intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch tại quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

31
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện QLNN về Du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội chung của Thành phố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch tại quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ HÀ LAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ HÀ LAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THÀNH LÊ HÀ NỘI, NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, được tổng hợp từ các nguồn số liệu, các báo cáo đáng tin cậy. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2018 Học viên Trần Thị Hà Lan
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, bản thân tác giả cũng đã cố gắng tìm hiểu, tập trung nghiên cứu về nội dung của đề tài. Đây là vấn đề lớn, là thách thức trong hoạt động Xin được trân trọng cảm ơn TS. Đặng Thành Lê đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu làm luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt khóa học chuyên ngành thạc sỹ Quản lý công. Trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Quận ủy, Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân, Phòng Du lịch, Văn hoá và Thông tin quận Đồ Sơn, các phòng ban chuyên môn của quận và các đồng nghiệp đã hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành nội dung bài luận văn. Thời gian tới, tác giả mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện của các quý thầy cô trong quá trình vận dụng những kiến thức đã được các thầy cô trang bị vào thực tiễn công tác, để giúp tác giả thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2018 Học viên Trần Thị Hà Lan
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT TỪ NGỮ 1 QLNN Quản lý nhà nước 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á 5 TP Thành phố 6 WTO Tổ chức thương mại thế giới
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.............................................. 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ...................................................................... 9 7. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 9 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH ................................................................................................... 11 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..................................................................... 11 1.1. Du lịch .................................................................................................... 11 1.2. Hoạt động du lịch .................................................................................. 13 1.3 Quản lý nhà nước về du lịch .................................................................. 14 1.4 Đặc điểm của QLNN về du lịch. ............................................................ 15 1.5. Sự cần thiết QLNN về du lịch .............................................................. 17 1.6. Nội dung QLNN về du lịch .................................................................. 19 1.6.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch. .................................................................... 19 1.6.2. Xây dựng hệ thống văn bản, chính sách quản lý hoạt động du lịch .............................................................................................................. 20 1.6.3. Quy định tổ chức bộ máy QLNN nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch. .............. 20 1.6.4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ........................................ 22 1.6.5. Tổ chức hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. ........................................................................ 22 1.6.6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. ................................................................................... 23 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch. .................................... 24 1.7.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên................. 24 1.7.2. Các yếu tố về kinh tế xã hội ............................................................. 24 1.7.3. Các yếu tố thuộc về đường lối phát triển du lịch............................ 25 1.7.4. Các yếu tố thuộc về cơ quan QLNN về du lịch............................... 26 1.8. Kinh nghiệm QLNN về du lịch ............................................................ 27
  7. 1.8.1 Kinh nghiệm của quốc tế .................................................................. 27 1.8.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước .......................... 29 1.8.3. Một số bài học kinh nghiệm tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. ......................................................................................................... 33 Tiểu kết Chương 1: ........................................................................................ 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.... 37 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............. 37 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QLNN VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................................................................................ 37 2.1.1. Điều kiện về tự nhiên\ ...................................................................... 37 2.1.2. Điều kiện về kinh tế ......................................................................... 39 2.1.3. Điều kiện về xã hội........................................................................... 43 2.2 Phân tích thực trạng hoạt động về du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn giai đoạn 2010 - 2017 ........................................................................ 46 2.3 THỰC TRẠNG QLNN VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG, GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 ................ 48 2.3.1. Công tác xây dựng quy hoạch, đổi mới và hoàn thiện chính sách thúc đẩy QLNN về Du lịch ........................................................................ 48 2.3.2. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định quản lý nhà nước về du lịch......................................................................... 50 2.3.3. Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch,đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực................................................................................................................ 51 2.3.4. Công tác tổ chức xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh du lịch. ..... 55 2.3.5. Công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch...................... 56 2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch. ............................................................................................................. 57 2.4. Đánh giá chung về thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng ........................................................................... 58 2.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 58 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 60 Tiểu kết Chương 2: ........................................................................................ 66 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QLNN VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ......................................................................... 67 3. Phương hướng phát triển QLNN về du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng ...................................................................................... 67 3.1. Tiềm năng, lợi thế và những khó khăn, thách thức đối với QLNN về du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng ......................... 67 3.1.1.Những tiềm năng, lợi thế .................................................................. 67
  8. 3.1.2. Những khó khăn, thách thức .......................................................... 69 3.2. Quan điểm và phương hướng phát triển du lịch Đồ Sơn đến 2020, tầm nhìn 2030....................................................................................................... 71 3.2.1. Quan điểm phát triển du lịch........................................................... 71 3.2.2. Phương hướng phát triển QLNN trong lĩnh vực du lịch đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................. 76 3.3. Quy hoạch phát triển các ngành du lịch đến năm 2020 tầm nhìn 2030 ............................................................................................................... 79 3.3.1. Mục tiêu phát triển du lịch .............................................................. 79 3.3.2. Lựa chọn sản phẩm mũi nhọn và khâu đột phá ............................ 82 3.3.3 Quy hoạch phát triển các sản phẩm du lịch, các hạ tầng phục vụ du lịch ......................................................................................................... 84 3.4. Giải pháp phát triển du lịch quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 dưới tác động của hội nhập quốc tế. .............. 90 3.4.1. Triển khai tốt quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn ........................................................................................................ 90 3.4.2. Hoàn thiện hệ thống quy định quản lý du lịch............................... 91 3.4.3. Kiện toàn bộ máy QLNN về Du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................................................................................................... 92 3.4.4. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch 93 3.4.5. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ phục vụ cho hoạt động du lịch. ................................................................. 94 3.4.6. Gắn kết các sản phẩm du lịch của quận với các tour, tuyến du lịch của thành phố hay với các quận, huyện khác .......................................... 96 3.4.7. Giữ gìn, tôn tạo tài nguyên du lịch bảo vệ môi trường phát triển bền vững ..................................................................................................... 97 3.4.8. Thanh tra, kiểm tra trong QLNN về du lịch trên địa bàn quận . .. 98 3.5. Kiến nghị :.............................................................................................. 99 3.5.1 Đối với Trung ương. ........................................................................ 99 3.5.2. Đối với Thành phố Hải Phòng ...................................................... 100 Tiểu kết Chương 3: ...................................................................................... 101 KẾT LUẬN ................................................................................................... 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 104
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hải Phòng, thành phố Cảng, cửa chính ra biển của miền Bắc, một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc.Vị trí địa lý cùng hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển quốc tế đang dần được hoàn thiện, tạo ra cơ hội giao lưu phát triển kinh tế, thương mại và dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, Hải Phòng còn có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng với núi, rừng, biển, đảo kết hợp bản sắc văn hoá độc đáo của cư dân miền biển. Hiện tại và trong những năm qua, ngành Du lịch Hải Phòng đã và đang đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố, tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế. Nhận thức được tiềm năng trên, Hải Phòng đã xác định du lịch là ngành kinh tế thế mạnh cần được phát triển, trong đó quận Đồ Sơn đã tập trung được nhiều cho phát triển du lịch. Đồ Sơn là một quận của Thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố 20km về phía Đông nam. Với 3 mặt giáp biển, Đồ Sơn được thiên nhiên ban tặng cảnh quan “sơn thủy hữu tình”, có nhiều bãi biển đẹp, rừng thông thơ mộng, có nhiều tiềm năng , lợi thế để phát triển du lịch đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại. Năm 2013, tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác lập và tôn vinh giá trị kỷ lục Việt Nam “Bến K15 quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng - điểm xuất phát đường Hồ Chí Minh trên biển phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Đồ Sơn có nhiều khu vui chơi giải trí tầm cỡ về tính chất hoạt động và quy mô quốc tế. Khu du lịch Quốc tế Hòn Dấu với bể bơi nhân tạo lớn nhất châu Á hằng năm thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi, giải trí. Đồ Sơn còn có sòng bạc “ Doson Casino”, là nơi thu 1
  10. hút rất nhiều du khách quốc tế đến vui chơi, đặc biệt là du khách người Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Việt Kiều. Sân Gôn Đồ Sơn với diện tích 65 ha, được xây dựng hiện đại là nơi thu hút nhiều tay Gôn trong và ngoài thành phố tập luyện và tham gia các giải Gôn lớn được tổ chức tại đây. Các dự án đang được khởi công xây dựng như dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng được đầu tư trên diện tích 550 ha; Dự án khu du lịch và vui chơi giải trí cao cấp phía nam Đảo Dấu của Tập đoàn Him Lam; dự án Đảo Hoa Phượng của tập đoàn DASO…khi hoàn thành sẽ là những khu du lịch lớn, tầm cỡ quốc tế sẽ thu hút được nhiều khách du lịch đến với Đồ Sơn, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của du lịch Đồ Sơn . Đồ Sơn có rất nhiều Lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch như: Lễ hội đền Nam Hải Thần Vương trên đảo Hòn Dấu, lễ hội Đền Bà Đế, lễ hội biển, lễ hội chọi Trâu…. Năm 2013, tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác nhận và cấp bằng xác lập kỷ lục Việt Nam cho 03 kỷ lục tại đảo Hòn Dấu, đó là: “ Đảo Hòn Dấu - địa danh duy nhất để xác định bình địa quốc gia việt Nam‘’’; “ Đảo Hòn Dấu - nơi có quần thể đa búp đỏ có niên đại trên 500 năm trải rộng trên diện tích 5 ha duy nhất ở Việt Nam”, “ Đèn Hải Đăng đảo Dấu - cây đèn biển lâu đời nhất ở Việt Nam”. Ngày 27 tháng 12 năm 2012, Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du Lịch đã ra quyết định công nhận “Lễ hội chọi Trâu truyền thống Đồ Sơn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch, thuận lợi về vị trí địa lý và giao thông là cơ sở, điều kiện rất quan trọng để Đồ Sơn có thể trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của quận Đồ Sơn và của thành phố Hải Phòng. 2
  11. Nhận thức được những lợi thế về du lịch và lợi ích do du lịch đem lại, , thành phố Hải Phòng đã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng cần được đầu tư phát triển. Những năm qua, quận Đồ Sơn đã chủ động đầu tư phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế của quận. Ngành du lịch của quận Đồ Sơn đã có sự phát triển nhanh, đạt được những kết quả nhất định, tỷ trọng ngành du lịch- dịch vụ chiếm 46,9 % trong cơ cấu các ngành kinh tế của quận. Tổng đầu tư cơ sở hạ tầng trong 10 năm 2007 - 2017 lên tới hàng ngàn tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 15-19%. Du lịch dịch vụ đã từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của quận Đồ Sơn và thành phố Hải Phòng. Người dân Đồ Sơn đã chuyển đổi cơ bản từ khai thác thủy sản, sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ du lịch, đời sống kinh tế, xã hội của quận phát triển, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững, tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương và đảm bảo tốt an sinh xã hội. Tuy nhiên, hoạt động du lịch của Đồ Sơn còn nhiều hạn chế về tốc độ phát triển du lịch so với tiềm năng , về chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng và tính đồng bộ của hệ thống cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ lao động ngành du lịch, về công tác quản lý hoạt động du lịch, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường… Nguyên nhân là do chưa xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch bền vững. Phát triển các dự án, các khu du lịch chưa quan tâm tới đánh giá tác động môi trường , gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch, tài nguyên thiên nhiên.Việc xây dựng, đổi mới và hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển du lịch còn hạn chế. Công tác tổ chức xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh; thu hút các chủ thể tham gia vào phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm còn lỏng lẻo và thiếu cương quyết… Trước thực trạng trên, đòi hỏi các cấp, các ngành chức năng cần phải nghiên cứu, xây dựng các hệ thống giải pháp đồng 3
  12. bộ nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Vì vậy, tôi chọn đề tài: "Quản lý nhà nước về du lịch tại quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế lớn trong toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia với khả năng thu lợi và tiềm năng phát triển to lớn. Ngành du lịch là một trong những ngành đóng góp GDP lớn trong cơ cấu kinh tế, chính vì vậy, tầm quan trọng của phát triển ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như của địa phương là một đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm sâu sắc. Có thể kể đến một số công trình như: - Nguyễn Thị Thanh Hiền ( 1995) “ Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.Luận văn đã phân tích đặc điểm, vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch ở một địa phương cụ thể. - Trịnh Đăng Thanh ( 2004) “ Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết phải QLNN bằng pháp luật đối với HDDL; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối HĐ DL trước yêu cầu mới. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu toàn diện vấn đề QLNN đối với HĐ DL nói chung và ở từng địa phương nói riêng. Trần Phát Linh (2012), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, luận án Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế Chính trị Đại học Vinh. Luận án đã phân tích các nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển bền 4
  13. vững, các dấu hiệu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội môi trường; đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam; tổng kết kinh nghiệm quốc tế phát triển du lịch bền vững; đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách về tổ chức hoạt động quản lý tài nguyên du lịch, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, đào tạo, quảng bá, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển gắn với cộng đồng. Lê Anh Cường(2013), Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hạ Long, Luận văn thạc sĩ kinh tế,Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Đinh Thị Thùy Liên (2016)“ Quản lý nhà nước về Du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Ngoài ra, còn một số bài viết liên quan đến các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch Hải Phòng cụ thể như: Thạc sỹ Vũ Quốc Trí, Giám đốc dự án EU, Tổng cục du lịch (2016), “Phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng của Hải Phòng đáp ứng nhu cầu hội nhập ASEAN” Hải phòng. Công trình trên đi sâu nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực du lịch của thành phố Hải Phòng. Trong đó đặc biệt phân tích về yêu cầu chất lượng nhân lực trong ngành du lịch giữa các quốc gia trong ASEAN (Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN–MRA-TP), thực trạng chất lượng lao động trong ngành du lịch của Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập khu vực. Công trình nghiên cứu “Phát triển thương hiệu du lịch Hải Phòng bằng sản phẩm du lịch đột phá từ hoa Phượng” của Tiến sỹ, Kiến Trúc Sư Nguyễn Thu Hạnh, chủ tịch liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe)(2016), đi sâu nghiên cứu về các giá trị tinh thần tiềm ẩn cảu Hoa 5
  14. Phượng, phân tích lịch sử hình thành các hoạt động văn hóa nghệ thuật gắn với hình ảnh Hoa phượng. Đề xuất 7 nhóm sản phẩm du lịch đột phá từ Hoa Phượng. Công trình nghiên cứu “ Những vấn đề đặt ra hiện nay của du lịch Hải Phòng, định hướng và giải pháp quản lý nhà nước phát triển du lịch Hải Phòng trong thời gian tới” của Tổng cục Du lịch tại hội thảo “ Du lịch Hải Phòng - thực trạng và giải pháp” (tháng 9/2016) tại Hải Phòng đi sâu nghiên cứu về thực trạng và các vấn đề đặt ra của du lịch Hải Phòng. Đặc biệt là đưa ra định hướng, giải pháp quản lý và phát triển du lịch Hải Phòng trong thời gian tới. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “ Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao của thành phố Hải Phòng trong điều kiện hội nhập quốc tế đến năm 2020”, do Thạc sỹ Phạm Văn Long cùng nhóm tác giả của trường Cao Đẳng nghề du lịch và dịch vụ Hải Phòng (2016) tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận và kinh nghiệm có liên quan đến phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao trong hội nhập quốc tế ; thực trạng phát triển nhân lực quản trị doanh nghiệp du lịch chất lượng cao và lao động lành nghề ngành du lịch Hải phòng. Trên cơ sở nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất 05 giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản trị doanh nghiệp du lịch chất lượng cao và lao động lành nghề cho ngành du lịch Hải Phòng trong điều kiện hội nhập quốc tế đến năm 2020... Các công trình trên đã nghiên cứu về phát triển du lịch nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống, chuyên biệt và toàn diện QLNN về Du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng như đề tài luận văn này. Do vậy, đề tài “ Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn ” không trùng lắp với luận văn hoặc đề tài khoa học nào đã công bố. 6
  15. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện QLNN về Du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội chung của Thành phố. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch, áp dụng trong QLNN về Du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. - Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh QLNN về Du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là QLNN về Du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: các nội dung QLNN đối với hoạt động Du lịch theo quy định của Pháp luật hiện hành. 7
  16. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu về quản lý nhà nước về Du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu vấn đề QLNN về Du lich trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng giai đoạn từ năm 2010 đến 2017; định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của đề tài luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương, đường lối , quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; Luật Du lịch 2005; các Nghị quyết của Chính phủ và một số văn bản pháp luật khác. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chú trọng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, thống kê các số liệu cập nhật hàng năm của địa phương, hoặc của các địa phương khác làm có số liệu để so sánh và phân tích đánh giá. - Phương pháp so sánh: được sử dụng phổ biến trong phân tích một hoạt động cụ thể như: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh; điều kiện so sánh… Phương pháp khảo sát thực địa: Trực tiếp khảo sát một số nơi như bãi biển, khách sạn, các điểm văn hóa tâm linh… - Phương pháp phân tích, dự báo : Thu thập và phân tích các tài liệu liên quan đến QLNN về Du lịch, từ đó đánh giá thực trạng của vấn đề và dự báo tương lai . 8
  17. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Làm rõ bản chất, mục tiêu, nguyên tắc và vai trò của QLNN về Du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. - Phân tích nội dung, tiêu chí các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về Du lịch tại địa phương. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Phân tích đúng đắn, khách quan thực trạng hoạt động du lịch của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. - Chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong QLNN về Du lịch ở quận Đồ Sơn (quản lý thuế, quản lý môi trường; quản lý đất du lịch; cơ chế cho thuê đất kinh doanh dịch vụ du lịch; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng…). - Góp phần trong công tác hoạch định và thực thi các chính sách về hoạt động du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. - Đề xuất hệ thống phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển hoàn thiện QLNN về Du lịch ở quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo cho Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn, Phòng Du lịch,Thông Tin Và Thể Thao, Trung tâm Phát triển du lịch quận Đồ Sơn trong công tác QLNN về du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng và là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập trong lĩnh vực quản lý theo ngành, lĩnh vực. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong ba chương như sau: 9
  18. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về Du lịch Chương 2: Thực trạng hoạt động Du lịch và QLNN về du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường QLNN về du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải phòng. 10
  19. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Du lịch Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là ngành công nghiệp - công nghiệp du lịch - và hiện nay ngành “ công nghiệp” này chỉ đứng sau công nghiệp Dầu Khí và Ô Tô. Tuy nhiên, thế nào là du lịch, xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du lịch thì cho đến nay vẫn có sự khác nhau chưa có sự thống nhất trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này. - Quan niệm trước đây về du lịch Trước đây người ta mới chỉ quan niệm du lịch là một hoạt động mang tính chất văn hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết của con người, du lịch không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít được đầu tư để phát triển. Trong nhiều thế kỷ trước đây, du khách hầu hết là những người hành hương, thương nhân, sinh viên và cả nghệ sĩ…Đến đầu thế kỷ 20, du lịch vẫn còn dành riêng cho những người khá giả, họ đi du lịch là để giải trí. Còn du lịch ngày nay gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người, hoạt động du lịch như vậy được thực sự bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Mặc dù vậy, khi đề cập đến du lịch, không ít người lầm tưởng rằng du lịch chỉ là những kỳ nghỉ hè bình 11
  20. thường, với các sân bay, bãi biển đầy người, hoặc hình ảnh những xe du lịch chở du khách thăm quan các phố…Do đó, muốn cho du lịch phát triển mạnh mẽ và đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu ngày một tăng cao của đời sống con người, cần phải có quan niệm đúng đắn về du lịch. - Quan niệm khoa học về du lịch Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du khách đã được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của tổ chức du lịch thế giới thông qua. Trong định nghĩa này, các chuyên gia đã gộp hai phạm trù là hoạt động của du khách và hoạt động kinh tế thành một hệ thống nhân - quả. Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của hoạt động này là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích : Nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật…, theo nghĩa này, du lịch được xem ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch. Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt : Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa đân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0