intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

17
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thực thi chính sách GNBV tại cấp huyện; Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách GNBV tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hực thi chính sách GNBV tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TẤN PHÁT THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TẤN PHÁT THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ VÀNH KHUYÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ : “Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” là sản phẩm của quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Vành Khuyên; Số liệu, thông tin được trình bày trong luận văn đều trung thực; được cung cấp bởi các nguồn chính thống, đáng tin cậy và được trích dẫn nguồn cụ thể. Đây là nghiên cứu hoàn toàn mới, chưa từng được công bố. Tôi xin cam đoan và chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến nội dung luận văn thạc sĩ của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả Nguyễn Tấn Phát
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên; Ban Giám đốc; các phòng, ban Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện giúp tôi học tập, tiếp thu kiến thức trong suốt thời gian tham gia học tập tại trường. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Trần Thị Vành Khuyên – Giảng viên hướng dẫn, người đã tận tình, sâu sát giúp đỡ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn các anh, chị cán bộ, công chức, viên chức; các cơ quan tại thành phố Quy Nhơn đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi, cung cấp số liệu, thông tin để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 7 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI CẤP HUYỆN..................................................... 9 1.1. Chính sách giảm nghèo bền vững ....................................................... 9 1.1.1. Một số khái niệm............................................................................. 9 1.1.2. Vai trò của chính sách giảm nghèo bền vững ............................... 16 1.1.3. Các chính sách hợp phần của chính sách giảm nghèo bền vững .. 17 1.2. Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại cấp huyện .............. 19 1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại cấp huyện ................................................................................................................. 19 1.2.2. Vai trò của thực thi chính sách giảm nghèo bền vững.................. 20 1.2.3. Chủ thể và đối tượng thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại cấp huyện................................................................................................. 21 1.2.4. Nội dung thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại cấp huyện ................................................................................................................. 21 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách giảm nghèo bền vững ............................................................................................................ 25 1.3.1. Nhóm yếu tố khách quan .............................................................. 25
  6. 1.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan ............................................................ 27 1.4. Kinh nghiệm thực thi chính sách giảm nghèo bền vững của một số địa phƣơng và bài học rút ra cho thành phố Quy Nhơn ....................... 29 1.4.1. Kinh nghiệm từ thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình............... 29 1.4.2. Kinh nghiệm từ Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ..................... 30 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra ............................................................ 31 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 32 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO33 BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ........ 33 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và ảnh hƣởng của các yếu tố đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ........................................................................................... 33 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý ................................................ 33 2.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................... 33 2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến việc thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ......................................................................................................... 34 2.2. Tình hình nghèo tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ........... 35 2.3. Phân tích thực trạng hoạt động thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định .............. 38 2.3.1. Xây dựng kế hoạch và ban hành các văn bản thực thi chính sách giảm nghèo bền vững .............................................................................. 38 2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền vững........ 39 2.3.3. Huy động và phân bổ nguồn lực để thực thi chính sách giảm nghèo bền vững .................................................................................................. 40 2.2.4. Phân công, phối hợp thực thi chính sách giảm nghèo bền vững .. 41
  7. 2.2.5. Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực thi chính sách giảm nghèo bền vững ....................................................................................... 42 2.2.6. Đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực thi chính sách giảm nghèo bền vững .............................................................................. 44 2.3. Kết quả thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ..................................................... 44 2.3.1. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo chung ................... 45 2.3.2. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù trên địa bàn thành phố ................................................................................................. 50 2.3.3. Kết quả thực hiện các chính sách, chương trình lồng ghép .......... 52 2.4. Đánh giá hoạt động thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ..................................................... 57 2.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 57 2.4.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân ......................................... 58 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 61 Chƣơng 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ........................................................................................ 62 3.1. Định hƣớng giảm nghèo bền vững tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ................................................................................................... 62 3.1.1. Định hướng của Đảng và nhà nước về giảm nghèo bền vững ...... 62 3.1.2. Định hướng của tỉnh Bình Định về giảm nghèo bền vững ........... 65 3.1.3. Định hướng của thành phố Quy Nhơn về giảm nghèo bền vững . 66 3.2. Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định .............................. 67 3.2.1. Đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền vững ....................................................................................... 67
  8. 3.2.2. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực thi chính sách giảm nghèo bền vững ............................... 69 3.2.3. Kiện toàn bộ máy thực thi chính sách giảm nghèo bền vững ....... 70 3.2.4. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong thực thi chính sách giảm nghèo bền vững............................................... 70 3.2.5. Huy động vốn, lồng ghép nguồn lực để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ....................................................................................... 72 3.2.6. Thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ và an sinh xã hội .................... 73 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81
  9. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 GNBV : Giảm nghèo bền vững 2 KHCN : Khoa học công nghệ 3 UBND : Ủy ban nhân dân
  10. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Số trang Bảng 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực thành thị 1 và nông thôn trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình 34 Định năm 2022
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Số trang Biểu đồ 2.1. Thống kê số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa 1 33 bàn thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2018 – 2022
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài GNBV là một trong những chính sách lớn, quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện trong thời gian vừa qua. Với việc kinh tế - xã hội ngày càng phát triển Đảng và Nhà nước ngày một quan tâm và nâng cao chất lượng việc thực hiện an sinh xã hội, giảm nghèo cho người dân. Chính vì vậy, trong thời gian qua nước ta được xem là điểm sáng của thế giới về công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo của nước ta vẫn còn phải đối diện với nhiều thách thức: dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu; khủng hoảng kinh tế thế giới, dịch bệnh,… Đồng thời cũng tồn tại nhiều hạn chế: một số địa phương kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; tỷ lệ tái nghèo, phát sinh nghèo mới vẫn còn cao; vẫn còn có sự chênh lệch trong khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư;… Chính vì vậy, công tác GNBV sẽ luôn là thách thức lớn và cần được quan tâm thực hiện trong thời gian tới. Quy Nhơn là một thành phố nằm ven biển, có tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Bình Định; đồng thời đây cũng là trung tâm chính trị - văn hóa – kinh tế của tỉnh; điều này đã tạo điều kiện thuận lợi không nhỏ cho công tác thực thi chính sách GNBV. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy, vẫn còn tồn tại những người nghèo tại thành phố. Nguyên nhân cụ thể như sau: Thứ nhất, thành phố Quy Nhơn có vị trí địa lý thuận lợi giúp phát huy thế mạnh về du lịch và phát triển các khu công nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm qua, do ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến đời sống người dân trên địa bàn thành phố. Thứ hai, sự suy thoái chung của nền kinh tế thế giới kéo theo việc sản xuất trên địa bàn bị ảnh hưởng nặng, các dự án khu công nghiệp chậm tiến độ, các công ty cắt giảm số lượng lớn nhân sự,… 1
  13. Thứ ba, các nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các dự án bất động sản (nhà nghỉ, khu đô thị,…) bị đóng băng, chính vì vậy nguồn ngân sách của thành phố bị ảnh hưởng. Khi nguồn ngân sách bị ảnh hưởng, việc cân đối tài chính sẽ khiến một số nội dung liên quan đến việc hỗ trợ người nghèo bị giảm. Thứ tư, thành phố Quy Nhơn vẫn chưa tạo được các sinh kế bền vững giúp người dân thoát nghèo, nhiều trường hợp người dân thoát nghèo từ việc nhận được đền bù từ các dự án quy hoạch, tuy nhiên họ vẫn loay hoay sử dụng một cách thiếu hiệu quả nguồn tiền đó, dẫn đến việc tái nghèo của những trường hợp này còn cao. Thứ năm, các đối tượng yếu thế trong xã hội như: người cao tuổi, người khuyết tật, người neo đơn,… ngày càng dễ bị tổn thương bởi các tác động kinh tế - xã hội dẫn đến việc tái nghèo, khó thoát nghèo. Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 24/2021/QH15 thì công tác thực thi chính sách GNBV trên địa bàn thành phố Quy Nhơn cần phải được hoàn thiện. Từ những lý do trên, thực thi chính sách GNBV ở thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định cần được nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Do vậy tác giả lựa chọn đề tài này để làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Xóa đói, giảm nghèo là một vấn đề lớn của thế giới và thường xuyên được quan tâm nghiên cứu. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Nhóm các công trình liên quan đến chính sách xóa đói, giảm nghèo - Công trình nghiên cứu Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức do Viện Khoa học xã hội Việt nam công bố năm 2012: Công trình một mặt đánh giá Việt Nam là quốc gia có thành tích giảm nghèo xếp thứ hạng 2
  14. cao trên thế giới, mặt khác đã chỉ ra những vấn đề cần giải quyết trong công tác xóa đói, giảm nghèo như: những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường; khoảng cách giàu nghèo; sự tiếp cận các dịch vụ cơ bản của người nghèo; vấn đề nguồn lực trong thực hiện an sinh xã hội,… Từ đó khẳng định rằng, để công tác giảm nghèo ở nước ta tiếp tục đạt được những hiệu quả tích cực thì cần phải có các chính sách giảm nghèo toàn diện, mang tính bền vững lâu dài. - Công trình nghiên cứu Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp của tác giả Lê Quốc Lý công bố năm 2012: Công trình đề cập và làm rõ các vấn đề liên quan đến nghèo đói; tiến hành phân tích thực trạng nghèo đói tại nước ta; đồng thời hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến xóa đói giảm nghèo. Qua đó, công trình đã kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. - Công trình nghiên cứu Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam: Những thành tựu, thách thức và những bài học của tác giả Phạm Văn Quyết công bố năm 2012: Công trình này cũng tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề về nghèo đói ở nước ta. Đồng thời chỉ rõ được một số thách thức công tác xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam phải đối diện, từ đó đưa ra những bài học để Việt Nam ngày một hoàn thiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. - Công trình nghiên cứu Xóa đói giảm nghèo sau 25 năm đổi mới tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương công bố năm 2012: Công trình đã đề cập đến các thành tựu đạt được của công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta sau 25 năm đổi mới. Đồng thời công trình cũng chỉ ra những tồn tại trong công tác xóa đói, giảm nghèo và đề ra một số định hướng giảm nghèo cho thời kỳ 2011 – 2020. 3
  15. - Công trình nghiên cứu Chính sách xóa đói giảm nghèo ở một số huyện miền núi tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay của tác giả Bùi Thị Lan công bố năm 2013: Công trình đã hệ thống và phân tích các vấn đề liên quan đến chính sách xóa đói, giảm nghèo. Bên cạnh đó, công trình đã làm rõ những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo ở một số huyện miền núi tỉnh Bắc Giang; từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này. Nhóm các công trình liên quan đến thực thi chính sách GNBV - Công trình nghiên cứu Thực thi chính sách giảm nghèo qua Đề án 30a tại huyện Mường Tè - Lai Châu của tác giả Nguyễn Thị Huệ công bố năm 2014: Công trình đã hệ thống và bổ sung một số vấn đề cơ bản liên quan đến nghèo đói và xóa đói giảm nghèo. Từ cơ sở lý luận này, công trình đã tập trung đánh giá hiệu quả công tác thực thi chính sách giảm nghèo thông qua Đề án 30a và đưa ra những biện pháp để hoàn thiện công tác này. - Công trình nghiên cứu Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Bắc đến năm 2020 của tác giả Nguyễn Đức Thắng công bố năm 2016: Công trình đã phân tích, làm rõ và khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Nhà nước trong công tác thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Mặt khác, công trình đã nêu ra những bài học kinh nghiệm trong công tác xóa đói, giảm nghèo của Trung Quốc, Ấn độ, một số địa phương ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở các tỉnh Tây Bắc. - Công trình nghiên cứu Những biến chuyển của chính sách giảm nghèo đa chiều bền vững và định hướng giải pháp cho giai đoạn mới của tác giả Đào Ngọc Dung công bố năm 2018: Công trình tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả của phương pháp đo lường nghèo đa chiều đã được áp dụng tại nước ta trong thời gian vừa qua. Từ đó, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên 4
  16. nhân và đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp đo lường này để làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách giảm nghèo ở nước ta. - Công trình nghiên cứu Thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình của tác giả Nguyễn Đức Dũng công bố năm 2020: Công trình đã hệ thống một số vấn đề cơ bản liên quan đến chính sách GNBV như: khái niệm, vai trò,… trong đó tập trung phân tích, làm rõ nội dung thực hiện chính sách. Từ việc phân tích tình hình thực tiễn, công trình đã nêu ra những hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở xây dựng một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chính sách GNBV trong thời gian tới tại địa phương. - Công trình nghiên cứu GNBV theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Nguyễn Việt Thanh công bố năm 2023: Công trình đã tập trung nghiên cứu các quy định của nhà nước về chuẩn nghèo, đồng thời nêu bật những kết quả giảm nghèo theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, công trình đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chính sách GNBV theo chuẩn nghèo đa chiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Nhìn chung, các công trình đi trước đã đề cập đến nhiều phương diện khác nhau thực thi chính sách GNBV, đây là nguồn tư liệu đối với việc nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu thực thi chính sách GNBV tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Thực thi chính sách GNBV tại thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định” để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 5
  17. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực thi chính sách GNBV tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thực thi chính sách GNBV tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu gồm: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thực thi chính sách GNBV tại cấp huyện. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách GNBV tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hực thi chính sách GNBV tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác thực thi chính sách GNBV tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến thực thi chính sách GNBV, bao gồm các bước như sau: (1) Xây dựng kế hoạch và ban hành các văn bản thực thi chính sách GNBV; (2) Phổ biến, tuyên truyền về chính sách GNBV; (3) Huy động, phân bổ nguồn lực để thực thi chính sách GNBV; (4) Phân công, phối hợp thực thi chính sách GNBV; (5) Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực thi chính sách GNBV; (6) Đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực thi chính sách GNBV. - Về thời gian: từ năm 2018 đến nay. Vì đây là giai đoạn thể hiện kết quả của Chương trình mục tiêu GNBV ở nước ta giai đoạn 2016 – 2020 và 6
  18. thực hiện giai đoạn mới 2021 – 2025. Mặt khác, trong giai đoạn này đại dịch COVID-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống an sinh xã hội cho người dân nói chung và cho người nghèo nói riêng. Chính vì lý do đó, tác giả lựa chọn khoảng thời gian trên để nghiên cứu. - Về không gian: thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách và thực thi chính sách xoá đói, giảm nghèo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, từ đó giúp tác giả có được cái nhìn tổng quan về nội dung đang nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu: phương pháp này được sử dụng nhằm giúp thu thập các số liệu thứ cấp phục vụ cho việc phân tích, chứng minh những luận đề, luận điểm được nêu trong luận văn. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: trên cơ sở thu thập thông tin tài liệu, số liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp này để tiến hành nghiên cứu, xử lý các số liệu đã thu thập; tóm tắt các thông tin từ các nguồn khác nhau từ đó đưa ra những nhận định, kết luận trong luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Luận văn góp phần hệ thống, bổ sung và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách GNBV trên địa bàn cấp huyện. 7
  19. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn đánh giá khái quát thực trạng việc thực thi chính sách GNBV tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác này tại địa phương. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan địa phương quản lý nhà nước thiết kế và thực thi chính sách GNBV hiệu quả trong giai đoạn mới, đồng thời nó cũng chứa đựng nhiều thông tin dữ liệu hữu ích phục vụ cho nhiều nội dung nghiên cứu khác nhau. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, kết cấu của luận văn gồm có 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách GNBV tại cấp huyện Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách GNBV tại thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thực thi chính sách GNBV tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 8
  20. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI CẤP HUYỆN 1.1. Chính sách giảm nghèo bền vững 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm nghèo Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về nghèo. Tùy từng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, tùy từng thời điểm nhất định mà có những quan điểm khác nhau và những tiêu chuẩn khác nhau về nghèo. Một số định nghĩa về nghèo phổ biến như sau: - Theo quan điểm của Ủy hội Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc thì nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Những nhu cầu này đã được xác lập, thừa nhận theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Như vậy, theo quan điểm này, mỗi xã hội theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội đều xác lập một tiêu chuẩn riêng về những nhu cầu cơ bản của con người; những người không được thỏa mãn những nhu cầu này chính là người nghèo [29]. - Theo quan điểm của Liên Hợp quốc, nghèo được tiếp cận theo bốn nội dung gồm: nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả các hoạt động xã hội; nghèo cũng có nghĩa là không tiếp cận đụ các nhu cầu cơ bản như ăn – mặc – học tập – khám chữa bệnh – không việc làm; nghèo còn có nghĩa là không an toàn bởi dễ rơi vào tình trạng không có quyền, không được tiếp cận tín dụng; đồng thời nghèo cũng là việc dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro,…[1] 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1