intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CTV thôn, bản, tổ dân phố và khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ở Việt Nam hiện nay, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách này trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............/............ ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẶNG TRẦN THẮNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN DÂN SỐ THÔN, BẢN, TỔ DÂN PHỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............/............ ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẶNG TRẦN THẮNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN DÂN SỐ THÔN, BẢN, TỔ DÂN PHỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. HOÀNG MAI HÀ NỘI - NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, luận văn đã được Hội đồng bảo vệ tên đề tài của Học viện Hành chính Quốc gia và được sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Hoàng Mai. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Học viện và pháp luật. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận văn Đặng Trần Thắng
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Quý thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong 02 năm học tập tại Học viện. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo mọi điều kiện cho tôi để hoàn thành chương trình trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS Hoàng Mai là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn tới Ban lãnh đạo Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục dân số và các đồng nghiệp trong Vụ Tổ chức cán bộ đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này tại Tổng cục. Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp HC26 B5, gia đình, người thân đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, dù bản thân tôi đã cố gắng nhiều nhưng tôi nhận thấy bản thân còn nhiều khiếm khuyết nên luận văn không tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô và các đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận văn Đặng Trần Thắng
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn ......................................................4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................9 4. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu ..........................................................9 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ..........................10 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...............................................................12 7. Kết cấu của Luận văn ..........................................................................................12 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN DÂN SỐ THÔN, BẢN, TỔ DÂN PHỐ ................................................................................................................. 13 1.1. Chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố .....................13 1.2. Vai trò thực hiện chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố.............................................................................................................................17 1.3. Nội dung thực hiện chính sách đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố ..18 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố ....................................................................................22 1.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đãi ngộ với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố của một số địa phương .....................................................................................27 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................34
  6. Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN DÂN SỐ THÔN, BẢN, TỔ DÂN PHỐ 35 2.1. Khái quát về đội ngũ CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố ...............................35 2.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ của CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố..........42 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cộng tác viên dân số thôn, bản, tổ dân phố ...........................................................................................55 2.4. Đánh giá chung .................................................................................................68 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CỘNG TÁC VIÊN DÂN SỐ THÔN, BẢN, TỔ DÂN PHỐ TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................73 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố ..........................................................................73 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CTV thôn, bản, tổ dân phố ở Việt Nam thời gian tới ............................................77 3.3. Điều kiện đảm bảo để thực hiện chính sách đãi ngộ của CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố .........................................................................................................83 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................88 KẾT LUẬN ..............................................................................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................91 PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................95 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................... 101 PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................... 110 PHỤ LỤC 4 ........................................................................................................... 113
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW Ban Chấp hành Trung ương CTV Cộng tác viên BHYT Bảo hiểm Y tế BMTK Biểu mẫu thống kê BPTT Biện pháp tránh thai CBR Tỷ suất sinh thô CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản DS, SKSS Dân số, sức khỏe sinh sản DS/SKSS/KHHGĐ Dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình DS-KHHGĐ Dân số - kế hoạch hóa gia đình HĐND Hội đồng nhân dân KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KSKTHN Khám sức khỏe tiền hôn nhân KT-XH Kinh tế - xã hội LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục NCT Người cao tuổi NQTW Nghị quyết Trung ương PVS Phỏng vấn sâu SRB Tỷ số giới tính khi sinh SKSS Sức khỏe sinh sản TCCB Tổ chức cán bộ TFR Tổng tỷ suất sinh TLN Thảo luận nhóm HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban Nhân dân
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Số lượng CTV dân số bình quân/thôn, bản theo tỉnh .................... 35 Biểu đồ 2. Số Cộng tác viên bình quân/ở từng vùng miền ............................. 36 Biểu đồ 3. Cơ cấu giới tính của CTV dân số .................................................. 37 Biểu đồ 4. Cơ cấu giới tính của CTV dân số tại các vùng KT-XH ................ 38 Biểu đồ 5. Cơ cấu tuổi của CTV dân số .......................................................... 38 Biểu đồ 6. Tỷ lệ % kiêm nhiệm của đội ngũ CTV dân số (%) ....................... 39 Biểu đồ 7. Tỷ lệ CTV dân số kiêm nhiệm các chức danh khác ...................... 40 Biểu đồ 8. Tỷ lệ CTV dân số kiêm nhiệm theo vùng KT-XH ........................ 40 Biểu đồ 9. Trình độ văn hóa của CTV dân số ................................................. 41 Biểu đồ 10. Thời gian làm việc của CTV dân số ............................................ 42 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Ý kiến của người dân về hoạt động của CTV dân số ........................ 44 Bảng 2. Ý kiến của CTV về quan hệ công tác với viên chức dân số xã ......... 45 Bảng 3. Ý kiến của người dân về việc tuyên truyền của CTV dân số ............ 46 Bảng 4. Ý kiến của người dân về mức độ đến thăm gia đình của CTV dân số .. 47 Bảng 5. Tỷ lệ % công chức, viên chức các cấp đánh giá về mức độ thực hiện của CTV về 9 nội dung kiến thức – kỹ năng chuyên môn ............... 53 Bảng 6. Tỷ lệ % CTV dân số đánh giá về mức độ nhu cầu bồi dưỡng các nội dung kiến thức về dân số .................................................................. 54
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) nước ta đã đạt được những kết quả to lớn. Đến nay, Việt Nam đã duy trì mức sinh thay thế trong gần 20 năm, đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, cải thiện rõ rệt tình trạng sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi đều đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tình trạng đói nghèo, tăng cường bình đẳng giới. Công tác DS- KHHGĐ đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đạt được kết quả đó, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng và chính quyền còn có sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ các cấp, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên dân số (CTV) ở thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố. Họ là những người “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, cần mẫn đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về DS-KHHGĐ tới từng hộ gia đình và từng người dân, kiên trì tuyên truyền vận động, thuyết phục và phân phát các phương tiện tránh thai (PTTT) phi lâm sàng cho các đối tượng có nhu cầu. Đội ngũ CTV được hình thành vào năm 1993, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 270/TTg ngày 3/6/1993 phê duyệt Chiến lược DS- KHHGĐ đến năm 2000 trong đó hoạch định rõ việc xây dựng và phát triển mạng lưới làm công tác DS-KHHGĐ cấp xã, tới từng thôn, bản. Theo Nghị định 42/CP ngày 21/6/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ, mạng lưới CTV thực hiện công tác DS-KHHGĐ ở các cụm dân cư dần dần được thành lập, đến năm 1995 thì định hình và từng bước phát triển ở các địa phương.
  10. 2 Đối tượng tham gia làm CTV rất đa dạng, là các thành viên của ban, ngành, đoàn thể, cán bộ y tế thôn bản, trưởng thôn, đội sản xuất hoặc 1 người dân bình thường, cán bộ về hưu tình nguyện tham gia công tác DS-KHHGĐ. Đặc điểm chung của đội ngũ CTV là có trách nhiệm, nhiệt tình, không ngại khó, luôn sát cánh cùng đội ngũ cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã hoàn thành nhiệm vụ. Cùng với sự phát triển của chương trình DS-KHHGĐ, qua các thời kỳ, Chính phủ luôn có chính sách động viên khuyến khích và ổn định đội ngũ CTV, nhưng vẫn quán triệt tinh thần cơ bản là đội ngũ người dân tình nguyện, không hưởng lương. Đây là điểm đặc sắc của đội ngũ các tầng lớp nhân dân tình nguyện tham gia vào hoạt động xã hội ở Việt Nam. Chính sách của Chính phủ nhằm động viên khuyến khích CTV dân số được thể hiện qua nhiều mặt như: 1) CTV được bồi dưỡng kiến thức phổ thông về DS-KHHGĐ và chính sách DS-KHHGĐ nhằm mở rộng hiểu biết cho chính họ, để làm công tác tuyên truyền vận động cho người dân. 2) CTV đân số được tham gia họp hành và sinh hoạt định kỳ; được “trang bị” cho một số dụng cụ để làm việc như tài liệu, cẩm nang, tờ rơi tuyên truyền, một số phương tiện, dụng cụ tránh thai “phi lâm sàng”, sổ sách ghi chép… và sau này làm cả nhiệm vụ thống kê dân số. 3) CTV được đánh giá và động viên khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính phủ luôn có chính sách động viên khuyến khích và thể chế hóa đội ngũ CTV nhưng vẫn quán triệt tinh thần cơ bản là đội ngũ người dân tình nguyện, không hưởng lương. 4) CTV được lĩnh thù lao hàng tháng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công tác dân số, CTV đang đứng trước một số mâu thuẫn khó giải quyết như sau: 1. Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ và năng lực của CTV: Nhiệm vụ nhiều thêm, nhưng năng lực của CTV lại hạn chế và tính nghiệp dư của công tác dẫn đến thời gian làm việc nhiều, nhưng hiệu quả công việc không cao. 2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu công tác và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để đáp ứng nhiệm vụ được giao.
  11. 3 3. Mâu thuẫn giữa khối lượng công việc lớn, khó với chính sách thù lao, động viên khen thưởng. Nhiệm vụ nhiều, dù không quá sâu về chuyên môn nhưng do bản chất tình nguyện và tính “nghiệp dư” nên việc thù lao chỉ là để động viên. 4. Mâu thuẫn giữa gánh nặng chi phí (thời gian, công sức là “cái bỏ ra” với lợi ích thù lao, uy tín, danh dự, khen thưởng, kiến thức…. là “cái thu được” của CTV khi làm công tác dân số. Do vậy, trong giai đoạn tới công tác DS cần phải triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực. Cần củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp, có chế độ chính sách phù hợp, đặc biệt là chế độ đối với đội ngũ CTV dân số - là những người gần dân nhất, là mắt xích cuối cùng quan trọng nhất của bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở. Điều này đã được Trung ương Đảng chỉ đạo trong Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới: “Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ CTV ở thôn, bản, tổ dân phố”... Để có được thông tin đầy đủ về tình hình hoạt động của đội ngũ CTV cũng như có căn cứ khoa học đề xuất với các cơ quan chức năng về chế độ chính sách khuyến khích thích hợp nhằm nâng cao nhiệt tình, năng lực và hiệu suất công tác cho đội ngũ này thì cần phải thu thập thông tin để đánh giá “Thực trạng tình hình thực hiện nhiệm vụ và chính sách đãi ngộ với các CTV”. Từ số liệu thu thập được, sẽ rút ra các nhận định, đánh giá thực trạng, phân tích khó khăn, xác định động cơ, động lực và nguyên nhân và trên cơ sở đó đề xuất, bổ sung chính sách động viên tinh thần và vật chất, nhằm duy trì đội ngũ CTV, phát huy hơn nữa những thành quả của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới, đồng thời góp phần thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2018 của Chính phủ
  12. 4 về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Với những nội dung trên học viên chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố” là đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Có thể nói các công trình nghiên cứu về việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CTV dân số thôn, bản, tổ dân số chưa được quan tâm, một số học giả, tổ chức đã thực hiện một số công trình có liên quan như sau: Gia Hưng (2018), Phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam truy cập ngày 20/11/2023. Mặc dù khối lượng công việc của CTV dân số lớn nhưng chế độ đãi ngộ vẫn còn khá “khiêm tốn”. Theo quy định, hằng tháng, mỗi cộng tác viên dân số thôn, bản, tổ dân phố... được nhận chế độ phụ cấp từ nguồn chi Trung ương là 100 nghìn đồng; phần hỗ trợ còn lại tùy mức chi ngân sách của các huyện, thành phố. Từ tháng 8/2017, theo Quyết định 1125/QĐ-TTg, ngày 31/7/2017, của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020, nguồn chi phụ cấp cho đội ngũ này thuộc “nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương”. Phụ cấp eo hẹp, nhiều trường hợp không đủ bù đắp chi phí đi lại để thu thập thông tin số liệu hay tuyên truyền, vận động... Chính vì vậy, hằng năm, tại nhiều địa phương, số cộng tác viên dân số thường xuyên có sự thay đổi, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động ở cơ sở. Hoàng Lộc (2023), Cà Mau ban hành quy trình xét chọn, hợp đồng trách nhiệm đối với cộng tác viên dân số ấp, khóm, Trang thông tin phổ biến pháp luật tỉnh Cà Mau. Ngày 15/12/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 33/2023/QĐ-UBND Quy định quy trình xét chọn, hợp đồng trách nhiệm đối với cộng tác viên dân số ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Cà Mau (sau đây gọi là cộng tác viên dân số). Trung tâm Y tế các huyện, thành phố Cà Mau thực
  13. 5 hiện việc ký hợp đồng trách nhiệm đối với cộng tác viên dân số và chấm dứt việc thực hiện hợp đồng trách nhiệm đã ký theo quy định pháp luật. Trong Hợp đồng ghi rõ chế độ, chính sách mà CTV dân số được hưởng hàng tháng. Trang thông tin Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận. Nghị quyết số 07/2023/NQ- HĐND ngày 14/5/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận quy định mức chi bồi dưỡng hằng tháng cho CTV dân số ở thôn, khu phố và chính sách khen thưởng đối với tập thể thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn tỉnh, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/7/2023 Mức chi bồi dưỡng hằng tháng cho cộng tác viên dân số ở thôn, khu phố Mức chi bồi dưỡng hằng tháng cho CTV dân số ở thôn, khu phố là 400.000 đồng/người/tháng. Cộng tác viên dân số được bố trí phụ trách công việc theo địa bàn thôn, khu phố tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương nhưng bảo đảm mỗi thôn, khu phố có tối thiểu 01 CTV dân số. Các thôn, khu phố thuộc các xã, phường, thị trấn đông dân thì bố trí từ 02 CTV dân số trở lên, bảo đảm từ 100 đến 150 hộ gia đình trong một địa bàn dân cư bố trí 01 CTV dân số. Khen thưởng đối với tập thể thực hiện tốt công tác dân số Xã, phường, thị trấn 03 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 02 (hai) con được Chủ tịch UBNDcấp huyện khen thưởng kèm mức tiền thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng hiện hành. Xã, phường, thị trấn 05 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 02 (hai) con được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng kèm mức tiền thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng hiện hành. Thùy Dung (2022), Quy định mức bồi dưỡng đối với cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em và nhân viên y tế thôn, tổ dân phố, Cổng thông tin điển tử tỉnh Quảng Nam. Quy định này quy định CTV dân số, gia đình, trẻ em và nhân viên
  14. 6 y tế thôn, tổ dân phố được hỗ trợ 3% mức lương cơ sở/người/tháng để đóng bảo hiểm y tế (trừ đối tượng đang được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định). Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 2/5/2022 với kinh phí thực hiện khoảng 12,5 tỷ đồng/năm từ ngân sách tỉnh. Thu Thảo (2023), Mức chi bồi dưỡng hằng tháng cho CTV dân số, Đài Phát thành Truyền hình tỉnh Lào Cai. Theo quy định của tỉnh Lào Cai, Mức chi bồi dưỡng hằng tháng cho CTV dân số do HĐND tỉnh quyết định và ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định. Mỗi CTV dân số được trang bị các dụng cụ làm việc, bao gồm: Túi truyền thông, loa cầm tay, đèn pin, áo mưa và dụng cụ khác phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của địa phương. Cộng tác viên dân số tiêu biểu, có đóng góp tích cực, nhiệt tình trong công tác dân số được động viên, khen thưởng và vinh danh. Riêng tại Lào Cai, mức chi bồi dưỡng hằng tháng cho cộng tác viên dân số là 100.000 đồng/người; y tá thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số được hưởng phụ cấp theo quy định là 1/2 mức lương cơ bản, tương đương 745.000 đồng/người/tháng. Thanh Phương - Phương Du (2023), Cộng tác viên dân số “hụt hơi” khi không có ưu đãi, Báo điện tử tỉnh Cà Mau truy cập ngày 20/11/2023. Được biết, giai đoạn 2012-2015, mỗi CTV dân số được hỗ trợ số tiền là 100 ngàn đồng/người/tháng từ Chương trình Mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ. Năm 2016, CTV dân số được hưởng mức hỗ trợ từ nguồn Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số là 150 ngàn đồng/người/tháng. Năm 2017, tiền thù lao của CTV dân số ấp, khóm kiêm nhiệm công tác gia đình và trẻ em do ngân sách địa phương đảm bảo, theo Công văn số 7715/BYT-TCDS ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế về một số nội dung chi do ngân sách địa phương đảm bảo, trong đó có kinh phí thù lao cho CTV dân số. Thời điểm này chỉ có tiền của địa phương là 150 ngàn đồng/người/tháng. Từ năm 2018-2020, CTV dân số ấp, khóm kiêm nhiệm thêm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, được hưởng chế độ hỗ trợ tiền 300 ngàn đồng/người/tháng. Từ năm 2021 đến nay CTV dân số không được hỗ trợ tiền, vì
  15. 7 Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 11/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thực hiện giai đoạn 2018-2020. Hải Hòa Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước. Theo Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 31/3/2022 của HĐND tỉnh, số lượng cộng tác viên dân số đối với thôn, ấp, khu phố dưới 250 hộ gia đình được bố trí 01 cộng tác viên dân số/thôn, ấp, khu phố. Đối với thôn, ấp, khu phố từ 250 hộ gia đình trở lên, được bố trí 02 cộng tác viên dân số/thôn, ấp, khu phố. Ưu tiên những người đang làm công tác y tế thôn, ấp, khu phố kiêm nhiệm cộng tác viên dân số thôn, ấp, khu phố. Về mức chi bồi dưỡng, cộng tác viên dân số thôn, ấp, khu phố thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành, được hưởng mức bồi dưỡng bằng 0,25 lần mức lương cơ sở/người/tháng. Cộng tác viên dân số thôn, ấp, khu phố thuộc các xã, phường, thị trấn còn lại được hưởng mức bồi dưỡng bằng 0,2 lần mức lương cơ sở/người/tháng. Nhân viên y tế thôn, ấp, khu phố kiêm nhiệm cộng tác viên dân số thôn, ấp, khu phố được hưởng mức bồi dưỡng bằng 0,125 lần mức lương cơ sở/người/tháng (ngoài mức phụ cấp được hưởng đối với nhân viên y tế thôn, ấp, khu phố). Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định. Trần Ngọc (2023), Cộng tác viên dân số TP.HCM chờ tiền hỗ trợ năm 2021, Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh truy cập ngày 22/11/2023. Theo tác giả, mỗi CTV dân số phụ trách có tầm 250 hộ dân, do đó công việc hầu như không lúc nào ngơi. Đó là chưa kể muốn vận động thành công bà phải đi đi lại lại rất nhiều lần, lý do thì đủ loại, nào chủ nhà đi vắng, bận, từ chối tiếp… Chế độ hàng tháng năm 2021 là 300 nghìn đồng và năm 2022 tắng lên mức 400 nghìn đồng/tháng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch covid -19. Năm 2022, 12.000 CTV dân số vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
  16. 8 Đề tài khoa học cấp bộ (2022), Đánh giá thực trạng và đề xuất mô hình tổ chức thực hiện công tác dân số phát triển tại Việt Nam. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế. Nghiên cứu đã đưa ra mục tiêu (i) Mô tả thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện công tác DS-KHHGĐ từ trung ương đến địa phương; (ii) Phân tích thuận lợi, khó khăn, bất cập, thách thức đối với mô hình tổ chức của mạng lưới thực hiện công tác DS- KHHGĐ hiện nay; (iii) Đề xuất xây dựng mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ Dân số phát triển trong thời gian tới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp giữa phương pháp thu thập thông tin định tính và định lượng. Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin về thực trạng mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS - KHHGĐ tại các cấp thông qua các hội thảo với sự tham gia của Sở Y tế, Sở Nội vụ và Chi cục DS - KHHGĐ của 63 tỉnh/TP. Đồng thời, nghiên cứu còn triển khai khảo sát thực địa tại 10 tỉnh/TP trong cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhiệm vụ của CTV DS - KHHGĐ được quy định tại Thông tư 02/2008/TT-BYT với 8 nội dung, đa số những người được phỏng vấn đều cho biết nhiệm vụ của CTV Dân số - KHHGĐ quy định tại Thông tư 05/2008/TT-BYT là phù hợp (90%). Có 3 nhiệm vụ được cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhận xét hoàn thành tốt với tỷ lệ tương đối cao: Tham dự các buổi giao ban (62,1%); trực tiếp tham gia truyền thông Dân số - KHHGĐ (73,6%) và tham dự các khóa tập huấn (80,4%). Tỷ lệ ghi nhận hoàn thành tốt 5 nhiệm vụ còn lại chỉ đạt ở mức trung bình (với 1 nhiệm vụ) và mức dưới trung bình (với 4 nhiệm vụ) [24]. Qua nguồn tài liệu tiếp cận được có thể thấy, những công trình nêu trên tập trung tuyên truyền về chính sách và thực trạng chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số của Bộ Y tế và các địa phương. Gần nhất cũng chỉ có một vài nghiên cứu liên quan đến tổ chức bộ máy làm công tác dân số, nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện của cộng tác viên dân số. Chưa thực sự có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chi tiết và từ góc độ tiếp cận quản lý công về việc thực hiện chính sách đãi ngộ với cộng tác viên dân số thôn, bản, tổ dân phố.
  17. 9 Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu vấn đề trên để có cách nhìn đa chiều và giải pháp phù hợp, hiệu quả trong thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ với CTV trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CTV thôn, bản, tổ dân phố và khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ở Việt Nam hiện nay, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CTV thôn, bản, tổ dân phố. Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách. Đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách thực hiện chế độ đãi ngộ đối với CTV thôn, bản, tổ dân phố giai đoạn 2023- 2030. 4. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cộng tác viên dân số thôn, bản, tổ dân phố. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: các địa phương: Lai Châu, Nghệ An, TP. Hải Phòng Bến Tre. Phạm vi thời gian: Từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2023. Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu về thực trạng chế độ đãi ngộ với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố bao gồm các nội dung sau: các khái niệm chung; chủ thể và các phương thức tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ đối với
  18. 10 CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố; nội dung thực hiện chính sách đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố; các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố; kinh nghiệm thực hiện chính sách đãi ngộ với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố của một số địa phương. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cộng tác viên dân số thôn, bản, tổ dân phố và đưa ra quan điểm, các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cộng tác viên dân số thôn, bản, tổ dân phố ở các dịa phương trong cả nước trong thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận Luận văn đã sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về chính sách dân số, trong đó có chính sách đãi ngộ thoả đáng, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ CTV ở thôn, bản, tổ dân phố. - Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài, Học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp (desk-study). Phương pháp này chủ yếu tập trung nghiên cứu, tham khảo, phân tích các văn bản, tài liệu, công trình khoa học, các số liệu khoa học đã được công bố ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến luận văn để hình thành cơ sở lý luận. + Phương pháp thống kê: Thống kê số lượng đội ngũ CTV dân số tại các địa phương và các chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố tại các địa phương trong cả nước. Thu thập thông tin tổng hợp về đội ngũ CTV dân số của 63 tỉnh/thành phố theo biểu mẫu. + Phương pháp so sánh: So sánh chính sách và việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố tại các địa phương trong cả
  19. 11 nước. Từ đó đánh giá hiệu quả chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố tại các địa phương trong cả nước với nhau, góp phần làm rõ thực trạng này. + Phương pháp phân tích: Học viên sử dụng phương pháp phân tích, nhằm phân tích vấn đề, từ đó rút ra một số khái niệm: các khái niệm chung; chủ thể và các phương thức tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố; nội dung thực hiện chính sách đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố; các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố. + Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở thu thập tài liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học và các báo cáo có liên quan đến công tác thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cộng tác viên dân số thôn, bản, tổ dân phố, đề tài có sự tổng hợp, đánh giá, phân tích, đúc rút những nội dung quan trọng, cần thiết phục vụ việc thực hiện đề tài luận văn. + Phương pháp khảo sát: Luận văn lựa chọn 4 tỉnh/thành phố làm địa bàn khảo sát, các tỉnh/thành phố thực hiện theo các tiêu chí sau: (1) Vùng, miền; (2) Mức hỗ trợ: hỗ trợ thù lao cho CTV thấp và cao; (3) Tỉnh có lồng ghép nhân viên Y tế thôn bản và tỉnh không lồng ghép; (4) Mức biến động CTV: nhiều biến động, ít biến động, tỉnh có số CTV nhiều hơn số CTV được quy định tại Thông tư số 02/2021 ngày 25/01/2021 của Bộ Y tế về quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số cũng như quy định của địa phương; (5) Theo địa bàn: đồng bằng, miền biển, miền núi, có nhiều khó khăn cho CTV. Các tỉnh, thành phố lựa chọn làm địa bàn khảo sát gồm: Lai Châu, Nghệ An, Hải Phòng và Bến Tre. Tại mỗi tỉnh/thành phố chọn ngẫu nhiên 2 huyện, tại mỗi huyện chọn 01 xã. Như vậy, luận văn của học viên được thực hiện khảo sát tại 4 tỉnh/thành phố, 8 quận/huyện và 8 xã/phường, cụ thể: 1) Lai Châu: huyện Than Uyên và Tân Uyên; 2) Nghệ An:
  20. 12 huyện Yên Thanh và Diễn Châu; 3) Hải Phòng: huyện Kiến Thụy và An Lão; 4) Bến Tre: TP. Bến Tre và huyện Mỏ Cày Nam. ❖ Thời gian khảo sát: Với số liệu thứ cấp, luận văn thu thập số liệu đến năm 2022. Với số liệu khảo sát tại cộng đồng luận văn thu thập trong năm 2023. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần bổ sung hoàn thiện những vấn đề lý luận về chính sách công nói chung và chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố. - Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận, nghiên cứu, học tập. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn góp phần cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu thực hiện chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố. 7. Kết cấu của Luận văn Bên cạnh phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu với 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố. Chương 3. Quan điểm và giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đãi ngộ đối với CTV dân số thôn, bản, tổ dân phố giai đoạn 2023- 2030.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0