intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

46
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu góp phần vào công tác thực hiện trợ giúp các đối tượng yếu thế, thiệt thòi trong xã hội mà cụ thể là người khuyết tật để góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TÔN NỮ MINH HUYỀN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TÔN NỮ MINH HUYỀN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên Tôn Nữ Minh Huyền
  4. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính quốc gia, học viên đã hoàn thành luận văn thạc sĩ quản lý công. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến người đã tận tình hướng dẫn học viên trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn, cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết, Học viện Hành chính Quốc gia. Đồng thời, học viên xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới lãnh đạo Học viện Hành chính quốc gia, Khoa Sau đại học, các thầy cô giáo tại Học viện Hành chính quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu. Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành Phòng Bảo trợ xã hội - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung cấp tư liệu, số liệu chính xác, khách quan, đầy đủ giúp học viên đưa ra những đánh giá và phân tích. Và đặc biệt, xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn./. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Tôn Nữ Minh Huyền
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT ............................... 9 1.1. Khái niệm cơ bản ..................................................................................... 9 1.1.1. Người khuyết tật ...................................................................................... 9 1.1.2. Trợ giúp xã hội ...................................................................................... 12 1.1.3. Chính sách trợ giúp xã hội .................................................................... 14 1.1.4. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật.................. 16 1.2. Nội dung chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời khuyết tật ................ 18 1.2.1. Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ............................................. 18 1.2.2. Chính sách trợ giúp xã hội đột xuất ...................................................... 26 1.3. Quy trình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật ... 26 1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật............................................................................................... 26 1.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật ..... 27 1.3.3. Đôn đốc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật .... 28 1.3.4. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật ............................................................................. 28 1.4. Vai trò của việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời khuyết tật ....................................................................................................... 29 1.4.1. Thực hiện định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật............................................................................................... 29 1.4.2. Điều chỉnh chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật ............. 30 1.4.3. Huy động các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật ............................................................................. 31 1.4.4. Thực hiện an sinh xã hội và giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.... 32
  6. 1.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời khuyết tật ở một số địa phƣơng ................................................................................ 33 1.5.1. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình .............................................................................................. 33 1.5.2. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.......................................................................................... 36 1.5.3. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh .................................................................................................... 38 1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế .................................... 41 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .. 45 2.1. Thực trạng ngƣời khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ..... 45 2.1.1. Số lượng, cơ cấu, độ tuổi, dạng khuyết tật và nguyên nhân khuyết tật 45 2.1.2. Chất lượng cuộc sống và nhu cầu của người khuyết tật ....................... 51 2.2. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................ 53 2.2.1. Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng .............................................. 54 2.2.2. Hỗ trợ Giáo dục - Đào tạo ..................................................................... 56 2.2.3. Dạy nghề và việc làm ............................................................................ 58 2.2.4. Văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch ....................................... 63 2.2.5. Tiếp cận các công trình công cộng, giao thông .................................... 65 2.2.6. Công nghệ thông tin và truyền thông .................................................... 67 2.2.7. Bảo trợ xã hội ........................................................................................ 69 2.2.8. Xác định mức độ khuyết tật .................................................................. 70 2.2.9. Trợ giúp pháp lý .................................................................................... 71 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................ 73 2.3.1. Kết quả đạt được trong thực hiện chính sách ........................................ 73
  7. 2.3.2. Hạn chế trong thực hiện chính sách ...................................................... 78 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện chính sách .......................... 79 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................................82 3.1. Quan điểm và định hƣớng giải quyết vấn đề của ngƣời khuyết tật .. 82 3.1.1. Quan điểm về trợ giúp xã hội cho người khuyết tật ............................. 82 3.1.2. Định hướng về trợ giúp xã hội cho người khuyết tật ............................ 89 3.1.3. Mục tiêu trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................................................ 92 3.2. Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ................................. 95 3.2.1. Cụ thể hóa các quy định pháp luật và nội dung chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ............................................................................ 95 3.2.2. Tiến hành thường xuyên và toàn diện hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chính sách đối với người khuyết tật .......................................................... 98 3.2.3. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thực hiện chính sách đối với người khuyết tật................................ 102 3.2.4. Huy động nguồn lực từ hoạt động xã hội hóa trong thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ................................................................................ 104 3.2.5. Kiểm tra, giám sát và theo dõi tiến độ thực hiện đồng thời tổng kết đánh giá hoạt động thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ....................... 105 3.2.6. Phối hợp thường xuyên và đồng bộ các cơ quan ban ngành trên địa bàn trong thực hiện chính sách đối với người khuyết tật..................................... 105 3.3. Một số khuyến nghị .............................................................................. 106 3.3.1. Đối với Trung ương ............................................................................ 107 3.3.2. Đối với địa phương ............................................................................. 110 KẾT LUẬN ...............................................................................................................115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BTXH Bảo trợ xã hội LĐ-TB và XH Lao động - Thương binh và Xã hội NKT Người khuyết tật TGPL Trợ giúp pháp lý TGXH Trợ giúp xã hội UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng Bảng 2.1. Số liệu người khuyết tật và kinh phí trợ giúp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2017 .............................................................................. 45 Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Số người khuyết tật ở các dạng khuyết tật năm 2015 ..................... 46 Biểu đồ 2.2. Độ tuổi người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 ................................................................................................... 48 Biểu đồ 2.3. Nguyên nhân khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 ................................................................................................... 50 Biểu đồ 2.4. Mức độ khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017... 50 Biểu đồ 2.5. Chính sách người khuyết tật đang hưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 ........................................................................ 51 Biểu đồ 2.6. Nhu cầu, nguyện vọng của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 ........................................................................ 52
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các quốc gia trên thế giới đều công nhận quyền của người khuyết tật và gia đình của họ có được mức sống thỏa đáng, trong đó có điều kiện ăn, mặc, ở được đảm bảo. Các nước công nhận quyền của người khuyết tật được hưởng phúc lợi xã hội mà không có sự phân biệt đối xử nào trên cơ sở sự khuyết tật. Các nước có trách nhiệm tiến hành các bước thích hợp để bảo vệ và thúc đẩy quyền này thành hiện thực. Quyền của người khuyết tật được khẳng định trong các Hiến chương, Công ước, Nghị quyết, pháp luật và chính sách của nhà nước. Ở Việt Nam, trong những năm qua, đi cùng với quá trình đổi mới đất nước, xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất nước đã đạt được những thành quả lớn về kinh tế văn hóa xã hội. Tuy nhiên, nước ta vẫn là nước chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, thiên tai thường xuyên xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế văn hoá xã hội. Bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường: sự phân hóa giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng, suy giảm về đạo đức, lối sống, thất nghiệp đang là những nguyên nhân làm tăng đối tượng xã hội như: người già cô đơn, người lang thang, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, ngay từ xa xưa đã có những hoạt động cưu mang giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động đó dần trở thành hoạt động có tổ chức hơn. Chính sách trợ giúp xã hội ở nước ta hình thành ngay sau cách mạng tháng 8 năm 1945 với mục đích trợ giúp về đời sống cho bộ phận nhân dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau nhiều năm phát triển chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt là chính 1
  11. sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật đã trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách của Nhà nước. Hệ thống chính sách này được hoàn thiện và phát triển theo hướng: thể chế hóa chính sách (Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn dưới luật); mở rộng đối tượng thuộc diện được trợ giúp; đổi mới cơ chế tổ chức thực hiện. Bởi thế, trợ giúp xã hội không thể thiếu được trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nhận thức về an sinh xã hội nói chung, trợ giúp xã hội nói riêng chưa đầy đủ. Nhận thức về trợ giúp xã hội vẫn đang nặng nề các hoạt động từ thiện, chưa phải là sự chia sẻ trách nhiệm để góp phần nâng cao đời sống xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu, quyền của đối tượng và đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội khi gặp rủi ro. Kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những qua đã góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh. Nhưng so với đòi hỏi thực tế thì chính sách trợ giúp xã hội của tỉnh còn những hạn chế nhất định. Chế độ trợ cấp thấp, cơ chế tài chính chưa rõ ràng, thiếu bộ máy tổ chức thực hiện đồng bộ ở các cấp. Những hạn chế này đã dẫn đến tỷ lệ đối tượng thụ hưởng chính sách thấp, đời sống vật chất và tinh thần của đối tượng được trợ cấp xã hội trong đó có người khuyết tật vẫn khó khăn. Mặt khác, cơ sở vật chất và trang thiết bị của các cơ sở bảo trợ xã hội bị xuống cấp và còn thiếu. Đồng thời tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện công tác trợ giúp xã hội cho người khuyết tật còn nhiều hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu để hoàn thiện việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo nâng cao chất lượng trợ cấp và số lượng đối tượng thụ hưởng là rất cần thiết. Đặc biệt hoàn thiện việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật phải đặt trong bối cảnh xây dựng hệ thống an sinh xã hội hiện đại, đáp ứng 2
  12. đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Đây là một vấn đề phức tạp, khó khăn được Đảng, Nhà nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng rất quan tâm. Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc thực tế, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nhân trường hợp tỉnh Thừa Thiên Huế để làm đề tài cho luận văn của mình, với mong muốn góp phần vào công tác thực hiện trợ giúp các đối tượng yếu thế, thiệt thòi trong xã hội mà cụ thể là người khuyết tật để góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh nhà. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau được thể hiện dưới các hình thức như: Đề tài khoa học, giáo trình, bài báo, bài đăng tạp chí. Có thể khái quát một số công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề dưới góc độ tiếp cận như sau: - Đề tài “Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Toản, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, 2010. Tác giả cho rằng trợ giúp xã hội không chỉ là cứu đói, hỗ trợ lương thực, cho cá nhân, hộ gia đình chịu hậu quả thiên tai, chiến tranh, tai nạn, mà còn mở rộng thành các hợp phần chính sách là trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên. Mỗi hợp phần chính sách lại bao gồm các chính sách bộ phận đặc biệt như chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng gồm các chính sách bộ phận là: trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ giúp về y tế, trợ giúp về giáo dục, trợ giúp về việc làm, trợ giúp về học nghề. Đồng thời trong bài viết cũng chỉ ra được số lượng người khuyết tật năm 2009 trên cả nước và phạm vi phân bổ người khuyết tật, dạng khuyết tật và số lượng người khuyết tật cũng như nhu cầu của người khuyết tật và việc đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật cũng như các chính sách cho người khuyết tật Việt Nam. 3
  13. - “Chính sách BTXH đối với một số đối tượng yếu thế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Phạm Đại Đồng, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, 2011. Công trình này đã trình bày một cách rõ nét những vấn đề cơ bản của chính sách BTXH trong nền kinh tế thị trường; thực trạng thực hiên chính sách BTXH ở nước ta hiện nay; phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính sách BTXH ở Việt Nam trong thời gian tới. Tình hình nghiên cứu hoạt động trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH nói chung và người khuyết tật nói riêng có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn đối với công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Vì vậy, vấn đề này đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong số các công trình đã được công bố, có thể kể tên một số công trình liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn là: - Luận án tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Báo năm 2008. Tác giả đã chỉ ra thực trạng thực hiện pháp luật về quyền người khuyết tật và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật về việc làm cho người khuyết tật” của Hồ Thị Trâm năm 2013. Công trình này đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp về tạo việc làm cho người khuyết tật. - Luận văn thạc sĩ Luật học “Chế độ bảo trợ đối với người khuyết tật” của Nguyễn Đức Hoàng năm 2013. Công trình này đã nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật trên từng khía cạnh và mức độ khác nhau. 4
  14. - Luận văn thạc sĩ công tác xã hội “Đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thị Quỳnh năm 2014. Tác giả chỉ ra những thành tựu mà chính quyền xã Hợp Đồng đã làm được trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật sinh sống tại địa bàn trong thời gian qua, tuy nhiên tác giả cũng nêu ra những mặt hạn chế, những bất cập như nhiều người còn chưa tiếp cận được với chính sách trợ giúp của Nhà nước vì thiếu thông tin liên quan đến chính sách trợ giúp, một số cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nước gây khó khăn, phiền nhiễu trong công tác tiếp cận các chính sách trên, đồng thời đưa ra những giải pháp cũng như kiến nghị cho việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trong thời gian tới. Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về người khuyết tật nhưng chưa có một nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể, toàn diện việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, nghiên cứu việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật ở Thừa Thiên Huế trong quá trình xây dựng và phát triển là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ: - Hệ thống cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật. 5
  15. - Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thời gian: Nghiên cứu thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2013 đến năm 2017 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới. - Nội dung: Chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật bao gồm chính sách trợ giúp thường xuyên và chính sách trợ giúp đột xuất. Trong phạm vi của đề tài tập trung nghiên cứu thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cho người khuyết tật. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Việc nghiên cứu đề tài luận văn được dựa trên cơ sở phương pháp luận về phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề người khuyết tật và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 6
  16. Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật, tài liệu, giáo trình và các công trình, bài viết có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận. Luận văn cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: trên cơ sở các tài liệu thống kê, các chính sách hiện có của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà quản lý. - Phương pháp xử lý thông tin và xử lý số liệu: Dựa trên các thông tin, số liệu mới nhất mà Luận văn có thể thu thập được từ các nguồn thông tin đáng tin cậy (từ các cơ quan thống kê, các cuộc điều tra) để đưa ra những nhận định khách quan về lý luận và thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân hạn chế trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn Thừa Thiên Huế. - Luận văn đề xuất một số giải pháp khả thi góp phần tham mưu cho các nhà quản lý trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn Thừa Thiên Huế. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định thực thi chính sách. 7
  17. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 8
  18. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT 1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.1. Người khuyết tật  Khuyết tật Theo từ điển tiếng Việt (Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội 1988) từ Khuyết có nghĩa là không đầy đủ vì thiếu mất một bộ phận, thiếu mất một hay nhiều phần. Từ T t có nghĩa là: “Có điều gì đó không được bình thường, ít nhiều khó chữa ở vật liệu, dụng cụ, máy móc. Còn ở người là sự bất thường, nói chung không thể chữa được, của một cơ quan trong cơ thể do bẩm sinh mà có, hoặc do tai nạn lao động, thương tích trong chiến tranh hay bệnh gây ra” [36]. Như vậy, khuyết tật có thể được hiểu là khiếm khuyết thực thể ở một bộ phận nào đó hoặc khiếm khuyết chức năng ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức của cơ thể và khiếm khuyết đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Định nghĩa khuyết tật theo cách tiếp cận khái niệm mới được hiểu "Là tình trạng thiếu hụt chức năng hay rối loạn chức năng so với chuẩn sinh lý bình thường làm cho cá nhân bị trở ngại trong học tập, làm việc, giao tiếp, vui chơi giải trí và sinh hoạt".  Người khuyết tật Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Khái niệm Người khuyết tật theo Liên Hợp Quốc đó là những người không có khả năng tự đảm bảo cho bản thân từng phần hoặc toàn bộ các hoạt 9
  19. động cá nhân, xã hội do sự thiếu hụt (bẩm sinh hoặc không bẩm sinh) về thể chất hay tâm thần của họ. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật của Liên Hợp Quốc khẳng định: “Người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc các giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể gây cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội” [35]. Ở mỗi nước khái niệm về người khuyết tật có khác nhau về mức độ, thời gian tác động của khuyết tật đối với đời sống con người. Ở Anh quốc: Theo DDA (Disability Discrimination Act - Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh ban hành); Người khuyết tật là những người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Khi xét về mặt thời gian tác động người khuyết tật là những người có: Khiếm khuyết kéo dài hoặc sẽ có thể kéo dài hơn 12 tháng được coi là khuyết tật; Khiếm khuyết kéo dài dưới 12 tháng không được coi là khuyết tật, trừ khi là bị tái đi tái lại; Một số khiếm khuyết kéo dài hơn 12 tháng cả khi được phục hồi hoàn toàn thì vẫn được coi là người khuyết tật. Ở Hoa Kỳ: Theo Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA - Americans with Disabilities Act of 1990) định nghĩa người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống. Những ví dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm: Khiếm khuyết về vận động; Khiếm khuyết về thị giác, Khiếm khuyết về nói và nghe, Chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập, Các bệnh lây và không lây như Bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, bệnh lao và bệnh do HIV (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng). 10
  20. Ở Việt Nam, khái niệm về người khuyết tật được hiểu thống nhất kể từ khi có Luật Người khuyết tật, theo đó tại Khoản 1, Điều 2 có quy định: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [40].  Phân loại khuyết tật Người khuyết tật được chia làm các loại khuyết tật sau: - Khuyết tật vận động: Là dạng khuyết tật ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển. - Khuyết tật nghe nói: Những người khuyết tật thuộc nhóm này là những người yếu kém khả năng nghe nên cần phải có những dụng cụ trợ thính để giúp họ nghe được tiếng nói của người khác; vì không nghe được nên khả năng nói của họ cũng rất yếu kém. - Khuyết tật nhìn: Là những người rất yếu kém khả năng nhìn, dù đã đeo kính, khiến hạn chế hoạt động cần nhìn bằng mắt. - Khuyết tật thần kinh, tâm thần: Là người suy yếu về cảm xúc, suy nhược tinh thần hoặc mắc bệnh tâm lý khiến cho những nhu cầu của cá nhân và những nhu cầu mang tính xã hội của họ bị hạn chế. - Khuyết tật trí tuệ: Những người khuyết tật dạng này có sự suy yếu hay chậm phát triển trí não như những người bại não, động kinh, tự kỷ, và những rối loạn tương tự khác. - Khuyết tật khác: Là những người bị giảm khả năng thực hiện các hoạt động trong học tập và lao động do tê bì hoặc mất cảm giác ở tay chân, mặc dù đã được điều trị liên tục 3 tháng; do các nguyên nhân hô hấp hoặc do tim mạch hoặc do rối loạn đại, tiểu tiện dù đã liên tục điều trị 3 tháng; hoặc do các nguyên nhân khác. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2