intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm hệ thống hóa những căn cứ lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai; trên cơ sở đó ứng dụng hệ thống các căn cứ lý luận và thực thiễn vào phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Krông Păc; qua đó đề ra hệ thống giải pháp cơ bản nhằm nâng hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai tại huyện Krông Păc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN XUÂN LÂM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PĂC LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẮK LĂK -2018
  2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN XUÂN LÂM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PĂC LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành đào tạo: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Phƣợng. Đắc Lắc -2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi, học viên Phan Xuân Lâm xin cam đoan rằng, nội dung Luận văn “Quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích, đánh giá trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam nói chung và huyện Krông Păc nói riêng. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Học viên Phan Xuân Lâm
  4. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ĐKĐĐ Đăng ký đất đai 2 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3 NĐ-CP Nghị định - Chính phủ 4 QĐ Quyết định 5 QLNN Quản lý nhà nƣớc 6 UBND Ủy ban nhân dân 7 CNVPĐKQSDĐ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất 8 CNTT Công nghệ thông tin 9 DN Doanh nghiệp 10 GPMB Giải phóng mặt bằng 11 QSDĐ Quyền sử dụng đất 12 QSHNƠ Quyền sở hữu nhà ở 13 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất 14 KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất 15 KTXH Kinh tế - xã hội 16 QLNN Quản lý nhà nƣớc 17 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TNHH HTV Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 3 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. 4 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 9 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... 9 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ...................................... 7 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................... 7 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ............... 8 5.1. Phƣơng pháp luận....................................................................................... 8 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 9 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ................................. 10 6.1. Ý nghĩa lý luận ......................................................................................... 10 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 10 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI.................................................................................................................. 11 1.1. Những vấn đề chung về đất đai............................................................. 11 1.1.1. Khái niệm đất đai .................................................................................. 11 1.1.2. Vai trò của đất đai ................................................................................. 12 1.2. Quản lý nhà nƣớc về đất đai ................................................................. 14
  6. 1.2.1. Những vấn đề chung về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai ........ 14 1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc và quản lý nhà nƣớc về đất đai ............ 14 1.2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về đất đai ............................................... 18 1.2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với đất đai ..................................... 21 1.2.1.4. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về đất đai ............................................ 23 1.2.2. Nội dung của quản lý nhà nƣớc địa phƣơng về đất đai. ....................... 26 1.2.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai................. 27 1.2.2.2. Lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........................... 30 1.2.2.3. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ........................................................................................................... 31 1.2.2.4. Đăng ký đất đai, cấp GCN QSD đất cho ngƣời sử dụng đất ............. 32 1.2.2.5. Thu hồi đất, bồi thƣờng thiệt hại ........................................................ 34 1.2.2.6. Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai ......... 34 1.2.3. Tổ chức cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai ...................................... 36 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về đất đai .................... 37 1.3.1. Hệ thống chính sách, pháp luật ............................................................. 37 1.3.2. Các điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai ................................................................................................ 40 1.3.3. Phong tục tập quán, truyền thống, tôn giáo .......................................... 41 1.3.4. Yếu tố đô thị hóa và chuyển dịch kinh tế trong quản lý đất đai ........... 42 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PĂC, TỈNH ĐĂK LĂK GIAI ĐOẠN 2013 - 2017 ................................................................................................................. 44 2.1. Khái quát tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk .......................................................................................................... 44 2.2. Thực tiễn quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk .......................................................................................... 49 2.2.1. Về ban hành các văn bản quản lý, sử dụng đất đai ............................... 49
  7. 2.2.2. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .................................................... 50 2.2.3. Về giao đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ............ 51 2.2.4. Hoạt động đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất................. 55 2.2.5. Về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ................ 57 2.2.6. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ................................. 57 2.3. Thực tiễn tổ chức và thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nƣớc của cơ quan QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc ............................................ 58 2.3. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc những năm qua ............................................................... 60 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 60 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế................ 61 2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế ....................................................................... 61 2.3.2.2. Nguyên nhân ...................................................................................... 63 3.1. Quan điểm quản lý nhà nƣớc về đất đai .............................................. 68 3.1.1. Quan điểm của Đảng về quản lý đất đai của Nhà nƣớc ........................ 68 3.1.2. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc ............................................................................................. 70 3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc ........................................................................................... 71 3.2.1. Tiếp tục về hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc ................................................................... 71 3.2.2.Tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............ 73 3.2.3. Hoàn thiện việc giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng............. 75 3.2.4. Tăng cƣờng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký đất đai ......................................................................................................... 76 3.2.5. Xác định đúng về giá đất làm cơ sở cho việc bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ............................................................................................... 77
  8. 3.2.6. Tăng cƣờng công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm hành chính trong quản lý nhà nƣớc về đất đai ................................................ 78 3.3. Nhóm giải pháp bổ trợ hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc ............................................................................. 81 3.3.1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện ..................................................................................... 81 3.3.2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý nhà nƣớc về đất đai ................................................ 83 3.3.3. Nâng cao công tác tuyên truyền kiến thức pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc ...................................................................................... 85 3.4. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc.................................................................................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thực trạng quỹ đất thời kỳ 2013- 2017 .......................................... 44 Bảng 2.2. Biến động sử dụng đất từ 2013-2017 ............................................. 45 Bảng 2.3: Cơ cấu quỹ đất thời kỳ 2013- 2017 ................................................ 46 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất riêng cho năm 2017 huyện Krông Pắc ....... 47
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố dân cƣ, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đất đai là tài nguyên có hạn mà đang có nguy cơ giảm đi do xu hƣớng khí hậu nóng lên làm mực nƣớc biển dâng cao. Bên cạnh đó là việc sử dụng đất đai lãng phí, không hiệu quả, việc hủy hoại đất cũng nhƣ tốc độ gia tăng về dân số, đặc biệt là khu vực đô thị khu vực đông dân cƣ khiến cho đất đai đã khan hiếm ngày càng khan hiếm hơn. Trong khi đó quản lý nhà nƣớc về đất đai nhất là chính quyền cấp địa phƣơng nơi mà phần lớn thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về đất đai đƣợc thực hiện ở đây, là mối quan tâm hàng đầu của các tầng lớp nhân dân. Vấn đề này cần đƣợc nghiên cứu một cách nghiêm túc, bằng những luận cứ khoa học để có những biện pháp, chính sách điều chỉnh phù hợp. Việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội. Đất đai luôn là yếu tố không thể thiếu đƣợc đối với bất cứ quốc gia nào. Ngay từ khi loài ngƣời biết đến chăn nuôi, trồng trọt, thì vấn đề sử dụng đất đai không còn đơn giản nữa bởi nó phát triển song song với những tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị... Khi xã hội càng phát triển thì giá về quyền sử dụng đất ngày càng cao và luôn giữ đƣợc vị trí quan trọng. Do đó, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu quốc gia nhằm nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất đai đảm bảo việc sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả. -1-
  11. Huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk có 16 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 1 thị trấn và 15 xã) với tổng diện tích tự nhiên là 62.577 ha, dân số trung bình năm 2017 có 207.226 ngƣời, mật độ dân số bình quân 331 ngƣời/km2 (NGTK 2017). Trên địa bàn huyện có tuyến giao thông huyết mạch là Quốc lộ 26 chạy qua và có vị trí địa lý thuận lợi giáp thành phố Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện cho huyện tiếp nhận thông tin kinh tế thị trƣờng, chuyển giao nhanh các các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để phát triển sản xuất hàng hóa; mở rộng giao lƣu kinh tế, thƣơng mại với các tỉnh trong vùng và cả nƣớc, đồng thời hội nhập vào quá trình phát triển năng động của vùng Tây nguyên giàu tiềm năng. Trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2013 tới nay, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Krông Păc phát triển mạnh mẽ, do đó quá trình biến động về đất đai rất lớn để phục vụ nhu cầu phát triển, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang các loại đất khác nhƣ: đất sản xuất kinh doanh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất ở.... Tuy nhiên quá trình quản lý chƣa theo kịp với tốc độ phát triển, hồ sơ địa chính bị lạc hậu, cũ kỹ, hƣ hỏng chƣa đƣợc thực hiện lại, năng lực quản lý đất đai còn hạn chế, tình trạng lấn chiếm đất đai của các công ty, nông lâm trƣờng, tình trạng tái lấn chiếm đất đã thu hồi để thực hiện các dự án còn xảy ra nhiều nơi. Tình hình đơn thƣ khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai rất nhiều vụ việc, đặc biệt là đơn thƣ khiếu nại khiếu kiện đông ngƣời, vƣợt cấp. Vì vậy nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk là cần thiết. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện luật Đất đai cũng nhƣ các văn bản dƣới luật của huyện Krông Păc vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện. Nhiều văn bản có tính chất pháp lý còn chồng chéo và mâu thuẫn, tình trạng chuyển dịch đất đai ngoài sự kiểm soát của pháp luật xảy ra. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác -2-
  12. gắn liền với đất cho các hộ gia đình còn chậm, đặc biệt đối với đất ở, đất có nguồn gốc từ nông, lâm trƣờng bàn giao về địa phƣơng quản lý…. Đối với vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị và quyền sở hữu nhà ở việc triển khai còn chƣa đồng bộ, kết quả đạt đƣợc thấp. Việc tranh chấp đất đai vẫn diễn ra dƣới nhều hình thức. Đứng trƣớc thực trạng đó, để đƣa vào việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp nhằm quản lý và sử dụng đất hiệu quả hơn, bền vững hơn. Với mong muốn làm giảm bớt những khó khăn trong quản lý Nhà nƣớc về đất đai của Chính quyền huyện Krông Păc. Xuất phát từ những lý do trên, để đánh giá đƣợc một cách đầy đủ và khoa học tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc. Đề tài “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc” đƣợc lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan tới đề tài nghiên cứu đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận, thực tiễn quản lý nhà nƣớc về đất đai và những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai. Trong số các công trình khoa học nêu trên có thể kể đến: Lê Văn Thành (2012), “Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học. Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận của việc áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về đất đai của Ủy ban nhân dân (UBND), đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về đất đai của UBND TP. Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đƣa ra những quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về đất đai của UBND TP. Hồ Chí Minh. -3-
  13. Võ Quốc Thắng (2014), “Phân tích đánh giá thực trạng sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới phục vụ quản lý đất đai huyện Đức Hòa, tỉnh Long An”, Luận văn Thạc sĩ tại trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên. Trong luận văn, tác giả luận văn đã làm rõ thực trạng sử dụng đất, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng quy hoạch nông thôn mới, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đức Hòa và đƣa ra các đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất đai huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2020. Nguyễn Ngọc Quế (2012), “Nghiên cứu giải pháp quản lý nhà nước về đất đai ở nông thôn huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sĩ tại trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận giải pháp QLNN về đất đai ở nông thôn. Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN về đất đait ại địa phƣơng này và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNN về đất đai ở nông thôn tại huyện Tiên Lữ. - Hoàng Xuân Hoan - Nguyễn Trí Hòa (1993), Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; - Nguyễn Khắc Thái Sơn (2009), Tập bài giảng Quản lý nhà nước về đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; - Phạm Hữu Nghị (2002), Về thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, 8/2002; - Nguyễn Đình Bồng, Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, 4/2001; - Nguyễn Thái Hòa, Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội; Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính; - Nguyễn Tấn Phát, Chính sách về đất đai của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí nghiên cứu số 1 năm 2006; -4-
  14. - Bộ tƣ pháp, (2016): Báo cáo kỹ thuật rà soát và phân tích pháp lý về thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư và đề xuất giải pháp cải cách, Hà Nội. - Trần Kim Chung (2015). Tăng cường quản lý đất đai để thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay. Tạp chí cộng sản điện tử, cập nhật ngày 07/01/2015, Hà Nội. - Trần Kim Chung (2012), Quản lý nhà nƣớc về đất đai bằng các biện pháp kinh tế trong giai đoạn hiện nay, bài tham luận tại Hội thảo “Nâng cao vai trò quản trị trong quản lý nhà nƣớc về đất đai ở Việt Nam”. - Đỗ Thị Lan và Đỗ Anh Tài (2007). Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất . Hà Nội: Nhà xuất bản nông nghiệp. - Tôn Gia Huyên (2012), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai hiện nay, bài tham luận tại Hội thảo “Nâng cao vai trò quản trị trong quản lý nhà nƣớc về đất đai ở Việt Nam”. - Nguyễn Đình Bồng, Lê Thanh Khuyến, Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu (2012): Quản lý đất đai ở Việt Nam 1945-2010, Nxb Chính trị Quốc gia. - Nguyễn Đình Bồng: Đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành thị trường bất động sản. (2005). Đề tài cấp nhà nƣớc 2002/15. - Nguyễn Đình Bồng, Trần Thị Minh Hà, Nguyễn Thị Thu Hồng, (2014): Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. - Ngô Đình Quế, Lê Đức Thắng (2015): Hiện trạng sử dụng đất đất lâm nghiệp, tồn tại và định hướng trong những năm tới, Hội Khoa học Đất Việt Nam, Hội thảo Quốc gia, Đất Việt Nam, hiện trạng và thách thức , Hà Nội 27.11.2015. - Tổng cục Quản lý đất đai, (2017): Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ Quý I và phương hướng, nhiệm vụ Quý II /2017, Hà Nội. -5-
  15. - Tổng cục Quản lý đất đai (2016): Báo cáo Tổng kết công tác 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, tháng 12.2016, Hà Nội. - Những chuyển biến trong công tác quản lý đất đai ở TP. Buôn Ma Thuột: http://skhcn.daklak.gov.vn/nhung-chuyen-bien-trong-cong-tac-quan- ly-dat-dai-o-tp--buon-ma-thuot-detailnews1580-vn-56.html. Nhìn chung những đề tài và công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã giải quyết rất nhiều nội dung cơ bản từ những vấn đề mang tính lý luận cho tới thực trạng QLNN về đất đai nhằm giúp các nhà quản lý có thể đƣa ra các ứng xử, biện pháp quản lý phù hợp trong việc sử dụng nguồn lực của mình và giúp các nhà hoạch định chính sách đƣa ra các chính sách phù hợp căn cứ vào những điều kiện tự nhiên và xã hội của từng địa phƣơng. Bên cạnh đó, nhiều công trình khoa học nêu trên cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai nhằm tiếp tục bổ sung hoàn thiện các nội dung cơ bản của quan lý đất đai nhƣ: Hoàn thiện hệ thống văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật đất đai, hoàn thiện việc thực hiện công tác quản lý; có chế tài xử lý vi phạm pháp luật đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa vi phạm; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức đối với hoạt động quản lý đất đai. Tuy nhiên, dưới góc độ và phạm vi quản lý đất đai tại huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk thì đề tài luận văn của tác giả không trùng lắp với những công trình đã nghiên cứu nêu trên. Tuy nhiên, các công trình này đều là những tài liệu tham khảo, có ý nghĩa quan trọng để tác giả có thể sử dụng trong quá trình phân tích, hệ thống hóa và dẫn chứng đối với những vẫn đề cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai ở chương 1 và các biện pháp, những kiến nghị đề xuất ở chương 3 của luận văn. -6-
  16. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm hệ thống hóa những căn cứ lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai; trên cơ sở đó ứng dụng hệ thống các căn cứ lý luận và thực thiễn vào phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai tại huyện Krông Păc; qua đó đề ra hệ thống giải pháp cơ bản nhằm nâng hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai tại huyện Krông Păc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Tổng quan những căn cứ lý luận các nghiên cứu có liên quan về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai tại huyện Krông Păc trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2017; từ đó đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại trong quản lý nhà nƣớc về đất đai của Chính quyền huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi cao hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai tại huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk và kiến nghị một số vấn đề đối với chính sách đất đai của Nhà nƣớc. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai tại Krông Păc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk, do chính quyền cấp huyện quản lý. Theo quy định tại Điều 22, Luật đất đai 2013 quy định nội dung QLNN về đất đai gồm -7-
  17. 15 nội dung, tuy nhiên do hạn chế về thời gian, kinh phí và quy mô nghiên cứu; học viên chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về đất đai của cấp huyện nhƣ: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai; Lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Đăng ký đất đai, cấp GCN QSD đất cho ngƣời sử dụng đất; Thu hồi đất, bồi thƣờng thiệt hại; Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về đất đai và thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động này trên địa bàn huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc giai đoạn 2013 - 2017 (từ khi có Luật đất đai 2013 đến năm 2017) và đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc đến 2020. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận Luận văn sẽ đƣợc thực hiện trên cơ sở và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm duy vật lịch sử đƣợc vận dụng để nhìn nhận, đánh giá về công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó, do hoạt động quản lý trong lĩnh vực đất đai là rất rộng và nhiều hoạt động khá phức tạp nên trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng nhiều phƣơng pháp bổ trợ nhƣ nghiên cứu tài liệu lƣu trữ, lịch sử, thống kê, so sánh, thu thập và xử lý thông tin…. Về cơ sở lý luận và pháp lý, luận văn sử dụng các tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, các công trình nghiên cứu trong -8-
  18. và ngoài nƣớc đã đƣợc công bố có liên quan đến coạt động quản lý trong lĩnh vực đất đai để làm tài liệu nghiên cứu cho luận văn. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp, - Thu thập các văn bản của Chính phủ, các văn bản của huyện Krông Păc, của tỉnh Đăk Lăk, có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai. - Thu thập các thông tin về đặc điểm chung của khu vực nghiên cứu, các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, về tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Krông Păc và các thông tin thông qua các ấn phẩm, phƣơng tiện thông tin đại chúng, website… Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, - Thông qua trao đổi với các chuyên gia để nắm bắt các nhận định về tình hình quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai - Thông qua việc trao đổi với cƣ dân tại địa phƣơng nhằm nắm bắt diễn biến tình hình quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích thông tin, - Cập nhật, phân tích và xử lý số liệu, đánh giá kết quả đạt đƣợc để làm rõ ƣu việt và hiệu quả, cũng nhƣ hạn chế tồn tại trong quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai tại huyện Krông Păc - Phƣơng pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu thu thập dùng phƣơng pháp thống kê để phân tích, tổng hợp, so sánh các loại số liệu khác nhau ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai - Phƣơng pháp so sánh: Đƣợc dùng để so sánh các số liệu thu đã thập đƣợc, từ đó thấy đƣợc sự khác nhau giữa các điểm, giữa các năm -9-
  19. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận trong quản lý nhà nƣớc về đất đai, đồng thời phân tích đánh giá làm sáng tỏ tính đúng đắn quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc trong quản lý nhà nƣớc về đất đai. Ngoài ra luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đọc, nhà nghiên cứu có quan tâm tới quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích, đánh giá, so sánh và làm rõ những thực trạng QLNN về đất đai; Đánh giá những thành công cũng nhƣ những hạn chế, những yếu tố tác động, những tồn tại, khó khăn trong công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk. Qua đó đƣa ra đƣợc những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của Quản lý nhà nƣớc về đất đai. - Chƣơng 2: Thực tiễn quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2013 - 2017 - Chƣơng 3: Quan điểm, giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020. -10-
  20. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. Những vấn đề chung về đất đai 1.1.1. Khái niệm đất đai Trong quá trình phát triển, sự hình thành và phát triển của mọi mọi quốc gia, dân tộc đều đƣợc xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai. Luật đất đai năm 1993 ghi nhận: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công tình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Nhƣ vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con ngƣời. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sự sản xuất, phát triển cũng nhƣ không có sự tồn tại của chính con ngƣời. Đất đai theo các nhà khoa học thì “đất” tƣơng đƣơng với từ “Soil” trong tiếng Anh, nó có nghĩa trùng với thổ hay thổ nhƣỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn “đất đai” tƣơng đƣơng với từ “Land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi không gian của đất hay có thể hiểu là lãnh thổ. Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất đất đai hiện nay đƣợc hiểu là: “…Là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt đó nhƣ: khí hậu bề mặt, thổ nhƣỡng, dạng địa hình, mặt nƣớc, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm vá khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời, những kết quả của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nƣớc hay hệ thống tiêu thoát nƣớc, đƣờng sá, nhà cửa...) (Nguyễn Đình Bồng, 2005), Nhƣ vậy, đất đai là một khoảng không gian có phạm vi theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động -11-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1