Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu luận văn " Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên" là làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận trong quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Tuấn Hưng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những số liệu trong các bảng, biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên và từ các nguồn tài liệu khác được ghi rõ trong phần tài tiệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu công trình NCKH của các tác giả khác, để so sánh…đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Thiện
- MỤC LỤC Trang phụ bìa..............................................................................................trang Lời cảm đoan Mục lục Danh sách các bảng biểu Danh mục các sơ đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn......................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn...........................................5 3.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn............................................6 4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................6 4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.......................6 5.1. Phương pháp luận.......................................................................................6 5.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.....................................................8 6.1. Ý nghĩa lý luận...........................................................................................8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................8 7. Kết cấu của luận văn......................................................................................9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN.........................10 1.1. Một số khái niệm......................................................................................10 1.2. Vai trò của PYTT trong hoạt động tố tụng và hỗ trợ tư pháp. .................14 1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động PYTT.....................................................21
- 1.4. Vai trò quản lý nhà nước về hoạt động PYTT.........................................24 1.5. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động PYTT..................26 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động PYTT..............................................28 1.7. Một số kinh nghiệm trong và ngoài nước về hoạt động GĐTP.............. 33 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..................................................................................41 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN.......................................42 2.1. Tổng quan về Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên...........42 2.2. Kết quả hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên từ năm 2018 đến năm 2020................................................................46 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên............................................................................................................64 2.4. Đánh giá chung về hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên..............................................................................................72 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..................................................................................79 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN.....................................................................................81 3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần..........................................................................................................81 3.2. Các giải pháp Quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên..............................................................................................86 3.3. Một số kiến nghị, đề xuất.........................................................................96 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..................................................................................98 KẾT LUẬN.....................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................99
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số các trường hợp giám định phân bố theo năm............................43 Bảng 2.2: Đặc điểm về địa phương trưng cầu giám định................................44 Bảng 2.2: Đặc điểm về địa phương trưng cầu giám định................................44 Bảng 2.3: Phân bố đối tượng giám định theo nhóm tuổi.................................46 Bảng 2.4: Đặc điểm về giới tính và dân tộc....................................................48 Bảng 2.5: Đặc điểm về trình độ học vấn.........................................................49 Bảng 2.6. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng giám định........................51 Bảng 2.7: Đặc điểm về hôn nhân gia đình......................................................54 Bảng 2.8: Phân bố đối tượng giám định theo vụ án........................................55 Bảng 2.9: Phân bố đối tượng giám định theo hành vi phạm tội......................56 Bảng 2.10. Kết luận chẩn đoán bệnh theo ICD 10..........................................58 Bảng 2.11. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi................60 Bảng 2.12. Đặc điểm về tiền sử bênh có liên quan đến đối tượng..................60 Bảng 2.13. Hình thức phạm tội cố ý gây thương tich.....................................61 Bảng 2.14. Phân tich yếu tố giới tinh, hôn nhân về tiền án tiền sư.................62
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Các trường hợp giám định phân bố theo năm.............................44 Biểu đồ 2.2: Phân bố đối tượng giám định theo nhóm tuổi.............................47 Biểu đồ 2.3: Đặc điểm về trình độ học vấn.....................................................50 Biểu đồ 2.4: Đặc điểm về nghề nghiệp các đối tượng giám định....................52 Biểu đồ 2.5: Đặc điểm về hôn nhân gia đình..................................................54 Biểu đồ 2.6: Phân bố đối tượng theo hành vi phạm tội...................................56 Biểu đồ 2.7: Kết luận chẩn đoán bệnh theo ICD 10........................................59 Biểu đồ 2.8: Hình thức phạm tội cố ý gây thương tích...................................61
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giám định pháp y là một ngành khoa học, sử dụng những thành tựu khoa học trong lĩnh vực y học, sinh học, hoá học, vật lý học, tin học... để đáp ứng những yêu cầu của pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự thông qua hoạt động giám định khi được các cơ quan trưng cầu [35]. Hoạt động Giám định pháp y có nhiều ý nghĩa gồm: Phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, bào chữa, kết án. Hiện nay đã có rất nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra mà người gây án mắc bệnh tâm thần hoặc giả tâm thần tương đối phổ biến và ngày càng phức tạp, đòi hỏi các giám định viên pháp y tâm thần phải hết sức thận trọng trong quá trình giám định để đưa ra những kết luận chính xác, khách quan, trung thực, đảm bảo công bằng cho các trường hợp giám định pháp y tâm thần. Giám định pháp y tâm thần không mổ xác như pháp y mà mổ xẻ những ý thức rất trừu tượng của con người, nghiên cứu đối tượng từ khi sinh ra cho đến khi xảy ra vụ án và những diễn biến tư duy trong hiện tại. Đối tượng giám định được làm các thử nghiệm đánh giá trí tuệ, khả năng nhận thức, xét nghiệm máu, điện não, Xquang, thậm chí cần thiết còn chụp CT, MRI... Chính vì thế, giám định tâm thần cần thời gian để các giám định viên có thể nắm bắt quy luật, theo dõi các thói quen sinh hoạt, diễn biến tâm lý và những biểu hiện bất thường của người bệnh xảy ra trước, trong, sau khi gây án và hiện tại...[19]. Điểm đặc biệt của những đối tượng phạm tội tâm thần là họ vừa không kiểm soát được hành động của mình vừa có tính cách côn đồ, do đó giám định viên phải đối diện với rất nhiều hiểm nguy. Việc các giám định viên bị đối tượng tấn công là chuyện khó tránh khỏi. Nhiều đối tượng đã từng vào tù ra tội và mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Lao, HIV... Khi bị kích động, họ có thể bất ngờ đánh cả giám định viên. Sự va chạm đụng độ có thể 1
- gây ra thương tích và khả năng lây nhiễm các bệnh nguy hiểm cho các giám định viên là rất cao. Đối với những đối tượng giả tâm thần để hòng thoát tội khi bị các giám định viên phát hiện làm rõ cũng tiềm tàng những hành vi trả thù rất nguy hiểm. Ngành giám định pháp y tâm thần thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi những chính sách nhân đạo và pháp luật nghiêm minh của Đảng và Nhà nước, bảo vệ và cứu chữa cho người bệnh đồng thời cũng phát hiện ra kẻ tội phạm giúp pháp luật trừng trị đúng người đúng tội góp phần làm trong sạch xã hội, gìn giữ an ninh trật tự xã hội. Thực hiện giám định tư pháp là để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo từng nội dung được trưng cầu hoặc yêu cầu. Vì vậy, công tác giám định pháp y tâm thần có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư pháp. Thời gian qua, công tác này đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định cần có giải pháp khắc phục để bảo đảm yêu cầu của hoạt động tố tụng và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Công tác giám định Pháp y tâm thần bước đầu gặp không ít khó khăn, vướng mắc về thể chế; tổ chức, người giám định tư pháp; hoạt động giám định tư pháp và quản lý giám định tư pháp. Giám định tư pháp là hoạt động bổ trợ tư pháp, là công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật. Trước yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn và công cuộc cải cách tư pháp, đấu tranh chống tội phạm, công tác giám định tư pháp cần phải kịp thời khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc [43]. Xuất phát từ nhu cầu và thực tế trên, tôi thực hiện đề tài “Quản lý Nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành quản lý công có ý nghĩa lý luận và 2
- thực tiễn trong quản lý nhà nước đối với hoạt động pháp y tâm thần không chỉ riêng khu vực Tây Nguyên mà còn có ý nghĩa đối với ngành pháp y tâm thần cả nước hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hoạt động Pháp y Tâm thần là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học trên Thế giới và tại Việt Nam. Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu khoa học đã tập trung nghiên cứu, xem xét ở nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn về hoạt động Pháp y Tâm thần. Có thể kể ra các bài viết, các công trình nghiên cứu như sau: Tác giả Trần Văn Cường (1992), nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân tâm thần phân liệt trong giám đinmh pháp y tâm thần” Nghiên cứu và chỉ ra rằng trong 70 trường hợp bị bệnh tâm thần gặp trong giám định pháp y tâm thần thì thấy tỉ lệ nam gấp hơn 10 lần so với nữ. Đồng thời thường để lại các hậu quả nghiêm trọng trong lúc phạm tội đã làm chết và gây thương tích 84 người, qua đó nhận thấy trong giám định pháp y tâm thần gặp nhiều thể bệnh và hậu quả do họ gây ra là rất nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Trần Văn Cường (1996), nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng và hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần” cho thấy yếu tố bệnh lý là 62,5%, yếu tố bên ngoài là 15,6%. Trong nhóm yếu tố bệnh lý, rối loạn nhân cách chiểm tỷ lệ 43,8%. Yếu tố bên ngoài là:15,5%; yếu tố nhân cách chiếm tỷ lệ cao nhất 43,8% [24, tr. 24-32]. Nguyễn Đăng Đức, Nguyễn Cửu Dy (2000), nghiên cứu “Đánh giá toàn bộ công tác giám định pháp y tâm thần giai đoạn 1996-1999” nhận thấy trong 968 hồ sơ giám định có 658 trường hợp có mắc bệnh tâm thần [26, tr.34-37]. Đồng tác giả Gunn J. và Taylor D.C. (1984), nghiên cứu trên 1.241 tù nhân thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân tâm thần phân liệt bị kết tội giết người cao hơn 3
- tỷ lệ bệnh nhân tâm thần phân liệt trong cộng đồng. Hai tác giả này còn cho thấy có nhiều thể bệnh tâm thần khác nhau trong các tù nhân và có sự khác biệt rõ nét giữa nam và nữ [45]. Ngô Đình Thư (2008), nghiên cứu trên 49 đối tượng đã được giám định pháp y tâm thần tại bênh viên Tâm thần Huế trong 3 năm (2008 – 2010) cho thấy: Tỷ lệ bệnh tâm thần gặp trong giám định pháp y tâm thần là 87,8% tỷ lệ giả bênh tâm thần là 12,2%. Gặp 6 nhóm bênh tâm thần: trong đó 3 nhóm bênh tâm thần phân liêt, động kinh và châm phát triên tâm thần chiếm phần lớn (75,6%). Bênh nhân nam nhiều hơn bênh nhân nữ tỷ lê 48/1 (98,0% nam). Các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội: Do nhân tố bệnh lý tâm thần chi phối chiếm 53,1%; các yếu tố gia đình chiếm 14,3%. Yếu tố xã hội chiếm 18,4%; các yếu tố khác chiếm 8,2%. Phạm tội trong giai đoạn bệnh tiến triển là 77,6% bệnh nhân, trong giai đoạn bệnh ổn định là 10% bệnh nhân [27, tr.36- 38]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Đình Thư cho thấy nhóm tuổi bệnh nhân gặp trong GĐPYTT chủ yếu là độ tuổi 20-39 (36/49) chiếm 75,5% tiếp đến là nhóm tuổi 40- 49 chiếm 10,2% và nhóm
- vi phạm tội cao nhất là bệnh lý 52,2%; xã hội tác động là 18,1%; gia đình là 10,9% do rượu chi phối là 8,2%. Đặc biệt nghiên cứu cho thấy ở nhóm nghiên cứu người mắc bệnh trước khi gây án hành vi phạm tội chiếm tỷ lệ cao so với người mắc bệnh sau gây án và không mắc bênh. Nhóm gây án giai đoạn bênh tiến triên cao (77,6%) so với nhóm mắc bênh giai đoạn bênh ôn định 10,2% [29, tr.42]. Nghiên cứu của Cao Tiến Đức (1997), trong quản lý điều trị tại cộng đồng thì nam giới có hành vi bạo lực cao hơn nữ giới (nam chiếm 92,1%, nữ chiếm 7,84%). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân (2003) cũng cho kết quả tương tự (nam chiếm 80,02%, nữ chiếm 19,98%). Mặc dù số lượng các công trình nghiên cứu về Hoạt động Pháp y Tâm thần tại Việt Nam còn ít và chưa nghiên cứu sâu về vấn đề này nhưng các kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở cần thiết để học viên (tác giả) thực hiện nghiên cứu vấn đề Quản lý Nhà nước về Hoạt động Pháp y Tâm thần Khu vực Tây Nguyên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận trong quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần nói chung và hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên nói riêng. 5
- Hai là, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. Ba là, đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần nói chung và hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên. Nghiên cứu tất cả các đối tượng theo dõi giám định pháp y tâm thần tại Trung tâm Pháp y Tâm thần Khu vực Tây Nguyên. (Số liệu thu thập từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2020), thông qua thu thập hồ sơ, bệnh án, tài liệu liên quan của đối tượng được lưu tại phòng Kế hoạch nghiệp vụ và Khoa giám định của Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. Bao gồm 05 tỉnh Tây Nguyên: (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) và 02 tỉnh Duyên Hải Miền Trung: (Khánh Hòa, Phú Yên). Tại địa chỉ số 134 Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Về thời gian: Khảo sát số liệu để nghiên cứu từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 5 năm 2021 (số liệu thu thập từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2020). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luân văn được thưc hiên dưa trên cơ sở lý luân chủ nghia Mác - Lênin, tư tưởng Hô Chi Minh, đương lối của Đảng, chinh sách, pháp luât của Nhà nước về hoạt động pháp y tâm thần và hỗ trợ tư pháp. 6
- 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề, trong đó tập trung vào một số phương pháp chính cơ bản như sau: Phương pháp khảo sát, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu và phương pháp so sánh. - Phương pháp khảo sát: Phương pháp này sử dụng phiếu điều tra, thu thập hồ sơ của đối tượng giám định pháp y tâm thần và lập mẫu phiếu thu thập số liệu, dựa trên hồ sơ, bệnh án, tài liệu liên quan khác của các đối tượng giám định nội trú từ năm 2018 đến 2020. + Địa điểm khảo sát: Tại kho lưu trữ hồ sơ bệnh án của Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. Địa chỉ 134 Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. + Số lượng phiếu khảo sát: 80 phiếu (Mẫu phiếu được thiết kế sẵn). Toàn bộ số mẫu phiếu khảo sát được gửi cho Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của Trung tâm. Sau khi Phòng Kế hoạch tổng hợp tổ chức họp, phân công nhiệm vụ và chia làm 3 (Ba) tổ khảo sát, cụ thể: Tổ 1, có nhiệm vụ thống kê, điền vào mẫu phiếu các đối tượng theo dõi giám định pháp y tâm thần nội trú năm 2018; Tổ 2, có nhiệm vụ thống kê, điền vào mẫu phiếu các đối tượng theo dõi giám định pháp y tâm thần nội trú năm 2019; Tổ 3, có nhiệm vụ thống kê, điền vào mẫu phiếu các đối tượng theo dõi giám định pháp y tâm thần nội trú năm 2020. - Phương pháp tổng hợp: Phân tích các văn bản, tài liệu, báo cáo, nghiên cứu khoa học… liên quan đến hoạt động pháp y tâm thần và các hồ sơ bệnh án giám định pháp y tâm thần tại khu vực Tây Nguyên. - Phương pháp thống kê và thống kê phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân tích số liệu, tài liệu thu thập tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. 7
- - Kỹ thuật thu thập thông tin: Kỹ thuật này được thực hiện qua 2 bước + Bước 1: Lập mẫu phiếu thu thập số liệu, dựa trên hồ sơ, bệnh án, tài liệu liên quan khác của đối tượng giám định nội trú. + Bước 2: Thu thập hồ sơ của đối tượng giám định pháp y tâm thần, điền vào mẫu phiếu điều tra. - Phương pháp xử lý số liệu: + Sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, dự báo,... để xử lý, đánh giá dữ liệu, thông tin thu thập được, đưa ra các nhận định, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. + Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm: EPI-INFO, EPI-data và Stata Virsion 3.1. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghia lý luân Luân văn đề câp đến những vân đề cần thiết, những lý giải nhăm làm ro một số vân đề lý luân liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. 6.2. Ý nghia thực tiễn Giúp cho các nhà quản lý và nhà chính sách xác định được một số khó khăn trong công tác giám định pháp y tâm thần để có đầu tư nguồn lực cho phù hợp. Giúp cho các cơ quan chuyên môn cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và pháp luật về hoạt động giám định pháp y tâm thần. Giúp cho các tổ chức liên quan có sự phối hợp tốt hơn để khác phục các hạn chế, bất cập trong công tác giám định pháp y tâm thần và hỗ trợ tư pháp. Là cơ sở lý luận và nguồn số liệu tin cậy cho các nghiên cứu tiếp theo. 8
- Giúp cho tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đề tài tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực giám định pháp y tâm thần. Đề tài có thể sử dụng phục vụ công tác Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên cũng như làm tài liệu tham khảo, vận dụng ở các Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần khu vực khác trên phạm vi cả nước. 7. Kết cấu của luận văn Kết câu luân văn ngoài các phần mở đầu, mục lục, tài liêu tham khảo, kết luân và phụ lục, nội dung của luân văn gôm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận trong Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên. 9
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Pháp y tâm thần Pháp y tâm thần (PYTT) là một bộ phận của Tâm thần học, phát triển cùng với sự phát triển chung của ngành Tâm thần học. Nếu như Tâm thần bệnh học chỉ chú ý nghiên cứu vấn đề chẩn đoán, tìm nguyên nhân và tính chất bệnh với mục đích chữa bệnh và phòng bệnh thì PYTT chủ yếu nghiên cứu mối liên hệ đặc biệt của các trạng thái rối loạn tâm thần đối với những vấn đề dân sự và hình sự [43, tr.36]. 1.1.2. Giám định pháp y Giám định pháp y là một ngành khoa học, nó sử dụng những thành tựu khoa học trong lĩnh vực y học, sinh học, hoá học, vật lý học, tin học... để đáp ứng những yêu cầu của pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự thông qua hoạt động giám định khi được các cơ quan trưng cầu [43, tr.36]. 1.1.3. Giám định tư pháp Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp (khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 56/2014/QH14, sau đây gọi chung là Luật Giám định tư pháp) [43, tr.149-150]. 1.1.4. Bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần 10
- Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể... làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức… bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh [43, tr.126]. Ở Nga: Từ năm 1864, theo các qui định mới, những can phạm nghi ngờ bị bệnh tâm thần, khi xét xử nhất thiết phải có sự tham gia của một hoặc hai thầy thuốc trong hội đồng để xác định mức độ rối loạn tâm thần của can phạm ở thời điểm gây án và trạng thái tâm thần hiện tại. Việc theo dõi và giám định trạng thái tâm thần ngay tại phiên xét xử như vậy tất nhiên không thể cho kết luận đầy đủ. Chỉ nghiên cứu tìm hiểu bệnh qua các tài liệu điều tra trong tập hồ sơ không cho phép đưa ra kết luận chính xác. Việc đánh giá trạng thái tâm thần lại do một nhóm các nhà chuyên môn chứ không phải chỉ là riêng các thầy thuốc tâm thần. Một số người được công nhận là bị bệnh tâm thần trong khi họ vẫn đang khoẻ mạnh. Một số khác được công nhận là khoẻ mạnh thực ra lại đang bị bệnh tâm thần [43, tr. 39]. Ở Đức: Trong luật hình sự nước Phổ (1833) có đoạn viết "người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình là người có khả năng hiểu biết và nhận thức được hành vi của mình". Bản dự thảo luật cũ năm 1871, còn hiệu lực đến năm 1993 có ghi: "một hành vi phạm tội sẽ không xảy ra nếu trong thời gian diễn ra hành động, thủ phạm đã ở trạng thái mất tri giác hoặc rối loạn hoạt động tâm thần, do đó ý tưởng tự do bị loại trừ" [43, tr. 39]. Ở Pháp: Điều 64 luật hình sự năm 1810, đã đặt cơ sở cho việc lựa chọn "mất trí" và năng lực chịu trách nhiệm, điểm này thừa nhận sự đối lập giữa một hành vi thuộc pháp lý và sự lựa chọn quan trọng giữa trừng phạt và chữa 11
- bệnh. Theo luật năm 1838, quyết định trừng phạt người bệnh tâm thần là thuộc về toà án, phải đưa ra khi có giám định PYTT [43, tr. 39]. Năm 1955, Tổ chức Y tế Thế giới xuất bản tập san đầu tiên về pháp y Tâm thần, tập hợp so sánh nhiều nước để đưa ra quan điểm chung. Đây là một lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ giữa y học với các ngành khoa học xã hội và pháp luật. Nhiều nước trên thế giới, việc tổ chức hệ thống giám định PYTT cũng rất khác nhau, có nước tổ chức thành viện và bệnh viện giám định PYTT riêng, có nước thành lập các cơ sở giám định PYTT nằm trong các bệnh viện tâm thần. Đương nhiên, sự phát triển hệ thống tổ chức này không thể tách rời sự phát triển chung của ngành tâm thần học [43, tr. 39]. Lịch sử phát triển Pháp y Tâm thần ở Việt Nam: Thời kỳ Pháp thuộc có nhà thương Vôi (Bắc Giang), Bệnh viện tâm trí Biên Hoà (trước năm 1975) và Trại người già và người điên trong Bệnh viện Bạch Mai (trước tháng 10/1954) đều có các bệnh nhân như thế [43, tr. 40]. Năm 1957, ngành tâm thần và thần kinh được thành lập, cũng từ đó ngành tư pháp tâm thần cũng ngày càng được chú ý, nhất là từ năm 1970, Toà án và Viện kiểm sát từ Trung ương đến địa phương kết hợp với Bộ Y tế tiến hành giám định PYTT đối với những bị can nghi có rối loạn tâm thần. Tuy vậy, mãi đến những năm gần đây giám định PYTT mới được thể chế hoá bằng những điều cơ bản thể hiện trong các đạo luật [43, tr. 40]. Từ những năm 70 của thế kỷ 20, Bệnh viện Tâm thần Trung ương đã bắt đầu tiếp nhận giám định pháp y tâm thần cho một số đối tượng phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp Trung ương trưng cầu. Thập niên 80 (thế kỷ 20), số lượng các trường hợp giám định PYTT ngày càng tăng, chính vì vậy ngày 29/7/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 117/HĐBT quy định về công tác giám định tư pháp trong đó có giám định PYTT, từ đó ngành Pháp y Tâm thần được hình thành và phát triển [43, tr. 40]. 12
- Do số lượng các vụ việc giám định PYTT ngày càng tăng, số lượng đối tượng phạm tội bị bệnh tâm thần nặng ngày càng nhiều, vì vậy, ngày 23/7/1997, liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng – Bộ Công an – Bộ Tài chính – Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Tòa án Nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 03/1997/TTLB quy định chi tiết thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, tại thông tư này đã giao việc quản lý, điều trị bệnh nhân bắt buộc chữa bệnh tâm thần cho 03 cơ sở là Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 và Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng [43, tr.41]. Ngày 24/9/2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành Pháp lệnh giám định tư pháp số 24/2004/UBTVQH11 và ngày 19/5/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giám định tư pháp. Từ đó hệ thống mạng lưới Pháp y Tâm thần được hoàn thiện hơn và đi vào thực hiện chuyên trách. Ở tuyến Trung ương có Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương. Ở tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bệnh viện tâm thần cấp tỉnh thì thành lập Trung tâm giám định pháp y tâm thần và đã có 22 trung tâm được thành lập. Tổng số giám định viên của ngành là 182. Hàng năm, toàn ngành thực hiện khoảng 1500 trường hợp giám định liên quan đến các vụ án hình sự [43, tr. 41]. Năm 2012, Quốc hội khóa 13 đã ban hành Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 và năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2013/NĐ- CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp. Căn cứ những văn bản pháp luật này, ngày 10/3/2014, Bộ Y tế đã có quyết định số 806/QĐ-BYT đổi tên Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương thành Viện Pháp y Tâm thần Trung ương và ngày 12/12/2014, Bộ Y tế đã có quyết định số 5151/QĐ-BYT phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các tổ chức PYTT đến năm 2020 bao gồm Viện Pháp y Tâm thần Trung ương và 5 Trung tâm PYTT khu vực [43, tr. 42]. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn