Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là đưa ra các giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng. Mời các bạn cùng tham khảo luận văn!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------/------ ---/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG ĐỨC TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TẠI CỤC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, BỘ XÂY DỰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------/------ ----/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG ĐỨC TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TẠI CỤC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, BỘ XÂY DỰNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lương Thanh Cường HÀ NỘI - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Đức Trung
- LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Lương Thanh Cường về đề tài luận văn: "Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng". Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo trong trường. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu tại Học viện. Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Lương Thanh Cường đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự bản thân không thể tự nhận thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn, công trình nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Đức Trung
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG 9 1.1. Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 9 1.1.1. Khái niệm chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 9 1.1.2. Ý nghĩa của cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 12 1.2. Cấu thành quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng 15 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 15 1.2.2. Các nguyên tắc của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 21 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng 24 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng 28 1.3.1. Sự phát triển của thị trường xây dựng 28 1.3.2. Năng lực quản lý của Nhà nước 30 1.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng 31 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG TẠI CỤC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, BỘ XÂY DỰNG 34 2.1. Nội dung thể chế về quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 34 2.1.1. Nội dung quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng 34
- 2.1.2. Nội dung quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng 35 2.1.3. Nội dung quy định về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 43 2.2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng 45 2.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng 45 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng 51 2.2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng 66 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG TẠI CỤC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, BỘ XÂY DỰNG 75 3.1. Yêu cầu của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 75 3.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng 78 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng 84 3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Cục Quản lý hoạt động xây dựng 84 3.3.2. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng 86
- 3.3.3. Cải tiến phong cách, lề lối làm việc và sự phối kết hợp giữa Cục Quản lý hoạt động xây dựng với các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng 88 3.3.4. Tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xây dựng nói chung và pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nói riêng 89 3.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng 90 3.3.6. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng 91 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Số liệu cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng tổ chức, cá nhân 55 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 2.1 Số lượng chứng chỉ hành nghề hạng I được cấp cho mỗi 52 lĩnh vực (tính đến ngày 31/12/2017) 2.2 Số lượng chứng chỉ năng lực tổ chức được cấp cho mỗi 53 lĩnh vực (tính đến ngày 31/12/2017) 2.3 Tình hình cấp phép xây dựng cho các công trình 60 trong năm 2015-2016 2.4 Số lượng chứng chỉ hành nghề hạng II và III được cấp 61 trong năm 2016
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là một nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về xây dựng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Thực tế trong những năm vừa qua, việc xét cấp chứng chỉ hành nghề cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bộc lộ nhiều hạn chế, tiêu cực như chưa kiểm soát được việc sử dụng chứng chỉ hành nghề giả, còn tồn tại tình trạng mua - bán giấy chứng nhận kinh nghiệm nghề nghiệp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ, sử dụng sai mục đích chứng chỉ hành nghề,... Những việc làm này ảnh hưởng rất tai hại đến thị trường xây dựng, đến chất lượng công trình xây dựng và khi có sự cố xảy ra đã gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; đồng thời chưa tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng; gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, của xã hội v.v... Điều này tạo ra sự lộn xộn, thiếu kỷ cương trong hoạt động xây dựng và làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng và đưa công tác này từng bước đi vào nề nếp; Luật xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành; trong đó quy định rõ chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp theo các hạng và mỗi cá nhân, tổ chức được cấp chứng chỉ hành nghề phải có những điều kiện nhất định về bằng cấp, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hành nghề, nơi cư trú, trụ sở cơ quan hoạt động... Đây là một trong những điểm mới so với Luật xây dựng năm 2003 trong việc công khai minh bạch đối với công tác cấp phát chứng chỉ hành nghề, tránh trường hợp sử dụng chứng chỉ không đúng mục đích. Hiện nay, Luật xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành (trong đó có các quy định về quản lý
- 2 nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng) đang được các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện. Việc tìm hiểu những quy định mới về vấn đề này của Luật xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành là cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực thi. Cục Quản lý hoạt động xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng được thành lập nhằm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Do mới thành lập và đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn nên việc quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng không tránh khỏi những bỡ ngỡ, hạn chế, khiếm khuyết - cho dù đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước của Cục đã hết sức cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hạn chế này khiến hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng chưa được như mong muốn của xã hội nói chung và của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng nói riêng. Muốn tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây thì không thể không nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện thực trạng của lĩnh vực quản lý này đặt trong bối cảnh Luật xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định sửa đổi, bổ sung về quản lý nhà nước đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Với những lý do chủ yếu trên đây cùng những kiến thức đã được trang bị, tích lũy trong chương trình học cao học chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia, học viên lựa chọn đề tài: "Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng" làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quản lý nhà nước, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành là một nội dung cơ bản và không thể thiếu được nhằm
- 3 xác nhận về mặt pháp lý năng lực, trình độ chuyên môn của tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà quản lý, các nhà khoa học trong lĩnh vực xây dựng. Thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học về vấn đề này được công bố mà tiêu biểu phải kể đến một số công trình cụ thể như: i) Mai Thị Thơm (2013), Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" về cấp phép xây dựng (từ thực tiễn quận Hoàng Kiếm - Hà Nội), Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội; ii) Ngọc Mai (2016), Quy định mới về chứng chỉ hành nghề lĩnh vực xây dựng, www.tienphong.vn, ngày 08/8/2016; iii) Đoan Trang (2016), Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân nước ngoài, https://baomoi.com, ngày 22/11/2016; iv) Đ. Liên (2015), Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng, plo.vn ngày 23/6/2016; v) Cẩm Tú (2016), Khó khăn trong xin chứng chỉ hành nghề vì chưa có thông tư hướng dẫn, vienxaydung.edu.vn, ngày 07/4/2016; vi) Vân Anh (2017), Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhà nước về xây dựng, www.baoxaydung.com.vn, ngày 11/7/2017; vii) Thanh Nga (2017), Quản lý trực tuyến năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân: Chuyên nghiệp và minh bạch, www.baoxaydung.com.vn, ngày 10/01/2017; viii) Vũ Xuân Tiền (2009), Cần hiểu đúng về chứng chỉ hành nghề, www.thesaigontimes.vn, ngày 04/9/2009; ix) Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng (2016), Quản lý mã số chứng chỉ hành nghề và tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, www.moc.gov.vn, ngày 15/12/2016; x) Tuyết Hạnh (2017), 6 lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình, nguồn Báo mới.com, ngày 15/4/2017, 10:47GMT+7; xi) Tăng cường quản lý công tác cấp chứng chỉ hành nghề, hoạt động xây dựng, thứ ba, ngày 11/7/2017, nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Xây dựng tỉnh Nam Định; xii) Thành Nam
- 4 (2016), Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng: Đã có Thông tư hướng dẫn!, nguồn: Báo điện tử Xây dựng của Bộ Xây dựng, ngày 03/10/2016 v.v... Các công trình nghiên cứu trên đây đã giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như đánh giá thực trạng và chỉ ra hạn chế, tồn tại trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực này; phân tích những nội dung mới của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng v.v... Tuy nhiên, nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện trên phương diện lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; đồng thời, phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng đặt trong mối quan hệ tham chiếu với Luật xây dựng năm 2014 thì dường như vẫn còn thiếu một công trình như vậy ở bậc thạc sĩ. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình khoa học có liên quan đã công bố, luận văn đi sâu nghiên cứu quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng và thực tiễn thực hiện tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là đưa ra các giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Tập hợp, hệ thống hóa hệ thống cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thông qua việc phân tích
- 5 khái niệm, đặc điểm của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; ý nghĩa và nguyên tắc của việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; phân tích khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; yêu cầu của quản lý nhà nước đối với công tác cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; các yếu tố bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng v.v... - Phân tích nội dung quản lý nhà nước đối với công tác cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. - Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng để chỉ ra những kết quả, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém. - Đề xuất định hướng, giải pháp bảo đảm hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực này tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Với tên đề tài là quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng, luận văn xác định đối tượng nghiên cụ thể như sau: - Các quy định của Luật xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về công tác cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng. - Thực tiễn tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các vấn đề cụ thể sau đây: - Giới hạn phạm vi nghiên cứu về nội dung: Quản lý nhà nước về công tác cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có phạm vi nghiên cứu rộng
- 6 liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội... Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc tìm hiểu, đánh giá nội dung các quy định liên quan trực tiếp đến quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực hoạt động xây dựng. - Giới hạn phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng. - Giới hạn phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong 5 năm trở lại đây. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài; trong quá trình nghiên cứu, luận văn dựa trên phương pháp luận nghiên cứu cơ bản sau đây: i) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. ii) Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử… được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng ở nước ta. - Phương pháp bình luận, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh … được sử dụng tại Chương 2 khi nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng. - Phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp… được sử dụng tại Chương 3 khi nghiên cứu giải pháp bảo đảm hiệu quả thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng.
- 7 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn được hoàn thành sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên các khía cạnh cơ bản sau đây: - Về lý luận. Luận văn hệ thống hóa, phân tích và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng ở nước ta thông qua việc luận giải: i) Cơ sở lý luận về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gồm phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; các nguyên tắc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; các yêu cầu của việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng v.v... ii) Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bao gồm phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa; nguyên tắc và yêu cầu của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; các yếu tố đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng… - Về thực tiễn. Luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng. Đây là những gợi mở có giá trị đối với Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng. Với những đóng góp này, luận văn không chỉ là tài liệu tham khảo bổ ích cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng ở nước ta nói chung và các cán bộ công tác tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng nói riêng mà còn là nguồn học liệu chuyên khảo có giá trị phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu về lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
- 8 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Lý luận quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng. Chương 3. Phương hướng và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng.
- 9 Chương 1 LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG 1.1. Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 1.1.1. Khái niệm chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 1.1.1.1. Khái niệm về chứng chỉ hành nghề Khái niệm "chứng chỉ hành nghề" được sử dụng phổ biến trong xã hội nói chung và trong các văn bản quy phạm pháp luật nói riêng, ví dụ: chứng chỉ hành nghề y, chứng chỉ hành nghề luật sư, chứng chỉ hành nghề kiểm toán, chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản v.v... Vậy chứng chỉ hành nghề là gì? Đi sâu tìm hiểu về chứng chỉ hành nghề cho thấy trong xã hội có những ngành, nghề muốn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải có chứng chỉ hành nghề; ngược lại, có những ngành, nghề kinh doanh không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề. Có những quan niệm khác nhau về chứng chỉ hành nghề. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: "Chứng chỉ: Giấy chứng nhận về trình độ đã đạt được ở từng môn sau một kỳ thi" [31, tr. 178]. Theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) biên soạn năm 2006: Chứng chỉ hành nghề: Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành, nghề nhất định nào đó. Tùy thuộc tính chất của ngành nghề và nhu cầu quản lý, Nhà nước xác định cụ thể những ngành nghề mà người hoạt động trong ngành, nghề ấy phải có chứng chỉ hành nghề. Thông thường những ngành, nghề kinh doanh cần có chứng chỉ hành nghề là
- 10 những ngành, nghề mà việc tiến hành hoạt động kinh doanh trong các ngành, nghề ấy có liên quan mật thiết đến lợi ích công cộng. Hiện nay, ở Việt Nam, các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề bao gồm: dịch vụ pháp lý, dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y; dịch vụ thiết kế công trình; dịch vụ kiểm toán; dịch vụ môi giới chứng khoán; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật; dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải; mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề; đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần thì một trong những người quản lý, điều hành doanh nghiệp phải có chứng chỉ đó. Đối với công ty hợp danh, tất cả thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề. Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề. Người có chứng chỉ hành nghề chỉ được đăng ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của một cơ sở kinh doanh và chịu trách nhiệm về việc tuân thủ đúng các quy định về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh của cơ sở đó [30, tr. 164]. Như vậy, chứng chỉ hành nghề có một số đặc điểm cơ bản sau đây: Một là, chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân. Có nghĩa là chứng chỉ hành nghề được cấp cho cá nhân mà không cấp cho tổ chức, hộ gia đình. Hai là, giá trị pháp lý của chứng chỉ hành nghề là văn bản cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành, nghề nhất định nào đó. Điều này có nghĩa là chứng chỉ hành nghề không phải là một "giấy chứng nhận" về
- 11 trình độ chuyên môn của người hành nghề. Bởi lẽ, chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp cho những người đã qua đào tạo ở các cơ sở đào tạo quốc gia (trường trung cấp, cao đẳng, dạy nghề, đại học, sau đại học) và cả những người đã hành nghề lâu năm, không có vi phạm pháp luật. Do đó, bằng tốt nghiệp của các cơ sở đào tạo (trừ trường hợp bằng giả và bằng thật nhưng học giả) và quá trình công tác mới là chứng chỉ xác nhận trình độ chuyên môn của người hành nghề. Chứng chỉ hành nghề chỉ là một trong những công cụ để quản lý, giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề [26]. Ba là, chứng chỉ hành nghề cũng là công cụ để người hành nghề phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những thông tin mới về tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành nghề của mình. Một người đã qua đào tạo và được cấp bằng, sau thời gian thử việc phải đến hội nghề nghiệp xin gia nhập hội và được hội cấp chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề đó là một trong những điều kiện không thể thiếu để các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ký hợp đồng lao động chính thức. Bốn là, chứng chỉ hành nghề thường có thời hạn ngắn từ 1-3 năm tùy theo thâm niên của người hành nghề. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp và hàng năm phải tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực hành nghề. Nếu vi phạm một trong những quy định đó có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc không được cấp lại và sẽ không được tiếp tục hành nghề. 1.1.1.2. Quan niệm về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Thuật ngữ "chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng" được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật chuyên ngành về xây dựng ở nước ta. Luật xây dựng năm 2014 đưa ra giải thích về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau: "Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy
- 12 định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề" [23, Khoản 1 Điều 149]. Bên cạnh các đặc điểm chung của chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng còn có một số đặc điểm đặc thù chủ yếu sau đây: Một là, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Hai là, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được phân cấp thẩm quyền cấp theo các hạng; cụ thể: đối với cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng từ 07 năm trở lên thì chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng cấp (Đây được gọi là chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I). Đối với cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng từ 07 năm trở xuống thì chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do Sở Xây dựng hoặc Hiệp hội xây dựng cấp (đây được gọi là chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hạng III). Ba là, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thời hạn sử dụng trong vòng 05 năm. Hết thời hạn này, cá nhân có chứng chỉ hành nghề phải đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng làm thủ tục xin gia hạn và tham dự kỳ kiểm tra sát hạch. Ngân hàng đề kiểm tra sát hạch do Bộ Xây dựng xây dựng, quản lý và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý hoạt động xây dựng. 1.1.2. Ý nghĩa của cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Thứ nhất, về khía cạnh kinh tế. Việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mang lại hiệu quả kinh tế biểu hiện trên một số khía cạnh cụ thể sau: Một là, việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng góp phần động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc thu phí đối với cá nhân được cấp loại chứng chỉ này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn