intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

101
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hóa kiến thức, phân tích thực trạng tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong hoạt động QLNN về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông góp phần hạn chế sử dụng lãng phí tài nguyên nước và gây ô nhiễm môi trường sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TÔ QUANG HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƢỚC TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THÀNH LÊ ĐẮK LẮK - NĂM 2017
  2. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Đặng Thành Lê công tác tại Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn Cao học Hành chính công: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy giáo, cô giáo của Học viện Hành chính đã tận tình, chu đáo trong quá trình tham gia giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tác giả. Xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Học viện Hành chính và Phân viện Học viện Hành chính khu vực Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành chƣơng trình cao học cũng nhƣ hoàn thành Luận văn này. Xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi tỉnh Đắk Nông, Trung tâm Nƣớc sạch và VSMT NT tỉnh Đăk Nông; Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đăk Nông, Phòng Khoáng sản và Tài nguyên nƣớc mà tác giả đã đến khảo sát, lấy số liệu phục vụ cho việc hoàn thành Luận văn này. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và các học viên cao học - Học viện Hành chính và quý bạn đọc để Luận văn đƣợc hoàn thiện và hữu ích hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Đắk Lắk, tháng 5 năm 2017 Tác giả Tô Quang Học
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Cao học Quản lý công “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và thông tin đƣợc sử dụng trong Luận văn có xuất xứ rõ ràng và kết quả nghiên cứu là do quá trình lao động trung thực của bản thân. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc pháp luật và lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia về Luận văn cao học này. Đắk Lắk, tháng 5 năm 2017 Tác giả Tô Quang Học
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Bảng danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC 7 VỀ TÀI NGUYÊN NƢỚC 1.1. Tài nguyên nƣớc 7 1.2. Quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc 18 1.3. Kinh nghiệm nƣớc ngoài 28 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc 34 TIỂU KẾT CHƢƠNG I 38 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÀI NGUYÊN 39 NƢỚC TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 2.1. Tổng quan về tỉnh Đắk Nông 39 2.2. Quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc tại tỉnh Đắk Nông 45 2.3. Đánh giá chung 56 TIỂU KẾT CHƢƠNG II 62 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ 63 TÀI NGUYÊN NƢỚC TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Quan điểm, định hƣớng phát triển của Đảng và Nhà nƣớc 63 3.2. Mục tiêu, định hƣớng phát triển của tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 67 3.3. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc tại tỉnh Đắk Nông 70 Giai đoạn 2015-2020 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CTMTQG Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia ĐTCB Điều tra cơ bản tài nguyên nƣớc HĐQGTNN Hội đồng quốc gia về tài nguyên nƣớc LVS Lƣu vực sông NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn QLNN Quản lý nhà nƣớc TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng TNN Tài nguyên nƣớc UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Vƣn hóa Liên Hiệp Quốc XHCN Xã Hội Chủ Nghĩa
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Nội dung Trang biểu Bảng tổng hợp các vấn đề quản lý nhà nƣớc về tài Bảng 1.1 22 nguyên nƣớc tại Việt Nam Bảng 2.1. Thống kê các đơn vị hành chỉnh của tỉnh Đắk Nông 40
  7. DANH MỤC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Nội dung Trang Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về tài nguyên Sơ đồ 1.2 27 nƣớc của Việt Nam
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nƣớc là tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với mọi sự sống trên hành tinh, là điều kiện tồn tại và phát triển của tự nhiên, kinh tế xã hội. Nƣớc là một loại tài nguyên quí giá và giữ vai trò quan trọng. Hàng loạt tài liệu khoa học công bố trong nhiều thế kỷ vừa qua trên thế giới đã nói lên điều đó. Khoảng hơn hai trăm năm trƣớc đây, trong sách “Vân Đài loại ngữ”, nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn đã viết: "Vạn vật không có nƣớc không thể sống đƣợc, Mọi việc không có nƣớc không thể thành đƣợc". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu nói tuyệt vời trong huấn thị của Ngƣời tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc họp tại Bắc Ninh, ngày 14-9-1959 nhƣ sau: "Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nƣớc; có đất và có nƣớc, thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nƣớc thì dân giàu nƣớc mạnh... Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nƣớc điều hoà với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội". Không có nƣớc thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nƣớc là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con ngƣời. Nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thuỷ sản v.v… Do tính chất quan trọng của nƣớc nhƣ vậy nên UNESCO lấy ngày 23/3 hàng năm làm ngày nƣớc thế giới. Nƣớc là một loại tài nguyên đƣợc tái tạo theo quy luật thời gian và không gian. Nhƣng ngoài quy luật tự nhiên, hoạt động của con ngƣời đã tác động không nhỏ đến vòng tuần hoàn của nƣớc. Nƣớc ta có nguồn tài nguyên nƣớc khá phong phú nhƣng khoảng 2/3 lại bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ quốc gia, mùa khô lại kéo dài 6-7 tháng làm cho nhiều vùng thiếu nƣớc trầm trọng. Dƣới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đã ảnh hƣởng tiêu cực đến tài nguyên nƣớc nhƣ tăng dòng chảy lũ, lũ quét, cạn kiệt nguồn nƣớc mùa cạn, hạ thấp mực nƣớc ngầm, suy thoái chất lƣợng nƣớc… Do đó, giữ gìn, bảo vệ tài nguyên nƣớc, dùng đủ hôm nay, giữ gìn cho ngày mai, là trách nhiệm của toàn xã hội. Mỗi ngƣời dân cần đƣợc tuyên truyền sâu rộng về tài nguyên nƣớc, từ đó thấy đƣợc nghĩa vụ của mình trong viêc giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Với lý do thực tế trên đây tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông” cho luận văn cao học ngành Quản lý công. 1
  9. Luận văn đƣợc giới hạn bởi khía cạnh quản lý nhà nƣớc thông qua việc khảo sát thực tế khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nƣớc ở tỉnh Đắk Nông. Thông qua sự tham khảo phân tích hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về khai thác, sử dụng, bảo vệ và quản lý nƣớc. 2. Tình hình nghiên cứu Quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc trên lãnh thổ Việt Nam chung, trong đó trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng không còn là một vấn đề mới, nhƣng luôn là đề tài có tính thời sự và cũng không kém phần phức tạp. Vấn đề này đã đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, khảo sát. Đến nay đã có nhiều công trình đƣợc công bố dƣới những góc độ, mức độ, khía cạnh, hình thức thể hiện khác nhau đã đƣợc đăng tải và công bố trên một số sách, báo, tạp chí ở Trung ƣơng và địa phƣơng, nhƣ: Báo cáo “Kết quả thực hiện đề án, điều tra đánh giá nước dưới đất 07 vùng trọng điểm tỉnh Đắk Nông” Dự án Điều tra, đánh giá nƣớc dƣới đất ở một số vùng trọng điểm thuộc 05 tỉnh Tây Nguyên (2006), Chủ biên Ông Ngọc Khoát. Thực hiện Liên đoàn địa chất Thủy văn-Địa chất công trình Miền Nam. Đề tài “Quản lý tài nguyên và môi trường nước” (2014), do PGS-TS Trƣơng Thanh Cảnh làm giáo viên hƣớng dẫn, nhóm học viên khoa Môi trƣờng của Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên thực hiện nghiên cứu. Đề tài đã làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về tổng quan về tài nguyên nƣớc, hiện trạng sử dụng và giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nƣớc ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.(www.slideshare.net) Bài báo cáo “Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước” (2013). Giáo viên hƣớng dẫn Lê Quốc Tuấn, nhóm sinh viên Trƣờng Đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu. Các tác giả đã nêu vai trò của tài 2
  10. nguyên nƣớc, tình hình sử dụng, sự tác động của biến đổi khí hậu, các vấn đề ô nhiễm tài nguyên nƣớc, các biện pháp quản lý nhà nƣớc để phát triển bền vững tài nguyên nƣớc ở nƣớc ta. Báo cáo “Quy hoạch thuỷ lợi với điều kiện thích ứng biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” (2015), Viện Quy hoạch Thủy lợi Hà Nội. Báo cáo “Tổng hợp nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước mặt, đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Đông bắc tỉnh Đắk Nông” (2016) Ths. Lê Viết Thuận Chi cục Thủy lợi Đắk Nông. Nhìn chung, các tác giả đều đã phân tích một cách hệ thống, khá toàn diện về Tài nguyên nƣớc trên lãnh thổ Việt Nam và một số vùng của tỉnh Đắk Nông. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề cập đến những phƣơng hƣớng, giải pháp quản lý tài nguyên nƣớc trong tình hình mới, đó đều là những công trình, sản phẩm có giá trị, ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, là cơ sở để kế thừa cho việc nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu chỉ đề cập đến vấn đề tài nguyên nƣớc nói chung hoặc đặt nó nằm trong phạm vi nghiên cứu của các nguồn tài nguyên nƣớc ngầm, nƣớc mặt cụ thể một số vùng trên địa bàn tỉnh, mà chƣa có đề tài, luận văn nghiên cứu sâu đến QLNN về tài nguyên nƣớc nhƣ đề tài luận văn lựa chọn ở đây. Ngoài ra thực tế tôi đang công tác trong ngành cấp nƣớc sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh nên tôi mong muốn nghiên cứu đề tài này và có những đóng góp thiết thực liên quan đến ngành của mình. Do vậy đề tài nghiên cứu „Quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc tại địa bàn tỉnh Đắk Nông‟ và hết sức cần thiết và không trùng lập với các công trình nghiên cứu đã có. 3
  11. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức, phân tích thực trạng tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong hoạt động QLNN về tài nguyên nƣớc tại tỉnh Đắk Nông để đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông góp phần hạn chế sử dụng lãng phí tài nguyên nƣớc và gây ô nhiễm môi trƣờng sống. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu luận văn có nhiệm vụ: - Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; - Nghiên cứu lý thuyết về nội dung, hình thức, phƣơng pháp QLNN về tài nguyên nƣớc để xác lập cơ sở vấn đề nghiên cứu; - Nghiên cứu hoạt động QLNN về tài nguyên nƣớc của các cơ quan chức năng làm cơ sở đánh thực trạng quản lý nhà nƣớc về tài nghuên nƣớc tại tỉnh Đắk Nông 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc tại tỉnh Đắk Nông, chủ yếu trong phạm vi chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và các đơn vị chức năng liên quan. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi theo không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tại các đơn vị quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc trong phạm vi nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Phạm vi theo thời gian: Các phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc tại tỉnh Đắk Nông và các chính sách, chủ trƣơng... 4
  12. cũng nhƣ các giải pháp ở tầm vĩ mô cấp tỉnh, tình hình số liệu khảo sát trong thời gian từ năm 2010-2015 đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên trên cơ sở phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm , chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trong hoạt động QLNN về Tài nguyên nƣớc 5.2. Phương pháp nghiên cứu. 5.2.1.Phương pháp kế thừa Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tƣ liệu và các kết quả của của các công trình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế liên quan đến các nội dung nghiên cứu của luận văn. 5.2.2.Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thu thập các tài liệu đề án liên quan, các quy hoạch, định hƣớng và các chỉ tiêu phát triển của các ngành, các địa phƣơng. Ngoài trong luận văn còn sử dụng nhiều kỹ thuật của phƣơng pháp thống kê, so sánh và đối chiếu với thực tiễn để rút ra những kết luận cần thiết trong đánh giá thực trạng về tiếp nhận, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên nƣớc để từ đó tìm ra một số định hƣớng và giải pháp quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc.tại tỉnh Đăk Nông. 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá, bổ sung kiến thức để hình thành cơ sở khoa học của việc quản lý Quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc ở tỉnh Đắk Nông . - Đánh giá về thực trạng hoạt động và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc ở tỉnh Đắk Nông. 5
  13. - Tài liệu tham khảo cho lãnh đạo các cấp quản lý ở tỉnh Đắk Nông trong việc tổ chức, chỉ đạo về việc khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc. Đồng thời nó cũng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan đơn vị, cho sinh viên khoa môi trƣờng. 7. Kết cấu nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luân, luận văn gồm các nội dung sau: - Chƣơng 1: Cơ sở Lý luận và Thực tiễn quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc - Chƣơng 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc tại tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 - 2015. - Chƣơng 3: Định hƣớng và Giải pháp quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc tại tỉnh Đắk Nông. 6
  14. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƢỚC 1.1. Tài nguyên nƣớc 1.1.1. Khái niệm Tài nguyên nƣớc là các nguồn nƣớc mà con ngƣời sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nƣớc đƣợc dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trƣờng hầu hết các hoạt động trên đều cần nƣớc ngọt. 1.1.2. Phân loại tài nguyên nước Tài nguyên nƣớc bao gồm nguồn nƣớc mặt, nƣớc mƣa, nƣớc dƣới đất, nƣớc biển. Nguồn nƣớc mặt, thƣờng đƣợc gọi là tài nguyên nƣớc mặt, tồn tại thƣờng xuyên hay không thƣờng xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất nhƣ: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nƣớc sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. [47, tr. 01] Do đó, tài nguyên nƣớc nói chung và tài nguyên nƣớc mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. - Nƣớc mặt: Nƣớc mặt là nƣớc trong sông, hồ hoặc nƣớc ngọt trong vùng đất ngập nƣớc. Nƣớc mặt đƣợc bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dƣơng, bốc hơi và thấm xuống đất. Lƣợng giáng thủy này đƣợc thu hồi bởi các lƣu vực, tổng lƣợng nƣớc trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này nhƣ khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nƣớc và các hồ chứa 7
  15. nhân tạo, độ thấm của đất bên dƣới các thể chứa nƣớc này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lƣu vực, thời lƣợng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phƣơng. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hƣởng đến tỷ lệ mất nƣớc. Tổng lƣợng nƣớc tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối tƣợng sử dụng nƣớc có nhu cầu nƣớc theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều nƣớc để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhƣng trong mùa mƣa thì không cần nƣớc, vì vậy để cung cấp nƣớc tốt cho mùa hè thì cần một hệ thống trữ nƣớc trong suốt năm và xả nƣớc trong một khoảng thời gian ngắn. Các đối tƣợng sử dụng nƣớc khác có nhu cầu dùng nƣớc thƣờng xuyên nhƣ nhà máy điện cần nguồn nƣớc để làm lạnh. Để cung cấp nƣớc cho các nhà máy điện, hệ thống nƣớc mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dòng chảy trung bình nhỏ hơn nhu cầu nƣớc của nhà máy. Nƣớc mặt tự nhiên có thể đƣợc tăng cƣờng thông qua việc cung cấp từ các nguồn nƣớc mặt khác bởi các kênh hoặc đƣờng ống dẫn nƣớc. Cũng có thể bổ cấp nhân tạo từ các nguồn khác, tuy nhiên số lƣợng không đáng kể. Con ngƣời có thể làm cho nguồn nƣớc cạn kiệt và ô nhiễm.(không sử dụng đƣợc trong sinh hoạt ăn uống, tắm giặt...) - Dòng chảy ngầm: Trên suốt dòng sông, lƣợng nƣớc chảy về hạ nguồn thƣờng bao gồm hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (không phải nƣớc ngầm) dƣới các con sông. Đối với một số thung lũng lớn, yếu tố không quan sát đƣợc này có thể có lƣu lƣợng lớn hơn rất nhiều so với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm thƣờng hình thành một bề mặt động lực học giữa nƣớc mặt và nƣớc ngầm thật sự. Nó nhận nƣớc từ nguồn nƣớc ngầm khi tầng ngậm nƣớc đã đƣợc bổ cấp đầy đủ và bổ sung nƣớc vào tầng nƣớc ngầm khi nƣớc ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm. 8
  16. - Nƣớc ngầm: Nƣớc ngầm hay còn gọi là nƣớc dƣới đất, là nƣớc ngọt đƣợc chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nƣớc chứa trong các tầng ngậm nƣớc bên dƣới mực nƣớc ngầm. Đôi khi ngƣời ta còn phân biệt nƣớc ngầm nông, nƣớc ngầm sâu và nƣớc chôn vùi. Nƣớc ngầm cũng có những đặc điểm giống nhƣ nƣớc mặt nhƣ: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nƣớc mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nƣớc mặt), khả năng giữ nƣớc ngầm nhìn chung lớn hơn nƣớc mặt khi so sánh về lƣợng nƣớc đầu vào. Sự khác biệt này làm cho con ngƣời sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ. Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nƣớc khai thác vƣợt quá lƣợng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nƣớc và không thể phục hồi. Nguồn cung cấp nƣớc cho nƣớc ngầm là nƣớc mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên nhƣ suối và thấm vào các đại dƣơng. Nguồn nƣớc ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động của con ngƣời khi khai thác quá mức các tầng chứa nƣớc gần biên mặn/ngọt. Ở các vùng ven biển, con ngƣời sử dụng nguồn nƣớc ngầm có thể làm co nƣớc thấm vào đại dƣơng từ nƣớc dự trữ gây ra hiện tƣợng muối hóa đất. Con ngƣời cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nƣớc bởi các hoạt động làm ô nhiễm nó. Con ngƣời có thể bổ cấp cho nguồn nƣớc này bằng cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của tài nguyên nước Tài nguyên nƣớc là một dạng tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Tài nguyên nƣớc liên quan hàng ngày đến các hoạt động sống và hoạt động kinh tế của con ngƣời trong nhiều lĩnh vực, đáng kể nhất là nông nghiệp, ngƣ nghiệp, lâm nghiệp và du lịch, công nghiệp và đô thị hoá. Nƣớc là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống 9
  17. nhân loại, là một tài nguyên thiên nhiên hữu hạn và rất có giá trị về kinh tế nhƣ các tài nguyên khoáng sản khác. Nƣớc là yếu tố cấu thành sự sống, chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần các tế bào. Là thành phần không thể thiếu trong chuổi thành phần thức ăn của động vật, thực vật. Nƣớc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nền văn minh trên trái đất. Nƣớc là yếu tố quan trọng trong lịch sử phát triển xã hội loài ngƣời. Cho đến nay gắn liền với sự gia tăng dân số, sự gia tăng nhu cầu về nƣớc ngày càng đa dạng, phức tạp. Thời kỳ trƣớc kỷ nguyên cơ khí, nhu cầu nƣớc của con ngƣời còn rất nhỏ so với khả năng dồi dào của nguồn nƣớc, bởi vì thời kì đó nƣớc chỉ dùng vào mục đích chính là ăn, uống, sinh hoạt, chăn nuôi gia súc và trồng cây,... trên những vùng địa lý dƣ thừa nƣớc. Sự quan tâm của con ngƣời chủ yếu là hạn chế các tác hại của nó nhƣ lũ lụt, lầy thụt. Thời kỳ sau kỷ nguyên cơ khí đến nay, với sự gia tăng bùng nổ dân số, mức độ đô thị hóa ngày càng cao, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, nhất là sự phát triển của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hóa các ngành kinh tế, nhu cầu về nƣớc ngày càng lớn về số lƣợng và chất lƣợng. Nƣớc ngày nay càng trở nên khan hiếm và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá thành sản phẩm cuối cùng. Vì vậy nƣớc cần đƣợc sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm.Sử dụng nƣớc hợp lý tức là sử dụng nƣớc phù hợp với số lƣợng và chất lƣợng của tài nguyên nƣớc. Tổ chức FAO cho rằng chỉ sử dụng tối đa đến 30% lƣợng nƣớc hiện có, nếu dùng quá sẽ dẫn đến làm cạn kiệt nguồn nƣớc, không bảo đảm yêu cầu tối thiểu về vệ sinh, giao thông thủy. Sử dụng quá mức tài nguyên nƣớc dƣới đất sẽ dẫn đến lún sụt mặt đất, giảm thấp mực nƣớc ngầm, tạo điều kiện cho nƣớc mặn xâm nhập. Sử dụng mặt ích lợi của nƣớc phải đi đôi với việc hạn chế mặt tiêu cực, giảm nhẹ tác hại của thủy tai. Không thể chỉ sử dụng mặt lợi của nƣớc mà không tính đến mặt hại của nó, vì điều này bắt nguồn từ bản chất của nƣớc, từ sự phân 10
  18. bố không đều của nƣớc trong không gian, từ bản chất của việc cấp nƣớc đi đôi với việc sử dụng nƣớc và tiêu thoát nƣớc. Sử dụng nƣớc đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên nƣớc khỏi bị cạn kiệt và ô nhiễm. Bởi tài nguyên nƣớc không phải là vô hạn, lại rất dễ bị nhiễm bẩn, dẫn đến sẽ bị cạn kiệt một cách tuyệt đối về số lƣợng và tƣơng đối về chất lƣợng. Muốn quản lý và sử dụng tốt nguồn nƣớc cần hiểu rõ chu trình tuần hoàn khép kín của nƣớc (từ bốc hơi, mƣa, nƣớc mặt, thấm, nƣớc dƣới đất,...) để lựa chọn các tác động thích hợp vào từng khâu nhằm đạt mục tiêu tăng hiệu quả nguồn nƣớc. Vì vậy vừa phải lập kế hoạch sử dụng nƣớc ở khu kinh tế hành chính, vừa phải lập kế hoạch ở các lƣu vực của các hệ thống sông (ở các mặt lƣu vực + thƣợng nguồn + hạ lƣu). Sự tác động vào một điểm sẽ có ảnh hƣởng đến toàn hệ thống (Công trình thƣợng lƣu ảnh hƣởng đến hạ lƣu và ngƣợc lại). Tính hệ thống cũng thể hiện ở sự không tách rời giữa các khâu cấp nƣớc, sử dụng nƣớc và tiêu thoát nƣớc. - Nƣớc dùng đời sống, sinh hoạt của nhân dân: Vai trò quan trọng của nƣớc đối với đời sống và sinh hoạt của nhân dân đƣợc thể hiện trên một số mặt sau: + Nƣớc là một yếu tố không thể thay thế trong ăn, uống, sinh hoạt của con ngƣời. Mặc dù mỗi ngƣời chỉ cần vài lít nƣớc mỗi ngày để duy trì sự sống, để có thể tránh khỏi các bệnh có liên quan đến nƣớc, nhƣng lƣợng nƣớc cần thiết để bảo đảm vệ sinh cá nhân, nâng cao mức sống con ngƣời thì ngày càng tăng lên và là một chỉ tiêu của mức sống, biểu hiện mức độ văn minh của cuộc sống. Theo các nghiên cứu trong mƣời năm của Singapore thì mỗi ngƣời cần 90 lít nƣớc trong mỗi ngày. Hàng ngày chúng ta uống nƣớc để bù lại lƣợng nƣớc trong ngƣời thải ra, nên khí hậu càng nóng, vận động càng nhiều thì uống nhiều nƣớc. Thông thƣờng trời nóng từ 30 - 32oC thì mỗi ngƣời cần uống 3 - 5 lít nƣớc mỗi ngày, nếu trời 11
  19. mát, ngƣời ít hoạt động thì mỗi ngày uống 2 lít nƣớc. Trẻ em hiếu động hay chạy nhảy, nghịch ngợm nhu cầu cầu nƣớc mỗi ngày càng lớn hơn. Nƣớc rất cần và có ích cho con ngƣời, cuộc sống không thể thiếu nƣớc, nhƣng nếu sử dụng nƣớc bẩn lại rất có hại cho sức khỏe. Tổ chức y tế thế giới đã kết luận rằng: ở các nƣớc kém phát triển, nhƣ Việt Nam thì 80% bệnh tật là do nƣớc và vệ sinh môi trƣờng kém nhƣ: đau mắt, đƣờng ruột, dịch tả, ung thƣ... Ở tuổi học trò nên 90% số em nhiều giun kim, giun đũa. Trong nƣớc còn chứa đựng nhiều chất có lợi cho cơ thể con nguời, mặc dù với hàm lƣợng vô cùng nhỏ (các vi nguyên tố) nhƣng các vi nguyên tố này có vai trò quan trọng (nhất là Iốt và Fluo Đối với một số bệnh, số lƣợng nƣớc lại quan trọng hơn chất lƣợng nƣớc. Số lƣợng nƣớc cần dùng để thải các chất thải sinh hoạt của con ngƣời ngày càng tăng. Khi cuộc sống con ngƣời ngày càng văn minh hơn, yêu cầu dùng nƣớc càng nhiều hơn, nƣớc thực sự là một yếu tố của nền văn minh nhân loại. Trong tuyên bố YOKOHAMA về chất lƣợng cuộc sống đô thị có nêu các tiêu chuẩn “Nƣớc, năng lƣợng, thực phẩm, nhà ở, sinh kế, an ninh trật tự, phục vụ y tế, giáo dục, cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trƣờng ...”; Trong đó nƣớc là tiêu chuẩn đƣợc kể đầu tiên, và liên quan hầu hết các tiêu chuẩn sau đó kể cả cân bằng sinh thái, chống ô nhiễm môi trƣờng. + Nƣớc là nhu cầu thiết yếu cho con ngƣời trong lao động. Khi nƣớc uống kém chất lƣợng, con ngƣời sinh bệnh, làm giảm ngày công và năng suất lao động. Chỉ cần nơi lấy nƣớc quá xa nơi ở sinh hoạt, thì thời gian công sức bỏ ra để lấy nƣớc đã ảnh hƣởng đến sinh hoạt và mức sống của con ngƣời. Giải quyết vấn đề nƣớc uống và sinh hoạt phải đi đôi với vấn đề tiêu thoát nƣớc sinh hoạt và tiết kiệm tiêu dùng nƣớc. Cung cấp nƣớc sinh hoạt, tiêu thoát nƣớc sinh hoạt nâng cao mức sống con ngƣời, không thể giải quyết đơn độc mà phải đồng bộ với hàng loạt các biện pháp khác (Công trình, phi công trình, hành chính, giáo dục...) 12
  20. Vì vậy sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt một cách phù hợp có thể tránh đƣợc phần lớn bệnh tật và tăng cƣờng sức khỏe cho con ngƣời. Nƣớc sạch tự nhiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Mặc dù là nguồn tài nguyên có sẵn nhờ sự ƣu đãi của thiên nhiên, nhƣng trữ lƣợng nƣớc sạch trong thiên nhiên cũng có giới hạn. Nếu con ngƣời không biết sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên đó thì nó sẽ nhanh chóng bị suy thoái về trữ lƣợng và chất lƣợng, không có đủ và không thể sử dụng đƣợc nữa. Nƣớc có vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ các nhu cầu về nghỉ ngơi, chữa bệnh, du lịch nhằm nâng cao đời sống nhân dân lao động và phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nƣớc biển, nƣớc khoáng, nƣớc nóng phong phú, phân bố rãi rác trong cả nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dƣỡng bệnh, nghỉ ngơi tại địa phƣơng và thu hút khách du lịch. Theo kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, nƣớc nóng và nƣớc khoáng của nƣớc ta có tác dụng rất lớn cho việc chữa bệnh dƣỡng bệnh. Nƣớc có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của nƣớc ta và bất cứ nƣớc nào trên thế giới. Có thể khẳng định rằng không có vàng, không có kim cƣơng chúng ta vẫn tồn tại, nhƣng không có nƣớc thì chúng ta không thể tồn tại. Do đó chúng ta phải bảo vệ tài nguyên nƣớc, tài nguyên quý giá của nhân loại bằng nhiều biện pháp khác nhau. Giáo dục, thuyết phục, pháp luật, kinh tế tài chính và quản lý để bảo vệ tài sản quý giá đó phục vụ cho nhu cầu lợi ích của con ngƣời. Nƣớc luôn có 2 mặt, mặt lợi và mặt hại. Mặt trái của nƣớc chính là những tác hại do nƣớc có thể gây ra. Nƣớc không đƣợc bảo vệ, xử lý hợp vệ sinh sẽ trở thành nguồn truyền dẫn lây lan của bệnh dịch đối với con ngƣời, truyền dẫn nƣớc thải công nghiệp gây thiệt hại to lớn đối với sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Nhiều nƣớc sinh ra lũ lụt, ít nƣớc quá gây ra khô hạn, nhiễm mặn, sa mạc hóa. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2