Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
lượt xem 24
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRUNG TIẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRUNG TIẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Đăng Kiên THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Trung Tiến, học viên lớp Cao học HC20.N10, chuyên ngành Quản lý công, mã số: 60 34 04 03, niên khóa 2015 - 2017. Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi (có khảo cứu, kế thừa có chọn lọc, khoa học và hợp lý một số vấn đề thực tiễn). Các số liệu trong luận văn là trung thực, được điều tra, nghiên cứu cẩn thận và tỉ mỉ, có tính cập nhật và nguồn được trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào./. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2017 Tác giả Nguyễn Trung Tiến
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu Luận văn Cao học, chuyên ngành Quản lý công, niên khóa 2015 - 2017, em nhận được sự quan tâm giảng dạy, giúp đỡ của Ban Giám đốc, các Thầy, Cô tham gia giảng dạy và Khoa sau Đại học đã giúp em lĩnh hội những kiến thức khoa học và bổ ích của chương trình Cao học, chuyên ngành Quản lý công. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các Thầy, Cô, các Phòng, Ban, Khoa, cơ sở Học viện Hành chính Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Trường Chính trị tỉnh, Ban Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và những người thân… đã động viên và cung cấp tài liệu, hỗ trợ về thời gian hữu ích cho em hoàn thành khóa học và luận văn. Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn Giảng viên Cao cấp, TS. Đào Đăng Kiên, nguyên Phó trưởng khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế đã trực tiếp nghiêm túc tận tình hướng dẫn và động viên em nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Một lần nữa, em xin khắc ghi những tình cảm quý báu của quý Lãnh đạo, Thầy, Cô, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và những người thân đã quan tâm động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ hoàn thành khóa học cũng như luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2017 Tác giả Nguyễn Trung Tiến
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ..................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ...................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 8 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI ..................................... 9 1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm về buôn lậu ........................................................................ 9 1.1.2. Khái niệm gian lận thương mại......................................................... 10 1.1.3. Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại . 14 1.1.4. Phân biệt giữa buôn lậu và gian lận thương mại .............................. 18 1.1.5. Sự cần thiết và nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ...................................................................................... 21 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại............................................................................................................... 22 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ở một số nước, tổ chức trên thế giới và bài học có thể vận dụng đối với Việt Nam và tỉnh Kiên Giang ........................................................................... 25 1.3.1. Tổ chức Hải quan thế giới................................................................. 25 1.3.2. Một số nước trên thế giới .................................................................. 27 1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam và tỉnh Kiên Giang ............................. 31 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 32
- Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ................................................................................................................... 33 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các nhân tố tác động đến buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang .............. 33 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội............................................... 33 2.1.2. Các nhân tố tác động đến buôn lậu và gian lận thương mại ............. 35 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ................................................................ 36 2.2.1. Về xây dựng và chỉ đạo các chiến lược, chương trình, chính sách và kế hoạch quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại………….….. .................................................................................................... 36 2.2.2. Về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật ................. 38 2.2.3. Về hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ...................................................... 40 2.2.4. Về cơ chế phối/kết hợp và hợp tác giữa các ngành, doanh nghiệp, người dân, khu vực quốc tế để phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại .... 43 2.2.5. Về hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp ........................... 45 2.2.6. Về hoạt động kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ......................................................................................................... 47 2.2.7. Về nguồn lực đảm bảo cho hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ................................................................................................. 49 2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian qua.................................... 51 2.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 51 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ...................................................................... 54 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .......................................... 58 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 61 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 ........................ 62 3.1. Quan điểm và phương hướng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian tới ........................................... 62
- 3.1.1. Quan điểm chủ yếu của Đảng và Nhà nước ..................................... 62 3.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tầm nhìn đến năm 2025 ........... 66 3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tầm nhìn đến năm 2025 ................... 69 3.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chương trình, chính sách, kế hoạch phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ............................. 69 3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. ..................................................... 70 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ............................................................................. 73 3.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại .................................................................. 77 3.2.5. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ............................................................................. 78 3.2.6. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho công dân và doanh nghiệp................................................................................................ 81 3.2.7. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ............................................. 83 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 86 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 87 3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 88 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ............................................................ 88 3.3.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Kiên Giang ....................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 2.1. Khái quát tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 42 Bảng 2.2. Kết quả xử lý buôn lậu và gian lận thương mại từ năm 2011 - 2016 48
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế, xã hội hiện nay ở nước ta nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Học viên lựa chọn đề tài luận văn: “Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Với những lý do như sau: Thứ nhất, khi Việt Nam gia nhập vào nền kinh tế thế giới, nhiều hàng rào thuế quan, nhiều biện pháp tự vệ mang tính quốc gia phải xóa bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài được mở cửa rộng rãi vào hoạt động tại thị trường Việt Nam với những thủ tục hành chính trong xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa phải đơn giản, nhanh, gọn nhưng vẫn đảm bảo chính xác. Tuy nhiên, với hệ thống pháp luật trong quản lý kinh tế còn nhiều kẽ hở và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác này còn nghèo nàn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động này còn chưa được đào tạo chuyên sâu, đã tạo cơ hội cho các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại phát triển và ngày càng có xu hướng gia tăng về qui mô với mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu quả những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị trường nội địa. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu và gian lận thương mại hoặc tiếp tay, bao che cho buôn lậu". Thứ hai, trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và nước ta trong những năm gần đây đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân gặp nhiều khó khăn như chi phí nguyên vật liệu cao, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, v.v… Chính vì những yếu tố trên tạo 1
- cho nhiều doanh nghiệp vào hoạt động làm ăn phi pháp, tiến hành những hành vi gian lận thương mại để duy trì hoạt động và nâng cao lợi nhuận. Thứ ba, Kiên Giang là tỉnh cực Nam của Tổ quốc giáp biên giới thủy, bộ với Campuchia và vịnh Thái Lan, với vị trí và địa bàn nêu trên, tình hình buôn lậu tuyến biên giới diễn ra nhỏ lẻ, phân tán và tập trung chủ yếu tại các huyện Giang Thành, Phú Quốc và thị xã Hà Tiên. Tuyến đường biển, buôn lậu diễn biến phức tạp với qui mô khá lớn ngụy trang trên các tàu đánh bắt thủy hải sản để vận chuyển hàng lậu ngày càng tinh vi, xảo quyệt và phức tạp. Thứ tư, thời gian qua, hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã được các ngành, các cấp rất quan tâm, nhiều đoàn thanh, kiểm tra được thành lập, nhiều vụ việc vi phạm trong hoạt động thương mại đã được phát hiện và xử lý. Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại vẫn là vấn đề bức xúc, nóng bỏng và chưa có dấu hiệu suy giảm, trong đó có sự yếu kém, sơ hở, thiếu trách nhiệm, kiên quyết của cán bộ, công chức tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật, lực lượng vừa mỏng, vừa thiếu năng lực trong thực thi công vụ về đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở những lý do nêu trên. Học viên lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về phòng, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” vừa có tính lý luận và thực tiễn để làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Qua nghiên cứu và thu thập tài liệu có liên quan, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đã công bố của các nhà quản lý nhà nước, các nhà khoa học, chuyên gia viết về quản lý nhà nước đối với phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên nhiều luận án, luận văn, đề tài, tạp chí, trên các website, trong các báo cáo tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành về vấn đề này 2
- của Việt Nam nói chung cũng như của tỉnh Kiên Giang nói riêng. Có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu như sau: Nguyễn Thị Thiên Hương (2010), “Tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác chống gian lận thương mại trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”, Luận văn cao học quản lý hành chính công, bảo vệ tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã hệ thống hình thành khung lý tuyết về buôn lậu, gian lận thương mại và nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, phân tích thực trạng buôn lậu ở các địa bàn huyện giáp biên giới Campuchia, rút ra được các nguyên nhân và từ đó, đề xuất bốn nhóm giải pháp, (1) Về thể chế, chính sách, (2) Về tổ chức bộ máy, (3) Về đội ngũ cán bộ, công chức và (4) Về tăng cường thanh, kiểm tra đối với hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại. Luận văn là gợi ý để học viên kế thừa nhất là về khung lý thuyết, các giải pháp. Những nghiên cứu tiếp theo là về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên biển và điều kiện của tỉnh Kiên Giang khác biệt với tỉnh Tây Ninh. Nguyễn Minh Hải (2010), “Một số giải pháp tăng cường đấu tranh chống hàng giả và gian lận thương mại”, Học viện Hành chính Quốc gia - Tạp chí Quản lý nhà nước số 12, tr.36-39. Tác giả đã hệ thống thực trạng với số liệu minh họa có tính cập nhật về tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta, từ đó, đề xuất một số giải pháp (1) Xây dựng và ban hành Luật về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại với chế tài mạnh để răn đe hành vi vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu và gian lận thương mại, (2) Nâng cao năng lực và xây dựng tổ chức bộ máy Quản lý thị trường với đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và tận tụy thực thi công vụ, (3) Bổ sung trang thiết bị cho lực lượng Quản lý thị trường tham gia đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, (4) Chế độ, chính sách đối với người tham gia phát hiện hành vi buôn lậu qui mô lớn để khuyến khích người dân tham gia cùng cơ quan quản lý nhà nước phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. 3
- Đinh Thị Kim Cúc (2011), “Các giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên đại bàn tỉnh Bình Dương”, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, bảo vệ tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã hệ thống làm rõ khung lý thuyết về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố và bài học có thể vận dụng cho tỉnh Bình Dương về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Các nhân tố tác động và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong điều kiện tỉnh có cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao, lao động nhiều nguồn dồn về sinh sống; giáp thành phố Hồ Chí Minh nên phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại rất phức tạp, nóng bỏng và ngày càng tinh vi. Các giải pháp của tác giả về (1) Hoàn thiện thể chế phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, (2) Mở rộng phạm vi tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho người dân và doanh nghiệp về phòng, chống gian lận thương mại và buôn lậu, (3) Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tham gia phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, (4) Xây dựng chính sách và kiện toàn tổ chức hoạt động phối/kết hợp giữa Chi cục Quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 127 và các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Phan Văn Trung (2012), “Đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định thực trạng và giải pháp”, Luận văn cao học Luật học, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu của luận văn như sau: (1) Khái quát những vấn đề lý luận về buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu, (2) Làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, (3) Đánh giá thực trạng đấu tranh phòng, chống buôn lậu ở Cục Hải quan Bình Định trong thời gian qua; đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định trong thời gian tới, (4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định trong giai đoạn 5 năm từ năm 1999 đến năm 2003 và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định trong những năm 2005 - 2010. 4
- Nguyễn Bỉnh Lại (2013), “Đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta hiện nay”. Bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Cộng sản số 2, tr.45- 48. Kết quả nghiên cứu (1) Thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại những năm qua trên tuyến đường bộ, tuyến đường biển, đường hàng không và Bưu điện, (2) Kết quả kiểm tra, xử lý và những hạn chế, tồn tại, theo số liệu báo cáo của Ban Chỉ đạo 127/TW (nay là Ban Chỉ đạo 389), trong 10 năm qua (từ năm 2001 đến 2010) các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 3.527.627 vụ vi phạm pháp luật, (3) Một số kiến nghị, giải pháp nhằm ngăn chặn hiệu quả nạn buôn lậu và gian lận thương mại, Một là, phát triển sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa trong nước, Hai là, chú trọng dựa vào nhân dân, biết phát huy sức mạnh và sự phát hiện của nhân dân; đề cao vai trò trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan; tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy và chính quyền địa phương (đặc biệt là cấp ủy và chính quyền cơ sở, huyện, xã), Ba là, Nhà nước tổ chức lại một số cơ quan thực thi công tác đấu tranh chống buôn lậu cho ngang tầm với nhiệm vụ được giao (ví dụ như nâng tầm Cục Quản lý thị trường ở trung ương thành Tổng cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý thị trường ở tỉnh, thành phố thành Cục Quản lý thị trường; nâng tầm công tác phối hợp, Bốn là, giải quyết những khó khăn về kinh phí, trang thiết bị, phương tiện hoạt động cho các cơ quan thực thi (Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Biên phòng) như ô-tô, tàu, xuồng; các phương tiện kiểm tra xách tay hiện đại phát hiện nhanh hàng kém chất lượng, hàng hóa có chứa các chất độc hại, Năm là, xác định tính quy luật của buôn lậu, gian lận thương mại để dự báo phòng ngừa, đồng thời thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm, đổi mới phương thức đấu tranh của các lực lượng chức năng, Sáu là, quan tâm giải quyết thỏa đáng các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Nguyễn Đức Dũng (2014), “Báo chí đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại”, Luận văn cao học bảo vệ tại Học viện Báo chí và Truyền thông. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của báo chí và khảo sát, đánh 5
- giá thực trạng vai trò của Hải quan, Biên phòng và Công an trong tham gia đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, luận văn đề xuất một số giải pháp và đưa ra các khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở các công trình tiêu biểu đã công bố nêu trên, để thực hiện luận văn của mình, học viên sẽ tiếp thu và kế thừa các ý tưởng lý thuyết của các công trình đã công bố trước đây, đồng thời đi sâu phân tích thực trạng và hệ thống các quan điểm, phương hướng và mục tiêu của Đảng bộ và chính quyền địa phương, đề xuất giải pháp phù hợp cho quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Nghiên cứu một cách có hệ thống và làm rõ cơ sở lý luận và nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian từ năm 2011 - 2016. - Đề xuất, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 6
- 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: về buôn lậu và gian lận thương mại. - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. - Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 - 2016 là số liệu nghiên cứu và tầm nhìn đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về thể chế quản lý hành chính nhà nước, được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: - Phương pháp tiếp cận và thu nhập thông tin tài liệu sơ cấp, thứ cấp, phân tích, diễn giải và bình luận, đánh giá theo phương pháp lịch sử qua các giai đoạn phát triển. - Phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp mô hình hóa. - Phương pháp thống kê - so sánh, hệ thống hóa - khái quát hóa. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác như: dự báo, báo cáo kết quả nghiên cứu. Vì vậy, khi áp dụng, xem xét, nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nói chung cần phải dựa trên nguyên tắc đa chiều, toàn diện. 7
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống và làm rõ khung lý thuyết quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, các khái niệm về buôn lậu, thương mại, gian lận thương mại, quản lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, các đặc điểm và hình thức của nó. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Chỉ ra những nhân tố tác động và phân tích một cách căn bản những yếu kém, bất cập trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian tới. Ngoài ra, Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, giảng dạy, nghiên cứu của Học viện Hành chính Quốc gia, những người làm công tác thực tế và sinh viên, học viên trong các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tầm nhìn đến năm 2025. 8
- Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về buôn lậu Theo từ điển Tiếng Việt: “buôn lậu” có ý nghĩa là buôn bán những hàng hóa trốn thuế và hàng cấm. Đây là một khái niệm kế thừa những hiểu biết xưa, nay của cụm từ này và khá phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay [54]. Từ xa xưa, trong “Quốc triều Hình luật” của triều Lê (1428 - 1788), Bộ Luật Hình sự được xem là hoàn chỉnh nhất của thể chế phong kiến Việt Nam, tội danh buôn lậu không được quy định. Mặc dù vậy “Quốc triều Hình luật” đã quy định “những trang trại ven bờ biển mà đón tiếp thuyền buôn, ngầm dỡ hộ hàng hóa lên bờ thì bị xử biếm (cách chức), phạt gấp 3 tang vật để sung công quỹ… “Những người bán ruộng, đất ở, bờ cõi, binh khí; các thứ chất nổ có thể chế hỏa tiễn, hỏa pháo cho người nước ngoài đều phải tội chém”, “bán mắm muối ra nước ngoài… thì bị xử đi Châu Xa”. Các mặt hàng cấm xuất khẩu lúc đó được quy định gồm: ruộng đất, thuốc nổ, vũ khí, sắt, đồng, vàng, da trâu, gỗ lim, vỏ quế, trân châu, ngà voi… Những hành vi cụ thể, tách biệt nói trên trong tiềm thức xã hội đều được gộp chung lại là hiện tượng buôn lậu chứ không có tội danh buôn lậu [24]. Trước năm 1985, thuật ngữ “tội buôn lậu” đã được đề cập trong một số văn bản pháp luật nước ta như Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh sát nhân dân (ngày 20 tháng 7 tháng 1962); Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (ngày 30 tháng 6 năm 1982). Song về cơ bản tội danh “buôn lậu” lúc đó chưa được hướng dẫn, nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấu thành và dấu hiệu pháp lý đặc trưng. Từ năm 1985, Bộ luật Hình sự ra đời (ngày 27 tháng 6 năm 1985) đã chính thức ghi nhận tội danh 9
- buôn lậu. Điều 97 của Bộ Luật Hình sự, tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định: “Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”. Tội danh buôn lậu từ đây đã được xác định với bốn yếu tố cấu thành tội phạm (các mặt khách thể, mặt khách quan, mặt chủ thể, mặt chủ quan) và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng. Từ năm 1986, đất nước chuyển sang phát triển kinh tế thị trường, tình hình buôn lậu có xu hướng gia tăng. Đến năm 1999, trước yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X, ngày 21 tháng 12 năm 1999, Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, tại Điều 153 của Bộ luật, tội buôn lậu được quy định thành một tội độc lập (đã tách tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 154 Bộ luật Hình sự). Như vậy, tội danh buôn lậu được xác định như sau: Buôn bán qua biên giới, trái với quy định về quản lý hải quan những hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa là các vật phẩm thuộc di tích, lịch sử văn hóa hay hàng cấm có số lượng lớn. Hành vi đó thường thể hiện dưới một số hình thức như: không khai báo, khai báo gian dối; giả mạo giấy tờ dùng trong xuất, nhập khẩu; giấu hàng hóa tiền tệ; không đi qua các cửa khẩu hoặc trốn tránh sự kiểm tra, giám sát của Hải quan, Thuế vụ, Bộ Đội biên phòng, Công an.... Không có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ của các cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện xuất, nhập khẩu hàng hóa. 1.1.2. Khái niệm gian lận thương mại - Thương mại: 10
- Theo Từ điển Tiếng Việt, “thương mại là toàn bộ hoạt động trao đổi hàng hóa thông qua mua và bán các loại hàng hóa, dịch vụ, các chứng từ có giá trị trong xã hội” [54]. Thương mại đã xuất hiện rất sớm cùng với nền sản xuất hàng hóa và phát triển mạnh dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Thương mại ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung của thế giới. Tuy nhiên, thương mại ở Việt Nam bị kìm hãm một thời gian dài do chiến tranh và chế độ quan liêu bao cấp. Sau khi đất nước thống nhất và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thương mại được xem là một khâu trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với vai trò là “cầu nối” giữa công nghiệp và thương nghiệp, giữa các vùng kinh tế, giữa trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, thương mại còn thúc đẩy sản xuất, phục vụ đời sống, đảm bảo quá trình tái sản xuất của nền sản xuất xã hội. Với vai trò quan trọng của thương mại ở Việt Nam, thuật ngữ “thương mại” được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống xã hội và trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, vào năm 1997, thương mại được định nghĩa “chính thống” trong Luật Thương mại, tại Khoản 1, Điều 3 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. So với cách định nghĩa chung về thương mại thì định nghĩa về thương mại tại Luật Thương mại năm 1997 của Việt Nam chỉ ở một góc hẹp, không bao hàm hết những hoạt động thương mại diễn ra trong thực tế. Với sự phát triển và gia nhập thương mại thế giới như hiện nay, có thể tìm hiểu khái niệm chung về thương mại qua vận dụng khái niệm thương mại của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại (UNCITRAL) năm 1985, bởi lẽ đây là cách tiếp cận tương đồng với khái niệm thương mại theo pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Theo Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại định nghĩa: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại 11
- diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật” [24]. - Gian lận thương mại: Gian lận thương mại là một thuật ngữ được sử dụng một cách rộng rãi ở các Bộ, ngành, các tổ chức khác nhau với mục đích phục vụ cho yêu cầu quản lý. Dù vậy, ở nước ta hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập một cách đầy đủ khái niệm về gian lận thương mại. Vì vậy, chỉ có thể tìm hiểu khái niệm về gian lận thương mại từ định nghĩa cụm từ gian lận. Gian lận là hành vi dối trá, thiếu trung thực, mánh khóe nhằm lừa gạt người khác. Với nghĩa rộng hơn, gian lận là việc xuyên tạc sự thật, thực hiện các hành vi không hợp pháp nhằm lường gạt, dối trá để thu được một lợi ích nào đó. Biểu hiện thường thấy của gian lận là: chiếm đoạt, lừa đảo và ăn cắp. Thông thường, gian lận sẽ phát sinh khi hội đủ các yếu tố sau: Một cá nhân hay tổ chức cố ý trình bày sai một yếu tố hay sự kiện quan trọng. Việc trình bày sai này sẽ làm cho người bị hại tin vào đó (người bị hại có thể là cá nhân hay tổ chức). Người bị hại dựa vào thông tin sai lệch này để ra quyết định. Từ cơ sở trên, có thể suy rộng ra gian lận thương mại là thủ đoạn mánh khóe, lừa lọc lẫn nhau trong các hoạt động thương mại để thu lợi bất chính. Từ xa xưa, gian lận thương mại đã được ông, cha ta đề cập với thành ngữ “buôn gian, bán lận”, dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khóe, lừa lọc khách hàng hoặc người khác để thu lợi bất chính. Hành vi “buôn gian, bán lận” trong dân gian được hiểu bao gồm một số thủ đoạn đơn giản như: hàng xấu nói tốt, ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo không đúng, buôn bán hàng cấm, lén lút, giấu giếm, lậu thuế… 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 146 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn