.1. Ưu điểm ................................................................................................. 57 2.4.2 Tồn tại, hạn chế ...................................................................................... 57 Chương 3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................... 62 3.1. Quan điểm của Đảng về an toàn thực phẩm ............................................ 62 3.2. Giải pháp phát huy các kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .......................... 62 3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ..... 67 3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm ........................................................................................................ 69 3.2.3. Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ........... 72 IV
  7. 3.3. Giải pháp khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................................... 74 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 74 3.3.2. Giải pháp đối với nguồn lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm . 78 3.3.3. Giải pháp đối với thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ................................................................................................................ 82 3.3.4. Giải pháp đối với hợp tác quốc tế về an toàn thực phẩm ...................... 84 3.4. Kiến nghị .................................................................................................. 86 3.4.1. Đối với cấp Trung ương ........................................................................ 86 3.4.2. Đối với Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................ 87 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90 PHIẾU KHẢO SÁT ...................................................................................... 97 V
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BVTV Bảo vệ thực vật GAP Thực hành nông nghiệp tốt GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GMP Thực hành sản xuất tốt GHP Thực hành vệ sinh tốt (Good Hygiene Practice) GLP Thực hành tốt phòng thí nghiệm (Good laboratory Practice) GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người HACCP Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Point) HĐND Hội đồng nhân dân NĐTP Ngộ độc thực phẩm NGO Tổ chức phi chính phủ (none-governmental organization) ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QPPL Quy phạm pháp luật QLNN Quản lý nhà nước TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật TCVN Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia UBND Ủy ban nhân dân VBHC Văn bản hành chính VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VIETGAP Quy định của Việt Nam về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm XHCN Xã hội chủ nghĩa CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước VI
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU STT NỘI DUNG TRANG Số liệu về ngộ độc thực phẩm trên địa bàn Bảng 2.1 36 Thành phố Hồ Chí Minh 2017 - 2022. Số liệu về trình độ nhân lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Ban Quản Bảng 2.2 43 lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả khảo sát về nguồn nhân lực trong Bảng 2.3 45 lĩnh vực ATTP VII
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT NỘI DUNG TRANG Số liệu về cấp giấy chứng nhận điều kiện Biểu đồ 1 ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 37 2017 - 2022 Số cơ sở và số lượng giấy chứng nhận an toàn Biểu đồ 2 thực phẩm nông, lâm, thủy sản tươi sống tiêu 48 thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh Loại Giấy chứng nhận được cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, Biểu đồ 3 thủy sản tươi sống đạt chứng nhận an toàn 49 kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Số lượng cơ sở đạt chứng nhận “Chuỗi thực Biểu đồ 4 phẩm an toàn” 50 Các chương trình an toàn thực phẩm từ 2017- Biểu đồ 5 2021 53 VIII
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn: Thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không những tác động trực tiếp và lâu dài đối với sức khỏe và cuộc sống của người dân, mà còn có tác động lâu dài đến chất lượng nòi giống dân tộc. Để đáp ứng yêu cầu trên, thực phẩm phải bảo đảm an toàn, đồng thời đáp ứng những tiêu chuẩn và yêu cầu về an toàn thực phẩm (ATTP). Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu tiếp cận thực phẩm an toàn đã trở thành quyền cơ bản của mỗi cá nhân, và việc đảm bảo ATTP là trách nhiệm của Nhà nước. Đồng thời, ATTP có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng, hiệu quả của việc phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và an sinh xã hội. Vì vậy, ATTP đã trở thành một trong các chỉ tiêu cơ bản nhằm đo lường sự phát triển của một nước hoặc một vùng lãnh thổ. Trong thời gian gần đây, công tác bảo đảm ATTP tại Việt Nam đã được sự quan tâm từ cấp ủy Đảng, chính quyền và xã hội, và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhận thức về việc đảm bảo ATTP đã có những chuyển biến tích cực; việc kiểm soát ngộ độc thực phẩm đã giúp bảo vệ sức khỏe của người lao động và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, cùng với sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành chức năng và ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng được nâng cao đã đem lại nhiều tiến bộ đáng kể cho công tác đảm bảo ATTP. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước (QLNN) về ATTP vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đa số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm hoạt động phân tán, thường có quy mô nhỏ lẻ nên gây khó khăn trong việc quản lý chất lượng ATTP. Ngoài ra, còn nhiều hành vi tiêu cực trong quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Điển hình là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất và kháng sinh, các chất kích thích tăng trưởng…Việc sử dụng các hóa chất bị cấm hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, cùng với việc 1
  12. thiếu đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm, đồng thời việc sử dụng động vật bị bệnh cũng gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Hậu quả của những hành động trên là thực phẩm không đảm bảo an toàn, gây hậu quả lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng và nhiều chứng bệnh nan y, khó chữa trong cộng đồng ngày càng gia tăng. QLNN về ATTP là một nhiệm vụ rất thường xuyên và quan trọng của các cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm vụ này trở nên càng quan trọng và khó khăn hơn. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn, có chức năng là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật công nghệ cao và là điểm giao lưu và hợp tác quốc tế. Với dân số trên 10 triệu người, thành phố Hồ Chí Minh cũng là điểm trung chuyển và tiêu thụ một số lượng đáng kể về hàng hóa của cả trong nước và quốc tế. Do đó, việc QLNN về ATTP trong thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt và nỗ lực lớn từ các cơ quan quản lý để đảm bảo sự an toàn và chất lượng của thực phẩm cho người dân thành phố. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc đảm bảo ATTP nhận được sự quan tâm và chỉ đạo từ cấp lãnh đạo Trung ương đến địa phương, đã tạo ra những thay đổi tích cực. Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm từ năm 2017 hoạt động như một Sở độc lập có nhiệm vụ quản lý tất cả các vấn đề về ATTP trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, việc QLNN về ATTP tại một trung tâm lớn về sản xuất, lưu thông và tiêu thụ thực phẩm cho cả nước vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức, rào cản và hạn chế. Điều này liên quan trực tiếp đến cơ chế chính sách pháp luật, thực tiễn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm, cũng như tổ chức và hoạt động của các ngành liên quan. Do đó đảm bảo QLNN về 2
  13. ATTP là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp thực hiện của toàn thể hệ thống chính trị và nhân dân Thành phố. Vì những lí do đã trình bày, tôi đã lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh" để thực hiện nghiên cứu và viết luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn: QLNN về ATTP được nhiều nhà nghiên cứu, đề cập. Các đề tài trước đó và công trình nghiên cứu trước đã khám phá các góc nhìn khoa học đa dạng, bao gồm: - Luận văn thạc sĩ "Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8" (2017) của tác giả Nguyễn Văn Anh. Luận văn đã đánh giá thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại quận 8 cũng như hoạt động quản lý nhà nước có liên quan. [1]. - Luận văn thạc sĩ "Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh" (2014), của tác giả Trần Thị Khúc, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã phân tích những cơ sở lý luận đối với vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý nhà nước liên quan về an toàn thực phẩm. Luận văn đã trình bày khái quát thực trạng và các bất cập trong quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Dựa trên các phân tích đó, luận văn đã đề xuất nhiều giải pháp và một số khuyến nghị để tăng cường quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn thực phẩm.[24]. - Luận văn tiến sĩ "Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam" (2019) của tác giả Bùi Thị Hồng Nương, đã nghiên cứu một số phương pháp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam ngay sau khi có Pháp lệnh an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ các mô hình quản lý tại một số quốc gia trên thế giới, tác giả đề xuất vận dụng các phương pháp trên tại Việt Nam. [27]. - Đề tài "Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm" (2019) của tác giả 3
  14. Trương Thị Thu Hiền và Trần Khánh Linh, đi sâu vào nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và căn cứ trên vấn đề này, đánh giá hiện trạng đồng thời đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở thành phố Đà Nẵng. [20]. - Đề tài luận văn "Những vấn đề pháp lý cơ bản trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn và thực tiễn tại tỉnh Bình Dương” của tác giả Nguyễn Quốc Quân. Tác giả phân tích, thảo luận về những vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho cơ sở chế biến suất ăn sẵn. Tác giả cũng trình bày hệ thống pháp luật của Việt Nam về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, nghiên cứu các hoạt động thực tế trong việc triển khai quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với loại hình này tại tỉnh Bình Dương. Qua những phân tích và nghiên cứu, tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. [29]. - Luận văn của tác giả Trịnh Xuân Nhất "Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn trong thức ăn đường phố và một số yếu tố liên quan tại Thành phố Thanh Hóa vào năm 2007" (2008). Luận văn đã đánh giá và chỉ ra tình trạng ô nhiễm vi khuẩn đối với thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đã đưa ra các yếu tố tạo ra tình trạng ô nhiễm trên và đề ra một số biện pháp nhằm cải thiện các vấn đề trên. Tác giả mong muốn những kết quả nghiên cứu của mình cung cấp thông tin cơ bản cho việc cải thiện chất lượng thức ăn đường phố, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dân. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và nâng cao chất lượng thức ăn đường phố tại Thành phố Thanh Hóa. [28]. - Đề tài luận văn "Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk” (2022) của tác giả Phạm Thị Lệ Thủy. Đề tài đã phân tích và đưa ra những đánh giá về những điểm mạnh và điểm yếu 4
  15. của thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2018 đến 2020 và đề xuất 3 giải pháp chính nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk. Các đề tài trên đã đóng góp quan trọng trong việc làm rõ mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn trong QLNN về ATTP. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu hoạt động QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, tôi hy vọng đề tài “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ cung cấp những thông tin bổ sung và hoàn thiện hơn cho các kết luận nghiên cứu trước đây, nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu luận văn “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là xuất phát từ cơ sở khoa học của QLNN về ATTP; đề tài phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; nhận diện những tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hình thành cơ sở khoa học về QLNN về ATTP; - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: 5
  16. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về “QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi thời gian: 5 năm từ năm 2017 đến năm 2022. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu hình thành cơ sở lý luận, phân tích đánh giá thực tiễn, xác định nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn: 5.1. Phương pháp luận: Đề tài luận văn triển khai nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, những chính sách của Nhà nước đối với QLNN về ATTP. Trong luận văn sẽ vận dụng phương pháp luận triết học duy vật kết hợp tư duy logic biện chứng nhằm nghiên cứu những hoạt động QLNN đảm bảo an toàn thực phẩm theo mối quan hệ phổ biến. Luận văn cũng sẽ phân tích và nghiên cứu những hoạt động quản lý nhà nước nhằm bảo đảm ATTP theo mối liên kết có tính chất thống nhất của những mặt hoạt động QLNN. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng sự kết hợp của một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Đối với luận văn, sẽ áp dụng những phương pháp thu thập, xử lí dữ liệu và phân tích khi nghiên cứu những văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, luật pháp, chính sách của Nhà nước, tài liệu, sách giáo khoa, luận văn, bài báo có liên quan. Mục tiêu là hệ thống hóa và khái quát lý thuyết, nhằm xác lập căn cứ thực tế của pháp luật để bảo đảm ATTP (Chương 1). 6
  17. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đề tài sử dụng phương pháp này để tiếp cận hệ thống QLNN về ATTP tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phân tích, đánh giá thực trạng (Chương 2) và đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp thu thập dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu bằng việc xây dựng bảng hỏi. Luận văn tập trung vào 3 đối tượng chủ yếu đó là: + Thứ nhất: Công chức, viên chức phụ trách ATTP của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Y tế Quận 8, Ủy ban nhân dân Phường 7 Quận 8 (50 người). + Thứ hai: Chủ các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm (100 người) + Thứ ba: người tiêu dùng trên địa bàn thành phố (200 người). - Phương pháp khác: Ngoài những phương pháp trên, luận văn còn kết hợp các phương pháp khác như phân tích, thống kê, so sánh đồng thời sử dụng các công cụ như biểu đồ, bảng biểu... Mục đích của việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên nhằm mang lại cái nhìn tổng quát và chính xác hơn về các kết quả nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã khái quát hóa cơ sở khoa học về ATTP, tổng hợp được các nghiên cứu đã có về QLNN về ATTP, tổng hợp các vấn đề lý luận của các nhà nghiên cứu trước liên quan đến QLNN về ATTP. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Luận văn có thể được sử dụng như một nguồn tư liệu tham khảo cho các cơ quan QLNN về ATTP tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cung cấp hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của các cơ 7
  18. sở đào tạo chuyên ngành liên quan đến hành chính, quản lý công, QLNN và ATTP. - Thông qua việc áp dụng các giải pháp của luận văn, hoạt động QLNN về ATTP sẽ được cải thiện hiệu quả, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Nội dung và kết cấu của luận văn: Cấu trúc của luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương sau: - Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. - Chương 2: Thực trạng an toàn thực phẩm và quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Quan điểm của Đảng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 8
  19. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 1.1.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về ATTP là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước (chủ yếu là các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp), mang tính quyền lực nhà nước; là hoạt động của cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện ban hành các VBQPPL, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp, các chế tài xử lý để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên lĩnh vực ATTP nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người, bảo đảm sức khỏe cho nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội về sức khỏe con người. 1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Một khía cạnh quan trọng của QLNN về ATTP là sự phối hợp giữa các ngành liên quan. Quá trình từ việc sản xuất thực phẩm cho đến khi nó được phân phối cho người tiêu dùng đã trải qua nhiều giai đoạn phức tạp như nuôi trồng, khai thác, sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển. Để bảo đảm ATTP, sự liên kết của các ngành trong QLNN về ATTP là cần thiết. Tại Việt Nam, QLNN về ATTP được quản lý thông qua sự phối kết hợp giữa ba ngành y tế, nông nghiệp và công thương. Bên cạnh đó, QLNN về ATTP còn có sự tham gia phối hợp của nhiều ngành và lĩnh vực khác như công an, thông tin - truyền thông và tài chính. Sự liên kết giữa các ngành là điều không thể thiếu trong QLNN về ATTP trong bối cảnh hiện tại. QLNN về ATTP ở Việt Nam hiện nay đối mặt với nhiều khó khăn. Xuất phát từ cơ cấu nền kinh tế cũ, sản xuất dựa theo thói quen, tập tục cũ, việc sản 9
  20. xuất lương thực và thực phẩm ở Việt Nam chủ yếu chỉ tiến hành dưới qui mô hộ gia đình, cá thể, không có tính qui hoạch đồng bộ. Hơn nữa, năng lực sản xuất còn thấp và tính chủ quan trong sản xuất đưa đến việc dùng chất và phụ gia thực phẩm không đúng, chưa theo hướng dẫn, quá liều lượng, làm ảnh hưởng tới tính mạng của người tiêu dùng. Nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển nhanh, dẫn đến sự đô thị hóa nhanh chóng tại nhiều địa phương, đồng thời tạo ra các khu công nghiệp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và khả năng đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất nuôi trồng thực phẩm. Trong thời điểm hiện tại, trình độ và năng lực của rất nhiều cán bộ và công chức QLNN về ATTP, đặc biệt là ở cấp cơ sở, chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu và đã gây ra hiệu quả quản lý chưa tốt. Những hạn chế này đã khiến cho hoạt động QLNN về ATTP trở nên phức tạp và khó khăn, yêu cầu sự nỗ lực lớn từ phía người dân và các cấp chính quyền để có thể cải thiện tình hình. QLNN về ATTP không những có ý nghĩa to lớn mà nó còn đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. QLNN về ATTP được triển khai để bảo vệ con người, giữ gìn sự ổn định và phát triển của xã hội, với con người được xem là trung tâm trọng điểm và ưu tiên số một. QLNN về ATTP được triển khai nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh, chăm lo và đảm bảo sức khỏe con người, cũng đồng thời kích thích sự phát triển kinh tế. Mục tiêu số một của QLNN về ATTP chính là bảo đảm thực phẩm không có nguy cơ đối với sức khỏe và sinh mạng con người, đi đôi với những góp phần tích cực để chăm lo và bảo đảm sức khỏe của người dân. Ngoài ra, công tác QLNN về ATTP cũng góp phần nâng cao giá trị mặt hàng thực phẩm, tạo tiền đề xây dựng một thị trường ổn định và tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng thực phẩm trên thị trường. Điều này góp phần đẩy mạnh giao lưu, hợp tác thương mại và góp phần cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta. 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2