intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu chung của đề tài là xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập; Xác định căn cứ thực tiễn về quản lý tài chính của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Nghiên cứu phương hướng và giải pháp để quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .........../.......... ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẶNG HÀ THU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI, BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .........../.......... ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẶNG HÀ THU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI, BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRANG THỊ TUYẾT HÀ NỘI - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, dữ liệu nêu trong luận văn là trung thực với nguồn trích dẫn trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Những kết luận của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào./. Tác giả luận văn Đặng Hà Thu i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ quý báu, nhiệt tình của Ban giám đốc, khoa Đào tạo sau Đại học Học viện Hành chính quốc gia, thƣ viện Học viện Hành chính quốc gia, các Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sỹ và các thầy cô giáo là giảng viên của Học viện Hành chính quốc gia trong việc tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với PGS.TS.Trang Thị Tuyết, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cô đã giúp tác giả có khả năng tổng hợp những tri thức khoa học, những kiến thức thực tiễn quản lý và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. Cô đã góp ý, chỉ bảo trong việc định hƣớng và hoàn thiện luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Viện Khoa học Lao động và Xã hội, thƣ viện Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, thƣ viện Viện Khoa học Lao động và Xã hội và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu và kiến thức của bản thân còn chƣa thật đầy đủ về một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nên mặc dù luận văn đã đƣợc hoàn thành theo đề cƣơng, song vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô và các bạn bè, đồng nghiệp để tác giả đƣợc bổ sung thêm kiến thức cho bản thân và tiếp tục hoàn thiện luận văn hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2018 Đặng Hà Thu ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP................................... 9 1.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP ................................................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm tổ chức khoa học và công nghệ công lập .............................. 9 1.1.2. Đặc điểm tổ chức khoa học và công nghệ công lập ................................ 9 1.1.3. Phân loại tổ chức khoa học và công nghệ công lập .............................. 10 1.2. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP ............................................................................ 11 1.2.1. Khái niệm hoạt động tài chính tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập ........................................................................................................... 11 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động tài chính ......................................................... 12 1.2.3. Vai trò của hoạt động tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập .................................................................................................. 13 1.2.4. Nội dung hoạt động tài chính ................................................................ 16 1.2.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động tài chính của tổ chức khoa học và công nghệ công lập .................................................................................................. 21 1.3. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP ......................................................................................... 24 iii
  6. 1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của quản lý tài chính tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập ..................................................................................... 24 1.3.2. Nội dung quản lý tài chính của tổ chức khoa học và công nghệ công lập ......................................................................................................................... 26 1.3.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.......................................................................................... 34 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP ............................................... 38 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập .................................................................................................. 38 1.4.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã Hội........................................................................ 41 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 43 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI................................................................... 44 2.1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI ......... 44 2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội........ 44 2.1.2. Sơ đồ tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội ........................ 45 2.1.3. Quá trình phát triển của Viện Khoa học Lao động và Xã hội .............. 46 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI .............................................................................. 47 2.2.1. Thực trạng thu ....................................................................................... 48 2.2.2. Thực trạng chi ....................................................................................... 49 2.2.3. Thực trạng phân phối chênh lệch thu-chi.............................................. 58 2.2.4. Thực trạng tài sản công ......................................................................... 59 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI........................................................................................ 60 iv
  7. 2.3.1. Thực trạng quản lý thu .......................................................................... 60 2.3.2. Thực trạng quản lý chi .......................................................................... 65 2.3.3. Thực trạng quản lý phân phối chênh lệch thu-chi................................. 78 2.3.4. Thực trạng quản lý tài sản công ............................................................ 81 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI ..................................................................... 84 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 85 2.4.2. Hạn chế.................................................................................................. 88 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 91 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 96 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI..... 97 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI ........................................................ 97 3.1.1. Mục tiêu phát triển của Viện khoa học Lao động và Xã hội ................ 97 3.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý tài chính của Viện Khoa học Lao động và Xã hội ......................................................................................................... 98 3.1.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội ................................................................................................ 99 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI ................................................................... 101 3.2.1. Giải pháp chung .................................................................................. 101 3.2.2. Giải pháp nghiệp vụ ............................................................................ 105 3.2.3. Giải pháp hỗ trợ................................................................................... 112 3.3. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 115 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ..................................................................... 116 3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ................. 117 v
  8. Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 119 KẾT LUẬN .................................................................................................. 120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ I PHỤ LỤC ........................................................................................................ V vi
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Viết tắt ADB Ngân hàng phát triển châu Á ASEAN Hiệp hội Đông Nam Á ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội CBCNV Cán bộ công nhân vien CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa DANIDA Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch FES Viện Friedrich-Ebert-Stiftung ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội GIZ Tổ chức hợp tác quốc tế Đức HSF Quỹ Hanns Seidel Foundation ILO Tổ chức Lao động Quốc tế ILSSA Viện Khoa học Lao động và Xã hội KH&CN Khoa học và công nghệ KT-XH Kinh tế – xã hội NĐ-CP Nghị định – Chính phủ NQ-CP Nghị quyết – Chính phủ NQ-TW Nghị quyết – Trung ƣơng NXB Nhà xuất bản NSNN Ngân sách nhà nƣớc PGS.TS Phó giáo sƣ. Tiến sĩ QĐ-BCVT Quyết định – Bƣu chính viễn thông SIDA Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển TT-BTC Thông tƣ – Bộ Tài chính vii
  10. TTLT-BKHCN-BTC-BNV Thông tƣ liên tịch – Bộ khoa học công nghệ – Bộ Tài chính – Bộ nội vụ WB Ngân hàng Thế giới UN Liên Hợp Quốc UNDP Chƣơng trình Phát triển của Liên hợp quốc UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc viii
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn kinh phí NSNN cấp, 2011-2015 ......................................... 48 Bảng 2.2: Nguồn thu sự nghiệp, 2011-2015 ................................................... 49 Bảng 2.3: Dự toán nguồn kinh phí NSNN cấp, 2011-2015 ............................ 62 Bảng 2.4: Dự toán nguồn thu sự nghiệp, 2011-2015 ...................................... 62 Bảng 2.5: Mức đảm bảo chi hoạt động thƣờng xuyên, 2011-2015 ................ 64 Bảng 2.6: Dự toán chi từ nguồn thu NSNN, 2011-2015 ................................ 65 Bảng 2.7: Dự toán chi từ nguồn thu sự nghiệp, 2011-2015 ............................ 66 Bảng 2.8: Chi từ nguồn thu NSNN, 2011-2015 .............................................. 68 Bảng 2.9: Quy mô nhân lực của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2011- 2015 ................................................................................................................. 69 Bảng 2.10: Chi tiết chi NSNN cho nhiệm vụ KH&CN, 2011-2015............... 72 Bảng 2.11: Chi từ nguồn thu sự nghiệp, 2011-2015 ....................................... 73 Bảng 2.12: Mức độ tiết kiệm chi NSNN hoạt động thƣờng xuyên, ............... 77 Bảng 2.13: Mức độ tiết kiệm chi từ nguồn thu sự nghiệp, 2011-2015 ........... 77 Bảng 2.14: Chênh lệch thu-chi, 2011-2015 .................................................... 79 Bảng 2.15: Quỹ cơ quan, 2011-2015 .............................................................. 80 Bảng 2.16: Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản và tài sản công, 2011-2015 ............. 84 Bảng 2.17: Tổng hợp chi lƣơng tăng thêm, 2011-2015 .................................. 87 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Viện Khoa học Lao động-Xã hội .............. 46 Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp phát các khoản chi của Viện Khoa học Lao động và Xã hội .............................................................................................................. 67 ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, mọi mặt về đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội đã đƣợc cải thiện vƣợt bậc, tạo cho Việt Nam một bộ mặt với những thay đổi to lớn về diện mạo kinh tế mới trong mắt bạn bè quốc tế. Cùng với sự thay đổi về cơ chế chính sách nhƣ vậy, nền kinh tế nƣớc nhà đã liên tục tăng trƣởng qua các năm một cách ổn định và bền vững, tạo nguồn lực tài chính để thúc đẩy sự phát triển lâu dài. Trong bối cảnh vị thế của Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế, KH&CN đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Việc phát triển KH&CN là động lực nhằm thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH đất nƣớc, là yếu tố cơ bản giúp xã hội phát triển, tăng trƣởng kinh tế nhanh, bền vững. Trong chiến lƣợc phát triển KT- XH đã đƣợc Đại hội lần thứ XI của Đảng thông qua, vai trò của việc phát triển KH&CN đƣợc khẳng định “Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”. Do vậy, môi trƣờng pháp lý cho hoạt động khoa học và công nghệ nƣớc ta đã có bƣớc phát triển nhanh chóng với hàng loạt các đạo luật về hoạt động khoa học và công nghệ đã đƣuọc Quốc hội thông qua từ năm 2000 cho đến nay nhƣ: Luật Khoa học và Công nghệ (2000), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật Chuyển giao Công nghệ (2006), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Chất lƣợng Sản phẩm Hàng hóa (2007), Luật Năng lƣợng nguyên tử (2008). Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, hoạt động KH&CN vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và vị trí quốc sách hàng đầu, chƣa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và khắc phục đƣợc tình trạng tụt hậu so với khu vực và thế giới. Theo các nhà khoa học thì chính sách 1
  13. quản lý khoa học công nghệ, trong đó công tác quản lý tài chính mang nặng tính bao cấp chƣa theo kịp nền kinh tế thị trƣờng ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) là đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội. Viện đƣợc Bộ giao biên chế cán bộ và bảo đảm kinh phí cho hoạt động thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên. Thực hiện theo quy định của Chính phủ, Viện đã từng bƣớc đổi mới cơ chế quản lý tài chính thông qua việc xây dựng, thực hiện quy định, quy chế chi tiêu nội bộ. Từ đó, Viện chủ động mở rộng phƣơng thức hoạt động nghiên cứu nhằm khai thác tối đa nguồn thu thông qua các hợp đồng nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng và nhiệm vụ, kiểm soát hiệu quả các khoản chi và quản lý tài sản công. Tuy nhiên, trƣớc những yêu cầu mới về việc nâng cao mức độ tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP, Viện đang đứng trƣớc những thách thức không nhỏ về việc huy động nguồn thu và quản lý chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, song vẫn phải đảm bảo chất lƣợng nghiên cứu khoa học theo yêu cầu. Với lý do nêu trên, tác giả chọn nội dung “Quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội” làm đề tài luận văn thạc sỹ có ý nghĩa bức thiết cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra ở nƣớc ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chủ đề về quản lý tài chính là vấn đề đƣợc quan tâm rất nhiều trong các công trình nghiên cứu những năm qua khi đất nƣớc bƣớc vào giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế. Do đó, việc quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập cũng nhƣ các tổ chức KH&CN nói riêng đóng vai trò rất quan trọng nhằm góp phần phát triển kinh 2
  14. tế - xã hội của đất nƣớc. Đề cập tới vấn đề này, tác giả muốn kể tên một số công trình, sách, bài viết tiêu biểu có thể tham khảo, cụ thể nhƣ sau: 1. Đề tài cấp Bộ “Xây dựng cơ chế tự chủ về tài chính để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của Viện Khoa học Lao động và Xã hội”, Viện Khoa học Lao động và xã hội (2004) nhằm mục đích đƣa ra đƣợc cơ chế tự chủ về tài chính có tính khả thi của Viện Khoa học Lao động và Xã hội trên cơ sở thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng nguồn tài chính và nội dung chi của Viện Khoa học Lao động và Xã hội giai đoạn 2001-2003. Tuy nhiên, so với yêu cầu của cơ chế tự chủ tài chính, Viện vẫn chƣa xây dựng đƣợc quy chế chi tiêu nội bộ bao quát tất cả các hoạt động của Viện. 2. Luận án “Quản lý tài chính ở ban tuyên giáo Chính phủ”, Nguyễn Hữu Nhƣờng (2015) đã hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các cơ quan nhà nƣớc có tính đặc thù; phân tích thực trạng quản lý tài chính, đánh giá ƣu nhƣợc điểm, chỉ ra nguyên nhân và vấn đề cần tập trung giải quyết để nâng cao chất lƣợng quản lý tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ; đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. 3. Luận văn “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam”, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (2009) trên cơ sở thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập. Luận văn đã hệ thống hóa một số những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính đối với các các tổ chức KH&CN công lập; phân tích thực trạng tình hình tài chính của Viện 3
  15. giai đoạn 2006-2008; từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Viện. 4. Luận văn “Quản lý nhà nước về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua thực tế trên địa bản tỉnh Phú Thọ”, Đào Quý Cƣờng, (2010) đã làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến quản lý nhà nƣớc về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập dựa trên các số liệu thực tế và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng. 5. Luận văn “Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu tại Cục bảo vệ thực vật”, Vũ Minh Dung (2011) dựa trên quá trình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ ở Cục bảo vệ thực vật. Luận văn đã đƣa ra một cái nhìn tổng thể về quá trình thực hiện chế độ tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và Cục bảo vệ thực vật nói riêng, từ đó đề xuất một số giải pháp hợp lý để tăng cƣờng hiệu quả cơ chế tự chủ về quản lý tài chính. 6. Luận văn “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường cao đẳng Tài chính-Quản trị kinh doanh”, Quản Thị Thu Huyền (2012) trên cơ sở thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nghiên cứu đã hệ thống hóa một số những vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục-đào tạo công lập; phân tích thực trạng tình hình tài chính của Trƣờng cao đẳng Tài chính-Quản trị kinh doanh giai đoạn 2009- 2011; từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính. 4
  16. 7. Luận văn “Quản lý tài chính tại trường Trung cấp Y tế Bạch Mai, bệnh viện Bạch Mai”, Nguyễn Hoàng Trung (2014) đã hệ thống hóa những vấn đề, quy định chung của công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập; phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng quản lý tài chính của trƣờng Trung cấp Y tế Bạch Mai; từ đó đƣa ra một số giải giáp đề xuất hoàn thiện công tác quản lý tài chính. 8. Luận văn “Quản lý nhà nước về chi cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Phạm Thị Minh Tâm (2016) trên cơ sở hệ thống hóa lý luận quản lý nhà nƣớc về chi NSNN cho KH&CN, đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về chi cho KH&CN từ NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về KH&CN trên địa bàn tỉnh. 9. Giáo trình “Quản lý tài chính công”, PGS.TS. Trần Đình Ty (2003) đã đƣa ra các khái niệm căn bản liên quan đến quản lý tài chính công. Thông quá các chƣơng nội dung, giáo trình đã đi sâu phân tích, làm rõ những vấn đề đặt ra với những ngƣời làm công tác chuyên môn, tham mƣu, quản lý về tài chính công tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp nhằm đáp ứng đƣợc mục tiêu cùa giai đoạn về cải cách quản lý tài chính công. 10. Giáo trình “Tài chính công và công sản”, PGS.TS. Trần Văn Giao (2011) đã hệ thống hóa các nội dung liên quan đến tài chính công và quản lý tài chính công, quản lý ngân sách nhà nƣớc, quản lý tín dụng nhà nƣớc, quản lý các quỹ tài chính công ngoài ngân sách nhà nƣớc và quản lý công sản. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều tập trung vào phân tích khái quát một số vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. Tuy nhiên, vấn đề quản lý tài chính tại đơn vị nghiên cứu khoa học lại ít đƣợc đề cập. Có thể khẳng định, cho đến thời điểm này chƣa có công trình nghiên cứu 5
  17. nào đề cập đầy đủ các khía cạnh vấn đề quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội sau khi Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập ra đời. Do vậy, vấn đề nghiên cứu của luận văn có tính riêng biệt, không trùng lặp với những công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích - Mục đích nghiên cứu chung của đề tài là xây dựng căn cứ khoa học cho việc đề xuất giải pháp quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội giai đoạn 2016-2020. - Từ đó, luận văn có các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: + Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập; + Xác định căn cứ thực tiễn về quản lý tài chính của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội; + Nghiên cứu phƣơng hƣớng và giải pháp để quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc những mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: + Hệ thống hóa, bổ sung để hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; + Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội; rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. 6
  18. + Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý luận vè thực tiễn có liên quan đến quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: a) Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung toàn diện về quản lý tài chính của đơn vị khoa học và công nghệ công lập. b) Về không gian: Tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thƣơng bình và Xã hội. c) Về thời gian: Thời kỳ nghiên cứu từ 2011-2015; Thời gian xác định cho các giải pháp đề xuất đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về quản lý tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp trong các bài trình bày về lý luận cũng nhƣ thực tiễn để làm rõ các đánh giá nhận định. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các tổ chức KH&CN công lập. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: 7
  19. Luận văn đã trình bày làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính trong tổ chức KH&CN công lập. Cụ thể là sự cần thiết của quản lý tài chính đối với các tổ chức KH&CN công lập; nội dung của quản lý tài chính; và các nhân tố (gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan) ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại các tổ chức KH&CN công lập. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Luận văn khi đã hoàn thành có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý của Viện nói riêng và tổ chức KH&CN công lập nói chung. - Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giáo viên và học viên trong các trƣờng đại học thuộc khối kinh tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc kết cấu thành ba chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập Chƣơng 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 8
  20. Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP 1.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP 1.1.1. Khái niệm tổ chức khoa học và công nghệ công lập Căn cứ theo điều 1 Nghị định của Chính phủ số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, các tổ chức KH&CN công lập đƣợc xác định “là các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định thành lập” [41, tr.10]. 1.1.2. Đặc điểm tổ chức khoa học và công nghệ công lập - Tổ chức KH&CN công lập do cơ quan có thẩm quyền và do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập và đầu tƣ. Đƣợc NSNN đầu tƣ cơ sở vật chất, bảo đảm một phần hay toàn bộ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo nhiệm vụ đƣợc giao; đƣợc sắp xếp lại, củng cố và ổn định tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động. - Tổ chức KH&CN công lập có tƣ cách pháp nhân theo quy định của pháp luật, có con dấu và tài khoản riêng ở hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc và ngân hàng, đƣợc bảo đảm trƣớc pháp luật về hoạt động của tổ chức. - Tổ chức KH&CN công lập hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Nhà nƣớc tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu chiến lƣợc phục vụ quản lý Nhà nƣớc nhằm thể hiện 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2