Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre
lượt xem 16
download
Mục đích của đề tài là đưa ra những định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Bến Tre nhằm phát triển các loại hình du lịch của tỉnh tương xứng với tiềm năng hiện có, đạt hiệu quả cao và đáp ứng yêu cầu thời kì hội nhập
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ........./......... ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG HOÀNG KHANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ......../......... ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG HOÀNG KHANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH THANH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô của Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn trong suốt thời gian qua. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy – TS. Trịnh Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm luận văn. Những điều Thầy chỉ bảo sẽ theo em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu sau này. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị, em, bạn bè cùng lớp CH K.19 N5 đã động viên và giúp đỡ tôi trong toàn khóa học. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Bến Tre, Phòng Quản lý Du lịch; Sở Công thương Bến Tre; Công báo tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như cung cấp số liệu về hoạt động du lịch của tỉnh. Và cuối cùng xin cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã tin tưởng, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Trong quá trình nghiên cứu luận văn không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của quý thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp để bản thân rút kinh nghiệm và rèn luyện tốt hơn. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2017 Tác giả Trương Hoàng Khanh
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung nghiên cứu và những số liệu trong luận văn là trung thực, chưa từng công bố trong công trình nào khác. TRƯƠNG HOÀNG KHANH
- iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ VHTT & DL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐND Hội Đồng Nhân Dân KT-XH Kinh tế - Xã hội NN Nhà nước NNL Nguồn nhân lực QLNN Quản lý Nhà nước Sở VHTT & DL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND Ủy Ban Nhân Dân UBTVQH Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá UNESCO của Liên Hợp Quốc UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới VPPL Văn bản pháp luật WTO Tổ chức Thương mại Thế giới WTTC Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................... 2 3. Mục đích của đề tài .......................................................................................... 4 4. Nhiệm vụ của đề tài ......................................................................................... 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5 7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH ................................................................................................................................ 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm về du lịch ................................................................................ 6 1.1.2. Các loại hình du lịch ................................................................................ 7 1.1.3. Du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ......................................... 11 1.1.4. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam ................................................ 15 1.2. Quản lý nhà nước về du lịch ...................................................................... 20 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về du lịch ................ 20
- v 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch ................................................... 21 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch........................................... 26 1.3.1. Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch ................................................ 26 1.3.2. Nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về du lịch.............................. 29 1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ........................................ 32 1.3. Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE ............................................................................... 37 2.1. Tổng quan về tỉnh Bến Tre ........................................................................ 37 2.1.1. Đặc điểm, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................... 37 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ......................................................................... 38 2.1.3. Tiềm năng du lịch tỉnh Bến Tre ............................................................. 40 2.1.4. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Bến Tre ............................................... 41 2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bến...................................................... 43 2.2.1. Tình hình du khách................................................................................. 43 2.2.2. Doanh thu du lịch ................................................................................... 44 2.2.3. Lực lượng lao động trong ngành du lịch ................................................ 46 2.2.4. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ............................... 47 2.2.5. Tình hình đầu tư và phát triển du lịch .................................................... 49 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre ...... 52 2.3.1. Xây dựng và ban hành văn bản pháp lý ................................................. 52 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý du lịch tỉnh Bến Tre ....................................... 55 2.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hoạt động du lịch ........................... 60
- vi 2.3.4. Hoạt động cấp phép ................................................................................ 61 2.3.5. Quy hoạch phát triển du lịch .................................................................. 63 2.3.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phát triển du lịch .................. 66 2.3.7. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch ........................................................ 68 2.3.8. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động du lịch ............ 70 2.4. Đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre ......... 72 2.4.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 72 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................... 73 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó .......................................... 74 2.5. Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 76 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE ............................. 78 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre ....... 78 3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch ....................... 78 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bến Tre ................................................ 80 3.1.3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre ........................................... 81 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre83 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách .............................................................. 83 3.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý ..................................................... 85 3.2.3. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư .............................................................. 87 3.2.4. Giải pháp về quy hoạch .......................................................................... 89 3.2.5. Giải pháp về đào tạo lực lượng ngành du lịch ....................................... 91 3.2.6. Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng .......................................... 93
- vii 3.2.7. Giải pháp về quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch ............................. 94 3.2.8. Giải pháp về bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch ................... 96 3.2.9. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động du lịch ................................................................................................................... 97 3.3. Tiểu kết chương chương 3.......................................................................... 99 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 101 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 106 PHẦN PHỤ LỤC.............................................................................................. 1
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, du lịch hiện đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia trên thế giới, bởi sự đóng góp tích cực của nó làm tăng thu nhập kinh tế quốc dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi với những cảnh quan thiên nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng. Vẻ đẹp độc đáo của các cảnh quan có sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Từ khi chuyển đổi phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, du lịch đã được xác định là ngành “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Sự đầu tư về nhiều mặt như tài chính, nhân lực chất lượng cao… cho ngành du lịch đã đem lại hiệu quả lớn đáng ghi nhận như: số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều; khách trong nước tăng nhanh; nguồn thu nhập đóng góp cho thu nhập kinh tế quốc dân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Bến Tre là một trong các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều thế mạnh phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, văn hóa, tham quan, nghiên cứu do thiên nhiên và văn hóa mang lại. Nhưng trong những năm qua, việc phát triển du lịch của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, sự đóng góp vào cán cân tổng thu nhập kinh tế của tỉnh còn thấp. Việc vận hành tổ chức bộ máy còn bộc lộ nhiều hạn chế, công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch còn chậm, thiếu tính đồng bộ; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát còn bỏ ngõ chưa chặt chẽ nên hiệu lực chưa cao; quy hoạch phát triển du lịch chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch chi tiết cho việc phát triển du lịch của từng địa bàn huyện, thị trong tỉnh; cơ chế phối hợp quản lý nhằm khai thác và phát triển du lịch chưa nhịp nhàng, chính sách thu hút khách du lịch còn hạn chế,...Vì vậy, nghiên cứu hiện trạng khai thác tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch của tỉnh là cơ sở để xây dựng định hướng khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch trong thời kỳ hội nhập là việc làm hết sức cần thiết. Đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre” hy vọng sẽ góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, ngành hoàn thiện định hướng khai thác hiệu quả tiềm năng
- 2 phát triển du lịch xứng đáng là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh thời kì hội nhập. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong những năm qua, nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả. Những công trình có liên quan đến đề tài có thể kể đến: Đề tài “Quản lý nhà nước trong việc phát triển toàn diện ngành du lịch tỉnh Trà Vinh” của tác giả Phùng Thị Phượng Khánh, luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước năm 2007. Luận văn đã đưa ra những giải pháp đầu tư, khai thác các nguồn lực để phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh – một tỉnh có thế mạnh về nông lâm thủy sản. Đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Hậu Giang” của tác giả Hồ Thị Tú Anh, luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước năm 2009. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Hậu Giang – một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp. Đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của tác giả Trần Thế Vinh, luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước năm 2011. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề tài “Quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang” của tác giả Huỳnh Xuân Thủy luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước năm 2012. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh An Giang. Đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Cà Mau” của tác giả Phạm Hồng Sen luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước năm 2013. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre phải kể đến như: Đỗ Thu Nga, Phạm Thị Thanh Hòa trong công trình “Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tại tỉnh Bến Tre” [13] đã trình bày những ưu thế và thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Bến Tre và một số định hướng phát triển loại hình du lịch này
- 3 để tương xứng với tiềm năng, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước thời kì hội nhập. Tác giả Trần Thị Thạy trong luận văn Tìm năng và định hướng phát triển phát triển du lịch tỉnh Bến Tre [21] đã phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre nhằm thấy được điều kiện để phát triển du lịch của tỉnh. Đồng thời thấy rõ hiện trạng phát triển du lịch tác động đến các ngành kinh tế khác như thế nào, đến sự phát triển KT – XH của đất nước ra sao và sự ảnh hưởng đến môi trường của địa phương. Từ đó định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tốt hơn trong tương lai. ThS. Nguyễn Thị Lệ Thủy trong báo cáo Tìm năng du lịch sinh thái dừa Bến Tre [29] đã nêu lên những đặc thù riêng còn tiềm ẩn chưa được khai thác triệt để cho phát triển du lịch xứ dừa, trong đó phải kể đến những đặc sản nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Bến Tre, đó là các sản phẩm từ cây dừa. Bài viết phân tích vai trò kinh tế - xã hội của cây dừa trong du lịch sinh thái ”Không có một loại cây trồng nào có khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều đối tượng như cây dừa. Tất cả các thành phần của cây dừa đều được sử dụng làm ra những sản phẩm có giá trị từ hoa, lá, thân, gié, vỏ, gáo... nên có thể nói cây dừa là cây của 1001 công dụng.” Từ đó đưa ra những giải pháp để Bến Tre đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái liên quan đế dừa. Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định về lý luận cũng như thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch cho nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, vẫn chưa có luận văn nào đề cập đến việc quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre - một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, văn hóa với các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng như vườn cây ăn trái, sông ngòi nhiều, nhiều bãi sông, bãi biển đẹp tự nhiên; có các danh lam thắng cảnh xen lẫn các di tích lịch sử có giá trị văn hóa; nơi giao lưu và gặp gỡ của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Tày đã tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng mang đậm bản sắc sông nước Nam Bộ.
- 4 3. Mục đích của đề tài Đưa ra những định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Bến Tre nhằm phát triển các loại hình du lịch của tỉnh tương xứng với tiềm năng hiện có, đạt hiệu quả cao và đáp ứng yêu cầu thời kì hội nhập. 4. Nhiệm vụ của đề tài Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về du lịch. Nghiên cứu các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về chiến lược phát triển ngành du lịch để vận dụng vào đề tài. Thu thập, tổng hợp tài liệu, tư liệu, số liệu thống kê có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm cơ sở để phân tích, đánh giá những mặt được, những hạn chế của thực trạng khai thác tài nguyên (tự nhiên, nhân văn), thực trạng lượng khách, doanh thu, cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật, sử dụng lao động du lịch… để phát triển các loại hình du lịch của tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2015. Đưa ra những giải pháp khả thi để hoàn thiện công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển các loại hình du lịch (hoàn thiện cũ, phát triển mới) tương xứng với tiềm năng, tăng sự đóng góp vào GDP của tỉnh, đáp ứng nhu cầu thời kỳ hội nhập. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Đề tài tập trung vào việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; tổ chức bộ máy QLNN về du lịch tỉnh; quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, công tác quảng bá và xúc tiến du lịch,… các vấn đề liên quan đến QLNN về du lịch cấp tỉnh. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Về thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu và thông tin từ năm 2005 đến 2015.
- 5 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp vận dụng lý luận QLNN trên các lĩnh vực; Phương pháp mô tả, đánh giá; Phương pháp thống kê, thu thập thông tin; Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tư liệu từ các văn bản có liên quan của các sở ban ngành của tỉnh, công báo tỉnh; Phương pháp thực địa: giúp cho người viết có cái nhìn thực tế, từ đó đưa các định hướng phát triển cụ thể và xác thực nhất. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về du lịch. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về du lịch Có nhiều khái niệm về du lịch và thuật ngữ này đã trở nên rất thông dụng hiện nay. Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ tiếng Pháp “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, dạo chơi. Tuy nhiên chưa có sự nhất trí trong các định nghĩa về du lịch. Một số khái niệm cụ thể như sau: Nhà du lịch học người Nga I. I Pirogionic, 1985: “du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [8, tr. 31]. Định nghĩa của nhà du lịch kinh tế người Mỹ Mchevel. M. Coltman: “du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của 4 nhóm cộng đồng” bao gồm: + Du khách: người bỏ tiền ra để đi du lịch. + Cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng). + Chính quyền địa phương nơi du lịch. + Dân địa phương nơi du lịch [8, tr. 31]. Theo Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện: “Du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người” và nhấn mạnh không gian văn hóa đặc trưng là tiếng nói và chữ viết bên cạnh các yếu tố văn hóa khác. Vậy có thể hiểu du lịch là phải đến nơi có ngôn ngữ khác so với nơi mình đang sống [29]. Theo Trần Thị Thạy: “Du lịch là sự ra đi của các cư dân và tạm trú xa (khoảng 700km) nơi ở thường xuyên của mình, đã tạo ra các mối quan hệ với nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền và dân địa phương nơi đến nhằm mục đích phục vụ sự nghỉ ngơi,
- 7 dưỡng bệnh, tham quan, đoàn tụ gia đình cùng các hoạt động: kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo, thể thao, có tác dụng nâng cao chất lượng sống của con người” [21, tr. 9]. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [16]. Như vậy, du lịch đầu tiên được hiểu là sự di chuyển của con người khỏi nơi cư trú trong một khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích nghỉ ngơi, tìm hiểu hay giải trí. Du lịch còn được nhìn nhận dưới gốc độ khác là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế do chính nó tạo ra. Bản chất kinh tế của du lịch là sản xuất và cung cấp hàng hóa phục vụ cho việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của khách du lịch. Từ những định nghĩa trên, tác giả rút ra các điểm về du lịch như sau: + Di chuyển khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định; + Đáp ứng mục đích về mặt tri thức, tinh thần… cho du khách; + Có sử dụng tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch. 1.1.2. Các loại hình du lịch 1.1.2.1. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ Du lịch quốc tế: loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện, có sự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía là du khách hoặc là nhà cung ứng du lịch, phải sử dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp. Về mặt không gian địa lí, du khách đi khỏi nước mình. Về mặt kinh tế, phải thanh toán bằng ngoại tệ. Du lịch quốc tế gồm du lịch bị động (gởi khách đi) và du lịch chủ động (nhận khách đến). Du lịch nội địa (du lịch trong nước): Là tất cả các hoạt động tổ chức phục vụ cho du khách trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi của đất nước mình, thanh toán bằng tiền trong nước. Du lịch đô thị: du khách tham quan chủ yếu các đô thị lớn, có công trình kiến trúc độc đáo, văn hóa lịch sử, khu thương mại sầm uất, các đầu mối giao thông, khu vui chơi giải trí hiện đại.
- 8 Du lịch thôn quê: Du khách chủ yếu tham gia loại hình du lịch này đến từ các thành phố lớn và du khách nước ngoài. Du khách có thể tận hưởng không khí trong lành không ồn ào, khói bụi; không gian yên tĩnh và hữu tình; cảm nhận sự gần gũi, tình cảm chân thành, thân thiện và nếp sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Du lịch biển: Là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao, thám hiểm biển. Loại hình này có tính mùa vụ rõ nét, thường tập trung chủ yếu vào mùa nóng và các kì nghỉ lễ, Tết. Những bãi biển ít dốc, nước biển trong, hàm lượng phù sa thấp, môi trường sạch đẹp có khả năng thu hút du khách nhiều hơn. Du lịch núi: là loại hình du lịch gắn với những vùng địa hình cao, hiểm trở hay cảnh quan thiên nhiên mang nét tự nhiên cao. Loại hình này thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, thám hiểm, nghiên cứu tự nhiên và rất thích hợp với địa hình nước ta với ¾ là đồi núi, trong đó có nhiều đỉnh núi cao khai thác du lịch rất tốt với cảnh quan hoang sơ hay khí hậu khác biệt. 1.1.2.2. Phân loại theo mục đích du lịch Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của khách du lịch. Du lịch sinh thái gắn liền với thiên nhiên, với những cảnh quan còn hoang dã, chưa bị ô nhiễm hay tàn phá bởi con người… đó là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên… Du lịch giải trí: Là loại du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn để phục hồi sức khỏe sau thời gian căng thẳng, mệt nhọc của công việc. Đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí, vui chơi ngày càng đa dạng và cần thiết trong các chuyến du lịch. Bên cạnh tham quan và nghỉ ngơi của du khách, cần có thêm các dịch vụ bổ sung như các điểm vui chơi, chương trình giải trí, lễ hội… Du lịch thể thao: Thường là du lịch thể thao không chuyên do niềm yêu thích của du khách đối với một hay một số môn thể thao nào đó. Du khách không tham gia thi đấu chính thức mà là tổ chức thành các đội thi đấu vui chơi cùng người thân, bạn bè như chơi golf, săn bắn, câu cá, lặn biển, lướt ván… Để tổ chức loại hình này đòi hỏi có điều kiện tự
- 9 nhiên phù hợp, cơ sở vật chất và các dịch vụ bổ sung đầy đủ. Hướng dẫn viên có kinh nghiệm theo dõi và hướng dẫn du khách chơi đúng quy cách cũng như đảm bảo an toàn. Du lịch khám phá: Là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. Có thể chia ra là du lịch tìm hiểu (tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường, phong tục tập quán, văn hóa…) và du lịch mạo hiểm (thường là giới trẻ hay các du khách có đam mê các trò chơi nguy hiểm để thử thách bản thân như vượt thác, thám hiểm khu rừng rậm, chinh phục đỉnh núi, tìm hiểu vùng núi lửa, thám hiểm hang động..). Du lịch nghỉ dưỡng: chức năng trọng tâm của loại hình du lịch này là phục hồi sức khỏe, mang lại tinh thần và thể lực cho du khách. Đối tượng tham gia thường là công nhân, viên chức, người làm việc thường xuyên văn phòng… Do sức ép của công việc ngày càng cao và môi trường làm việc căng thẳng nên họ thường có kì nghỉ để tận hưởng bầu không khí trong lành, phong cảnh đẹp và tìm hiểu thêm nền văn hóa đặc trưng của nơi đến, lấy lại nguồn năng lượng để bắt đầu cho công việc sắp tới. Du lịch kết hợp: loại hình này khá phổ biến hiện nay. Đó là kết hợp đi công tác, học tập, hội nghị với du lịch. Du lịch kết hợp có sự đa dạng về nội dung như có thể tìm hiểu về thiên nhiên, nét sinh hoạt văn hóa, du lịch nghiên cứu học tập, du lịch tôn giáo, du lịch công vụ, du lịch chữa bệnh, du lịch thăm người thân, du lịch thể thao. 1.1.2.3. Phân theo thời gian cuộc hành trình Du lịch ngắn ngày: là loại hình du lịch diễn ra từ 1 – 3 ngày và thường diễn ra vào các ngày cuối tuần như các ngày thứ 7, chủ nhật hay các ngày lễ… thường loại hình du lịch này du khách chọn địa điểm dễ di chuyển, tránh mất thời gian di chuyển và mất sức sau thời gian nghỉ ngơi tìm hiểu. Du lịch dài ngày: thường gắn liền với các kì nghỉ phép, nghỉ lễ dài hạn, trăng mật… thời gian du lịch có thể kéo dài từ 1 tuần đến vài tuần, vài tháng đến một năm. Địa điểm du lịch bao gồm cả trong và ngoài nước. Du khách thưởng thức các chuyến du lịch bằng thuyền, du lịch thám hiểm, khám phá, nghỉ dưỡng… 1.1.2.4. Phân loại theo phương tiện
- 10 Du lịch xe đạp: đang được chú trọng vì tính thân thiện với môi trường, hài hòa thiên nhiên và thích hợp với những nước có địa hình bằng phẳng. Du lịch xe đạp kéo dài vài ngày và gắn liền với du lịch sinh thái. Du khách có thể dễ dàng tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân, khám phá nét văn hóa bản địa và vi vu trên những con đường làng uốn lượn. Du lịch ô tô: Hầu hết du lịch hiện nay là du lịch ô tô vì tính cơ động, phổ biến, tiện lợi của nó. Du lịch ô tô có giá thành rẻ và tiếp cận điểm du lịch thuận tiện. Du lịch bằng máy bay: Du lịch máy bay là một trong những loại hình tiên tiến nhất đáp ứng nhu cầu của khách đến các nước và các tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay, nước ta phát triển mạnh ngành hàng không nên cũng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nước nhà. Du lịch tàu thủy: Đây là loại hình du lịch thời thượng của đối tượng có kinh tế mạnh, hầu hết các nước giàu có với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Du khách có thể thưởng thức một kì nghỉ dài ngày đầy thư thái trong bầu không khí thanh bình và nhiều điểm đến hấp dẫn. 1.1.2.5. Phân loại theo hình thức tổ chức Du lịch theo đoàn: Đây là loại hình du lịch đươc sắp xếp từ trước giữa đơn vị du lịch và tổ chức du lịch, có thông báo lịch trình đến các thành viên trong đoàn biết vì thường có sự thống nhất từ trước về thời gian, giờ ăn, địa điểm… dễ phục vụ theo mẫu chuẩn. Tất cả vấn đề trao đổi thông tin về lịch trình, khâu tổ chức, tham quan các điểm đến, bán sản phẩm, hướng dẫn và nghỉ ngơi… đều do người khách làm trưởng đoàn trao đổi với người tổ chức hay hướng dẫn viên du lịch. Du lịch cá nhân: cá thể du khách tự đưa ra kế hoạch lưu trú, địa điểm ăn uống tùy thích nhưng có giá cao hơn so với du lịch đoàn. Loại hình này đang phát triển mạnh hiện nay và các nhà khai thác du lịch muốn hướng đến việc thu hút du khách đặc biệt này. Du lịch gia đình: Loại hình thường xuyên ở các khu vực phụ cận đô thị trong thời gian ngắn ngày, loại thứ hai là những chuyến đi du lịch dài ngày, những địa điểm xa, nổi tiếng và nhu cầu thường đặt ra là tham quan nhiều điểm. Việc tiếp cận và thu hút khách để
- 11 kinh doanh loại hình du lịch này đang là hướng cần quan tâm vì du lịch gia đình hiện nay đang trên đà phát triển mạnh. Ngoài ra, theo Tổ chức Du lịch Thế giới, còn phân thành các dạng du lịch: - Du lịch làm ăn - Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt - Du lịch nội quốc, quá biên - Du lịch tham quan trong thành phố - Du lịch trên những miền quê (du lịch sinh thái) - Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm - Du lịch hội thảo, triển lãm MICE - Du lịch giảm stress; Du lịch ba-lô, tự túc khám phá - Du lịch bụi, du lịch tự túc [21]. 1.1.3. Du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1.1.3.1. Về mặt kinh tế Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội của các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế qua trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích từ ngành du lịch mang lại là điều không thể phủ nhận thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh tiêu dùng các loại hàng hóa thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn,... . Du lịch tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Bên cạnh đó, du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn