Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 6
download
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi và đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó tìm ra những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý cũng như những khó khăn tồn tại trong quá trình quản lý nhà nước về lĩnh vực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN PHƢƠNG HUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK – NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN PHƢƠNG HUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH ĐẮK LẮK – NĂM 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân duới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đặng Khắc Ánh. Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được cá nhân thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau và đã ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài đã sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, tổ chức cơ quan khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Tác giả luận văn Nguyễn Phƣơng Huyền i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Khắc Ánh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn thạc sĩ quản lý công đúng thời gian quy định. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các giảng viên Khoa sau đại học và các Phòng, Khoa của Học viện Hành chính Quốc gia và giáo viên chủ nhiệm lớp HC24.TN3 đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Xin cảm ơn các anh/chị công tác tại Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk, sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông, sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai và Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk đã nhiệt tình thu thập, cung cấp số liệu, tài liệu giúp tôi hoàn thành công trình luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn Tác giả luận văn Nguyễn Phƣơng Huyền ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... v MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ......... 8 1.1. Lý luận về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ................................... 8 1.2. Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ................. 11 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của các địa phương.................................................................................. 21 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ............................. 26 2.1. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ........................................... 26 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................................. 36 2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk....................... 65 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ................................................................................. 81 3.1. Định hướng về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi .................... 81 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............................... 83 CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................ 106 iii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTTL : Công trình thủy lợi CBCNV : Cán bộ công nhân viên CITL : Công ích thủy lợi HĐND : Hội đồng nhân dân NN : Nhà nước NQ : Nghị quyết NĐ : Nghị định NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTM : Nông thôn mới PCLB : Phòng chống lụt bão PCTT : Phòng chống thiên tai QĐ : Quyết định QLCT : Quản lý công trình QLNN : Quản lý NN SPDV : Sản phẩm, dịch vụ SX : Sản xuất TCTLCS : Tổ chức Thủy lợi cơ sở TW : Trung Ương TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UBND : Ủy ban nhân dân iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ PHỤ LỤC Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại Công trình thủy lợi lớn và vừa ........................... 9 Bảng 2.1. Danh mục công trình thủy lợi lớn và vừa được phân cấp quản lý . 33 Bảng 2.2. Kết quả xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện lập, phê duyệt và triển khai thực hiện phương án ứng phó thiên tai, phương án bảo vệ công trình thủy lợi .................................................................................................... 44 Bảng 2.3. Trình độ cán bộ phụ trách công tác thủy lợi tại các đơn vị QLNN về thủy lợi cấp huyện ........................................................................................... 47 Bảng 2.4. Kết quả thực hiện thành lập và củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở ..... 49 Bảng 2.5. Lao động và trình độ lao động của Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk.............................................................................................. 50 Bảng 2.6. Số liệu cán bộ nhân viên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về thủy lợi của Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk ............. 51 Bảng 2.7. Số liệu nhân viên được bồi dưỡng các khóa nâng cao năng lực quản lý khai thác CTTL của Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk ......... 51 Bảng 2.8. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn, giai đoạn 2018- 2020 vốn trong nước lĩnh vực thủy lợi............................................................ 60 Bảng 2.9. Tình hình thực hiện KH đầu tư trung hạn GĐ 2016-2020 Vốn trái phiếu chính phủ lĩnh vực thủy lợi ................................................................... 61 Bảng 2.10. Tổng hợp các công trình xuống cấp, hư hỏng .............................. 73 Phụ lục 1. Danh mục công trình thuỷ lợi lớn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ...... 106 Phụ lục 2. Danh mục công trình thuỷ lợi vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ..... 109 Phụ lục 3. Tình hình quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL và nguồn thu của các đơn vị năm 2018.............................................................. 119 Phụ lục 4. Tình hình quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL và nguồn thu của các đơn vị năm 2019.............................................................. 121 Phụ lục 5.Tình hình quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL và nguồn thu của các đơn vị năm 2020.............................................................. 123 v
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống CTTL là cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng để phục vụ cho nền SX nông nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều hệ thống CTTL hiện chỉ được thiết kế để phục vụ cho nền SX nông nghiệp nhỏ lẻ, không đáp ứng được yêu cầu phục vụ nền nông nghiệp đa dạng, hiện đại. Các hệ thống chủ yếu tập trung cung cấp nước cho cây lúa, phần lớn các cây trồng cạn chưa được tưới hoặc tưới bằng các biện pháp lạc hậu và lãng phí nước. Việc xây dựng một số cơ sở hạ tầng đô thị, công nghiệp, giao thông đã làm cản trở việc thoát lũ, gây thêm áp lực cho các hệ thống CTTL. Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững vừa đảm bảo ứng phó biến đổi khí hậu vừa đáp ứng yêu cầu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa trong nâng cao tính chủ động sáng tạo, đổi mới tư duy trong công tác quản lý. Trong những năm vừa qua được sự quan tâm của, Bộ NN & PTNT, tại UBND tỉnh Đắk Lắk, nhiều CTTL được đầu tư xây dựng, nâng cấp và sửa chữa và đưa vào quản lý, vận hành nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội và góp phần rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo cho nhân dân tại nhiều địa bàn trong toàn tỉnh. Để phát huy hiệu quả của công trình, vai trò QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này cũng như thiết lập được các trật tự pháp lý hướng các đối tượng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ các CTTL. Mặc dù trong năm qua công tác khai thác và bảo vệ các CTTL tại Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL tại Đắk Lắk vẫn còn một số 1
- hạn chế như: tình trạng xâm hại CTTL diễn ra phổ biến ở khắp các địa phương nhưng việc chế tài, xử phạt gần như bỏ ngỏ. Nhiều hành vi xâm hại đến công trình như đục khoét kênh bê tông, xây dựng nhà cửa và một số công trình trái phép; khai thác cát, sỏi trái phép … Tuy nhiên, đa số các hành vi này chưa được các cơ quan QLNN xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ CTTL, … dẫn tới nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng nhanh chóng, gây ra thiệt hại lớn tài sản của NN và ảnh hưởng trực tiếp tới nông dân vùng hưởng lợi. Công tác quản lý nguồn nước, sử dụng tổng hợp nguồn nước từ các CTTL chưa được quản lý, khai thác triệt để, đặc biệt là các hồ chứa như chưa tích nước đầy đủ về mùa mưa, mặt nước để nuôi trồng thủy sản chưa khai thác hợp lý; một số công trình không đảm bảo an toàn nhưng chưa có nguồn lực để sửa chữa nâng cấp. Do đó để khai thác và bảo vệ các CTTL thuộc hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk một cách có hiệu quả cần phải tăng cường quản lý hơn nữa bởi các cơ quan NN có thẩm quyền. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn tôi nhận thấy “QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là vấn đề rất quan trọng và cần được quan tâm nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến khai thác và bảo vệ các CTTL là vấn đề được rất nhiều cấp lãnh đạo, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả dưới nhiều gốc độ khác nhau như: Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Quản lý và khai thác CTTL huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” của Trần Xuân Hòa – Đại học Quốc gia Hà Nội (2015).[12] Luận văn tập trung đánh giá thực trạng quản lý và khai thác các CTTL ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh để đề xuất các giải pháp hoàn thiện 2
- công tác quản lý và khai thác các CTTL một cách có hiệu quả. Luận văn tập trung vào công tác quản lý và khai thác hướng đến sự hiệu quả kinh tế. Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” của Nguyễn Thị Vòng – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2012). [16]. Luận văn chủ yếu phân tích thực trạng hoạt động và kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn góp phần phát triển nông nghiệp của Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Luận văn nghiên cứu dưới gốc độ nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn một huyện. Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Nghiên cứu hiệu quả của việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL” của Nguyễn Công Thịnh – Đại học Thủy Lợi (2015). [14] Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả của hoạt động phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ các CTTL dưới góc độ hiệu quả kinh tế mang lại đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cáo hơn nữa hoạt động phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL. Một số bài viết được đăng trên tạp chí chuyên ngành như: Nguyễn Vinh Hà, Trần Ngọc Hoa, Nguyễn Tiến Sửu: “Đổi mới phương thức quản lý nhà nước hoạt động thủy lợi” – Tạp chí Bảo vệ môi trường, đăng trên https://baovemoitruong.org.vn/ ngày 15/12/2018.[13] Bài viết đã đánh giá thực trạng quản lý thủy lợi trong thời gian qua và sự cần thiết phải đổi mới phương thức quản lý nhà nước về hoạt động thủy lợi, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về thủy lợi. Trần Chí Trung: “đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển tổ chức dùng nước quản lý công trình thủy lợi” đăng trên https://pim.vn/ 3
- ngày 5/12/2019 [21]. Bài viết đánh giá về thực trạng của các tổ chức dung nước, cơ hội, thách thức phát triển tổ chức dung nước và đề xuất các giải pháp phát triển tổ chức dùng nước quản lý hiệu quả, bền vững công trình thủy lợi. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL tuy nhiên qua tìm hiểu thì chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về “QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Do đó tôi đã chọn đề tài này làm luận văn cao học chuyên ngành quản lý công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL và đánh giá thực trạng về công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó tìm ra những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý cũng như những khó khăn tồn tại trong quá trình QLNN về lĩnh vực. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk . 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu dưới gốc độ QLNN về thực trạng công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn từ 2018 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 4
- 5.1. Phương pháp luận: luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng với việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất với ý thức. Trong đó: - Vật chất là cái thứ nhất, ý thức là cái thứ hai; vật chất quy định ý thức. Ý thức không chỉ phản ánh thế giới vật chất, mà còn sáng tạo ra thế giới vật chất; ý thức có tác động ngược lại, trở thành lực lượng vật chất khi thâm nhập vào quần chúng. - Thực tiễn, là mắt khâu trung gian trong mối quan hệ giữa ý thức với vật chất. Thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức được vật chất hoá; tư tưởng trở thành hiện thực Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự tiến hóa của xã hội loài người bằng sự phát triển của trình độ sản xuất. Trình độ sản xuất thay đổi khiến quan hệ sản xuất cũng thay đổi dẫn đến những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống pháp lý và chính trị. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx trở thành phương pháp luận của nhiều nhà nghiên cứu trong các bộ môn như sử học, xã hội học. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả vận dụng và đề ra phương pháp nghiên cứu cụ thể tại phần sau: 5.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp; kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. 5
- Phương pháp thu thập số liệu: Các tài liệu, số liệu cần phải thu thập là: số liệu thống kê, báo cáo tổng kết, sách, báo, tạp chí, internet…có liên quan đến hoạt động QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. Nguồn thu thập tài liệu là từ thư viện của Học viện, báo cáo của các Sở, ban ngành có liên quan đến công tác QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin: Các tài liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa, sắp xếp phù hợp với nội dung của luận văn. Phương pháp phân tích thông tin, so sánh. Trên cơ sở phân tích số liệu theo các tiêu chí, nội dung phù hợp với luận văn tác giả sẽ tiến hành so sánh qua các năm qua các nội dung để tìm ra những nét khác biệt trong công tác QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Luận văn khái quát hoá những nội dung lý luận liên quan đến công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL. - Về thực tiễn: Luận văn phản ánh được thực trạng về công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra các kết quả, hạn chế trong công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và nguyên nhân của hạn chế đó. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương tham khảo, hoạch định kế hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ các CTTL phục vụ cho sự nghiệp phát triển vững mạnh của địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm có ba chương: 6
- Chƣơng 1: Cơ sở khoa học Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các Công trình thủy lợi Chƣơng 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các Công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các Công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 7
- Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1. Lý luận về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.1.1. Công trình thủy lợi 1.1.1.1 Khái niệm Thủy lợi Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ SX nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, SX muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần PCTT, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước [18] 1.1.1.2 Khái niệm Công trình thủy lợi CTTL là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi [18]. 1.1.1.3 Khái niệm về Công trình thủy lợi lớn và vừa Với phạm vi nghiên cứu của Đề tài, đối tượng nghiên cứu nằm trong phạm vi tỉnh Đắk Lắk, do đó tác giả xin trích các khái niệm liên quan gồm các tên gọi các CTTL hiện đã và đang được quản lý khai thác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (bao gồm Đập, Hồ chứa nước, Trạm bơm), cụ thể theo định nghĩa tại Điều 4, NĐ 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số Điều của Luật Thủy lợi, tác giả xin tổng hợp như sau: 8
- Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại Công trình thủy lợi lớn và vừa T Loại công Thông số kỹ thuật T trình Đập có chiều cao từ 15 m đến dưới 100 m Đập của hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3 triệu m3 đến dưới 1 tỷ m3, trừ hồ chứa nước có dung tích từ 500 triệu m3 đến dưới 1 tỷ m3 mà vùng hạ du đập bị ảnh hưởng là thành phố, thị xã hoặc có công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Đập, hồ Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 1 chứa nước m trở lên. lớn Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s. Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3 triệu m3 đến dưới 1 tỷ m3, trừ hồ chứa nước có dung tích từ 500 triệu m3 đến dưới 1 tỷ m3 mà vùng hạ du đập bị ảnh hưởng là thành phố, thị xã hoặc có công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Trạm bơm 2 Trạm bơm có tổng lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên lớn Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m Đập của hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500 ngàn m3 đến dưới 3 triệu m3, trừ đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và Đập, hồ chiều dài đập từ 500 m trở lên 3 chứa nước vừa Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s Hồ chứa nước vừa có dung tích toàn bộ từ 500 ngàn m3 đến dưới 3 triệu m3 Trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 Trạm 4 bơm m3/h hoặc 4 vừa Trạm bơm nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150 KW trở lên (Nguồn: Sở NN & PTNT) 9
- 1.1.1.4 Vai trò của Công trình thủy lợi Thứ nhất, Thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng trong SX nông nghiệp, bên cạnh đó còn góp phần phát triển công nghiệp và các ngành nghề khác. Thứ hai, Đối với SX nông nghiệp hệ thống CTTL vừa là phương tiện SX vừa là điều kiện phục vụ tạo tiền đề cho các biện pháp kỹ thuật liên hoàn khác phát huy hiệu quả. Trong SX nông nghiệp, việc đảm bảo nước tưới là yếu tố vô cùng quan trọng để thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Thứ ba, thủy lợi còn có đóng góp to lớn trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường nước bị ô nhiễm. Thứ tư, CTTL góp phần làm cho nông thôn phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội. Thứ năm, Các CTTL còn có tác dụng ngăn nước, giữ nước, điều tiết dòng chảy theo ý đồ của con người và đã tạo nên những khả năng to lớn của con người trong việc khai thác và sử dụng, chế ngự, điều tiết tự nhiên cho phát triển kinh tế và đời sống. Hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến. Thứ sáu, ngoài ra các CTTL góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề xã hội từ đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế và chính trị trong cả nước. 1.1.1.5 Khái niệm khai thác và bảo vệ Công trình thủy lợi a. Khai thác công trình thủy lợi Khai thác CTTL là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của CTTL để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường [18]. 10
- b. Bảo vệ công trình thủy lợi Bảo vệ CTTL được hiểu đó là hoạt động chống lại những xâm hại, xâm phạm tới các CTTL để đảm bảo cho các công trình nguyên vẹn và an toàn [18]. 1.2. Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.2.1.1 Khái niệm Quản lý nhà nước QLNN là hoạt động thực thì quyền lực NN do các cơ quan NN thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. QLNN được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy NN từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điểu hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của NN. Chủ thể QLNN là cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy NN, được sử dụng quyển lực NN để quản lí. Pháp luật là công cụ chủ yếu của quản lí NN. Đối tượng quản lí NN là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội diễn ra trên từng lĩnh vực. 1.2.1.2 Khái niệm QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL là sự tác động mang tính tổ chức và quyền lực của các cơ quan NN có thẩm quyền lên các quan hệ xã hội trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ CTTL nhằm đảm bảo cho hoạt động khai thác và bảo vệ CTTL diễn ra theo đúng quy định của Pháp luật và nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. 11
- QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL là một quá trình từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ các CTTL; tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về khai thác và bảo vệ các CTTL; tổ chức thực hiện pháp luật đến việc tổ chức bộ máy thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ các CTTL. QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL là sự phối hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý được giao của cơ quan NN với các đơn vị khác thuộc hệ thống QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL được pháp luật quy định, nhằm khai thác và bảo vệ các CTTL một cách có hiệu quả, đảm bảo việc khai thác và bảo vệ các CTTL đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vì con người, cộng đồng, xã hội cũng như bảo vệ môi trường sống bền vững. 1.2.1.3 Vai trò QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL Vai trò thứ nhất trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của các cơ quan NN là vai trò điều tiết. CTTL được coi là hàng hóa và dịch vụ công cộng, thường do NN đóng vai trò người cung cấp thông qua ngành kinh tế công cộng. Những sản phẩm này đều gắn liền với đất đai, nguồn nước dịch vụ và sẽ được cung cấp với chi phí thấp hơn nếu như CTTL được sử dụng có hiệu quả Vai trò thứ hai của QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL là vai trò định hướng. NN ban hành khuôn khổ pháp luật, thực hiện chính sách, khuyến khích hỗ trợ, kiểm soát, trọng tài nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia, hỗ trợ người dân làm kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Tất cả những hoạt động đó đều mang tính định hướng để hoạt động khai thác và bảo vệ CTTL được diễn ra đúng mục tiêu, tránh chệnh hướng với mục tiêu đã đề ra 12
- Vai trò thứ ba của QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL là điều hòa các mâu thuẫn. Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào đều có những mâu thuẫn phát sinh và trong khai thác và bảo vệ CTTL cũng xuất hiện nhiều mâu thuẫn xảy ra nên cần có sự can thiệt của cơ quan NN để điều hòa các mâu thuẫn phát sinh Vai trò thứ tư của cơ quan NN về khai thác và bảo vệ CTTL là điều tiết sự vận hành kinh tế thủy lợi. CTTL có ảnh hưởng lớn sự phát triển của ngành nông nghiệp và một số ngành khác nên cần có sự điều tiết của cơ quan NN để đảm bảo sự công bằng trong quá trình khai thác CTTL. Nếu không có sự can thiệp của cơ quan NN dễ tiềm ẩn yếu tố độc quyền. Khi đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các ngành khác nên phải có sự tham gia quản lý của các cơ quan NN 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi 1.2.2.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ CTTL. Một trong những chức năng quan trọng trong công tác QLNN đó là chức năng định hướng. Để đảm bảo việc khai thác và bảo vệ các CTTL hoạt động hiệu quả, thống nhất, đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển của mỗi địa phương thì các cơ quan NN có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ CTTL. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ CTTL là nội dung quan trọng trong công tác QLNN về lĩnh vực này, nếu không có xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể thì hoạt động khai thác và bảo vệ CTTL sẽ diễn ra một cách tự phát, không thống nhất. Chính sách về khai thác và bảo vệ CTTL là những quy định cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ được thực hiện trong một thời gian nhất định, 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 301 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn