intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

33
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ DƯƠNG TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ DƯƠNG TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGỌ VĂN NHÂN HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tôi xin chịu trách nhiệm về những cam kết của mình. Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Dương Tuấn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia, tác giả đã được các Thầy, Cô giáo của Học viện giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình giúp cho tác giả có những kiến thức chuyên ngành về hành chính Nhà nước, về quản lý Nhà nước với các ngành, lĩnh vực cũng như với các địa phương. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. NGỌ VĂN NHÂN, người đã tận tình hướng dẫn cho tác giả, cảm ơn các đồng nghiệp đã cung cấp, hỗ trợ và giúp đỡ xử lý số liệu để tác giả hoàn thành bài Luận văn của mình./. Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Dương Tuấn
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG...................................... 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng ........................................................................................ 7 1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 7 1.1.2. Các đặc điểm của quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng ............................................................................................ 17 1.2. Nguyên tắc, nội dung, phương thức quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng ở cấp Huyện ........................................ 22 1.2.1. Nguyên tắc quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng ................................................................................................... 22 1.2.2. Nội dung quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng ở cấp Huyện .............................................................................. 28 1.2.3. Phương thức quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng ở cấp Huyện .............................................................................. 32 1.3. Vai trò của quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng ................................................................................................... 36 1.3.1. Góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người bị thu hồi đất và các bên hữu quan, thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội........... 36 1.3.2. Góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ...................... 37 1.3.3. Bảo đảm quản lý, sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả theo hướng bảo đảm phát triển bền vững .............................................................................................. 39 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 41
  6. Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................................. 42 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, tình hình Kinh tế - Xã hội, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng của huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội ........................................................... 42 2.1.1. Vị trí địa lý, vai trò của huyện Đông Anh ................................................. 42 2.1.2. Tình hình Kinh tế - Xã hội của huyện Đông Anh ..................................... 43 2.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng của huyện Đông Anh .............................................. 46 2.2. Những kết quả đạt được trong thực hiện quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2015 - 2019; nguyên nhân .......................................................................... 49 2.2.1. Những kết quả đạt được ............................................................................ 49 2.2.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được ................................................ 59 2.3. Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2015 - 2019; nguyên nhân ................................................................................... 61 2.3.1. Những hạn chế, bất cập ............................................................................. 61 2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế ........................................... 66 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 69 Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................................... 71 3.1. Quan điểm bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội .......................................................................................................... 71
  7. 3.1.1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật về đất đai, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng ................................................................................. 71 3.1.2. Đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo, điều hành sâu sát của các cấp chính quyền địa phương .................................................................. 73 3.1.3. Công tác tuyên truyền, vận động, công tác tư tưởng cho nhân dân .......... 74 3.1.4. Thu hút sự tham gia chủ động, tích cực của tất cả các cơ quan, ban, ngành, tổ chức Chính trị - Xã hội trên địa bàn Huyện .................................................... 75 3.1.5. Thực hiện gắn kết chặt chẽ với thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội trên địa bàn Huyện ............................................................................................................................. 76 3.1.6. Cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ................................................................................ 77 3.2. Các giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội .......................................................................................................... 78 3.2.1. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng ........................................................ 78 3.2.2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng ............................. 80 3.2.3. Thu hút sự tham gia chủ động, tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Chính trị - Xã hội trên địa bàn huyện.................................................................. 93 3.2.4. Làm tốt công tác tư tưởng, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân ............................................................................ 97 Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 103 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 106
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Đông Anh là huyện ngoại thành Hà Nội, án ngữ cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa - một trong những cái nôi của nền văn minh sông Hồng. Trải qua hơn một nửa thế kỷ trở thành đơn vị hành chính cấp Huyện và gắn bó máu thịt với sự phát triển của Thủ đô, huyện Đông Anh luôn tự hào với những thành tựu phát triển Kinh tế - Xã hội. Cùng với cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, huyện Đông Anh đang ra sức tập trung phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tiếp tục vun đắp, chung tay xây dựng Thủ đô giàu mạnh, văn minh, hiện đại. Trong những năm qua, huyện Đông Anh đã triển khai giải phóng mặt bằng nhiều dự án của Trung ương, của thành phố Hà Nội, của huyện Đông Anh và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hạ tầng khung để phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại trên địa bàn Huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được, cùng với quá trình đô thị hoá phát triển nhanh chóng, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, như quy trình, thủ tục thu hồi đất, bồi thường thiếu chặt chẽ, nhiều vướng mắc còn tồn đọng dai dẳng, không được giải quyết dứt điểm nên đã gây khó khăn, cản trở lớn cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng, việc giải phóng mặt bằng một số dự án trọng điểm còn chậm; còn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng; nhiều vụ việc có tính chất phức tạp; vẫn còn xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài liên quan đến công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng; việc sử dụng đất của một số tổ chức và doanh nghiệp, của hộ gia đình và cá nhân còn lãng phí, chưa thực sự hiệu quả;... Trong khi đó, huyện Đông Anh là một trong những huyện có diện tích đất đai lớn của thành phố Hà Nội. Trên địa bàn huyện 1
  9. đang có nhiều khu công nghiệp, nhiều dự án lớn, trọng điểm Quốc gia đã và đang được triển khai thực hiện. Trong những năm tới nhu cầu, yêu cầu giải phóng mặt bằng sẽ được Trung ương cũng như chính quyền Thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt. Các cơ quan chức năng thuộc huyện Đông Anh cần phải nỗ lực cao độ hơn nữa, cần có những giải pháp khoa học, khả thi thì mới có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh. Tình hình trên đây cho thấy việc nghiên cứu một cách hệ thống về mặt cơ sở lý luận, đánh giá đúng đắn những kết quả đạt được, chỉ ra các mặt hạn chế, yếu kém, làm rõ nguyên nhân để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khoa học, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Đó là lý do học viên chọn chủ đề “Quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công, mã số: 8 34 04 03. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, bao gồm sách chuyên khảo, bài báo khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã đề cập, bàn luận về chính sách, pháp luật về đất đai, về thu hồi đất. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng nói chung hoặc gắn với một địa phương cụ thể nói riêng. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu cho thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu bàn luận các vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật về đất đai, về thu hồi đất, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng nói chung. Một số công trình đề cập đến vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tại một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Các công trình kể trên hầu hết tiếp cận vấn đề thu hồi đất, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng từ góc độ Kinh tế học, Luật học, Xã hội học.v.v. Kết quả nghiên cứu từ các 2
  10. công trình đó có ý nghĩa rất quan trọng, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với học viên khi luận bàn về các vấn đề có liên quan. Kết quả nghiên cứu từ các công trình này là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với học viên khi đánh giá, luận giải các vấn đề có liên quan tới nội dung của đề tài luận văn “Quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”. Sự tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập, luận bàn một cách đa dạng, đa chiều xung quanh chủ đề chính sách, pháp luật về đất đai, về thu hồi đất, quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng. Các công trình nghiên cứu chủ yếu thuộc các chuyên ngành Kinh tế học, Luật học, Quản lý xã hội, Chính sách công... Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội từ chuyên ngành Quản lý công. Chính vì vậy, học viên chọn thực hiện đề tài “Quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, làm rõ nguyên nhân để từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề hiện thực hóa mục đích nghiên cứu, đề tài triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 3
  11. Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng. Thứ hai, đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được, các hạn chế, bất cập trong thực hiện quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; làm rõ nguyên nhân dẫn đến những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Thứ ba, đề xuất, luận giải tính khả thi của một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn theo không gian và thời gian: - Theo không gian: Đề tài giới hạn việc nghiên cứu quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng chỉ tại địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội - Theo thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp luận: Đề tài được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, quản lý Nhà nước nói chung, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 4
  12. Việt Nam về đất đai, về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng, quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp quy nạp và diễn dịch; phương pháp lịch sử và lôgíc; phương pháp phân tích các nguồn thông tin, tư liệu, tài liệu có sẵn; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Về mặt lý luận: Đề tài góp phần khái quát hóa, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp luật về quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng; đánh giá được thực trạng quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó; đồng thời đề xuất, luận giải được một số giải pháp khoa học, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 6.2. Về mặt thực tiễn: Với những kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học trong quá trình học tập, nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan hữu quan huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng tại địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết. 5
  13. Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng. Chương 2. Thực trạng quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 6
  14. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng 1.1.1. Các khái niệm cơ bản Trong nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học quản lý Nhà nước nói riêng, việc luận bàn, xây dựng các khái niệm là yếu tố có tính tiên quyết nhằm tạo lập công cụ nhận thức, lấy đó làm cơ sở lý luận cho việc triển khai các hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai và các nội dung liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật, việc xác định khái niệm và nội hàm khái niệm là những yếu tố nền tảng, then chốt để bảo đảm các quy định của pháp luật được hiểu và vận dụng thống nhất; tránh được sự suy diễn chủ quan, tùy tiện. 1.1.1.1. Khái niệm giải phóng mặt bằng Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số14/2012/TT-BTNMT về “Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất” do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đất đai được hiểu như sau: “Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, Kinh tế - Xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người”. Trong Luật Đất đai trước đây cũng như Luật Đất đai năm 2013 hiện hành đều không đưa ra định nghĩa trực tiếp thế nào là giải phóng mặt bằng mặc dù có sử dụng thuật ngữ này (Điều 29, 39, 40, 41, 122 Luật Đất đai năm 2003; Điều 68, 69, 70, 71 Luật Đất đai năm 2013) [44]. Có thể nói, giải phóng mặt bằng là một quá trình “làm sạch” mặt bằng thông qua việc thực hiện di dời các công 7
  15. trình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và một bộ phận dân cư trên một diện tích đất nhất định nhằm thực hiện quy hoạch, cải tạo hoặc xây dựng công trình mới. Trên thực tế, khái niệm “giải phóng mặt bằng” được dùng phổ biến hiện nay là khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục tiêu phát triển kinh tế. Từ sự phân tích, luận bàn trên đây, có thể đưa ra định nghĩa khái niệm giải phóng mặt bằng như sau: Giải phóng mặt bằng là quá trình “làm sạch” mặt bằng thông qua việc áp dụng các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thu hồi đất, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các hoạt động liên quan đến di dời nhà ở, cây cối, hoa màu, các công trình, vật kiến trúc và một bộ phận dân cư trên một diện tích đất nhất định đi nơi khác; tạo ra quỹ đất sạch cho việc cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển Kinh tế - Xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. 1.1.1.2. Khái niệm bồi thường khi giải phóng mặt bằng Khái niệm “bồi thường” được Nhà nước ta sử dụng trong Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013. Theo khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất”. Khái niệm nêu trên “chỉ xác định bồi thường về đất, trong khi đó việc thu hồi đất không chỉ gây thiệt hại về đất, mà còn là những thiệt hại liên quan đến quyền sử dụng đất, công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi trên đất, thậm chí là thiệt hại về sức khỏe do áp lực căng thẳng, lo âu của người sử dụng đất” [xem: 19]. Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 đưa ra định nghĩa: “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất” [44]. Về bản chất, khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai 2003 không khác so với khoản 12, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 và chưa xác định được hết những thiệt hại khác mà quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng có thể gây ra cho các chủ thể sử dụng đất. Từ thực tế đó, để 8
  16. bảo đảm tính công bằng, bình đẳng giữa thiệt hại và bồi thường thiệt hại trong quá trình giải phóng mặt bằng cần lưu ý tới các điểm sau: Thứ nhất, phải xác định rõ ràng, cụ thể thiệt hại: Trên thực tế, ngoài thiệt hại về đất thì không phải thiệt hại nào cũng là “tài sản gắn liền với đất”. Chẳng hạn, các loại vật nuôi dưới nước chưa đến kỳ thu hoạch nhưng bị chịu thiệt hại do phải thu hoạch sớm thì chưa hẳn là “tài sản gắn liền với đất”. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, ngoài những thiệt hại về quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thì còn có những thiệt hại khác mà người sử dụng đất cần phải được bồi thường. Như thiệt hại về nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu, thiệt hại về cây trồng, vật nuôi do bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc thực hiện dự án (do lấp sông làm cạn kiệt mạch nước ngầm...), thiệt hại do chi phí đã đầu tư vào việc san lấp mặt bằng, thiệt hại do mất địa thế kinh doanh. Đó là chưa kể đến các thiệt hại về tinh thần, như lo âu, căng thẳng và các thiệt hại về sức khỏe gây ra trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, như khói bụi, tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường sống. Theo lẽ công bằng thì tất cả những thiệt hại này đều phải được bồi thường tương xứng. Thứ hai, xác định đầy đủ các chủ thể liên đới chịu thiệt hại: Trong quá trình giải phóng mặt bằng, thiệt hại có thể xảy ra với một trong các chủ thể như sau: (i) chủ thể có đất bị thu hồi; (ii) chủ thể đang trực tiếp sử dụng đất, như đang thuê đất; (iii) các chủ thể lân cận do ảnh hưởng về cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, như chủ thể có thửa đất tiếp giáp với thửa đất bị thu hồi, việc sử dụng lối đi chung; cơ sở hạ tầng xã hội, như di dời trường học, bệnh viện hoặc vấn đề môi trường, như ngăn dòng chảy một con sông mà từ trước đến nay cộng đồng vẫn sử dụng nguồn nước chung... Nếu theo khái niệm nêu tại khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì chỉ có chủ thể có đất bị thu hồi mới được Nhà nước bồi thường khi giải phóng mặt bằng. Như vậy là chưa đầy đủ, chưa bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhóm chủ thể khác có khả năng phải gánh chịu thiệt hại trong quá trình giải phóng mặt bằng [xem: 19]. 9
  17. Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa khái niệm bồi thường khi giải phóng mặt bằng như sau: Bồi thường khi giải phóng mặt bằng là việc Nhà nước trả lại cho người có đất bị thu hồi, giải phóng mặt bằng và các chủ thể khác bị liên đới thiệt hại trong quá trình giải phóng mặt bằng những thiệt hại về quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu, sử dụng đối với công trình, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và những thiệt hại khác do việc giải phóng mặt bằng gây ra. 1.1.1.3. Khái niệm hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng Trong Tiếng Việt, thuật ngữ “hỗ trợ” là một động từ, thường được dùng với ý nghĩa góp thêm vào, giúp đỡ ai đó làm một việc, khắc phục một hậu quả, hệ lụy hay thiệt hại nào đó. Trong hoạt động hỗ trợ, chủ thể hỗ trợ thường ở tâm thế chủ động, sẵn sàng đóng góp tiền của, giúp đỡ một cách tự nguyện; còn đối tượng tiếp nhận hỗ trợ thường là những người nhất thời lâm vào điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ từ phia người khác (Nhà nước, cộng đồng, cá nhân) để khắc phục, giải quyết khó khăn trước mắt. Theo ý nghĩa nêu trên, đối với việc Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất, thực hiện việc giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển Kinh tế - Xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì Nhà nước là bên chủ động trợ giúp, giúp đỡ; còn người có đất bị thu hồi là bên tiếp nhận sự trợ giúp. “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển” [44]. Pháp luật về đất đai không đưa ra khái niệm tái định cư mặc dù có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về tái định cư. Có thể khái quát rằng, tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới cho người bị thu hồi đất, giải phóng mặt bằng mà không còn chỗ ở nào khác trong phạm vi cấp xã nơi có đất bị thu hồi và phải di chuyển chỗ ở. Hình thức tái định cư bao gồm: bằng nhà ở, bằng đất ở hoặc bằng tiền… Từ phương diện pháp lý, tái định cư là khái niệm dùng để chỉ các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước cũng như việc hiện thực 10
  18. hóa chúng trên thực tế nhằm tạo dựng nơi ở mới, ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất, mất tài sản và nguồn thu nhập từ nhà đất bị thu hồi, giải phóng mặt bằng… Theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013, các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng bao gồm: “a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở; d) Hỗ trợ khác” [44]. Như vậy, vấn đề hỗ trợ, tái định cư xuất hiện khi đất ở của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi, giải phóng mặt bằng và bắt buộc phải chuyển đi nơi khác. Qúa trình Nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, người mất đất ở chưa ổn định về nơi ở, việc làm, đời sống và sinh hoạt nên Nhà nước sẽ hỗ trợ, tái định cư để ổn định nơi ở, việc làm và đời sống, sinh hoạt cho người dân. Hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng là một hình thức hỗ trợ, giúp đỡ một phần cho giai đoạn đầu khi người bị thu hồi đất ở, giải phóng mặt bằng phải di chuyển nơi ở, chuyển đổi công việc đang có hoặc đang bị biến động quá trình sinh sống và làm việc của gia đình do bị Nhà nước thu hồi đất ở, giải phóng mặt bằng. Tái định cư khi giải phóng mặt bằng chỉ áp dụng với những hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở và phải chuyển đi nơi khác để sinh sống. 1.1.1.4. Khái niệm quản lý Nhà nước Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước là toàn bộ hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy Nhà nước, là sự tác động bằng pháp luật của các chủ thể có quyền lực Nhà nước lên các đối tượng chịu sự quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của Nhà nước. Chủ thể của hoạt động quản lý Nhà nước gồm cơ quan Nhà nước, cá nhân được ủy quyền thực hiện hoạt 11
  19. động quản lý Nhà nước. Hoạt động quản lý được thực hiện trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối với hoạt động quản lý Nhà nước. Theo cách hiểu trên, quản lý Nhà nước là hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Quản lý Nhà nước có các đặc điểm sau đây: - Chủ thể của hoạt động quản lý Nhà nước là các cơ quan Nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức thuộc bộ máy Nhà nước được trao quyền lực công để thực thi chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước, gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. - Đối tượng của quản lý Nhà nước là tất cả những cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. - Mục tiêu của quản lý Nhà nước là phục vụ doanh nghiệp, người dân; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội, sự ổn định và phát triển bền vững trong xã hội. - Quản lý Nhà nước là hoạt động có tính toàn diện, bao quát trên tất cả các mặt, phương diện, lĩnh vực của đời sống xã hội, gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao... Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước chủ yếu là quá trình hoạt động tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành vi, hoạt động của con người dựa trên cơ sở những nguyên tắc, quy định của pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính Nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Quản lý Nhà nước theo nghĩa hẹp đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính Nhà nước với các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước. Tính quyền lực Nhà nước là đặc điểm cơ bản nhất để thông qua đó 12
  20. phân biệt được hoạt động quản lý hành chính Nhà nước với hoạt động quản lý mang tính xã hội khác. Quyền lực Nhà nước trong quản lý hành chính Nhà nước trước hết thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí Nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành chính Nhà nước. Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quản lý hành chính Nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối với cấp dưới để đảm bảo sự thống nhất, hệ thống của bộ máy hành chính Nhà nước. Thứ hai, quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp. Theo quy định của pháp luật, chủ thể quản lý hành chính Nhà nước Việt Nam bao gồm: cơ quan hành chính Nhà nước và công chức của những cơ quan này; thủ trưởng của cơ quan Nhà nước; các công chức Nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước ủy quyền quản lý hành chính đối với một số loại công việc nhất định. Như vậy, đối tượng của quản lý hành chính Nhà nước là các quan hệ xã hội phát sinh trên mọi lĩnh vực, thuộc đời sống dân cư, đời sống pháp luật và trong nội bộ của các cơ quan Nhà nước. Thông qua đó, có thể xác định khách thể mà hoạt động quản lý hành chính Nhà nước hướng đến là trật tự quản lý Nhà nước trên lĩnh vực hành pháp. Thứ ba, quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ. Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy các cơ quan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất chặt chẽ từ 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2