intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

117
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng tới làm rõ cơ sở khoa học và thực trạng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng Bình hiện nay, để đưa ra một số giải pháp nhằm hệ thống lại và tăng cường công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN HIỂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN HIỂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẬU THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Hậu. Các thông tin, số liệu và kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu của tác giả, các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./. Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 6 năm 2017 Học viên Nguyễn Văn Hiển
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo tại Cơ sở Học viện Hành chính quốc gia khu vực Miền Trung đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Hậu Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 6 năm 2017 Học viên Nguyễn Văn Hiển
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ....................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn............................................................... 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .......................................................................... 6 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KCHT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ......................................................................... 8 1.1. Tổng quan về KCHT giao thông đường bộ ................................................................... 8 1.1.1. KCHT giao thông đường bộ ............................................................................8 1.1.2. Đặc điểm của KCHT giao thông đường bộ.................................................. 13 1.1.3. Vai trò của KCHT giao thông đường bộ trong phát triển kinh tế, xã hội.... 16 1.2. Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ .. 18 1.2.1. Các nội dung quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ ................ 18 1.2.2. Các phương pháp quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ......... 26 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ. 29 1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên ....................................................................... 29 1.3.2. Nhân tố về kinh tế - xã hội ............................................................................ 30 1.3.3. Trình độ phát triển của hệ thống giao thông................................................. 31 1.4. Kinh nghiệm quản lý giao thông đường bộ của một số địa phương...................... 31 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương .............................................................. 31 1.4.2. Kinh nghiệm của Đà Nẵng............................................................................ 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KCHT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH .............................................. 41
  6. 2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình .......................................................................................................................................................... 41 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên của tỉnh Quảng Bình ............................... 41 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình ........................................... 46 2.2. Tình hình hệ thống KCHT giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình...................... 50 2.2.1. Tình hình hạ tầng đường bộ và các phương tiện bảo đảm ATGT đường bộ .................................................................................................................................. 50 2.2.2. Tình hình phát triển phương tiện vận tải giao thông đường bộ ................... 57 2.2.3. Tình hình khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển bằng đường bộ .................................................................................................................................. 58 2.2.4. Tình hình vi phạm về KCHT giao thông đường bộ ..................................... 60 2.2.5. Đánh giá chung về tình hình hệ thống KCHT giao thông đường bộ .......... 62 2.3. Tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ .......................................................................................................................................................... 65 2.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển giao thông đường bộ.................................. 66 2.3.2. Quản lý quy hoạch phát triển giao thông đường bộ ..................................... 68 2.3.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền giáo dục về giao thông đường bộ ........................................................................................... 72 2.3.4. Hoạt động của Thanh tra đường bộ. ............................................................ 77 2.3.5. Bảo trì hệ thống đường bộ............................................................................ 79 2.3.6. Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất ATGT, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ KCHT giao thông đường bộ ............. 81 2.3.7. Ngăn chặn, xử lý vi phạm KCHT giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ. .................................................................................................... 82 2.3.8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ KCHT giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. ................................................ 84
  7. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KCHT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................................................................................................... 87 3.1. Các căn cứ để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình ...................................................................................................... 87 3.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình 87 3.1.2. Mục tiêu phát triển giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình ......................... 88 3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình ...................................................................................................... 89 3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch về KCHT giao thông đường bộ ............................... 89 3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch về KCHT giao thông đường bộ ... 90 3.2.3. Tổ chức tốt thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền giáo dục về giao thông đường bộ .................................................................................... 91 3.2.4. Hoàn thiện hoạt động của thanh tra đường bộ ............................................. 94 3.2.5. Tổ chức tốt công tác bảo trì hệ thống đường bộ........................................... 95 3.2.6. Cải thiện công tác cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất ATGT, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ KCHT giao thông đường bộ .................................................................................................................. 97 3.2.7. Thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn, xử lý vi phạm KCHT giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ. .................................................... 99 3.2.8. Hoàn thiện công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ KCHT giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. .............. 100 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông BOT Đầu tư – Khai thác – Chuyển giao BT Đầu tư – Chuyển giao GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTĐB Giao thông đường bộ GTVT Giao thông vận tải ISO Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế KCHT Kết cấu hạ tầng ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức PPP Đối tác công – tư. QL Quốc lộ UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Bình……………... 41 2.1: Bảng Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân 2.2: theo khu vực kinh tế……………………………………… 47 Bảng Nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông qua các năm 2011- 52 2.3: 2015……………………………………………………… Bảng Hệ thống bến xe trên địa bàn tỉnh Quảng Bình………… 53 2.4: Bảng Tình hình phương tiện giao thông đường bộ……………… 55 2.5: Bảng Tình hình khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ 56 2.6: Bảng Tình hình khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường 57 2.7: bộ………………………………………………………. Bảng Tình hình vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ… 58 2.8: Bảng Tình hình vi phạm chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế 2.9: của cầu, đường bộ………………………………………… 58
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Hoạt động GTVT là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia, nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội và đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hoá, xã hội, đi lại, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư. Trong đó giao thông đường bộ luôn là mảng quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống giao thông, xét trên tất cả các phương tiện kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng [20]. GTVT là nhu cầu không thể thiếu của con người, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương tiện giao thông ngày càng đa dạng và phát triển mạnh và có những bước tiến bộ đáng kể. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, với các thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống xã hội đã có những bước phát triển tích cực, điều kiện sinh sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhu cầu đi lại của nhân dân tăng lên. Nền kinh tế không thể phát triển được với một hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và giao thông đường bộ nói riêng thấp kém và còn thiếu thốn đủ thứ. Do đó, một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được phát triển là rất quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, nó phục vụ tích cực cho phát triển các ngành công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để hợp nhất và mở rộng thị trường nội địa, hòa nhập thị trường thế giới. Trong những năm qua Quảng Bình đã phát triển được hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ khá lớn và rộng khắp, hiện chiếm 95% toàn bộ hệ thống giao thông của tỉnh [15,tr.57]. Trong đó: 1
  11. + Quốc lộ 1A đi qua tỉnh , với tổng chiều dài 122 km, có 5 cầu lớn trên tuyến này là cầu Roòn, Gianh, Lý Hoà, cầu Dài và Quán Hàu, tình trạng thông xe tốt, cho phép khả năng thông xe quanh năm + Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông: dài 200 km, có 51 cầu dài 3.814 m, đã được nâng cấp, có khả năng thông xe bốn mùa. + Đường Hồ Chí Minh phía Tây: dài 170 km, có 32 cầu dài 2.113 m. + Quốc lộ 15 dài 69 km. + Quốc lộ 12A từ Ba Đồn đến Mụ Dạ dài 145,5 km, tuyến đường này đang được nâng cấp xây dựng, khả năng thông xe tốt cả 4 mùa. - Hệ thống tỉnh lộ: Gồm 14 tuyến, có tổng chiều dài 364 km, có 29 cầu các loại với tổng chiều dài là 401m, 3 ngầm có chiều dài 205 m. Mặt đường đã được nhựa hoá dần trên các tuyến khả năng thông xe trên các hệ thống đường tỉnh lộ tương đối tốt cả 2 mùa, trừ một số đoạn ngập lụt trong thời gian ngắn. - Đường nội thị: có 34 km, nền dường rộng từ 6m dến 34 m, mặt đường rộng từ 4m đến 22,5m. - Đường huyện, xã có: 744 km đường huyện và 2.647 km đường xã, nèn đường rộng từ 5 – 6m, hầu hết là mặt đường cấp phối. Khả năng thông xe của hệ thống đường huyện, xã tương đối tốt. Tuyến đường bộ Quảng Bình còn gắn liền với tuyến đường xuyên Á nối từ Thái Lan, Căm Pu Chia, Lào với khu vực Miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu Cha Lo trên Quốc lộ 12, với cụm cảng biển Hòn La, Vũng Áng; cụm nhà máy xi măng: Sông Gianh, Văn Hóa, Áng Sơn với sản lượng hàng triệu tấn mỗi năm. Hầu hết tất cả lượng hàng hóa lưu thông Bắc-Nam đều đi qua Quảng Bình. Mỗi năm lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển bằng đường bộ đều tăng và tỷ trọng của vận tải đường bộ luôn là 98-99% [21, tr.5]. Với hệ 2
  12. thống giao thông đường bộ khá thuận tiện như vậy đã giúp cho Quảng Bình phát triển kinh tế - xã hội nhanh trong khu vực. Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ trong những năm qua ở tỉnh gắn với nỗ lực thực hiện quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông giao thông đường bộ ở địa phương vẫn còn những bất cập nhất định như: công tác xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển giao thông đường bộ chưa nghiêm và thiếu khoa học; công tác đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bộ chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội; việc tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ KCHT giao thông đường bộ mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nếu công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ được hoàn thiện và nâng cao sẽ cho phép hệ thống hạ tầng giao thông này phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Do đó tôi lựa chọn đề tài “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH” làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao đường bộ ở tỉnh Quảng Bình”, tác giả nhận thấy có khá nhiều nghiên cứu liên quan với nhiều cách tiếp cận, góc độ và địa bàn khác nhau. Trong đó đáng chú ý có các nghiên cứu sau: - Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy với đề tài Luận văn thạc sỹ ngành Quản lý hành chính công, năm 2003: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội”. Luận văn không đi sâu vào vấn đề quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ mà tập trung xây dựng hệ thống lý thuyết tổng quan về quản lý nhà nước đối với giao thông đô thị. Luận 3
  13. văn phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giao thông đô thị tai Hà Nội, từ đó kiến nghị các giải pháp quản lý nhà nước về giao thông đô thị. - Tác giả Trần Văn Quan với đề tài Luận văn thạc sỹ ngành Quản lý hành chính công, năm 2004: “Tăng cường quản lý nhà nước về vận tải đường bộ - từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai”. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của quản lý nhà nước về vận tải đường bộ trong nền kinh tế thị trường. Tác giả phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về vận tải đường bộ trên địa bàn tình Đồng Nai, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về vận tải đường bộ. Như vậy luận văn chỉ nghiên cứu ở khía cạnh vận tải trong giao thông đường bộ. - Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật của Dương Quốc Hoàng (2005) “Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” - Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển của Đặng Văn Ái (2012) “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ tỉnh Bình Định”. - Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật của Đào Văn Minh (2008)“Quản lý nhà nước về trật tự ATGT đường bộ của chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa” Bên cạnh đó cũng có một số bài viết đăng trên các tạp chí cũng nghiên cứu về vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ như: - Nguyễn Thủy Anh (2003), "Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông công cộng trong đô thị lớn ở nước ta", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5/2003. 4
  14. - Hoàng Đình Ban (2004), "Luật Giao thông đường bộ sau hai năm nhìn lại", Tạp chí GTVT, số 3/2004. - Lý Huy Tuấn (2003), “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đô thị”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 03/2003. Trên thực tế, vấn đề "Quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ" chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể và có hệ thống. Mặt khác, đề tài "Quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình" chưa được nghiên cứu. Trên cơ sở của các nghiên cứu trước đây và các quy định của pháp luật hiện hành, tác giả cho rằng việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm những luận chứng khoa học cũng như cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới Quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ mà nhu cầu khách quan xã hội đang đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Luận văn hướng tới làm rõ cơ sở khoa học và thực trạng quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng Bình hiện nay, để đưa ra một số giải pháp nhằm hệ thống lại và tăng cường công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ trong thời gian tới. - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu và khái quát được cơ sở khoa học quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ thông tại tỉnh Quảng Bình qua làm rõ khái niệm, nội dung, công cụ và vai trò của quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ để làm khung lý luận cho đề tài. + Đánh giá được thực trạng, phân tích nguyên nhân và hạn chế của quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ của tỉnh Quảng Bình thời gian qua. 5
  15. + Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ - Phạm vi nghiên cứu: Tại địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ năm 2011 tới năm 2015 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước và bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp thu thập số liệu: + Số liệu tình hình về hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình hàng năm; + Số liệu thông tin về quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình hàng năm. - Phương pháp tổng hợp, so sánh để làm rõ các vấn đề. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận trong quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ. Vì thế, làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân 6
  16. tích lý luận quản lý hành chính công nói chung và quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được thực trạng và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình hiện nay. Từ đó giúp hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp để hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý về giao thông đường bộ và phục vụ cho các công tác nghiên cứu, giảng dạy về quản lý giao thông đường bộ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình 7
  17. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KCHT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Tổng quan về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Giao thông đường bộ là một hệ thống bao gồm các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải, KCHT giao thông đường bộ và các quy tắc nhất định; bộ máy quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Các bộ phận này hoạt động trong mối quan hệ mật thiết với nhau và với các bộ phận khác của nền kinh tế. KCHT giao thông đường bộ cùng với quy tắc giao thông đường bộ; KCHT giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ (trong đó có quản lý về KCHT giao thông đường bộ) cấu thành nên hệ thống giao thông đường bộ. 1.1.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ KCHT giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ. 1.1.1.1. Công trình đường bộ và một số khái niệm liên quan đến công trình đường bộ Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. Cụ thể: 8
  18. - Đường bộ bao gồm: Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn. Trong đó: + Đường gồm: Nền đường, mặt đường, lề đường, hè phố; + Cầu đường bộ gồm: Cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt, cầu vượt biển, kể cả cầu dành cho người đi bộ; + Hầm đường bộ gồm: hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hàm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị, kể cả hầm dành cho người đi bộ. - Điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí cầu, đường. - Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: đèn tín hiệu; biển báo hiệu; giá treo biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu; khung, giá hạn chế tĩnh không; cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường và các thiết bị khác. - Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tường hộ lan. - Các mốc đo đạc, mốc lộ giới, cột mốc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình đường bộ. - Hệ thống chiếu sáng đường bộ. - Hệ thống thoát nước, hầm kỹ thuật, kè đường bộ. - Công trình chống va trôi, chỉnh trị dòng nước, chống sạt lở đường bộ. - Đường cứu nạn, nơi cất giữ phương tiện vượt sông, nhà hạt, nơi cất giữ vật tư, thiết bị dự phòng bảo đảm giao thông. - Các công trình phụ trợ bảo đảm môi trường, bảo đảm ATGT. 9
  19. 1.1.1.2. Hành lang an toàn đường bộ và một số khái niệm liên quan đến hành lang an toàn đường bộ Như trên đã phân tích, hành lang an toàn đường bộ là một bộ phận cấu thành của hệ thống KCHT giao thông đường bộ, có liên quan đến các bộ phận khác và có giới hạn được xác định tùy theo điều kiện tính chất của công trình đường bộ mà nó gắn liền [Quốc hội, 2008]. Để hiểu rõ khái niệm hành lang đường bộ, phân biệt hành lang an toàn đường bộ với các khái niệm khác trong hệ thống KCHT giao thông đường bộ, ta tìm hiểu một số khái niệm liên quan, cụ thể như sau: - Đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ. - Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ [Quốc hội, 2008] (dưới đây gọi tắt phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ). Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ. Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau: + 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II; + 02 mét đối với đường cấp III; 10
  20. + 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống. - Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm ATGT và bảo vệ công trình đường bộ. - Giới hạn hành lang an toàn đường bộ: Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được xác định nhằm phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ công trình đường bộ và được quy định như sau: + Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là: 47 mét đối với đường cao tốc; 17 mét đối với đường cấp I, cấp II; 13 mét đối với đường cấp III; 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V; 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V [7, tr.23]. + Đối với đường đô thị, bề rộng hành lang an toàn được tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đường cao tốc đô thị, bề rộng hành lang an toàn là 40 mét [Quốc hội, 2008]. + Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ. Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt. + Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên. - Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu trên đường ngoài đô thị 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0