intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

16
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông, đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN HOÀI XUÂN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN HOÀI XUÂN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ HÙNG SƠN HÀ NỘI – NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giã Trần Hoài Xuân
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGT.TS. Lê Hùng Sơn, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Đắk Nông, ngày tháng năm 2023 Tác giã Trần Hoài Xuân
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ................... 8 1.1. Tài sản công tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh ..... 8 1.2. Quản lý tài sản công tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh ............................................................................................................... 13 1.3. Kinh nghiệm quản lý tài sản công tại một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh và bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông ....................................................................... 34 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 39 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐẮK NÔNG......................................................... 40 2.1. Khái quát về Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông ............................ 40 2.1.1. Chức năng của Sở Giao thông vận tải ........................................... 40 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Giao thông vận tải ...................... 40 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy .................................................................. 41 2.2. Thực trạng quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông ............................................................................................................ 45 2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông ................................................................................. 63 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 71 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐẮK NÔNG ................... 72 3.1. Định hướng quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông ............................................................................................................ 72
  6. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông ....................................................................... 73 3.3. Kiến nghị .............................................................................................. 85 Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 87 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 90
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CPU - Central Processing Unit Bộ xử lý trung tâm NSNN Ngân sách nhà nước TSCĐ Tài sản cố định UBND Ủy ban Nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lập dự toán mua sắm tài sản công của Sở giai đoạn 2018- 2022 ................................................................................................................. 46 Bảng 2.2: Tình hình đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông hiện trạng năm 2021 ............................................................... 47 Bảng 2.3: Tình hình trang thiết bị tài sản theo định mức và thiết bị làm việc tại Sở hiện trạng được trang bị năm 2021 ....................................................... 49 Bảng 2.4: Tình hình thực hiện mua sắm tài sản công của Sở giai đoạn 2018- 2022 ................................................................................................................. 52 Bảng 2.5: Tình hình quyết toán mua sắm tài sản công của Sở giai đoạn 2018- 2022 ................................................................................................................. 55 Bảng 2.6: Tình hình sử dụng tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông tính đến năm 2021 ................................................................................. 56 Bảng 2.7: Tình hình thanh lý tài sản công tại Sở giai đoạn 2018-2022.......... 61 Bảng 2.8: Tình hình điều chuyển tài sản công tại Sở giai đoạn 2018-2022 ... 61 Bảng 2.9: Tình hình kiểm tra tài sản công của Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018-2022 .............................................................................. 62
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông ............. 41
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn “ Tài sản công là một bộ phận quan trọng của tài sản quốc gia, là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tài sản công gồm tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác. Do đó, tài sản công có vai trò vô cùng quan trọng, là nguồn lực lớn đảm bảo cho cuộc sống của con người, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. ” Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới “ nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững, quyết tâm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, vấn đề sử dụng tài sản công sai mục đích hay lạm dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước vẫn diện ra khá nhiều, gây bức xúc trong dư luận. Do đó, việc quản lý để đảm bảo tài sản công được khai thác, sử dụng công khai, tiết kiệm, hiệu quả là vấn đề được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chú trọng quan tâm. Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban Nhân dân (UBND) ” tỉnh Đắk Nông quản lý nhà nước về đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và cách điều hành, quản lý năng động, khoa học của lãnh đạo các cấp, các ngành, trong thời gian
  11. 2 qua, Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó. Công tác quản lý và sử dụng tài sản công được lãnh đạo Sở luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao. Nhờ đó, công tác quản lý tài sản công của Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông đã đạt được nhiều kết quả đáng “ mừng, đảm bảo tuân thủ theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Đất đai,… Tuy nhiên, công tác quản lý tài sản công của Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông vẫn tồn tại một số hạn chế như chưa thực hiện việc theo dõi, quản lý, hạch toán kê khai biến động về tài sản; một số tài sản hạch toán, tính hao mòn chưa thực hiện đúng theo quy định hiện hành; công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế tài sản chưa được tiến hành một cách thường xuyên; công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng tài sản công chưa thực sự được chú trọng dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao, việc quản lý mua sắm tài sản chưa phù hợp với tình hình thực tế nên xảy ra tình trạng khi thừa, khi thiếu,… Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện và đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác quản lý tài sản công tại cơ ” quan này. Với những lý do trên, đề tài “Quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn - Nguyễn Văn Xa (2000), “Chiến lược đổi mới cơ chế quản lý tài sản công giai đoạn 2001-2010”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ [19]. Đề tài “ đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng toàn bộ tài sản công trong nền kinh tế Việt Nam (trong đó có tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp). Trong giai đoạn 1995-2000, từ đó đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài sản công trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp đến năm 2010. Đây là công trình khoa học đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, những quan điểm mới về quản lý, sử dụng tài sản công trong điều kiện
  12. 3 vận hành nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. ” - Phạm Đắc Phong (2002), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ [10]. Đề tài đã tập trung nghiên “ cứu cơ chế quản lý tài sản công trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao. Đề tài đã nghiên cứu việc quản lý tài sản công của các cơ quan hành chính sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp (chủ yếu là đơn vị sự nghiệp) của một số bộ ngành cụ thể. Từ đó đề xuất hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp của các lĩnh vực trên. ” - Nguyễn Mạnh Hùng (2009), “Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân [7]. Luận án đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cơ quan hành “ chính, đơn vị sự nghiệp công lập về tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp. Tác giả đã đi sâu phân tích cơ chế quản lý tài sản công, hiệu quả và hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam. Đồng thời cũng khảo cứu kinh nghiệm quản lý tài sản công ở một số quốc gia trên thế giới. ” - Phan Hữu Nghị (2009), “Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân [8]. Luận án hệ thống lại cơ sở lý thuyết về quản lý tài sản công và quản lý trụ sở “ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản nhà nước, trụ sở cơ quan hành chính chính kể từ khi Cục quản lý công sản thống nhất quản lý tài sản công để chỉ rõ những kết quả tích cực và tồn tại trong quản lý; đề xuất những giải pháp mới nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đảm bảo kỷ luật tài khoá tổng thể và hiệu quả phân bổ nguồn lực cho mỗi cấp hành chính; đảm bảo hiệu quả sử dụng của tài sản công trong
  13. 4 điều kiện NSNN có hạn đối với mỗi cấp hành chính nên đề tài đưa ra mô hình tổng công ty đầu tư và kinh doanh bất động sản nhà nước, bên cạnh đó là phương pháp định giá lại định kỳ bất động sản công. ” - Phạm Đình Cường (2013), “Đổi mới cơ chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ [3]. Đề tài phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập “ trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong các đơn vị trong thời gian tới. ” - Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn Xa (2017), “Quản lý tài sản công”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân [1]. Giáo trình trình bày tổng quan về “ tài sản công và quản lý tài sản công; quản lý tài sản công thuộc khu vực hành chính sự nghiệp; quản lý tài sản công thuộc kết cấu; quản lý tài sản công tại doanh nghiệp; quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu thuộc về nhà nước; quản lý tài sản dự trữ nhà nước và định giá tài sản. ” Như vậy, có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện về quản lý tài sản công tại các đơn vị, cơ quan khác nhau. Các nghiên cứu này đều cung cấp cho tác giả những kiến thức quý báu, bổ ích để tác giả hoàn thiện nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về Quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông. Do đó, nghiên cứu của tác giả là nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các nghiên cứu đã công bố trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý tài sản công tại Sở Giao “ thông vận tải tỉnh Đắk Nông, đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông. - Nhiệm vụ
  14. 5 + Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý tài sản công; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài sản công tại một số cơ quan khác để rút ra bài học cho Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông. ” + Phân tích thực trạng quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông đoạn 2018 – 2022, đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông. + Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông. + Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu nội dung quản lý tài sản công tại trụ sở Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông. + Phạm vi thời gian: Đề tài phân tích thực trạng và đánh giá công tác quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông từ năm 2018 đến 2022 và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông cho giai đoạn từ nay đến 2030. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin: phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu
  15. 6 + Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích: Phương pháp “ này được sue dụng để tổng quan các tài liệu. Đây là phương pháp quan trọng để tìm hiểu những tài liệu lý thuyết về quản lý tài sản công, các công trình khoa học đã nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích những tài liệu sẽ giúp học viên tìm ra những nội dung, phương pháp mà các nghiên cứu trước đó đã giải quyết, từ đó tìm ra khoảng trống cho luận văn của mình. + Luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê - so sánh. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng công tác quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông thông qua các chỉ số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, chỉ số,… và được thể hiện qua các bảng phân tích và sơ đồ minh họa. Phương pháp này còn được sử dụng để so sánh công tác quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông với các sở giao thông vận tải ” khác. - Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng để thu thập, đánh giá các dữ liệu thứ cấp thu thập được, góp phần làm rõ hơn thực trạng quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý tài sản công trong điều kiện hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn Các giải pháp và kiến nghị của đề tài luận văn trực tiếp góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. Hơn nữa, khi hoàn thành, luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo bổ ích cho các học viên khi nghiên cứu về quản lý tài sản công.
  16. 7 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý tài sản công tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh. Chương 2: Thực trạng quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông.
  17. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH 1.1. Tài sản công tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh 1.1.1. Khái niệm tài sản công Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ “ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dữ trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác. ” Theo Giáo trình Quản lý tài sản công: “Tài sản nhà nước là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật; đất đai, rừng tự nhiên, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời” [6]. Theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, tài sản công là “tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác” [2].
  18. 9 Tài sản công hay tài sản nhà nước được hình thành từ ngân sách nhà “ nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: Trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định. ” Như vậy, có thể hiểu tài sản công là những tài sản thuộc sở hữu của “ Nhà nước. Nói rộng ra, tài sản công thuộc sở hữu của toàn dân. Tài sản công là tài sản vật chất, của cải của đất nước, của nhân dân, phản ánh sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Tài sản công cũng là tiền đề, là yếu tố vật chất, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. ” 1.1.2. Đặc điểm tài sản công Theo Phan Hữu Nghị (2009), tài sản công có các đặc điểm sau: “ - Tài sản công phong phú về chủng loại. Mỗi loại tài sản có tính năng, công dụng khác nhau và được sử dụng vào các mục đích khác nhau, được đánh giá hiệu quả theo các tiêu thức khác nhau. Tài sản công nhiều về số lượng, lớn về giá trị và mỗi loại tài sản lại có giá trị sử dụng khác nhau, thời hạn sử dụng khác nhau,... [8]. Do đó, việc quản lý mỗi loại tài sản công cũng sẽ khác nhau. - Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công lại không phải là những người có quyền sở hữu tài sản [8]. Do đó, nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn tới tình trạng sử dụng tài sản lãng phí, thất thoát. - Tài sản công được phân bổ khắp các địa phương của Việt Nam, được giao cho các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng [8]. Có loại tài sản đa số các tổ chức, cá nhân có yêu cầu sử dụng và được Nhà nước
  19. 10 trực tiếp quản lý, sử dụng như trụ sở, xe ô tô phục vụ công tác,... Có loại tài sản chỉ có một ngành hoặc một số tổ chức, cá nhân có yêu cầu sử dụng phù hợp tính chất hoạt động đặc thù của tổ chức và được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng. Do đó, cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy quản lý tài sản nhà nước phải được bố trí cho phù hợp. ” “ - Tài sản công gồm hai loại đó là tài sản kinh doanh (tài sản nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức kinh tế khác của Nhà nước), tài sản không kinh doanh (tài sản công giao cho cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công (không kinh doanh), đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác [8]. Do đó, cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức quản lý nhà nước cũng phải bố trí phù hợp với từng loại tài sản nhưng vẫn phải đảm bảo thống nhất trong toàn bộ cơ chế quản lý tài sản công. ” 1.1.3. Phân loại tài sản công Theo các tiêu chí khác nhau, tài sản công cũng được phân loại theo nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau: - Theo thời hạn sử dụng, tài sản công được phân thành các loại tài sản “ có thể sử dụng vĩnh viễn không mất đi như tài nguyên đất, tài nguyên nước, không khí... và các tài sản có thời hạn sử dụng nhất định như tài nguyên khoáng sản và các tài sản nhân tạo khác [7]. Tuy nhiên, việc phân loại ra tài sản sử dụng vĩnh viễn và tài sản sử dụng có hạn chỉ là tương đối, vì ngay tài nguyên đất, nước, không khí, nếu không có biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ hữu hiệu, thì sẽ bị xói mòn, cằn cỗi, cạn kiệt hoặc ô nhiễm...” - Theo nguồn gốc hình thành, tài sản công được phân thành tài nguyên thiên nhiên và tài sản nhân tạo [7] “ Tài nguyên thiên nhiên là các loại tài sản do thiên nhiên ban tặng cho quốc gia và thuộc chủ quyền của quốc gia như: Đất, rừng tự nhiên, vùng trời,
  20. 11 vùng biển, mặt nước, khoáng sản trong lòng đất, những danh lam thắng cảnh, không khí, môi trường... Tài sản nhân tạo là tất cả các tài sản do con người tạo lập ra và được duy trì qua các thế hệ như: Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình văn hoá, các cổ vật, nhà ở, nhà làm việc, nhà dùng vào sản xuất kinh doanh, phương tiện và thiết bị làm việc, thiết bị máy móc sản xuất, tài sản tài chính... Tài sản nhân tạo chủ yếu được hình thành từ nguồn tiền của NSNN và một phần là những tài sản mà Nhà nước thu nạp được như các tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản hiến tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. ” - Theo đối tượng quản lý, sử dụng tài sản Theo cách phân loại này, tài sản công gồm [7]: + Tài sản công khu vực hành chính, sự nghiệp là những tài sản của nhà nước giao cho cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công (đơn vị “ sự nghiệp của Nhà nước), đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp) quản lý và sử dụng gồm: đất đai; Nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai: trụ sở làm việc, nhà công vụ, nhà công thự, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Các phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc, phương tiện thông tin, cứu hoả và các tài sản khác; Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia (gồm hệ thống công trình giao thông vận tải: đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, bến cảng, bến phà, bến xe, sân bay, nhà ga...; hệ thống công trình thuỷ lợi: đê điều, hệ thống kênh mương, trạm bơm, hồ chứa nước, đập thuỷ lợi...; hệ thống công trình điện, chiếu sáng, cấp, thoát nước, công viên...; hệ thống công trình văn hoá, di tích lịch sử đã được xếp hạng; các công trình kết cấu hạ tầng khác). ”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2