intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

17
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Hà Nội dựa trên cơ sở hệ thống các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của trung ương và thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của Thành phố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN MINH THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN MINH THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thoa HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đề tài Luận văn “Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi; Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa bảo vệ một học vị nào.
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, trong suốt quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các tổ chức, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Học Viện Hành Chính Quốc Gia, Khoa Quản lý Công, Phòng Đào tạo của nhà truờng cùng các thầy cô giáo, những nguời đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo TS. Trần Thị Thoa, nguời đã trực tiếp chỉ bảo, huớng dẫn khoa học và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nơi tôi công tác đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu; Trân trọng cảm ơn các đồng chí là Lãnh đạo, chuyên viên của Ban Kinh tế Ngân sách - HĐND thành phố Hà Nội, Liên minh các hợp tác xã Thành phố, Hội nông dân Thành phố, Cục Thống kê Hà Nội đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy, cô giáo, nhà khoa học cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn!
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 SXNN Sản xuất nông nghiệp 2 NN Nông nghiệp 3 KV Khu vực 4 KT-XH Kinh tế xã hội 5 CNH Công nghiệp hóa 6 HĐH Hiện đại hóa 7 TN Tự nhiên 8 TKNN Thống kê nông nghiệp 9 CN Công nghệ 10 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 11 HĐND Hội đồng nhân dân 12 TKNN Thống kê nông nghiệp Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States 13 USDA Department of Agriculture) Liên đoàn Quốc tế các Phong trào Nông nghiệp hữu cơ IFOAM (International 14 IFOAM Federation of Oranic Agriculture Movements) Phương pháp canh tác lúa cải tiến (phương 15 SRI pháp canh tác lúa sinh thái và hiệu quả, tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào) Hệ thống đảm bảo cùng tham gia 16 PGS (Participatory Guarantee System)
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ .......................................................................................... 12 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách nông nghiệp hữu cơ .................................... 13 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ ............................................................. 13 1.1.2 Khái niệm về phát triển nông nghiệp hữu cơ ......................................... 16 1.1.3. Khái niệm về chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ ...................... 16 1.1.4. Mục tiêu của chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ ...................... 17 1.1.5. Nội dung chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ ............................ 18 1.1.6. Khái niệm thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ ............. 22 1.2. Tổ chức thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ .................... 23 1.2.1. Vai trò, yêu cầu thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ .......... 23 1.2.2. Quy trình thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ............... 25 1.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ .............................................................................................................. 30 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ ................................................................................ 33 1.4.1. Kinh nghiệm của Lâm Đồng ................................................................. 33 1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 36 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 39 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................... 40
  7. 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp hữu cơ ......................................................... 40 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội ......................... 40 2.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2015-2020........................................................................................................ 42 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Hà Nội ............................................................................................................. 43 2.2. Phân tích quá trình thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Hà Nội ............................................................................................ 45 2.2.1. Nội dung về chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của Thành phố Hà Nội ................................................................................................................... 45 2.2.2. Quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Hà Nội ....................................................................................... 49 2.2.3. Các kết quả đạt được của sản xuất nông nghiệp hữu cơ từ quá trình thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Hà Nội ....................... 57 2.3. Nhận xét chung kết quả thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Hà Nội ........................................................................................................ 68 2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 68 2.3.2. Hạn chế .................................................................................................. 70 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................ 71 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 72 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................................................................. 73 3.1. Phương hướng thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 73 3.2. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. .................................................................................................................. 75
  8. 3.2.1. Nhóm giải pháp về thực thi chính sách ................................................. 75 3.2.2. Nhóm các giải pháp khác về phát triển nông nghiệp hữu cơ ................ 81 3.3. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Hà Nội ............................................................... 85 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 87 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 90
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 01 : Sơ đồ quy trình thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ .................... 26 Hình 02: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ.......................................................................................................................................... 33 Bảng 1. Diễn biến sản xuất lúa hữu cơ Hà Nội qua các năm............................................... 57 Bảng 2. Diễn biến sản xuất rau hữu cơ Hà Nội qua các năm .............................................. 58 Bảng 3. Diễn biến sản xuất cây ăn quả hữu cơ Hà Nội qua các năm .................................. 59 Bảng 4. Diễn biến sản xuất chè hữu cơ Hà Nội qua các năm .............................................. 60 Bảng 5. Diễn biến sản xuất cây dược liệu hữu cơ Hà Nội qua các năm .............................. 61 Bảng 6. Thực trạng chăn nuôi lợn hữu cơ Hà Nội qua các năm .......................................... 62 Bảng 7. Thực trạng chăn nuôi gà hữu cơ Hà Nội qua các năm ........................................... 64
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông thôn là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế đất nước, là bệ đỡ quan trọng để phát triển các ngành kinh tế khác, đóng góp vào sự đảm bảo của an ninh lương thực quốc gia, giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn. Với tốc độ đô thị hóa nhanh đang diễn ra ở thành phố Hà Nội, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã và đang chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất đô thị và đất dịch vụ khác, tuy nhiên vẫn còn nhiều dư địa để phát triển SXNN cũng như các dịch vụ sau thu hoạch nhằm làm tăng giá trị thương phẩm nông sản phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sau 05 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành NN theo hướng phát triển bền vững và nâng cao giá trị. Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Giá trị gia tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 3,35%; trong đó: Trồng trọt tăng 2,4%, chăn nuôi tăng 4,0%, thủy sản tăng 6,06%. Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp cùng với đó là chuyển đổi cơ cấu kinh tế NN đã có tiến bộ rõ rệt, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực; nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung có hiệu quả kinh tế cao đã được hình thành ở các địa phương của thành phố Hà Nội như vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng hoa cây cảnh, vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, vùng nuôi trồng thủy sản. Với khoảng 195.800 ha đất SXNN (chiếm 58,3% tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội). Số dân khoảng 10 triệu người trong đó ở khu vực nông thôn có trên 4,1 triệu người, chiếm khoảng 40%; lao động ở KV nông thôn 2,2 triệu người, chiếm trên 40,2% lực lượng lao động của Thành phố, đồng thời hàng năm Thành phố đón khoảng 20 triệu lượt du khách đến du lịch, học tập và công tác, nhu cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm, nhất là các thực phẩm sạch có nguồn 1
  11. gốc rõ ràng là rất lớn. Cùng với sự phát triển của KT-XH, yêu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng nông sản và thực phẩm ngày càng tăng , đồng thời nhằm phát triển NN theo hướng thân thiện, an toàn với môi trường, đã đặt ra bài toán Thành phố phải phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ (nông nghiệp sinh thái) nhằm đảm bảo tự chủ được tối đa nhu cầu của việc tiêu dùng nông sản, thực phẩm sạch và an toàn của người dân cũng như bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, Ngành và Thành phố đã quan tâm, xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích phát triển SXNN hữu cơ nhằm thúc đẩy phát triển SXNN nói chung và NN hữu cơ nói riêng, qua đó giải quyết việc làm cho lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống của những người dân ở khu vực nông thôn, góp phần đảm bảo về an ninh, an toàn lương thực quốc gia, bảo vệ sức khỏe người dân, từ đó hỗ trợ sự phát triển các ngành kinh tế khác, đồng thời bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực thi chính sách còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như người dân còn chưa tiếp cận kịp thời với các chính sách, sự phối hợp thực thi chính sách của các cơ quan còn chưa hiệu quả... Do đó, để nâng cao hiệu quả của quá trính thực thi các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của Thủ đô trong thời gian tới, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Những công trình nghiên cứu liên quan của học giả nước ngoài Trên thế giới, có nhiều tác giả đã nghiên cứu đánh giá chính sách, thực thi chính sách nông nghiệp hữu cơ để thúc đẩy và phát triển nông nghiệp hữu cơ cả về quy mô và giá trị kinh tế. Nghiên cứu của Yoshitaka Miyake và cộng sự năm 2020 về chính sách nông nghiệp hữu cơ về thực trạng, xu hướng, lợi ích và các rào cản của chính sách nông nghiệp hữu cơ tại Nhật Bản. Nghiên 2
  12. cứu đã tiến hành khảo sát bảng hỏi đối với nhân viên phụ trách thực phẩm hữu cơ tại 20 thành phố có trên 500.000 dân. Qua đó, nghiên cứu đã xem xét và so sánh các xu hướng, tình trạng và rào cản chính sách nông nghiệp hữu cơ giữa các thành phố ở Nhật Bản để xem họ đang hoạt động trong lĩnh vực nào và có những ưu đãi về chính sách nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về chính sách của các thành phố như: Các thành phố lớn quan tâm hơn đến các chính sách tiêu thụ các thành phố nhỏ; Các thành phố có quy mô trang trại lớn và năng suất nông nghiệp cao thường có các chính sách tập trung vào khuyến nông nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin về thị trường sẽ củng cố hiệu quả của quá trình tư vấn chính sách, đặc biệt là các thành phố lớn. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những khó khăn và đề xuất chính sách để đạt được mục tiêu canh tác hữu cơ. Trong đó trở ngại chính của phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các nước đang phát triển là vấn đề cơ sở hạ tầng như thị trường thích hợp, địa điểm thuận tiện để hỗ trợ nông dân hữu cơ sản xuất cây trồng hữu cơ (Veisi. A, 2013). Stolze và Lampkin [4] cũng cho rằng chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ nên tập trung vào ba công cụ chính; (1) công cụ pháp lý hoặc quy định (kiểm soát hữu cơ và quản lý tiêu chuẩn), (2) công cụ tài chính (thanh toán để hỗ trợ chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ), và (3) công cụ truyền thông (thông tin, truyền thông, nghiên cứu, đào tạo và tư vấn). Hơn nữa, Thapa và Rattanasuteerakul [5] đã đề cập rằng tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các thành viên cộng đồng và các nhóm nông dân, tham gia các chương trình đào tạo, mức độ hài lòng về giá cả và cường độ nguy cơ dịch hại đã có thể thúc đẩy nông dân sản xuất canh tác rau hữu cơ. Trong nghiên cứu của Pasupha Chinvarasopak (2015) về các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của việc thực hiện chính sách nông nghiệp hữu cơ ở các cộng đồng địa phương tại Thái Lan đã cho thấy chính sách nông nghiệp hữu cơ là đầu ra của cả hệ thống chính trị, bắt nguồn từ xu hướng toàn 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2