intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về chất thải y tế, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cho cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ….…/……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ HOÀI ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG i ĐẮK LẮK - NĂM 2018
  2. Fgiariáp ii
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ….…/……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ HOÀI ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ MINH ĐẮK LẮK iii - NĂM 2018
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy; không sao chép nguyên văn của bất kỳ công trình nào của những người đi trước. Lê Hoài Anh i
  5. LỜI CẢM ƠN Sau hai năm 2016 - 2018 học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia, đến nay tác giả đã hoàn thành chương trình học tập và luận văn khoa học về đề tài “Quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, thầy giáo, cô giáo của Học viện đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu của mình. Xin cảm ơn các cơ quan Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, cán bộ thư viện của Học viện đã tạo điều kiện trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu để tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Đặng Thị Minh, là người đã đồng hành, tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình làm luận văn. Mặc dù tác giả đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả Lê Hoài Anh ii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ............................................................................................9 1.1. Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.........................................................9 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chất thải y tế................................23 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải y tế............................................27 1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chất thải y tế...............35 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở Việt Nam..................39 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK................................................................44 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..........................................................44 2.2. Thực trạng chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.................................48 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk...........................................................................................................55 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk...........................................................................................................66 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK............................................74 3.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về quản lý chất thải y tế. . .74 3.2. Định hướng, mục tiêu quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. .77 3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk...........................................................................................................81 3.4. Kiến nghị, đề xuất....................................................................................90 KẾT LUẬN.....................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................95 iii
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AAO Kỵ khí (Anaerobic ) - thiếu khí (Anoxic) - hiếu khí (Oxic ) ADB Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank) AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immuno Deficiency Syndrom) BOT Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer) BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường BYT Bộ Y tế CP Chính phủ CT Chỉ thị GEF Quỹ môi trường toàn cầu (Global Environment Facility) HIV Virus suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency virus) KH Kế hoạch KHNVY Kế hoạch nghiệp vụ Y MBR Bể lọc sinh học bằng màng (Membrance Bio Reactor) MT Môi trường MTV Một thành viên NĐ Nghị định NNMT Nông nghiệp và môi trường NQ Nghị quyết ODA Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) PPP Hợp tác công tư (Public Private Partnership) QĐ Quyết định STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường SYT Sở Y tế TB Thông báo TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Thông tư iv
  8. TTg Thủ tướng Chính phủ TTLT Thông tư liên tịch TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (United Nations Development Programme) WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) v
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Sự gia tăng chất thải y tế theo thời gian trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk...................................................................................................................50 Bảng 2.2: Nguồn vốn đầu tư cho dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.......................................................................................61 Bảng 2.3: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các bệnh viện trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 đến 2017.................................................................64 vi
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môi trường chính là nơi con người tồn tại và sinh hoạt. Bất cứ hoạt động nào của con người cũng diễn ra trong một môi trường nhất định và vì thế nó có những tác động, ảnh hưởng tới môi trường (khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy...), từ đó môi trường lại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của con người. Hiện nay, bảo vệ môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Đối với Việt Nam, việc tham gia các Công ước quốc tế về môi trường (Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới vào năm 1995; Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vào năm 2001; Công ước Minamata về thủy ngân năm 2013...) là yêu cầu quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Đảng và Nhà nước ta xác định bảo vệ môi trường là mục tiêu ưu tiên trong phát triển bền vững của quốc gia. Từ việc đánh giá thành tựu, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường, Đại hội XII của Đảng đã đề ra chỉ tiêu quan trọng về môi trường; trong đó đến năm 2020, 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế được xử lý [3, tr.273]. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hàng loạt các bệnh viện và cơ sở y tế của Nhà nước và tư nhân được đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, kéo theo đó lượng chất thải y tế ngày một nhiều lên. Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, độc hại; nếu chất thải y tế không được quản lý tốt sẽ để lại hậu quả không lường hết được đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng (gây ra các
  11. đại dịch cho cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường...). Tuy nhiên, đáng lo ngại hiện nay là công tác quản lý chất thải y tế vẫn chưa được quan tâm đúng mức; hầu hết các bệnh viện đều tiến hành thu gom, phân loại chất thải nhưng phương tiện thu gom còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đạt chuẩn, không có trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn; đối với các cơ sở khám chữa bệnh tại nhiều địa phương do Sở Y tế quản lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn y tế chưa được chú trọng; nguồn kinh phí đầu tư cho xử lý chất thải y tế rất lớn, việc đầu tư vẫn chưa được đồng bộ ở các tỉnh, thành phố; nhận thức của nhân viên làm công tác quản lý chất thải y tế chưa cao, các giải pháp về xử lý chất thải y tế chưa đồng bộ, các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải y tế hiện vẫn chưa thực sự đi vào đời sống, chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo thực hiện vấn đề này. Đắk Lắk có mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở, với hơn 500 cơ sở y tế có quy mô, mô hình khác nhau hoạt động trên địa bàn, số lượng các cơ sở y tế có xu hướng ngày càng tăng lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, kéo theo lượng chất thải y tế ngày càng nhiều. Quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được triển khai ở các bệnh viện; các ban ngành liên quan đã triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý những vụ việc vi phạm; việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế đã được các đơn vị quan tâm. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, tồn tại như: Công tác đánh giá, báo cáo về giám sát và quan trắc môi trường, hồ sơ cấp phép xả thải, đăng ký chủ nguồn thải đã triển khai thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả thiết thực; hệ thống xử lý chất thải y tế được đầu tư cơ bản ở các bệnh viện, chưa được đầu tư đối với hệ dự phòng và các trạm y tế; nhân lực vận hành trang thiết bị hầu hết không được đào tạo về chuyên môn, trang thiết bị chưa đảm bảo chất lượng, thường xuyên hỏng hoặc nhanh xuống cấp nhưng thiếu kinh
  12. phí bảo dưỡng, sửa chữa dẫn đến hiệu quả xử lý chất thải y tế chưa cao, gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Nguyên nhân căn bản của những hạn chế, tồn tại trên là do công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế chưa được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, để đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là một yêu cầu khách quan, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay; đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Cho đến nay, ở nước ta đã có khá nhiều các bài viết, tạp chí, sách, luận văn thạc sĩ... nghiên cứu về quản lý chất thải y tế, đó là: - “Nghiên cứu thực hành quản lý chất thải y tế và công nghệ xử lý tại Việt Nam” của Ngô Kim Chi - Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, năm 2012. Nghiên cứu này phân tích thực hành quản lý chất thải y tế tại Việt Nam về khía cạnh quản lý, công nghệ, sự tham gia của các bên liên quan và nguồn kinh phí nhằm giúp cải tiến các quy trình giám sát trong chuỗi các hoạt động quản lý chất thải y tế tại Việt Nam [15]. - “Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý” luận văn thạc sĩ khoa học của Nguyễn Thị Kim Dung, năm 2012. Luận văn tổng kết về công tác quản lý chất thải y tế và các quy định có liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đánh giá và phân tích thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; từ
  13. đó, tìm ra nguyên nhân các tồn tại, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế đối với các bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [21]. - “Quản lý chất thải rắn y tế ở các bệnh viện Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012” của Lê Thị Thanh Hương, Phùng Xuân Sơn, Tô Thị Liên - Trường Đại học Y tế Công cộng và Nguyễn Thị Bích Trang - Khoa Y dược - Trường Đại học Tây Nguyên đăng trên tạp chí Y học thực hành (899) - Số 12/2013. Bài báo đề cập tới những ảnh hưởng và thực trạng quản lý Chất thải y tế ở Việt Nam; đồng thời sử dụng số liệu trong nghiên cứu về chất thải được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk để đưa ra một số khuyến nghị cho công tác quản lý Chất thải y tế tại bệnh viện [25]. - “Sổ tay hướng dẫn Quản lý chất thải y tế trong Bệnh viện” do Cục Quản lý Môi trường Y tế phối hợp với Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện biên soạn năm 2014, xuất bản năm 2015. Tác giả đã dựa trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản, quy trình hướng dẫn thực hiện Luật có liên quan để khái quát một số vấn đề lý luận về chất thải y tế, ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe và môi trường, những chính sách và văn bản liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế, đưa ra các hướng dẫn cụ thể về quản lý chất thải y tế trong bệnh viện [16]. - “Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục về quản lý chất thải y tế” do Cục Quản lý Môi trường Y tế phối hợp với Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện biên soạn năm 2014, xuất bản năm 2015. Tài liệu này được biên soạn nhằm mục đích bổ sung, cập nhật và phổ cập các kiến thức, kỹ năng về quản lý chất thải y tế cho các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách quản lý chất thải y tế, nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế, cán bộ quan trắc môi trường y tế, nhân viên thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế,
  14. nhân viên y tế và giảng viên để thực hiện nhiệm vụ của mình theo các quy định của pháp luật và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến quản lý chất thải y tế một cách thống nhất và đồng bộ trong cả nước [17], [18]. - “Quản lý nhà nước về chất thải y tế từ thực tiễn tỉnh Bình Dương”, luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Văn Việt, năm 2016. Luận văn khái quát các vấn đề lý luận, pháp luật về chất thải y tế. Đánh giá và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương; từ đó, tìm ra nguyên nhân các tồn tại, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương [43]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã giải quyết được phần lớn các vấn đề về lý luận và thực tiễn, đưa ra được nhiều giải pháp trong việc giải quyết các vấn đề về quản lý chất thải y tế. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu và phân tích chủ đề quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để từ đó đề ra những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về chất thải y tế, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cho cộng đồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan trực tiếp đến quản lý nhà nước về chất thải y tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng để làm rõ những ưu điểm và hạn chế của quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó xác
  15. định và phân tích các nguyên nhân cơ bản của những hạn chế bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn nghiên cứu. - Nghiên cứu quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2011 đến nay và định hướng đến năm 2020. Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý nhà nước về chất thải y tế. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp Nhằm tìm hiểu những luận cứ từ trong lịch sử nghiên cứu mà người đi trước đã làm, không phải mất thời gian lặp lại những công việc mà người đi trước đã thực hiện. Nghiên cứu tài liệu để thu thập những thông tin: cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề nghiên cứu; kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố
  16. trên các ấn phẩm; chủ trương, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu; số liệu thống kê. Nguồn tài liệu cho nghiên cứu rất đa dạng: tạp chí, báo cáo khoa học, sách giáo khoa, tài liệu lưu trữ thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước (Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường...), số liệu thống kê từ Niên giám thống kê, thông tin đại chúng, mạng internet... Trong nghiên cứu tài liệu, thường phải làm công việc phân tích tài liệu; sau đó sẽ lựa chọn những thông tin cần thiết nhất. 5.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Từ các số liệu thu thập được, tổng hợp lại và phân tích để đưa ra số liệu thống nhất, chính xác nhất làm cơ sở đánh giá và giải quyết các vấn đề cần quan tâm. 5.2.3. Phương pháp so sánh, đánh giá Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian. 5.2.4. Phương pháp chuyên gia Trao đổi với các chuyên gia để lĩnh hội các ý kiến tư vấn của chuyên gia về các nội dung nghiên cứu của đề tài. 5.2.5. Phương pháp ước tính, dự báo Căn cứ khối lượng chất thải y tế phát sinh hiện tại, chiến lược phát triển ngành y tế tại tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 để dự báo công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế đến năm 2020. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn về mặt lý luận các khái niệm, đặc điểm, nội dung và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  17. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế. - Đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, cho các sinh viên, các học viên cao học và các nhà quản lý cũng như các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực y tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về chất thải y tế. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ 1.1. Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài 1.1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Chất thải y tế Chất thải là những vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người. Tổ chức y tế thế giới định nghĩa chất thải y tế là tất cả các loại chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, bao gồm cả các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm và các hoạt động y tế tại nhà. Trong Quy định quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế Việt Nam, chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường. Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. Chất thải y tế thông thường là những chất thải có chứa thành phần và tính chất tương tự như chất thải sinh hoạt, không chứa các chất độc hại, các tác nhân gây bệnh đối với con người và môi trường [10], [16].
  19. 1.1.1.2. Quản lý chất thải y tế Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện. - Phân định chất thải y tế: Chất thải y tế được phân định thành 03 nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm và chất thải y tế thông thường. Mỗi nhóm này bao gồm nhiều loại khác nhau để tiện cho việc phân loại và xử lý. - Phân loại chất thải y tế: Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh; từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa; khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm. Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế; vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải. - Thu gom chất thải y tế: là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế. Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế; chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế; tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế phải tuân theo quy định và phụ thuộc vào lượng chất thải lây nhiễm phát sinh ít hay nhiều. Chất thải
  20. nguy hại không lây nhiễm và chất thải y tế thông thường cũng được thu gom riêng theo từng loại. - Lưu giữ chất thải y tế: Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau: Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Cơ sở y tế không thuộc đối tượng quy định trên phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải; có biểu tượng loại chất thải lưu giữ; dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập của các loài động vật; dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải. Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý. Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng. Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm được quy định như sau: Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 2 ngày trong điều kiện bình thường. Trường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2