intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

29
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hƣớng tới mục tiêu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công các Quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức nhằm góp phần thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THU HUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ MINH ĐỨC HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng. Đề tài nghiên cứu một cách độc lập, không có sự sao chép kết quả của bất cứ đề tài nào đã có trong lĩnh vực này. Lời cam đoan này của tôi là đúng sự thật và tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngày 19 tháng 03 năm 2018 Học viên Phạm Thu Huyền
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Quản lý công tại Học viện Hành chính, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận đƣợc sự động viên, hƣớng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy giáo, Cô giáo, gia đình, bạn bè trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới Ban lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý nhà nƣớc về xã hội, Quí Thầy,Cô cơ sở Học viện hành chính Quốc gia Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của cơ quan tôi đang công tác, gia đình, bạn bè,tập thể lớp Cao học HC1B2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học và luận văn Đặc biệt tôi trân trọng biết ơn TS. Lê Minh Đức, giáo viên hƣớng dẫn đã dành nhiều thời gian và trí lực trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn tất luận văn này. Xin trân trọng cám ơn! Tác giả luận văn Phạm Thu Huyền
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ................................................... 8 1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 8 1.1.1 Làng nghề truyền thống ........................................................................... 8 1.1.2 Quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề truyền thống................................. 16 1.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề truyền thống ........ 21 1.3 Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề truyền thống .................... 22 1.3.1 Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động của làng nghề truyền thống ................................................... 22 1.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc trong việc quản lý Nhà nƣớc về làng nghề truyền thống ............................................................................................ 26 1.3.3 Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền thống ............................................................................................................... 26 1.3.4 Công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề truyền thống..................................................................................................... 27 1.3.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động của làng nghề truyền thống .................... 28 1.3.6 Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống ........................................................................... 29 1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về làng nghề truyền thống ....... 29 1.4.1. Các nhân tố môi trƣờng vĩ mô .............................................................. 29 1.4.2. Các nhân tố môi trƣờng ngành .............................................................. 30 1.5 Mô hình quản lý nhà nƣớc về làng nghề truyền thống .......................... 33 1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề một số nƣớc và các địa phƣơng ............................................................................................................. 34 1.6.1 Làng nghề truyền thống Bắc Ninh ......................................................... 34
  5. 1.6.2 Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức .......................................................................... 36 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................................................... 38 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức ...... 38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 38 2.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 41 2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 44 - Đức ................................................................................................................ 51 2.1.4.1. Lợi thế ................................................................................................ 51 2.2. Khái quát về thực trạng hoạt động của các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.................................................. 53 2.2.1. Giới thiệu làng nghề truyền thống trên địa bàn .................................... 53 2.2.2. Kết quả hoạt động của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện ...... 54 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội........................................................ 65 2.3.1. Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động của làng nghề truyền thống ................................................... 65 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc trong việc quản lý Nhà nƣớc về làng nghề truyền thống ............................................................................................ 67 2.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền thống................................................................................................................ 69 2.3.4. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề truyền thống. ................................................................................... 75 2.3.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động các làng nghề truyền thống .................... 76
  6. 2.3.6. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống ........................................................................... 77 2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức .......................................................................... 79 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 79 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 81 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030 ................................................................................................................ 85 3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng và kế hoạch tổ chức thực hiện phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức ............................................ 85 3.1.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng ................................................................... 85 3.1.2. Kế hoạch tổ chức thực hiện ................................................................... 86 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức .................................... 87 3.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động phát triển làng nghề truyền thống. .................. 87 3.2.2 Hoàn thiện công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch, chính sách phát triển làng nghề truyền thống ........................................................................... 88 3.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc trong việc quản lý Nhà nƣớc về phát triển làng nghề truyền thống...................................................... 89 3.2.4 Hoàn thiện một số chính sách, nâng cao năng lực quản lý trong việc phát triển nghề, làng nghề ............................................................................... 91 3.2.5 Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề truyền thống..................................................................................................... 94 3.2.6 Giải pháp về xây dựng đội ngũ nghệ nhân và thợ lành nghề ................. 95
  7. 3.2.7 Giải pháp về bảo vệ môi trƣờng............................................................. 96 3.2.8 Giải pháp về chính sách khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch ..................................................................................... 103 3.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 103 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ..................................................................... 103 3.3.2. Kiến nghị với UBND Thành phố Hà Nội ........................................... 104 KẾT LUẬN ................................................................................................... 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 108 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 112
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức giai đoạn 2004- 2016 ..................... 44 Bảng 2: Cơ cấu và giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp giai đoạn 2004 - 2014 ....45 Bảng 3: Bảng tổng hợp số lƣợng nghề và làng nghề ...................................... 58 Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của làng nghề ...................................... 60 Bảng 5: Nhu cầu sử dụng nguyên- nhiên - vật liệu tại một số làng nghề ............. 61 Bảng 6 Bảng lƣợng chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất ......................... 63 Bảng 7 Kết quả trả lời của các chủ xƣởng về giải pháp môi trƣờng .............. 97 Bảng 8. Tính điểm cho các giải pháp .............................................................. 98 DANH MỤC CÁC HÌNH VẰ SƠ ĐỒ Hình 1: Mô hình quản lý nhà nƣớc về làng nghề ở Hà Nội ......................... 33 Sơ đồ 2: Hệ thống quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề.................................. 67
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề là nơi thu hút nhiều lao động, trong đó có giai đoạn lên đến gần 13 triệu lao động, gồm 35% là lao động thƣờng xuyên còn lại là lao động thời vụ và nông nhàn, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho đông đảo cƣ dân nông thôn. Thu nhập bình quân của lao động làng nghề thƣờng cao hơn lao động nông nghiệp, làng nghề góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Có thể khẳng định, các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, tận dụng đƣợc lao động nông nhàn. Khi làng nghề phát triển cũng thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển, các cơ sở sản xuất chế biến quy mô lớn hơn hộ gia đình đƣợc hình thành và đƣợc đầu tƣ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Sự xuất hiện của những cơ sở sản xuất đƣợc đầu tƣ toàn diện giúp ngƣời dân từ bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và sự thụ động trong sản xuất hàng hóa. Thách thức lớn nhất mà các làng nghề phải đối mặt là tìm ra một hƣớng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng cần phải có những chính sách ƣu đãi để tháo gỡ những khó khăn nhằm tiếp sức thêm cho các làng nghề vƣợt qua những khó khăn trƣớc mắt từ đó tạo đà phát triển đi lên góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Hoài Đức với vị trí địa lý hết sức thuận lợi là nằm cạnh khu tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), đƣợc Chính phủ công nhận huyện Nông thôn mới, đang đƣợc Thành phố cho xây dựng đề án thành lập quận; hệ thống đƣờng giao thông thuận tiện nối liền Hoài Đức với thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nƣớc bằng quốc lộ 6, quốc lộ 32 và đại lộ Thăng Long, các tỉnh lộ 70, 72, 79; sắp tới, tuyến đƣờng 1
  10. vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội sẽ đi qua một số xã, sẽ biến Hoài Đức thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ. Trên địa bàn huyện hiện có 53 làng có nghề tập trung các ngành nghề: Thủ công mỹ nghệ, đồ thờ, tƣợng Phật, chế biến nông sản, dệt may, với hơn 8.000 doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh; nguồn nhân lực năng động, sáng tạo. Huyện có một số làng nghề và sản phẩm rất đặc biệt nhƣ: điêu khắc tạc tƣợng, đồ thờ Sơn Đồng; các sản phẩm dệt may, may mặc, nông sản thực phẩm, miến… Tuy nhiên, các làng nghề phát triển còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, nhiều sản phẩm chƣa có thƣơng hiệu, một số nghề truyền thống bị mai một, sản xuất còn chạy theo thị hiếu thị trƣờng và chạy theo lợi nhuận ít chú ý đến thƣơng hiệu sản phẩm. Đội ngũ nghệ nhân thợ giỏi truyền thống đang dần mai một, môi trƣờng ở các làng nghề bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất và các làng nghề chƣa đồng bộ. Mặt khác, cùng với sự tăng trƣởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, hiện tƣợng ngƣời lao động từ các làng quê dịch chuyển ra các thành phố là rất lớn. Vì vậy việc phát triển các nghề và làng nghề nông thôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội và là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Xuất phát từ nhận thức đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề truyền thống trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập dƣới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau đều có giá trị thiết thực và đƣợc vận dụng vào thực tiễn. Có thể kể đến nhƣ: 2
  11. - Có một số công trình nhƣ : “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” (Bùi Văn Vƣợng, 1998). Tác giả đã tập trung trình bày các loại hình làng nghề truyền thống nhƣ: đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, trạm khắc đá, dệt, thêu ren, giấy dó, tranh dân gian, mây tre đan. Ở đây chủ yếu giới thiệu lịch sử, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, tƣ tƣởng ; kỹ thuật, các bí quyết nghề thủ pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ nhân và các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Trong tác phẩm: “Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng – thực trạng và giải pháp” của Thạc sĩ Vũ Thị Hà năm 2002. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng làng nghề truyền thống ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và đƣa ra giải pháp về quy hoạch, kế hoạch khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, đƣa ra giải pháp về đào tạo lao động, cán bộ, thị trƣờng, tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách của nhà nƣớc để phát triển làng nghề truyền thống. Cùng với hƣớng này còn có cuốn : “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH- HĐH” (Mai Thế Hớn, 2003)… - Luận văn Thạc sĩ “Quản lý nhà nước với phát triển làng nghề và làng nghề Hà Tây giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Thị Minh Nguyệt, Đại học Thƣơng Mại năm 2008. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về nghề truyền thống, làng nghề, vai trò của làng nghề đối với kinh tế, văn hóa, xã hội và các nhân tố ảnh hƣởng đến nó. Thông qua đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong việc phát triển làng nghề giai đoạn hiện nay. - Ngoài ra còn có một số luận văn về “ Phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường hiện nay trên địa bàn huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh” của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hải năm 2006 và “Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Trọng Tuấn cũng đều đề cập đến thực trạng làng nghề truyền thống của các đại phƣơng khác nhau, đồng thời cũng đƣa ra những giải pháp về quy hoạch kế 3
  12. hoạch phát triển nghề truyền thống và đặt vấn đề thị trƣờng tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách, đào tạo nguồn lao động để làng nghề đƣợc phát triển trong điều kiện Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Cũng có nhiều bài báo và bài viết cho các hội thảo đề cập tới các khía cạnh, các góc độ khác nhau của làng nghề nhƣ vấn đề về vốn, lao động, giải quyết việc làm, làng nghề và xóa đói giảm nghèo, xây dựng thƣơng hiệu cho làng nghề, vấn đề môi trƣờng làng nghề, xây dựng nguồn nguyên liệu cho làng nghề, quy hoạch làng nghề truyền thống, xây dựng thị trƣờng cho các sản phẩm của làng nghề. Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã đi nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của làng nghề và đƣa ra những giải pháp phát triển làng nghề.. cho đến nay chƣa có công trình nào đi vào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích Luận văn hƣớng tới mục tiêu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công các Quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức nhằm góp phần thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay 3.2 Nhiệm vụ Để giải quyết đƣợc mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài cần thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về Quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện 4
  13. Phân tích, đánh giá đúng thực trạng QLNN về phát triển làng nghề truyền thống những năm qua, từ đó nhận định những thành tựu hạn chế trong công tác này. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thiết thực, có tính khả thi nhằm hoàn thiện Quản lý nhà nƣớc về làng nghề truyền thống trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Quản lý nhà nƣớc về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nƣớc về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoài Đức Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đánh giá từ giai đoạn 2011 – 2016. Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện Quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề truyền thống đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phƣơng pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển làng nghề truyền thống; kế thừa có hệ thống và chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các tài liệu khoa học, kinh tế, chính trị có nội dung liên quan hoặc đề cập đến vấn đề nghiên cứu luận văn. - Phƣơng pháp nghiên cứu: 5
  14. Nhóm phương pháp thu thập dữ liệu - Thu thập, tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài ở các sách, giáo trình, luận án, luận văn, bài báo khoa học,… DLTC này sẽ đƣợc dùng để làm cơ sở lý luận về QLNN về phát triển làng nghề truyền thống của địa phƣơng nhƣ là khái niệm về nghề và làng nghề; phát triển của làng nghề; nội dung, vai trò và sự cần thiết của QLNN về phát triển làng nghề truyền thống… - Thu thập, nghiên cứu văn bản pháp luật về làng nghề, báo cáo tổng kết, các số liệu thống kê có liên quan… để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Các văn bản pháp luật nhằm nghiên cứu thực trạng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật liên quan. Tổng hợp số liệu thu thập đƣợc và xử lý chúng thành các số liệu cần thiết nhƣ kết quả thực hiện các chỉ tiêu để đánh giá đúng thực trạng QLNN về phát triển làng nghề truyền thống huyện những năm qua. Đề tài cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đồng thời dựa vào các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về phát triển làng nghề truyền thống. Nhóm phương pháp phân tích dữ liệu: Phƣơng pháp thống kê: đƣợc sử dụng để thống kê số liệu thu thập đƣợc nhằm đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với sự phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Phƣơng pháp tổng hợp: tổng hợp các số liệu về số lƣợng làng nghề, số lƣợng lao động trong làng nghề truyền thống, kết quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề truyền thống. Phƣơng pháp so sánh: Dùng để so sánh kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề qua các năm, tỷ trọng sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế. 6
  15. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề, quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của một số công trình nghiên cứu kết hợp đúc rút từ thực tiễn để đƣa ra bài học kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề trên địa bàn huyện. - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật có chọn lọc, luận văn đã trình bày tổng quan thực trạng hoạt động của các làng nghề và hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn Huyện giai đoạn 2011 – 2016 đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế. Đồng thời luận văn cũng đề xuất những định hƣớng, quan điểm cơ bản, các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, luận văn đƣợc cấu thành ba chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề truyền thống Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao công tác quản lý Nhà nƣớc đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2016-2020, định hƣớng đến năm 2030. 7
  16. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Làng nghề truyền thống 1.1.1.1. Khái niệm làng nghề Trong lịch sử phát triển nền văn hóa cũng nhƣ lịch sử phát triển nền kinh tế luôn gắn liền với sự phát triển của các làng nghề, sự tồn tại và phát triển của các làng nghề là một quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu đời của những ngƣời thợ, trong số này không ít làng nghề đã có lịch sử hàng trăm năm và đƣợc truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều làng nghề là một bộ phận kinh tế - văn hóa quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông thôn, thậm chí có nghề còn đƣợc nâng lên thành “ di sản vật thể”. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đọc đáo làm bằng các vật liệu đơn giản mang đậm đặc trƣng văn Hóa Việt Nam đã đƣợc đông đảo khách hàng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng, trở thành một tiềm năng kinh tế - văn hóa - xã hội có sức sống bền vững. Do vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề. Có quan niệm cho rằng : Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi ngƣời trong làng đều làm nghề và lấy nó làm nghề sinh sống chủ yếu. Quan niệm này hiện không phổ biển. Song cũng có quan niệm cho rằng : Làng nghề là làng có làm nghề thủ công những không nhất thiết tất cả dân làng đều làm nghề. Với quan niệm này thì rất khó xác định thế nào là làng nghề. Với quan niệm này thì rất khó xác định thế nào là làng nghề, bởi vì hầu hết các làng, xã ở Việt Nam đều có nghề thủ công nhƣ thợ rèn, nghề đan lát, nghề mộc, nghề chạm khảm,… “Làng nghề là một cộng đồng dân cƣ, một cộng đồng sản xuất nghề TTCN và nông nghiệp ở nông thôn” là quan niệm của đề tài Khảo sát một số làng nghề truyền thống – chính sách và giải pháp (1996) của Viện chủ nghĩa 8
  17. xã hội Khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Theo quan niệm này thì khái niệm làng nghề mới đƣợc khái quát chung chung định tính mà chƣa đƣợc định hƣớng. Cố Giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng thì quan niệm rằng : Làng nghề là làng ấy tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trội một số nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp, có phƣờng, cố ông trùm, có phó cả,… cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ƣ nghệ, tử ƣ nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu đƣợc bằng nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủ công… Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có quá khứ hàng trăm ngàn năm) “dân biết mặt, nƣớc biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ… trở thành di sản văn hóa dân gian” [2, 38-39]. Quan niệm này tuy đã nêu lên đƣợc các yếu tố cần thiết nhƣng vẫn chƣa phù hợp với những làng nghề mới. Một số nhà nghiên cứu khác lại đƣa ra quan niệm làng nghề gắn với tiêu chí cụ thể về lao động, thu nhập. Chẳng hạn “ Làng nghề là những làng đã có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phƣơng trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm” [13,15] của tác giả Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận. Tiến sỹ Dƣơng Bá Phƣợng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập” [30m 13-14]. Quan niệm này đã nêu lên hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề đó là làng và nghề. Tác giả Mai Thế Hiển cho rằng “Làng nghề là một cụm dân cƣ sinh sông trong một thôn (làng) có một hay một số nghề đƣợc tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng” [34, 17]. 9
  18. Tác giả Đỗ Quang Dũng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công hầu nhƣ đƣợc tách hẳn ra khỏi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động và thu nhập của làng” [10, 25]. Tại thông tƣ 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và PTNT hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 66/NĐ-CP của Chính phủ về “phát triển ngành nghề nông thôn” quy định “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự trển địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” . Có thể nói, các quan niệm nêu trên đã quan tâm đến tỷ lệ ngƣời làm nghề và thu nhập từ ngành nghề, nhƣng lại cố định tiêu chí xác định làm nghề, điều này đã làm cho các nhà hoạc định chính sách khó xử lý khi các chế độ ƣu đãi đối với làng nghề thay đổi… Xuất phát từ các quan niệm nêu trên cho thấy, khái niệm về làng nghề đƣợc cấu thành bởi 2 yếu tố làng và nghề Làng là một tổ chức ở nông thôn nƣớc ta, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá trình định cƣ và cộng cƣ của con ngƣời, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện lối ứng xử văn hóa với thiên nhiên và bản thân họ. Làng giữa các miền cũng có một số nét khác nhau. Làng Bắc Bộ hình thành từ lâu đời, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép kín, bền vững trên cơ sở liên kết nhiều hình thức tổ chức. Mỗi hình thức tổ chức có ảnh hƣởng đến từng thành viên, đặc biệt là lệ tộc, lệ làng. Ngƣời dân sống gắn bó chặt chẽ với xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nƣớc. Càng về phía nam làng càng năng động, bới những lệ làng. Tên gọi làng cũng khác nhau, tùy từng vùng, cho đến nay việc phân biệt cũng chƣa đƣợc rõ ràng, cơ nơi gọi là làng, có nơi gọi là thôn, có nơi gọi là ấp, bản, buôn, sóc, phum,… 10
  19. Nghề trƣớc hết đƣợc hiểu là nghề thủ công cụ thể nghề dệt vải, nghề đúc đồng, nghề khảm trai… lúc đầu nghề chỉ làm phụ trong các gia đình ở nông thôn, chủ yếu lúc nông nhàn. Nhƣng dần dần số ngƣời làm nghề thủ công càng nhiều, tách rời nông nghiệp và họ sinh sống bằng thu nhập từ nghề đó ngay tại làng quê. Ngày nay, các hoạt động cung ứng dịch vụ ở nông thôn cũng đƣợc xếp vào làng nghề và ngƣời ta gọi chung là ngành phi nông nghiệp và ngành phi nông nghiệp còn đƣợc gọi là ngành nghề nông thôn. Nhƣ vậy, ngành nghề nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông thôn, bao gồm nông nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất đời sống. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu các điểm hợp lý của các quan niệm nêu trên tối đƣa ra khái niệm về làng nghề nhƣ sau : Làng nghề là một cụm dân cư có tên gọi là làng, thôn, ấp, bản, buôn, sóc, phum… (gọi chung là làng) có sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn mà một số hộ làm nghề và thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao. 1.1.1.2. Khái niệm làng nghề truyền thống Khái niệm làng nghề truyền thống (LNTT) đƣợc khái quát dựa trên hai khái niệm nghề truyền thống và làng nghề nêu trên. Theo Thông tƣ 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”. Nhƣ vậy có thể hiểu về LNTT, trƣớc hết nó đƣợc tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ức chế xã hội và gia tộc. Làng nghề truyền thống đƣợc hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian vẫn 11
  20. duy trì và phát triển, đƣợc lƣu truyền từ đời này qua đời khác. Trong các làng nghề truyền thống thƣờng có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp truyền nghề. Tiêu chí đánh giá làng nghề truyền thống Theo Thông tƣ 116/2006/TT-BNN ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, các tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống bao gồm: Thứ nhất: Nghề đƣợc công nhận là “Nghề truyền thống” phải đạt 3 tiêu chí sau: + Nghề đã xuất hiện từ địa phƣơng từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. + Nghề tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc. + Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Thứ hai: Làng nghề đƣợc công nhận làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định của thông tƣ này, tức: + Số hộ và số lao động trong làng nghề truyền thống đạt từ 50% trở lên so với tổng số lao động của làng. + Giá trị sản xuất và thu nhập từ làng nghề truyền thống đạt từ 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm. + Sản phẩm làm ra có tính thẩm mỹ mang đậm nét yếu tố và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. + Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định đƣợc truyền từ đời này sang đời khác. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2