intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

40
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, luận văn đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường QLNN về đào tạo nghề cho thanh niên, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên, nâng cao tỷ lệ thanh niên có việc làm sau đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƢƠNG HỒNG TRƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƢƠNG HỒNG TRƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ HÀ NỘI NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những tư liệu, số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2018 Tác giả luận văn Trƣơng Hồng Trƣờng
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo, của lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp và của gia đình. Sự động viên, giúp đỡ đó là nguồn khích lệ quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Với tình cảm trân trọng nhất, tôi xin chân thành cảm ơn tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, người đã chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo Khoa Sau Đại học - Học viện Hành chính Quốc gia, cô giáo Nguyễn Thị Ngân - Chủ nhiệm lớp đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai (Phòng Dạy nghề & Việc làm, Phòng Bảo trợ xã hội, Văn phòng Sở) đã cung cấp tài liệu, số liệu, phối hợp với tôi nghiên cứu, hoàn thành đề tài luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN .......................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................7 1.1.1. Nghề và đào tạo nghề .......................................................................................7 1.1.2. Thanh niên và đào tạo nghề cho thanh niên ...................................................11 1.1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ........................................15 1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên ở địa phƣơng cấp tỉnh............................................................................................20 1.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên cấp tỉnh ..............20 1.2.2. Ban hành thể chế, chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên địa phương cấp tỉnh ...........................................................................................................21 1.2.3. Triển khai thực hiện các quy định về đào tạo nghề cho thanh niên ...............21 1.2.4. Hợp tác trong đào tạo nghề cho thanh niên ...................................................22 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên....................23 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên .....................................................................................................24 1.3.1. Các yếu tố khách quan ....................................................................................24 1.3.2. Các yếu tố chủ quan .......................................................................................27 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên ............28 1.4.1. Kinh nghiệm ở một số tỉnh trong nước ..........................................................28
  6. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai ..........................................................30 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI .................................... 34 2.1. Khái quát về tỉnh Lào Cai ...........................................................................34 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên .....................................................................................34 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai ...................................................36 2.1.3. Thuận lợi, khó khăn đối với công tác đào tạo nghề .......................................40 2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2017 ...................................................................................42 2.2.1. Tình hình thanh niên tại tỉnh Lào Cai ............................................................42 2.2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên tại tỉnh Lào Cai ..............................45 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2017 .....................................................50 2.3.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên tại tỉnh Lào Cai . 50 2.3.2. Ban hành thể chế, chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên tại tỉnh Lào Cai ... 51 2.3.3. Tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh Lào Cai .........................................................................................52 2.3.4. Về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giảng viên..........................................56 2.3.5. Về thanh tra, kiểm tra chấp hành chính sách, pháp luật đào tạo nghề cho thanh niên .......................................................................................................57 2.4. Đánh giá chung .............................................................................................58 2.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................................58 2.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ...........................59 Nguyên nhân của những hạn chế ...........................................................................60 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................62
  7. Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI....................................................................................................... 63 3.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018 – 2025 ...................63 3.1.1. Phương hướng chung: quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho thành niên .....................................................63 3.1.2. Phương hướng quản lý đào tạo nghề cho thanh niên của tỉnh ......................64 3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai ....................................................................66 3.2.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên....................66 3.2.2. Tăng cường thực thi các chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai ........................................................................67 3.2.3. Các điều kiện đảm bảo quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên tại Lào Cai ......................................................................................................71 3.2.4. Tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền quản lý đào tạo nghề cho thanh niên ở Lào Cai ......................................................................................77 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ........................................................79 3.2.6. Hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo nghề cho thanh niên tại tỉnh Lào Cai ..................................................................................................................81 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................... 82 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 85
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCH Ban chấp hành CBCC Cán bộ công chức CĐN Cao đẳng nghề CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CSDN Cơ sở dạy nghề CSSX Cơ sở sản xuất DN Dạy nghề ĐTN Đào tạo nghề GD - ĐT Giáo dục – Đào tạo KHKT Khoa học kỹ thuật KT - XH Kinh tế xã hội LĐ - TB&XH Lao động, thương binh và xã hội NNL Nguồn nhân lực QLNN Quản lý nhà nước QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước SCN Sơ cấp nghề TCN Trung cấp nghề TTDN Trung tâm dạy nghề XHCN Xã hội chủ nghĩa
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh Lào Cai ............................. 39 Bảng 2.2. Cơ cấu thanh niên trong tổng dân số ở Lào Cai .................................... 42 Bảng 2.3. Tình hình phân bố lao động thanh niên theo lĩnh vực ở tỉnh Lào Cai .......................................................................................................... 44 Bảng 2.4. Tình hình việc làm của thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 - 2017 ................................................................................... 46 Bảng 2.5. Tình hình đào tạo nghề của thanh niên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 - 2017 ..................................................................................................... 47 Bảng 2.6. Quy mô đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2017 .................................................................................. 48
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2017 .................................................. 37 Hình 2.2. Cơ cấu thanh niên theo giới tính tại tỉnh Lào Cai 2012 - 2017 ............. 43
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở nền tảng cho sự phát triển bền vững. Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo nghề có vai trò quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, thực hiện công bằng xã hội và góp phần phát triển kinh tế bền vững: Thứ nhất, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá. Yếu tố quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức là nguồn nhân lực có chất lượng cao, được giáo dục và đào tạo tốt để đáp ứng những yêu cầu phát triển của nền kinh tế hội nhập. Thứ hai, đào tạo nghề góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Trong quá trình học nghề, người lao động được trang bị các kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. ĐTN góp phần giải quyết việc làm và hỗ trợ NLĐ trong quá trình tìm kiếm việc làm một cách hiệu quả. Giải quyết việc làm chính là đòn bẩy để kích thích sự phát triển kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên hiện nay công tác đào tạo nghề cho lao động ở nước ta nói chung và cho thanh niên nói riêng chưa được coi trọng đúng mức. Công tác quản lý đào tạo nghề cho thanh niên còn nhiều hạn chế: nhiều bộ, ngành, địa phương, cán bộ và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh, có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động còn cầm chừng, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các cấp, công tác điều tra, khảo sát và dự báo
  12. 2 nhu cầu đào tạo nghề cho lao động còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, số lượng và cơ cấu nghề đào tạo vẫn mất cân đối. Điều này khiến không ít người qua đào tạo nghề không tìm được việc làm phù hợp, vừa lãng phí thời gian, vừa tốn tiền bạc.Việc đào tạo chưa theo quy hoạch phát triển kinh tế dẫn đến việc giữa chủ trương đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên vẫn còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu thực tiễn. Không ít cơ sở đào tạo nghề đang đào tạo theo kiểu “có gì dạy nấy” chưa căn cứ theo nhu cầu và hoàn cảnh của người học. Đào tạo nghề rơi vào tình cảnh thừa thiết bị, thiếu người học. Có những trung tâm đào tạo nghề cấp huyện được xây dựng khang trang, mua sắm trang thiết bị dạy học tương đối tốt ở một số nghề nhưng không tuyển được học sinh vào học. Sau khi học xong lại không có cơ hội để tìm việc làm tại địa phương vì ở đây không có nhu cầu tuyển dụng những ngành nghề mà mình đã theo. Lào Cai là một tỉnh miền núi - điểm xuất phát thấp, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề còn yếu, chi ngân sách cho đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn hạn chế, chưa có chính sách, cơ chế cụ thể trong việc tạo việc làm cho thanh niên qua đào tạo nghề. Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với những người làm công tác Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người lao động nói chung và cho đối tượng thanh niên nói riêng càng khó khăn hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề đang là vấn đề quan tâm của cả xã hội, nhằm tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Chính vì vậy trong thời gian vừa qua đã có nhiều công trình khoa học, các bài báo, luận văn, hội thảo nghiên cứu về lĩnh vực này dưới nhiều khía cạnh cả về lý luận và thực tiễn, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của các tác giả:
  13. 3 Nguyễn Minh Vịnh (2013), Hỗ trợ của Nhà nước nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề bức thiết cần giải quyết đối với lao động nông nghiệp của huyện Từ Liêm trong bối cảnh đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng để thực hiện đô thị hóa và thực trạng việc hỗ trợ việc của Nhà nước để giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trên địa bàn. Từ đó tác giả đưa ra một số khuyến nghị giải quyết tốt hơn vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa tại huyện Từ Liêm. Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước về đào tạo nghề [34]. Mạc Văn Tiến (2015), Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, bài viết đăng trên trang Tcdn. gov. vn. Bài viết đã đã phân tích cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam trên cơ sở những con số về tỷ lệ lao động trong các khu vực kinh tế và tỷ lệ lao động qua đào tạo, trình độ lao động được đào tạo. Từ đó tác giả đề xuất 7 nhóm giải pháp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam và sức cạnh tranh của nhân lực Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN [28]. Nguyễn Thị Lan (2015), Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong bản luận văn tác giả đã phân tích thực trạng quản lý đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2013, qua đó đánh giá thực trạng đào tạo nghề, những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế tại Hà Giang [13]. Nam Phương (2009), Quản lý nhà nước về đào tạo nghề còn bất cập, bài đăng trên trang Baomoi.com. Bài báo cho rằng chất lượng dạy nghề cho thanh niên cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, số lượng số lượng và cơ cấu nghề đào tạo vẫn mất cân đối. Điều này khiến không ít người qua đào tạo nghề không tìm được việc làm phù hợp, vừa lãng phí thời gian, vừa tốn tiền bạc [19].
  14. 4 Mạc Văn Tiến (2015), Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN . Yếu tố con người, vốn con người đã trở thành một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Nhờ có nền tảng giáo dục - đào tạo, trong đó có đào tạo nghề, người lao động có thể nâng cao được kiến thức và kĩ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế. Như vậy có thể thấy, giáo dục đào tạo nghề là một thành tố và là thành tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhân lực. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động, song song với các cơ chế chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, cần phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Những công trình, tác phẩm, bài viết của các tác giả, các nhà khoa học được đăng tải trên đã đề cập, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau; phân tích một cách sâu sắc về lý luận và thực tiễn trên các mặt của đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai cả, do vậy bản luận văn “Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai” là độc lập và duy nhất. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố là những tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và viết luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, luận văn đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường QLNN về đào tạo nghề cho thanh niên, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên, nâng cao tỷ lệ thanh niên có việc làm sau đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, Luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:
  15. 5 - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2012 – 2017 và đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh Lào Cai. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 4.1. Đối tượng Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh Lào Cai 4.2. Phạm vi - Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên đáp ứng nhu cầu xã hội của tỉnh Lào Cai. - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai - Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên giai đoạn 2012 – 2017, định hướng đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phương pháp nghiên cứu: + Tổng hợp số liệu: Phương pháp này dựa trên sự nghiên cứu các tài liệu, các báo cáo có liên quan, các giáo trình, các công trình nghiên cứu trước đó đã công bố, sách báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông internet. + Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh,… trong việc tham khảo tài liệu, một số kết quả nghiên cứu trong
  16. 6 nước có liên quan; nghiên cứu, phân tích, tổng hợp từ những tài liệu, bài viết trên các sách, báo, tạp chí, các báo cáo hội thảo, hội nghị tổng kết,… những văn bản QLNN liên quan đến đào tạo nghề cho thanh niên. + Phương pháp đánh giá: Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá để đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi khắc phục các hạn chế tồn tại. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần bổ sung những luận cứ khoa học về đào tạo nghề cho thanh niên và QLNN về đào tạo nghề cho thanh niên với những phân tích, so sánh ở nhiều khía cạnh khác nhau về mặt lý luận. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý nói chung và những người làm công tác Quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề, tạo việc làm nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
  17. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Nghề và đào tạo nghề 1.1.1.1. Nghề - Khái niệm nghề Trong đời sống sản xuất của xã hội, trong việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, đào tạo công nhân thường hay đề cập tới khái niệm nghề và trong đời sống sản xuất thực tiễn cũng tồn tại đa dạng các loại nghề khác nhau, cũng có những cách hiểu và khái niệm khác nhau về nghề. Theo cuốn sổ tay Tư vấn Hướng nghiệp và chọn nghề của Nguyễn Hùng có đưa ra khái niệm: “Những chuyên môn có những đặc chung, gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề. Nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau”[12, tr.12]. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người Một số quan điểm khác lại cho rằng: Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động, sản phầm hàng hóa…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.
  18. 8 Từ những quan niệm đó, thể hiện các nhà nghiên cứu đã có sự phân biệt giữa khái niệm Nghề và Chuyên môn nhưng cơ bản đều thống nhất cho rằng: Một nghề có thể bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau và một chuyên môn cũng có thể được sử dụng tồn tại ở nhiều nghề khác nhau. Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của Trường Đại học Kinh tế quốc dân lại đưa ra khái niệm nghề như sau: Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức hiểu biết và kỹ năng một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định. Như vậy, từ những cách tiếp cận ở những giác độ nghiên cứu khác nhau đã có những cách hiểu và đưa ra những khái niệm khác nhau về nghề. Dựa trên những cách hiểu đó có thể khái quát: Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội [5, tr. 21] Từ khái niệm nghề có thể hiểu được gọi là nghề cần phải thảo mãn các điều kiện cơ bản: Thứ nhất: Là một lĩnh vực hoạt động lao động để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội; Thứ hai: Người lao động nhất thiết phải được đào tạo để có tri thức và những kỹ năng nhất định để lao động tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần thỏa mãn nhu cầu của xã hội. - Các đặc điểm cơ bản của nghề Nghề có tính chất lịch sử xã hội. Vì trong thực tiễn đời sống xã hội nghề luôn luôn chỉ được hình thành, phát triển và tiêu vong trong những giai đoạn lịch sử xã hội nhất định gắn với những điều kiện phát triển kinh tế, chính trị xã hội nhất định. Nghề có tính chất tương đối ổn định. Bất kỳ nghề nào xuất hiện trong xã hội đều gắn với điều kiện sản xuất vật chất nhất định trong những hình thái kinh tế xã hội nhất định. Trong thực tiễn cho thấy khi điều kiện sản xuất xã hội biến đổi thì
  19. 9 đồng thời cũng dẫn tới sự mất đi của nhiều nghề và hình thành ra đời phát triển nhiều nghề mới cùng với sự phát triển các ngành kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị, tôn giáo… Nghề có tính chất đa dạng, phổ biến: Thực tiễn đời sống sản xuất xã hội luôn luôn diễn ra phong phú đa dạng nhiều vẻ với nhiều lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần khác nhau nên cũng hình thành nhiều nghề khác nhau. Nghề có tính khách quan: Mặc dù nghề được hình thành phát triển, mất đi đều xuất phát từ nhận thức thực tiễn của con người nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu lợi ích của xã hội. Nhưng sự xuất hiện, phát triển và mất đi của nghề đều không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người mà đó là do những yếu tố khách quan của hoạt động sản xuất kinh tế xã hội trong một phương thức sản xuất quyết định. Trên cơ sở sự khái quát về nghề và với đặc điểm mang những tính chất đặc thù khác nhau của các nghề ở các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh tế xã hội, chính trị xã hội, thực nghiệm khoa học, tôn giáo…đã dẫn tới sự phân loại nghề theo những cách thức khác nhau. 1.1.1.2. Đào tạo nghề hay đào tạo nghề nghiệp - Khái niệm Đào tạo nghề hay đào tạo nghề nghiệp cho người lao động là quá trình giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững một nghề, một chuyên môn, bao gồm cả người đã có nghề, có chuyên môn rồi hay học để làm nghề chuyên môn khác. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): "Những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu". Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 đưa ra khái niệm như sau: "Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học để nâng cao trình độ nghề nghiệp"[21]
  20. 10 Nhằm giúp học viên tham gia các khoá đào tạo có năng lực cần thiết khi tham gia thị trường lao động, ĐTN là tổng hợp các hoạt động giảng dạy và hướng dẫn học - diễn ra dưới hình thức chính quy và không chính quy, bao gồm cả đào tạo trước khi lao động, đào tạo ngoài công việc và trong công việc. Các chương trình đào tạo được thiết kế nhằm trực tiếp nâng cao kỹ năng, kiến thức, năng lực và khả năng mà mỗi cá nhân đòi hỏi phải có để có thể lao động đạt kết quả tốt, kể cả trong trường hợp tự tạo việc làm. Các kỹ năng chung hay kỹ năng lao động đang được giảng dạy ngày càng nhiều tại các tổ chức đào tạo nghề nhằm tăng cơ hội tìm được việc làm và tự tạo việc làm cho người học. - Các hình thức đào tạo nghề Các hình thức đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng nhìn chung rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, về cơ bản đào tạo nghề hiện nay thường áp dụng một số hình thức chính sau đây: + Đào tạo nghề chính quy: Theo quy định của Luật dạy nghề, đào tạo nghề chính quy được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theo các khoá học tập trung và liên tục. + Đào tạo nghề tại nơi làm việc (đào tạo trong công việc) là hình thức đào tạo trực tiếp, trong đó người học sẽ được dạy những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động có trình độ cao hơn. Hình thức đào tạo này thiên về thực hành ngay trong quá trình sản xuất và thường là do các doanh nghiệp (hoặc các cá nhân sản xuất) tự tổ chức [12, tr. 10]. +Tổ chức đào tạo mở lớp cạnh doanh nghiệp: Đây là hình thức đào tạo dựa trên cơ sở vật chất sẵn có của các doanh nghiệp. Chương trình đào tạo gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung ở trên lớp do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách hay công nhân lành nghề, còn phần thực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực tập hay xưởng sản xuất. Hình thức đào tạo này chủ yếu áp dụng để đào tạo cho những nghề phức tạp, đòi hỏi có sự hiểu biết rộng về lý thuyết và độ thành thục cao [12, tr.11].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2