intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm góp phần hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề cơ bản trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; thực trạng công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Từ đó luận văn nêu ra những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………../………….. ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ TUẤN ANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐĂK LĂK, NĂM 2019 I
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ TUẤN ANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH KHẮC TUẤN ĐĂK LĂK, NĂM 2019 II
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia lai” được tác giả viết với sự hướng dẫn của TS. Đinh Khắc Tuấn. Khi thực hiện luận văn này, tác giả có tham khảo và kế thừa một số lý luận chung trong công tác thi đua, khen thưởng và sử dụng những thông tin, số liệu từ các cơ quan quản lý nhà nước cùng các tài liệu, sách báo, mạng internet... Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực; các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn; kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong các công trình nghiên cứu khác, nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Gia Lai, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Hồ Tuấn Anh III
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Tiến sĩ Đinh Khắc Tuấn vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám đốc, các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và toàn thể cán bộ, nhân viên của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo những điều kiện học tập thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành chương trình cao học. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai và đồng nghiệp, gia đình đã động viên, quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành chương trình học tập và bản luận văn này. Bằng tất cả năng lực và nỗ lực hoàn thiện Luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được những đóng góp của các thầy cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn! Gia Lai, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Hồ Tuấn Anh IV
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội TNHH : Trách nhiệm hữu hạn XNK : Xuất nhập khẩu UBND : Ủy ban nhân dân V
  6. Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ........................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................................. 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận văn................................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................ 5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ................. 6 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩ thực tiễn của luận văn....................................... 7 7. Kết cấu của luận văn..................................................................................... 7 Chƣơng 1 ............................................................................................................... 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ...................................... 8 THI ĐUA, KHEN THƢỞNG .............................................................................. 8 1.1. Khái niệm về thi đua, khen thưởng .............................................................. 8 1.2. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ................................................18 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ...............................................................................................................38 Tiểu kết chương 1.................................................................................................42 Chƣơng 2 .............................................................................................................43 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI .....................................................................43 2.1. Vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai ...............................43 2.2. Kết quả đạt được trong công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai .....................................................................................................................46 2.3. Hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai .....................................................................................................................56 2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai ...................................................................................70 Tiểu kết chương 2.................................................................................................75 VI
  7. Chƣơng 3 .............................................................................................................76 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ................76 NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG ..............................................76 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI .....................................................................76 3.1. Phương hướng về công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới ........76 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai ................................................................................................80 Tiểu kết chương 3...............................................................................................100 KẾT LUẬN .......................................................................................................101 VII
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho đến nay, công tác thi đua, khen thưởng luôn là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp, kịp thời động viên, khơi dậy và phát huy cao độ lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần hy sinh cao cả, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “Công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Thi đua phải được tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và phải thực hiện thường xuyên, lâu dài, rộng khắp. Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp phải tuyên truyền, giải thích, động viên cho mọi người tự nguyện, tự giác tham gia phong trào thi đua với kế hoạch, mục tiêu cụ thể, rõ ràng; đồng thời, phải có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết phong trào thi đua. Cán bộ, đảng viên phải tích cực vận động quần chúng, đi đầu làm gương cho mọi người. Phải kết hợp chặt chẽ thi đua với khen thưởng, “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ động viên, giáo dục và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Khen thưởng bằng vật chất hoặc tinh thần nhằm động viên, khuyến khích phát triển cái tốt để lấn át cái xấu, nhằm xây dựng con người mới. Thi đua, khen thưởng thực sự là động lực đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác. Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2013 đến nay, công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại tỉnh Gia Lai đã dần đi vào nề nếp, các phong trào thi đua đã thực sự góp phần vào thực hiện có kết quả các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh đã thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; tham mưu, 1
  9. nghiên cứu, kịp thời đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng; nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nhận thức và hành động của lãnh đạo, cán bộ, Đảng viên, công nhân viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực; đã có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng. Chất lượng chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị từng bước được nâng cao. Chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp đã có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong việc tổ chức, phát động các phong trào thi đua yêu nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được trên, công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của tỉnh Gia Lai vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: phong trào thi đua yêu nước ở một số địa phương, đơn vị vẫn còn buông lỏng, chưa tập trung, thiếu cụ thể, vẫn còn mang tính hình thức, coi nhẹ phong trào thi đua, chỉ chú trọng công tác khen thưởng, người có thành tích thực sự thì không được khen thưởng, người được khen thưởng thì tính tiêu biểu, nổi bật không thực sự rõ hoặc có thành tích thực sự nhưng chưa được nhân rộng, lan tỏa trong phong trào thi đua. Phong trào thi đua chưa được duy trì thường xuyên, liên tục, chưa đồng đều, rộng khắp và đi vào chiều sâu; một số nơi còn mang tính hình thức; Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết xây dựng và xây dựng điển hình tiên tiến tuy đã được quan tâm triển khai thực hiện, song hiệu quả chưa cao. Công tác khen thưởng chưa bám sát phong trào thi đua; một số cơ quan, đơn vị thực hiện việc xét khen thưởng và trình khen thưởng chưa đúng trình tự, thủ tục quy định; việc lựa chọn các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng chưa chặt chẽ; công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến chưa được kịp thời; thủ tục khen thưởng còn nặng về hành chính, gây phiền hà, khó khăn. 2
  10. Qua thực tiễn nêu trên, đặc biệt xuất phát từ những bất cập mà Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Gia Lai đang gặp phải trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; việc nghiên cứu để làm rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của thi đua, khen thưởng để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của tỉnh trong tình hình mới là một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tính tới nay Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo về thi đua, khen thưởng, tiêu biểu như: - Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước (2008), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, cuốn sách tập hợp nhiều bài viết và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là công tác lãnh đạo của người. - PGS. TS Nguyễn Thế Thắng (2009), Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác thi đua, khen thưởng, Cuốn sách phân tích các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thi đua, khen thưởng. - PGS. TS Nguyễn Viết Vượng (2006), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Lao động. Cuốn sách trình bày, phân tích khá kỹ về nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, nêu định hướng và các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua; 3
  11. - Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác thi đua, khen thưởng của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ. Các bài viết này đưa ra những nội dung khái quát nhất về công tác thi đua, khen thưởng. Ở trong nước cũng có nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về thi đua, khen thưởng, tiêu biểu như: - Hoàng Anh Biên (2018), Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. Trong Luận văn này, tác giả đã đã đi sâu phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở tỉnh Đăk Nông và những giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước trong công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đak Nông tuy nhiên đối tượng mà tác giả đề cập đến chỉ là cán bộ, công chức mà chưa bao trùm nhiều đối tượng lao động trực tiếp. - Nguyễn Thị Ba Hồng (2016), Quản lý nhà nước về thi đua-khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, luận văn đã đưa ra được kinh nghiệm quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của nhiều tỉnh lớn tại Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai phần mềm “một cửa điện tử” để phục vụ công tác quản lý công văn đi, đến và hồ sơ khen thưởng của thành phố. Tác giả đưa ra được những kiến nghị thiết thực giúp cho việc quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng phát huy được những ưu điểm. Bên cạnh những luận văn trên còn có cả Mai Văn Huy (2018), Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa, luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia; Phạm Thị Việt Anh (2016), Quản lý nhà nước về thi đua – khen thưởng tại Bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều tập trung vào việc phân tích làm rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng; đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng 4
  12. qua các phong trào thi đua, khen thưởng hoặc qua việc quản lý công tác thi đua, khen thưởng tại một số đơn vị, cơ sở; qua đó, đề xuất các giải pháp nâng cao, tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng... Trong quá trình triển khai đề tài tôi sẽ tham khảo các công trình, các báo cáo trên đây xem nó là những tư liệu quý báu và sẽ kế thừa biện chứng đúng mức đối với chúng. từ đó lựa chọn tiếp thu nhằm thực hiện và hoàn thiện luận văn của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận văn 3.1.Mục đích Trên sơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 3.2.Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. - Nêu ra những phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5
  13. Về nội dung: quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng rất rộng nên đề tài luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành. Về không gian: trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Về thời gian: từ năm 2013 đến 2018. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận Luận văn dựa trên quan điểm lý luận Mác – Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. 5.2.Phương pháp nghiên cứu Luận văn được tiến hành trong sự vận dụng những phương pháp: - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Tìm hiểu các nghiên cứu đã có về công tác thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam nói chung tỉnh Gia Lai nói riêng, để nhận diện vấn đề nghiên cứu đồng thời tham khảo các kết quả nghiên cứu này để xây dựng cơ sở lý luận ở Chương 1, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai ở Chương 2. - Phương pháp thống kê, so sánh: Dựa trên số liệu hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong từng khoảng thời gian cụ thể qua đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp này hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận, phân tích làm rõ thực trạng để chỉ ra kết quả đạt được, nguyên nhân, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 6
  14. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩ thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề cơ bản trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; thực trạng công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Từ đó luận văn nêu ra những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc xây dựng những cơ sở, luận cứ khoa học để củng cố, hoàn thiện quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới. Nội dung của những giải pháp mà luận văn đưa ra có ý nghĩa khuyến nghị bổ ích đối với những cơ quan, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 7
  15. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG 1.1. Khái niệm về thi đua, khen thƣởng 1.1.1. Khái niệm về thi đua Thi đua là một công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước, nhưng đã có những lúc, những nơi nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này. Có lúc người ta tưởng thi đua ra đời là có thể hoàn toàn thay thế cạnh tranh. Lại có lúc có người cho rằng trong cơ chế thị trường chỉ cần cạnh tranh, không cần thi đua. Hoặc có người tưởng rằng thi đua chỉ là công việc có tính nhất thời, là công việc có tính phong trào, hình thức trong các dịp kỷ niệm, chưa coi trọng đúng mức tầm quan trọng của thi đua. Thực ra, thi đua là một trong những vấn đề lớn trong lý luận và thực tiễn, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã viết rất nhiều sách báo ca ngợi tự do cạnh tranh, tính tháo vát cá nhân và những kỳ công đẹp đẽ của chủ nghĩa tư bản với tự do cạnh tranh tạo nên. Họ trách rằng những người xã hội chủ nghĩa không muốn hiểu ý nghĩa của những kỳ công đó và không muốn coi trọng thiên tính con người trong tự do cạnh tranh. Song, lần đầu tiên trên thế giới, trong quá trình lãnh đạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, Lê – nin khẳng định rằng những người xã hội chủ nghĩa thừa nhận tính tất yếu của tự do cạnh tranh trong chế độ tư bản chủ nghĩa và còn coi cạnh tranh là một hình thức “thi đua đặc biệt” mà xã hội tư bản chủ nghĩa vốn có, nhưng chỉ ra trong mục đích, bản chất của tự do cạnh tranh có những mặt tiêu cực trái ngược với mục đích của thi đua trong chế độ xã hội mới, xã hội chủ nghĩa: “Những người xã hội chủ nghĩa chưa hề bao giờ đả kích việc thi đua cả, mà chỉ đả kích sự cạnh tranh thôi. Cạnh tranh là một hình thức thi đua đặc biệt mà xã hội tư bản chủ nghĩa vốn có, là sự giành giật miếng ăn, giành giật ảnh hưởng và địa vị trên thị trường giữa những người sản xuất riêng lẻ” [ 17, tr 185]. 8
  16. Trong thực tế, cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản có tính phủ định. Nó tất yếu dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”. Còn thi đua trong chủ nghĩa xã hội làm cho mọi người, mọi tổ chức cùng thi đua, hợp tác để phát triển. Đó là sự khác nhau về bả chất giữa thi đua và cạnh tranh. Hiến pháp Liên Xô (trước đây) coi thi đua xã hội chủ nghĩa là một trong những nhân tố làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác. Sự giúp đỡ lẫn nhau là yếu tố cần thiết trong thi đua xã hội chủ nghĩa. Đồng thời sự giúp đỡ ấy không loại bỏ tinh thần tranh tài, đua sức lành mạnh mà nếu không có nó thì không có ngay cả thi đua. Không loại bỏ xu hướng con người muốn thông qua lao động để khẳng định những phẩm chất, khả năng của mình.Thi đua là đòn bẩy mạnh mẽ của tiến bộ kinh tế xã hội, là trường học giáo dục chính trị lao động và đạo đức cho nhân dân lao động. Vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về thi đua, thi đua xã hội chủ nghĩa vào hoàn cảnh nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng quan niệm về thi đua lên tầm tư tưởng, đường lối chính trị. Coi thi đua yêu nước là biểu hiện của lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam. Thi đua yêu nước là cốt cách, phẩm chất đạo đức của người Việt Nam yêu nước. Người đã khởi xướng việc tổ chức các phong trào thi đua trên các lĩnh vực đời sống xã hội ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam giành được chính quyền sau Cách mạng tháng Tám và bắt tay vào xây dựng chế độ xã hội mới, trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài đều muốn thủ tiêu chế độ mới đó, Người đã làm cho thi đua yêu nước trở thành một phương pháp cách mạng mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho Đảng Nhà nước ta lần đầu tiên chính thức phát động phong trào Thi đua ái quốc vào ngày 11 tháng 6 năm 1948. Từ đó, Người lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta liên tục phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, làm cho các phong trào thi đua yêu nước phát triển hết sức mạnh mẽ, động viên, thu hút tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, các nhân sĩ, trí thức tham gia. 9
  17. Trong thời kỳ chống thực dân Pháp có những phong trào thi đua yêu nước có những tên gọi và khẩu hiệu nổi tiếng như: - Yêu nước thì phải thi đua. Thi đua là yêu nước. - Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. - Người người thi đua, ngành ngành thi đua. - Ta nhất định thắng, địch nhất định thua. - Hũ gạo kháng chiến, bình dân học vụ. - Phong trào thi đua giết giặc lập công. Trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có các phong trào thi đua và khẩu hiệu cách mạng nổi tiếng như: - Sóng Duyên Hải, Gió Đại Phong, Cờ Ba nhất. - Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt. - Thanh niên “3 sẵn sang”, Phụ nữ “3 đảm đang”. - Thi đua dạy tốt, học tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Hễ là người Việt Nam yêu nước thì phải thi đua, thi đua là yêu nước. Thi đua là một cách yêu nước thiết thực nhất, những người thi đua là những người yêu nước nhất. Nước nhà đang kháng chiến và kiến quốc, mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau chóng thắng lợi, kiến thiết nhanh chóng thành công” [15]. Thi đua là hoạt động tích cực sáng tạo, là sự phấn đấu vươn lên giành lấy kết quả tốt đẹp hơn. Tại Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013 có định nghĩa về khái niệm của thi đua như sau: “Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [20]. Như vậy theo nội dung khái niệm trên thì thi đua phải bao gồm 3 yếu tố là: Thứ nhất: Thi đua là hoạt động có tổ chức vì các phong trào thi đua là do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phát động để thực hiện nhiệm vụ 10
  18. của cơ quan, đơn vị, địa phương. Hoạt động có tổ chức của thi đua được thể hiện từ khi lập kế hoạch, xác định mục tiêu, hình thức, đối tượng, tổ chức phát động, ký giao ước thi đua, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến,… Thứ hai: Thi đua là hoạt động tự nguyện, có tự nguyện thì mới khơi dậy được sự sáng tạo của con người. Chỉ khi có tập thể cùng nhau hoạt động trên tinh thần tự nguyện thì thi đua mới có ý nghĩa. Thứ ba: Thi đua là hoạt động có mục tiêu và hướng đích rõ rệt, mục đích để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thi đua sẽ giúp cho hiệu quả, chất lượng và năng suất lao động, học tập và công tác không ngừng được nâng lên, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. 1.1.2. Khái niệm về khen thưởng Khen thưởng là khái niệm không xa lạ, bởi khái niệm này được tiếp cận ở nhiều văn bản về thi đua, khen thưởng qua từng thời kỳ khác nhau. Khen thưởng được hiểu chung là việc làm của một cá nhân, tổ chức một cách chính thức đối với đối tượng có thành tích nào đó. Trong lịch sử đất nước, việc khen thưởng diễn ra rất đa dạng như: Khen thưởng người có công trong chiến trạn, người có công trong việc đi sư, người phò tá có công lao tài đức, người tiến cử người hiền tài, người có lời tâu đúng, người cấp dưới giữ đúng phép công, không vị nể người quyền quý cấp trên, người có công làm thủy lợi, người có tài văn chương, người cao tuổi [14]. Đối tượng khen thưởng rất rộng rãi, từ người già đến trẻ em (từ 11 tuổi), từ nam giới đến phụ nữ, từ người Kinh đến người dân tộc thiểu số đều được khen thưởng. Hình thức khen thưởng cũng rất đa dạng. Nếu còn sống người được khen thưởng có thể nhận được một trong các hình thức: Được ban họ vua (Quốc thính), được ghi công vào sử sách, được vẽ hình, được dựng bia ghi công, được phong chức, được thưởng vàng, bạc, được cấp ruộng đất. Nếu người có công đã mất thì vua đích thân làm văn tế, giảm ăn, nghỉ coi trầu một số ngày, truy phong, 11
  19. truy tặng hoặc gửi vàng bạc, lụa để viếng, phong quan chức cho con, cấp ruộng cho con cháu thờ cúng [14]. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc khen thưởng, Người nêu rõ: “Thưởng phạt phải nghiêm minh, có công thì thưởng, có lỗi thì phạt; có công mới có huân, phải có công huân mới được thưởng huân chương, thưởng cái nào đích đáng cái ấy, khen thưởng phải có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương” [13]. Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 26/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Quốc lệnh 10 điều thưởng phạt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ rõ 10 loại công việc và thành tích cần được khen thưởng ngay, gồm: “1. Nhà nào có 3 con tòng quân sẽ được thưởng. 2. Ai lập được quân công sẽ được thưởng. 3. Ai vì nước hi sinh sẽ được thưởng. 4. Ai ra trận can đảm phi thường sẽ được thưởng. 5. Ai làm việc một cách trong sạch, ngay thẳng sẽ được thưởng. 6. Ai làm việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc, được dân chúng mến phục sẽ được thưởng. 7. Ai bỏ tiền ra xây đắp cầu cống, đê, đường sẽ được thưởng. 8. Ai bắt được những kẻ phản quốc sẽ được thưởng. 9. Ai liều mình về công việc sẽ được thưởng. 10. Ai cứu được người bị nạn sẽ được thưởng” [13]. 10 điều khen thưởng trong Quốc lệnh này chính là nền tảng tư tưởng, nguyên tắc pháp lý chỉ đạo việc khen thưởng trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước và trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới ở nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường nhắc cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng: “Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới 12
  20. yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công” [13]. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chính Minh lần lượt ký các Sắc lệnh thành lập Viện Huân chương năm 1947, Sắc lệnh đặt ra các Huân chương Quân công, Huân chương Chiến sĩ, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập. Huân chương Kháng chiến (năm 1948), Huân chương Lao động (năm 1950). Chính phủ cũng đã quy định các danh hiệu Anh hùng Quân đội, Anh hùng Nông nghiệp, Anh hùng Công nghiệp (năm 1952) để khen thưởng kịp thời những cá nhân và đơn vị có thành tích trong cuộc kháng chiến kiến quốc. Từ thực tiễn lịch sử trên đây, khen thưởng được hiểu là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhận xét, đánh giá về một tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, có công đối với đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tại Khoản 2 Điều 3, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013 có định nghĩa về khái niệm khen thưởng như sau: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [19]. Như vậy, trong quản lý nhà nước, khen thưởng được hiểu là sự ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và có những phần thưởng về vật chất nhằm động viên khích lệ đối với cá nhân hoặc tổ chức đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức đó. *Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng Thi đua là cơ sở của việc khen thưởng. Chính nền tảng của phong trào thi đua yêu nước sôi nổi mới có thể lựa chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu nhất, xứng đáng nhất, đầy đủ và kịp thời nhất cho việc khen thưởng. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời lại có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1