Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
lượt xem 29
download
Mục tiêu của luận văn "Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang" nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả về thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ HỒNG THẮM THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ HỒNG THẮM THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG QUỐC CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do Tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác. Kiên Giang, ngày 21 tháng 4 năm 2017 Đinh Thị Hồng Thắm
- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 8 1.1.1. Giảm nghèo 8 1.1.2. Giảm nghèo bền vững 13 1.2. Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững 21 1.2.1. Khái niệm chính sách giảm nghèo bền vững 21 1.2.2. Nội dung thực thi chính sách giảm nghèo bền vững 25 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giảm 29 nghèo bền vững Tiểu kết chương 1 34 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Tình hình nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 35 2.1.1. Các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo trên địa bàn huyện 35 An Minh, tỉnh Kiên Giang 2.1.2. Thực trạng nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên 45 Giang
- 2.2. Tình hình thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa 48 bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 2.2.1. Chủ trương, biện pháp thực thi chính sách giảm nghèo bền 48 vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 2.2.2. Kết quả thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa 50 bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 2.3. Đánh giá việc thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên 62 địa bàn huyện An Minh 2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân 62 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 64 Tiểu kết chương 2 70 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo 71 bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 3.1.1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo 71 bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm 72 nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm 74 nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 3.2.1. Giải pháp chung 74 3.2.2. Giải pháp cụ thể 75 Tiểu kết chương 3 89 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế GNBV : Giảm nghèo bền vững GD – ĐT : Giáo dục – Đào tạo HĐND : Hội đồng nhân dân KTXH : Kinh tế - xã hội LĐ - TBXH : Lao động – Thương binh và Xã hội MTTQ : Mặt trận Tổ quốc UBND : Ủy ban nhân dân XĐGN : Xóa đói giảm nghèo XDCB : Xây dựng cơ bản
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số, đơn vị hành chính của 38 huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Bảng 2.2. Lao động, cơ cấu sử dụng lao động của huyện An Minh, 39 tỉnh Kiên Giang. Bảng 2.3. Trường học, lớp học, giáo viên và học sinh trên địa bàn 41 huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Bảng 2.4. Cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ ngành y và ngành dược 42 trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Bảng 2.5. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên 46 Giang.
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) là mô ̣t chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằ m hướng tới mu ̣c tiêu chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội. Đây là một trong những chính sách xã hội hướng vào phát triển con người, tạo cơ hội cho người nghèo tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của đất nước và được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như: giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, khoa học kỹ thuật… góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành tựu XĐGN của nước ta trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được Liên hiệp quốc tuyên dương là một trong những quốc gia về đích sớm trong thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác XĐGN vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: chính sách còn chồng chéo thiếu thống nhất, đồng bộ; kết quả XĐGN chưa bền vững; tốc độ giảm nghèo không đồng đều; nhận thức và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương, cơ sở chưa có sự thống nhất cao; sự phối hợp giữa các chương trình, dự án liên quan đến đói, nghèo chưa chặt chẽ... Nguyên nhân của thực trạng này là do công tác hoạch định và cụ thể hóa chính sách còn hạn chế; phương thức thực hiện XĐGN chưa mang tính bền vững; người dân chưa thực sự nỗ lực giảm nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; công tác đánh giá và giám sát việc thực thi chính sách còn yếu... Kiên Giang là tỉnh đồng bằng Nam bộ có tiềm năng, lợi thế đa dạng về phát triển kinh tế: biển, rừng, đồi núi…Tuy vậy, nhiều vùng, địa phương trong tỉnh cũng còn khó khăn nên công tác XĐGN luôn được coi trọng cùng với quá trình phát triển KTXH của tỉnh. An Minh là một trong 15 huyện, thị, 1
- thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang, được thành lập vào năm 1986. Xuất phát điểm của An Minh thấp, quy mô kinh tế nhỏ lẻ, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Đứng trước những thách thức lớn, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh và bằng quyết tâm chính trị cùng với cách làm kiên trì, đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện, An Minh đã đạt được những thành tựu trong phát triển KTXH. Tuy vậy, An Minh vẫn là huyện khó khăn của tỉnh Kiên Giang, là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao đứng hàng thứ 2 của tỉnh: 19,97% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020; hộ nghèo hàng năm có giảm nhưng thiếu bền vững, tái nghèo và phát sinh nghèo còn nhiều; đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, thiếu điều kiện phát triển KTXH. Hiện tại, công tác giảm nghèo của huyện đố i mă ̣t với một số thách thức mới, như ảnh hưởng biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, thiên tai, tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến ngày càng phức tạp làm cho sản xuất và đời sống của nhân dân gặp khó khăn, tốc độ giảm nghèo chậm lại; nguy cơ tái nghèo mới ở khu vực nông thôn, vùng ven biển có chiề u hướng gia tăng. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách XĐGN ở huyện An Minh vẫn còn một số bất cập. Một số chương trình, chính sách còn thiếu tính đồng bộ, chưa có sự thống nhất cao về nhận thức và hành động; công tác triển khai thực hiện, đánh giá và giám sát việc thực thi chính sách còn hạn chế; hệ thống chính sách chưa thật sự tạo được động lực mạnh mẽ để người nghèo thoát nghèo; kết quả giảm nghèo còn thiếu tính bền vững... chưa tìm được những giải pháp thiết thực phù hợp với điều kiện KTXH của địa phương. Vì vậy việc xem xét, đánh giá hoạt động thực thi chính sách XĐGN tại huyện An Minh nhằm tìm ra những giải pháp mang tính bền vững để thực hiện có hiệu quả chính sách XĐGN trong thời gian tới là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. 2
- Qua thực tế đó, học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đói nghèo là một hiện tượng KTXH ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của toàn xã hội, vấn đề này tồn tại ở tất cả các nước, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển. Do đó, đói nghèo là vấn đề mang tính chất quốc gia và toàn cầu; XĐGN là nội dung đầu tiên trong tám mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên hợp quốc đã đưa ra đến năm 2015 phải hoàn thành. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề XĐGN và chính sách XĐGN ở các góc độ khác nhau: - Về đói nghèo và XĐGN nói chung: Có các nghiên cứu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH): Đói nghèo ở Việt Nam [3]; Nhận diện đói nghèo ở nước ta [4]; Xóa đói giảm nghèo [5]; Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế [6], Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 [7]. + Đàm Hữu Đắc và Nguyễn Hải Hữu (đồng chủ biên): Những định hướng chiến lược của chương trình, mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 [18]. + Nguyễn Thị Hằng: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. Cuốn sách đánh giá khá đầy đủ thực trạng về nghèo đói ở Việt Nam và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta đến năm 2000 [22]. + Lê Quốc Lý (chủ biên): Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp [27]. Nhóm tác giả đã trình bày khái quát việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010, đồng thời đưa ra những định hướng, mục tiêu và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020. 3
- - Một số luận văn, luận án đề cập đến XĐGN, tiêu biểu như: Nguyễn Thị Hằng: “Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” [23]; Trần Thị Hằng: “Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [24]; - Một số luận văn đề cập đến vấn đề XĐGN ở địa phương như: + Nguyễn Út Ngọc Mai: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” [28]. + Nguyễn Thị Minh Nguyệt: “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” [30]. + Võ Văn Quân: “Giảm nghèo bền vững ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp” [31]. + Vũ Thị Hồng Điệp: “Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay” [19]. - Những công trình nghiên cứu về XĐGN của tỉnh Kiên Giang có công trình: + Nguyễn Văn Cảnh: “Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” [20] + Võ Trọng Đường: “Phân hoá giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp” [9]. Từ các công trình nghiên cứu nêu trên, cho thấy rằng cơ bản đã đề cập giải quyết những nội dung về lý luận và thực tiễn XĐGN ở nước ta. Các kết quả nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, để tác giả có cái nhìn tổng quan về thực thi chính sách giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Các công trình, các bài viết nêu trên đã nghiên cứu về XĐGN ở nhiều mức độ, góc độ khác nhau và đã có đóng góp quan trọng làm cơ sở khoa học để Nhà nước xây dựng chính sách XĐGN. Tuy nhiên, vấn đề GNBV có vai trò rất quan trọng trong phát triển KTXH 4
- nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, cho nên việc nghiên cứu đề tài GNBV vẫn luôn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Mặt khác, hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể và toàn diện về vấn đề thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ của khoa học Quản lý công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả về thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách GNBV. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoa ̣t đô ̣ng thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Nghiên cứu toàn bộ các nội dung hoạt động thực thi chính sách GNBV để có cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng tổ chức thực thi chính sách công. * Về thời gian: 5
- - Mốc thời gian đánh giá thực trạng: Tập trung nghiên cứu hoạt động thực thi chính sách GNBV và những thống kê mới nhất về GNBV giai đoạn 2011 – 2015. - Mốc thời gian đề xuất giải pháp: Đề xuất giải pháp thực thi chính sách GNBV giai đoạn 2016 – 2020. * Về không gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động thực thi chính sách GNBV trên địa bàn toàn huyện bao gồm 10 xã và 01 thị trấn 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật; Cơ sở lý luâ ̣n là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về XĐGN. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu: sử dụng phương pháp này trong việc thu thập thông tin, xử lý các số liệu, tài liệu khác nhau như: các văn kiện, Nghị quyết Đảng; các sách tài liệu nghiên cứu lý luận về đói nghèo... + Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng để phân tích các số liệu, tài liệu thu thập được; trên cơ sở đó, tổng hợp khái quát hóa, rút ra các kết luận phục vụ mục đích nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận: Luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận về thực thi chính sách GNBV. 6.2. Về mặt thực tiễn: - Dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của đói nghèo trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, luận văn chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế 6
- trong thực thi chính sách GNBV tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện trong thời gian tới. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, học tập cũng như giúp người đọc có thể hiểu thêm về những vấn đề lý luận, thực tiễn thực thi chính sách GNBV ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, luận văn cũng có thể là nguồn tài liệu giúp nhà quản lý đưa ra những chính sách đúng đắn và hiệu quả trong quá trình thực hiện chính sách đối với công tác GNBV. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách giảm nghèo bền vững. Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 1.1.1. Giảm nghèo 1.1.1.1 Quan niệm về nghèo: Hiện nay, có rất nhiều quan niệm về nghèo cụ thể là: Tại Hội nghị bàn về giảm đói nghèo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9/1993 tại Băng Cốc (Thái Lan) đã định nghĩa về nghèo: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển KTXH và phong tục tập quán của địa phương” [27, tr.13]. Nghèo tuyệt đối là không được thoả mãn những nhu cầu cơ bản (cả nhu cầu lương thực cũng như nhu cầu phi lương thực) nhưng những nhu cầu cơ bản này lại tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của từng địa phương chứ không cố định. Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới trung bình của cộng đồng địa phương hay một nước. Để đánh giá mức nghèo của một nước hay một địa phương, có nhiều chỉ tiêu được áp dụng, trong đó đáng lưu ý là chỉ số nghèo của con người (Human poverty index - HPI) và hệ số GINI. Chỉ số HPI bao gồm: tỷ lệ người sống dưới 40 tuổi; tỷ lệ người lớn mù chữ; tỷ lệ người không được tiếp cận nguồn nước sạch, dịch vụ y tế và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; mức chênh lệch về thu nhập hoặc về chỉ tiêu giữa 20% dân cư giàu nhất với 20% dân cư nghèo nhất. 8
- Hệ số GINI là hệ số đo lường mức bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư. Hệ số này nằm trong khoảng 0 (bình đẳng tuyệt đối) đến 1 (bất bình đẳng tuyệt đối). Chỉ tiêu để tính hệ số GINI có thể là thu nhập bình quân đầu người theo dân số hoặc chi tiêu bình quân đầu người theo dân số. Theo quan điểm của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Côpenhaghen (Đan Mạch) tháng 3/1995 đã đưa ra định nghĩa về người nghèo: “Người nghèo là người mà tất cả những thu nhập của họ nhỏ hơn l USD/ngày, đây là số tiền coi như đủ mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại”. Tại cuộc họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về phát triển xã hội, tháng 6-2000 ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ), cộng đồng quốc tế tiếp tục cam kết giảm người nghèo trên thế giới. Hội nghị đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh chiến dịch tấn công vào đói nghèo và khuyến nghị các quốc gia cần có những chiến lược toàn diện về xoá đói, giảm nghèo. Tiếp đó, đầu tháng 9- 2000, Hội nghị thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) một lần nữa khẳng định chống đói nghèo được coi là một trong những nội dung quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển của thế giới hiện nay. Như vậy, nghèo là một phạm trù lịch sử, nghèo sẽ còn tồn tại lâu dài trong xã hội, do sự khác biệt về năng lực, thể chất, nguồn gốc thu nhập chính đáng, địa vị xã hội giữa các cá nhân. Vì thế chỉ có thể từng bước giảm nghèo chứ chưa thể tiến tới xóa nghèo. 1.1.1.2. Quan niệm về giảm nghèo: Do cách đánh giá và nhìn nhận nguồn gốc của nghèo khác nhau nên cũng có nhiều quan niệm về giảm nghèo khác nhau, hiểu một cách chung nhất, giảm nghèo là quá trình làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức 9
- sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Cụ thể hơn, giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. Theo đó, giảm nghèo là quá trình chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có nhiều hơn, hướng đến sự đầy đủ hơn các điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người. 1.1.1.3. Quan niệm về tái nghèo: Tái nghèo được hiểu là tình trạng một hộ gia đình đã thoát nghèo quay trở lại hộ nghèo trong một thời gian nhất định. Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách xoá đói, giảm nghèo nhưng kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu và nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng tái nghèo là một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi chưa sâu sát. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo, thậm chí thay đổi chuẩn nghèo cũng gây ra hiện tượng tái nghèo. 1.1.1.4. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo: Với cách hiểu đói nghèo nêu trên cho thấy chuẩn nghèo có sự biến động theo thời gian và không gian. Chuẩn nghèo là công cụ để phân biệt 10
- người nghèo và người không nghèo, đồng thời là dụng cụ đề đo lường và giám sát đói nghèo. * Ngân hàng thế giới đưa ra thước đo nghèo đói như sau: - Các nước công nghiệp phát triển: 14 USD/ngày/người. - Các nước Đông Nam Á: 4 USD/ngày/người. - Các nước thuộc Mỹ Latinh và vùng Caribê: 2 USD/ngày/người. - Các nước đang phát triển: l USD/ngày/người. - Các nước nghèo: 0,5 USD/ngày/người. * Ngân hàng phát triển Châu Á, tại Hội nghị ngày 27/8/2008 ở Hồng Kông, đã đưa ra chuẩn đói nghèo là thu nhập dưới 1,35 USD/ngày/người [27, tr.19-20]. Tuy nhiên, các quốc gia thường xây dựng chuẩn nghèo riêng và thường thấp hơn chuẩn nghèo do Ngân hàng thế giới đưa ra. * Chuẩn nghèo của Việt Nam được điều chỉnh theo không gian và thời gian. Về không gian, chuẩn nghèo của Việt Nam biến đổi theo trình độ phát triển KTXH của 03 vùng sinh thái khác nhau, đó là: vùng thành thị, vùng nông thôn đồng bằng và vùng nông thôn miền núi. Về thời gian, chuẩn nghèo được điều chỉnh theo trình độ phát triển KTXH và nhu cầu con người trong từng giai đoạn cụ thể. Căn cứ vào mức sống thực tế và trình độ phát triển KTXH, từ năm 1993 đến nay, nước ta đã 7 lần công bố tiêu chí cụ thể để đánh giá hộ nghèo (Chuẩn nghèo lần 1: Ban hành năm 1993; Chuẩn nghèo lần 2: Ban hành năm 1995; Chuẩn nghèo lần 3: Ban hành năm 1997; Chuẩn nghèo lần 4: Ban hành năm 2000; Chuẩn nghèo lần 5: Ban hành năm 2005; Chuẩn nghèo lần 6: Ban hành năm 2011; Chuẩn nghèo lần 7: Ban hành năm 2015). Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian điều tra cùng với sự thay đổi theo mặt bằng thu nhập của người dân. 11
- - Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 được áp dụng theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, quy định những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo: + Thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng, tính cho khu vực nông thôn. + Thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng, tính cho khu vực thành thị. - Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 được áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo: + Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. + Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống [36]. - Chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 được áp dụng theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định cụ thể như sau: + Hộ nghèo khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: . Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; . Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Hộ nghèo khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: . Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; 12
- . Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. (Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế (BHYT); trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin) [38]. 1.1.2. Giảm nghèo bền vững 1.1.2.1. Quan niệm chung về GNBV: Cho đến nay, chưa có một quan niệm thống nhất về GNBV. Tuy nhiên, vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập khi nói đến phát triển bền vững và GNBV là nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Ngược lại, khi kinh tế phát triển bền vững lại tạo điều kiện để GNBV. GNBV có thể được hiểu là quá trình thực hiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo hướng tới nâng cao năng lực tự thoát nghèo và không rơi trở lại trạng thái nghèo của người dân. Về nguyên tắc, giải quyết vấn đề nghèo nói chung cần đảm bảo trên cả 2 phương diện số lượng và chất lượng. Về số lượng, giảm nghèo sẽ là số tuyệt đối hộ nghèo giảm được trong một khoảng thời gian nhất định, cần phân biệt giữa số hộ nghèo giảm với số hộ thoát nghèo, hai khái niệm này chỉ đồng nhất với nhau khi không có các yếu tố khác tác động đến như di chuyển dân cư, tái nghèo... Về chất lượng giảm nghèo là khái niệm để chỉ thực chất của kết quả giảm nghèo, mà vấn đề cần đạt được là đời sống người nghèo được nâng lên sau khi có tác động hỗ trợ, khoảng cách thu nhập với các nhóm dân cư khác được rút ngắn về mặt tốc độ, khi gặp rủi ro hay bất trắc sẽ không bị rơi vào 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 246 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 172 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 137 | 21
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 258 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 146 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 125 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 111 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn