Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum
lượt xem 6
download
Mục đích của luận văn nhằm xây dựng cơ sở khoa học kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu làm thủ tục tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ từ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào ngân sách nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………../….………. ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ THỊ KIM OANH QUẢN LÝ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI – KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐăkLak - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………../….………. ……/…… HỒ THỊ KIM OANH QUẢN LÝ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI – KON TUM Chuyên ngành: quản lý công Mã số: 8 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TOÀN THẮNG ĐăkLak - Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là xác thực và chưa từng được công bố trong kỳ bất công trình nào khác trước đó. Tác giả
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................... 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................ 4 5. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................. 7 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU............................................... 8 1.1. Khái quát chung về trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu: .................... 8 1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu .......... 21 1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu ............................................................................................................. 24 1.4.Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. .................................................................................... 28 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu của một số nƣớc trên thế giới. ............................................................ 32 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 39 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI-KONTUM. .............. 40 2.1. Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum với nhiệm vụ quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. .................................................................................... 40 2.2. Thực trạng quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. .............................................................................. 43 2.3. Đánh giá công tác quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. ....................................................................... 69 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 81 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI-KON TUM . 82 3.1. Định hƣớng, mục tiêu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. ............................................................................ 82 3.2. Giải pháp nâng cao quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu .................................................................................................... 87 3.3. Một số kiến nghị................................................................................. 100 Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 103 KẾT LUẬN ................................................................................................... 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105
- DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Tên Nội dung Trang 01 2.1 Số lƣợng công chức quản lý trị giá tính 62 thuế 02 2.2 Số lƣợng hồ sơ hải quan làm thủ tục tại 64 Cục Hải quan Gia lai-kon Tum giai đoạn 2014-2018 03 2.3 Số thu nộp ngân sách của Cục Hải quan 66 Gia lai-Kon Tum gia đoạn 2014-2018 04 2.4 Kiểm tra hải quan tại Cục Hải quan Gia 67 Lai-Kon Tum giai đoạn 2014-2018 05 2.5 Thống kê phƣơng pháp xác định trị giá 69 tính thuế hàng nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum giai đoạn 2014- 2018 06 2.6 Thống kê tỷ lệ nghi ngờ trị giá khai 70 baostreen tổng số tờ khai kiểm tra tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum giai đoạn 2014-2018 07 2.7 Thống kê tổ chức tham vấn, kết quả 71 tham vấn tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum giai đoạn 2014-2018 08 2.8 Tình hình kiểm tra sau thông quan dƣợc 73 thực hiện giai đoạn 2014-2018 tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum 09 2.9 Tình hình xử lý vi phạm hành chính tại 74 Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum giai đoạn 2014-2018
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Stt Tên Nội dung Trang 01 2.1 Tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Gia 48 Lai-Kon Tum 02 2.2 Bộ máy quản lý trị giá tính thuế hàng 60 nhập khẩu theo ngành dọc
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Stt Tên Nội dung Trang 01 2.1 Số lƣợng hồ sơ hải quan tại Cục Hải 65 quan Gia Lai-Kon Tum giai đoạn 2014- 2018 02 2.2 Kiểm tra hải quan tại Cục Hải quan Gia 68 Lai-Kon Tum giai đoạn 2014-2018
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, khi nền kinh tế của Việt Nam đã và đang hội nhập sâu, rộng và mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, việc Việt Nam tham gia ký kết vào các Hiệp định thƣơng mại tự do tạo nhiều thuận lợi nhƣng cũng không ít khó khăn thách thức đối với nền kinh tế, nhất là các đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại, thƣơng mại quốc tế. Trƣớc thực tế trên, rõ ràng vai trò quản lý nhà nƣớc nói chung, quản lý nhà nƣớc về hải quan nói riêng là cực kỳ quan trọng, có tính quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế nƣớc nhà. Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, ngành Hải quan đã nỗ lực, quyết tâm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động. Quản lý nhà nƣớc về hải quan có phạm vi nội dung rộng lớn, chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả về chủ quan và khách quan. Trong khi đó hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan đòi hỏi phải không ngừng đƣợc tăng cƣờng và hoàn thiện. Hiện nay, việc tăng cƣờng và hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về hải quan là tất yếu, cần phải đƣợc chú trọng hơn bao giờ hết. Thực tiễn hiện nay đặt ra yêu cầu đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc về Hải quan phải thực sự hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; Để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi hệ thống chính sách phải rõ ràng, minh bạch; các quy trình nghiệp vụ phải đƣợc chuẩn hóa; thủ tục hải quan phải nhanh, đơn giản, minh bạch, công khai, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ thực hiện, phù hợp với cam kết quốc tế, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, giảm thời gian, giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tạo cơ sở cho nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần tăng cƣờng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đó là mục tiêu, yêu cầu đặt ra cho ngành Hải quan trong kế hoạch cải cách, hiện đại thủ tục hải quan, cũng là yêu cầu cụ thể hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về 1
- đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nƣớc. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan Hải quan là công tác quản lý đối với việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu đúng và phù hợp với cam kết quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, thực hiện đúng các chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tƣ, thƣơng mại, đảm bảo thu đúng, thu đủ cho ngân sách quốc gia, số liệu thống kê ngoại thƣơng phục vụ cho đàm phán thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng… Là thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Việt Nam cam kết và đã thực hiện việc xác định giá trị tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo WTO. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với các nƣớc trên thế giới và khu vực, cụ thể là việc ký kết 13 và đã đƣa vào thực hiện 10 Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) tạo thuận lợi thƣơng mại tự do đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc từ thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành Hải quan. Việc cắt giảm thuế các dòng hàng theo lộ trình cam kết các Hiệp định thƣơng mại tự do gây ảnh hƣởng không nhỏ tới ngân sách Nhà nƣớc vì số thu thuế từ hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm xấp xỉ 10% trong tổng thu ngân sách quốc gia hàng năm. Bên cạnh đó, trong các năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều các trƣờng hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, nhất là hàng hóa có trị giá cao, kim ngạch lớn, thuế suất nhập khẩu cao thƣờng có xu hƣớng gian lận qua khai báo giá tính thuế hàng nhập khẩu; khai báo giá thấp so với giá giao dịch nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa. Trƣớc thực tế trên, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đặt ra đối với ngành Hải quan trong thực hiện nhiệm vụ thu là quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nƣớc ngày càng hạn hẹp. 2
- Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum là một đơn vị cơ sở trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hải quan trên địa bàn 2 tỉnh Tây nguyên là Gia Lai và Kon Tum, thực hiện thu thuế từ hàng hóa xuất nhập khẩu.Trong những năm qua, triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về trị giá tính thuế đối với hàng hóa, nhất là hàng hóa nhập khẩu đã đạt đƣợc những kết quả đáng kích lệ, tuy nhiên công tác quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ: việc triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý trị giá tính thuế còn thiếu đồng bộ, gặp nhiều vƣớng mắc trong thực hiện. Hệ thống tổ chức công tác quản lý trị giá tính thuế còn mỏng và phân tán về nguồn nhân lực; Còn thiếu chính sách tập trung xây dựng, hoàn thiện đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này; Việc điều hành, hoạt động giữa các đơn vị trong Cục hải quan Gia Lai-Kon Tum còn chƣa thống nhất, thiếu quyết đoán; Lãnh đạo các chi cục hải quan nơi trực tiếp thực hiện nghiệp vụ còn buông lỏng, chƣa chú trọng công tác đấu tranh, chống gian lận qua giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. Thực trạng đó đòi hỏi phải có giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu, vừa đảm bảo nguồn thu nộp ngân sách nhà nƣớc vừa thực hiện công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nƣớc. Với vị trí là công chức hải quan, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung, hàng hóa nhập khẩu nói riêng tại đơn vị cơ sở, từ thực tiễn công tác, học viên chọn đề tài “Quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 3
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở khoa học kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu làm thủ tục tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nƣớc, đảm bảo thu đúng, thu đủ từ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào ngân sách nhà nƣớc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu của Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu làm thủ tục tại các Chi cục trực thuộc Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum từ năm 2014 đến 2018. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phƣơng pháp lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối 4
- của Đảng các chính sách của Nhà nƣớc về xây dựng và phát triển ngành hải quan. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… 5. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong nhiều năm gần đây, nhất là vào giai đoạn Đảng và Nhà nƣớc tăng cƣờng cải cách hành chính, tạo điều kiện thúc đẩy thƣơng mại, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã có rất nhiều các Đề tài nghiên cứu cấp ngành Hải quan về thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể nhƣ: - Đề tài khoa học cấp Ngành: "Hoàn thiện pháp luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế và cải cách hải quan", mã số 13-N2015, Chủ nhiệm đề tài: Lỗ Thị Nhụ - Cục trƣởng Cục thuế xuất nhập khẩu – Tổng cục Hải quan. Đề tài khoa học đã đề cập đến việc cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về thuế của Việt Nam đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo thông lệ quốc tế vì hiện nay Việt Nam đã, đang và sẽ hội nhập một cách sâu rộng, toàn diện vào kinh tế quốc tế, ngày càng mở rộng và tham gia các Hiệp định song phƣơng, đa phƣơng với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Điều này là điều kiện cần và đủ đối với sự phát triển kinh tế ngoại thƣơng của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ nào. - Đề tài khoa học cấp ngành: "Tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến công tác quản lý thu ngân sách của Hải quan Việt Nam giai đoạn 2016-2020", mã số 01-2016, Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hồng Phong – Viện nghiên cứu hải quan - Tổng cục Hải quan. Đề tài đã đƣa ra đƣợc bức tranh tổng quan về vị trí của kinh tế ngoại thƣơng của Việt Nam và trách 5
- nhiệm của Hải quan Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc từ thuế hàng hóa xuất nhập khẩu, nêu rõ các khó khăn, thách thức của Hải quan Việt Nam khi thực hiện cam kết giảm thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo các Hiệp định thƣơng mại tự do. - Đề tài khoa học cấp ngành: "Nâng cao năng lực quản lý, xác định trị giá hải quan trong điều kiện hiện đại hóa hải quan", mã số 03-2016, Chủ nhiệm đề tài: Lê Ngọc Đại – Cục Thuế xuất nhập khẩu – Tổng cục Hải quan. Đề tài đã đƣa ra các giải pháp tổng quan nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về trị giá hải quan trong ứng dụng công nghệ thông tin của hải quan Việt Nam. - Đề tài khoa học cấp ngành: "Nâng cao hiệu quả chống gian lận trị giá tính thuế trong công tác kiểm tra sau thông quan", mã số 08-N2017, Chủ nhiệm đề tài: Đàm Mạnh Hiếu – Văn phòng Tổng cục Hải quan. Đây là đề tài đƣa ra các giải pháp cụ thể giúp lực lƣợng kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan các cấp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trị giá tính thuế sau thông quan, truy thu thuế từ hàng hóa xuất nhập khẩu, chống thất thu cho ngân sách nhà nƣớc. - Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016- 2020, ban hành kèm theo Quyết định 1614/QĐ-BTC, ngày 19/7/2016 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Đây là toàn bộ các giải pháp tổng thể tập trung vào các nhóm nhiệm vụ quan trọng của Hải quan Việt Nam, trong đó có nhóm nhiệm vụ quản lý thuế, mà các nhiệm vụ cụ thể đƣợc triển khai tập trung cao và quyết liệt vào công tác quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đến năm 2020. Tất cả các công trình nghiên cứu, đề án trên đã trực tiếp và gián tiếp đƣa ra các mục tiêu, phƣơng hƣớng, luận cứ khoa học, các giải pháp nhằm từng bƣớc cải cách, chuẩn hóa hoạt động hải quan mang tính chuyên nghiệp, 6
- chuyên sâu, hoạt động minh bạch có hiệu quả theo yêu cầu hội nhập quốc tế đồng thời đảm bảo nguồn thu nộp ngân sách nhà nƣớc bằng các biện pháp quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa, nhất là hàng hóa nhập khẩu. Các nghiên cứu trên về Hải quan có đề cập đến vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn, tuy nhiên dƣới giác độ khoa học quản lý công về quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tại Cục hải quan Gia Lai-Kon Tum thì chƣa có đề tài nghiên cứu nào. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Đề tài đóng góp những lý giải nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến hải quan và hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài phân tích và làm sáng tỏ thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại đơn vị cơ sở đóng chân trên các tỉnh Tây Nguyên là Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng chất lƣợng của hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với ngành hải quan nói chung, Cục Hải quan Gia lai-Kon Tum nói riêng. Sản phẩm của nghiên cứu còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo có ích cho công chức hải quan trực tiếp làm công tác kiểm tra trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu và công chức giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp Đội thuộc Chi cục, lãnh đạo Chi cục Hải quan và lãnh đạo cấp Cục hải quan tỉnh thành phố trong quản lý, điều hành và triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về trị giá hải quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng. Cụ thể: 7
- Chương 1. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. Chương 3. Giải pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. Chƣơng 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 1.1. Khái quát chung về trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu 1.1.1.Một số khái niệm - Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa đƣợc làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam qua cửa khẩu biên giới, có xuất xứ từ nƣớc ngoài, đƣợc sản xuất từ một nƣớc khác. - Trị giá hải quan là giá trị của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế và thống kê hàng hóa khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu - Trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu là giá trị của hàng hóa làm cơ sở tính các sắc thuế phải nộp khi nhập khẩu. Trị giá hải quan làm cơ sở tính thuế đƣợc gọi là trị giá tính thuế, sau đây trong khuôn khổ luận văn này, tác giả thống nhất sử dụng trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế đƣợc gọi là trị giá tính thuế. Trƣờng hợp viện dẫn nội dung quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thì trị giá hải quan đƣợc hiểu là trị giá tính thuế. Việt Nam là thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vì vậy hiện nay, trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ Hiệp định xác 8
- định trị giá tính thuế hải quan (Là Hiệp định thực thi điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại - Tiếng Anh là General Agreement on Tariffs and Trade – đƣợc viết tắt là GATT). Theo GATT, cơ sở chủ yếu để xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định là trị giá giao dịch, tức là trị giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu. Việc xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu trƣớc hết phải là trị giá giao dịch, khi không thể đƣợc xác định theo trị giá giao dịch thì mới xem xét đến các phƣơng pháp xác định tiếp theo. Trên cơ sở tuân thủ Hiệp định GATT, theo quy định của Luật Hải quan: trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đƣợc quy định là giá thực tế mà ngƣời mua (bên nhập khẩu hàng hóa) phải thanh toán cho ngƣời bán (bên xuất khẩu hàng hóa), bao gồm cả phí bảo hiểm và chi phí vận tải hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cửa khẩu nhập đầu tiên đƣợc xác định tùy theo phƣơng thức vận chuyển, cụ thể: Đối với phƣơng thức vận chuyển đƣờng biển, đƣờng hàng không thì cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn của hãng vận chuyển; Đối với phƣơng thức vận chuyển bằng đƣờng sắt, cửa khẩu nhập đầu tiên là ga đƣờng sắt liên vận quốc tế đƣợc khai báo trên tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu; Đối với phƣơng thức vận tải bằng đƣờng bộ, đƣờng thủy nội địa thì cửa khẩu nhập đầu tiên là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam, đƣợc khai báo trên tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa. 1.1.2. Phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu Tuân thủ GATT, các quốc gia thành viên đều xây dựng các phƣơng pháp xác định giá trị tính thuế với các điều kiện và trình tự áp dụng cụ thể, trong đó có 01 phƣơng pháp chuẩn và 05 phƣơng pháp thay thế (đƣợc sử 9
- dụng trong trƣờng hợp không áp dụng phƣơng pháp chuẩn) với những nội dung cụ thể của từng phƣơng pháp. 1.1.2.1. Phương pháp chuẩn xác định trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu Trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu trƣớc hết phải là giá trị giao dịch của hàng hóa đó, tức là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa khi hàng hóa đƣợc bán để xuất khẩu đến nƣớc nhập khẩu. Trên thực tế giá giao dịch có thể có nhiều loại (FOB,CIF…), trong những loại giá này không thể bao hàm hết những chi phí mà ngƣời nhập khẩu thực sự phải trả hoặc đã trả. Vì vậy để đảm bảo tính công bằng khi xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu, GATT đã quy định cụ thể các loại chi phí phải cộng vào trị giá tính thuế. Cụ thể các khoản phải cộng bao gồm: - Chi phí hoa hồng và môi giới; - Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa nhập khẩu, gồm: giá mua bao bì, các chi phí liên quan đến việc mua bán và vận chuyển bao bì đến địa điểm đóng gói, bảo quản hàng hóa. - Chi phí đóng gói, kể cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công; - Các khoản trợ giúp, giảm giá: Giá trị đƣợc phân bổ thích hợp của những hàng hóa và dịch vụ dƣới đây do ngƣời mua cung cấp trực tiếp hay gián tiếp, miễn phí hoặc giảm giá để sử dụng trong sản xuất và bán để xuất khẩu hàng nhập khẩu, trong phạm vi giá trị này chƣa đƣợc tính vào giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán: + Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành hàng hóa, các phụ tùng và các hàng hóa tƣơng tự hợp thành trong hàng hóa nhập khẩu; + Các công cụ, khuôn đúc, khuôn rập và các hàng hóa tƣơng tự đƣợc sử dụng trong sản xuất hàng nhập khẩu; + Nguyên vật liệu tiêu hao trong hoạt động sản xuất hàng nhập khẩu; 10
- + Thiết kế kỹ thuật, thiết kế triển khai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế và các sơ đồ và phác đồ đƣợc lập ra ở bất cứ nơi nào ngoài nƣớc nhập khẩu và cần thiết cho hoạt động sản xuất hàng nhập khẩu; - Tiền bản quyền và phí giấy phép liên quan đến hàng hóa đƣợc xác định giá trị; những chi phí này do ngƣời mua phải trả, trực tiếp hay gián tiếp, nhƣ điều kiện cho giao dịch bán hàng hóa đang đƣợc xác định giá trị, trong phạm vi các chi phí này chƣa đƣợc tính vào giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán; - Các khoản tiền mà ngƣời nhập khẩu phải trả từ số tiền thu đƣợc sau khi bán hàng lại; - Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên (Trừ chi phí bốc, xếp, dữ hàng từ phƣơng tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên). - Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Các khoản phải cộng trên phải là chi phí mà ngƣời mua phải thanh toán và chƣa đƣợc tính trong trị giá thực tế sẽ phải thanh toán, có số liệu khách quan, định lƣợng đƣợc, chứng từ phù hợp. Trƣờng hợp hàng hóa có các khoản phải cộng nhƣng không có chứng từ, không có số liệu cụ thể khách quan thì không đƣợc xác định trị giá tính thuế theo phƣơng pháp trị giá giao dịch mà phải chuyển sang phƣơng pháp tiếp theo. Bên cạnh đó, WTO cũng quy định rõ, ngoài các khoản phải cộng nêu trên, khi xác định trị giá tính thuế không đƣợc cộng thêm bất cứ khoản nào khác. Mặc dù phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là phƣơng pháp các nƣớc thành viên WTO bắt buộc phải áp dụng, xem xét trƣớc hết nhƣng vẫn cho phép Hải quan các nƣớc nhập khẩu, nếu đủ cơ sở vẫn đƣợc nghi ngờ giá giao dịch là không chính xác, đƣợc yêu cầu ngƣời khai phải chứng minh và đƣợc áp dụng các phƣơng pháp thay thế khác trong trƣờng 11
- hợp không đủ điều kiện áp dụng trị giá giao dịch. Tuy nhiên để đảm bảo rằng Hải quan không lạm dụng quyền này để tùy tiện từ chối dùng phƣơng pháp tính thuế theo giá giao dịch, WTO đã quy định những điều kiện và tình huống cụ thể mà Hải quan đƣợc phép không công nhận trị giá giao dịch. Đó là: - Không có hành vi mua bán. Ví dụ giao dịch hàng đổi hàng, chuyển hàng từ các đơn vị khác nhau của cùng một công ty… - Khi có những hạn chế đối với ngƣời mua về việc bán hoặc sử dụng hàng hóa đó, trừ các trƣờng hợp hạn chế do luật pháp hay các cơ quan có thẩm quyền tại nƣớc nhập khẩu áp đặt, hoặc yêu cầu (ví dụ pháp luật yêu cầu về bao bì cho lƣu thông hàng hóa); Giới hạn về khu vực địa lý tại đó hàng hóa đƣợc bán nhƣợng lại (ví dụ hợp đồng quy định chỉ đƣợc phân phối hàng hóa đó trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam); hoặc những hạn chế không ảnh hƣởng đáng kể đến giá trị của hàng hóa (ví dụ đối với loại hàng hóa mới, điều khoản hợp đồng quy định không đƣợc bán hàng hóa đó trƣớc một thời điểm nhất định). - Khi hoạt động bán hàng, hay giá cả, phải phụ thuộc vào một số điều kiện mà từ đó ngƣời ta không thể xác định đƣợc giá trị của những hàng hóa cần đƣợc xác định giá trị. Ví dụ nếu ngƣời bán định giá giao dịch với điều kiện ngƣời mua cũng phải nhập một loại hàng hóa khác với số lƣợng nhất định. - Sau khi tiếp tục bán lại, chuyển nhƣợng hoặc sử dụng hàng nhập khẩu, ngƣời nhập khẩu phải chuyển bất cứ một khoản tiền nào đó từ doanh thu mà họ đạt đƣợc, dù là trực tiếp hay gián tiếp, cho ngƣời bán. - Ngƣời mua và ngƣời bán có quan hệ đặc biệt với nhau, và giá cả bị ảnh hƣởng bởi mối quan hệ đó. Ví dụ nếu ngƣời bán và ngƣời mua là công ty mẹ-con- chi nhánh của công ty xuyên quốc gia và mối quan hệ này có ảnh hƣởng đến giá hàng hóa. 12
- 1.1.2.2. Phương pháp thay thế WTO quy định 05 phƣơng pháp tính thuế hải quan thay thế trong trƣờng hợp Hải quan có nghi ngờ về trị giá giao dịch và quyết định không thừa nhận giá khai báo của doanh nghiệp là giá tính thuế. Các phƣơng pháp này đƣợc áp dụng một cách tuần tự, lần lƣợt. Khi không áp dụng đƣợc phƣơng pháp trƣớc mới áp dụng phƣơng pháp sau. Các phƣơng pháp thay thế gồm: - Phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt: Khi giá trị tính thuế của hàng hóa nhập khẩu không thể xác định đƣợc theo phƣơng pháp trị giá giao dịch thì trị giá tính thuế sẽ là trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt đƣợc bán để xuất khẩu cho cùng một nƣớc nhập khẩu vào cùng một thời điểm hay cùng kỳ với lô hàng đang đƣợc xác định giá trị. Hàng hóa giống hệt là những hàng hóa giống nhau về mọi khía cạnh, kể cả các đặc tính vật lý, chất lƣợng và danh tiếng. Những khác biệt nhỏ bên ngoài không ảnh hƣởng đến đánh giá hàng hóa là hàng hóa giống hệt, trừ khi chúng thỏa mãn theo định nghĩa hàng hóa giống hệt. Để đƣợc coi là hàng hóa giống hệt thì hàng hóa đó phải đƣợc sản xuất cùng một nƣớc với hàng hóa đang đƣợc xác định giá trị. Nếu hàng hóa giống hệt do nhiều ngƣời sản xuất thì chỉ đƣợc xem xét trong trƣờng hợp không có hàng hóa do cùng ngƣời sản xuất so với hàng hóa đang đƣợc xác định giá trị. Khi sử dụng phƣơng pháp này phải đảm bảo giá trị giao dịch của hàng hóa giống hệt có cùng cấp độ thƣơng mại và (hoặc) có cùng số lƣợng với hàng hóa đang đƣợc xác định giá trị. Nếu không tìm đƣợc hàng hóa giống hết nhƣ vậy thì giá trị của hàng hóa đang cần xác định giá sẽ phải có sự điều chỉnh cho phù hợp về sự khác nhau của các yếu tố đó và sự khác nhau về cƣớc vận tải, bảo hiểm, xếp dỡ do có số lƣợng khác nhau và (hoặc) do sử 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 231 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 74 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 27 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn