intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng công tác thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2012 đến năm 2022. Từ đó, đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi chính sách về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../............... ........../.......... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ PHƢỚC QUÝ THỰC THI CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk, năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../............... ........../.......... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ PHƢỚC QUÝ THỰC THI CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LINH GIANG Đắk Lắk, năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là người thực hiện luận văn thạc sỹ về đề tài “Thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk”. Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong luận văn sử dụng thông tin, số liệu trung thực, không sao chép bất kỳ nguồn nào mà không trích dẫn theo quy định. Đắk Lắk, tháng 10 năm 2023 Học viên Cao học Lê Phƣớc Quý i
  4. LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả công trình nghiên cứu này, cá nhân luôn nhận được sự giúp đỡ từ nhiều cá nhân và tập thể lớp Cao học Quản lý công HC26.TN7, Học viện Hành chính Quốc gia phân viện Tây Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: TS. Nguyễn Thị Linh Giang tại Học viện Chính trị khu vực 3, Học viện Hành chính Quốc gia, người cô đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và định hướng giúp tôi hoàn thành luận văn; Th.S Đặng Thị Phương Thảo – chủ nhiệm lớp Cao học Quản lý công HC26.TN7 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học và nghiên cứu; Lãnh đạo UBND huyện Buôn Đôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Buôn Đôn; đặc biệt là ông Khăm Phon Lào – Trưởng phòng NN&PTNT huyện, ông Đỗ Ngọc Anh – Trưởng phòng GD&ĐT huyện đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để nghiên cứu đề tài; Gia đình và đồng nghiệp đã luôn động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ......................................................................................................... i BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................ v MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC THI CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI......................................................................................... 8 1.1. Chính sách công và thực thi chính sách xây dựng Nông thôn mới ........... 8 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách xây dựng NTM ....... 22 1.3. Kinh nghiệm thực thi chính sách xây dựng NTM của một số địa phương trong nước ....................................................................................................... 27 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 28 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK ................................................................................................................ 37 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk .................................................................................................... 37 2.2. Thực trạng thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ...................................................................... 48 2.3. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ............................................................... 65 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 74 Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK .................................................... 75 iii
  6. 3.1. Định hướng đảm bảo thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.......................................................... 75 3.2. Một số giải pháp đảm bảo thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. ................................................. 76 3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 80 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 81 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83 iv
  7. BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ: Ban Chỉ đạo BCH: Ban Chấp hành BQL Ban quản lý CB: Cán bộ CC: Công chức CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa HĐND: Hội đồng nhân dân HTX: Hợp tác xã KT-XH: Kinh tế - xã hội MTQG: Mục tiêu quốc gia MTTQ: Mặt trận Tổ quốc NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTM: Nông thôn mới Nxb: Nhà xuất bản QLNN: Quản lý nhà nước TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân v
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Việt Nam, ngành nông nghiệp nói riêng và vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung luôn được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng, nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nông nghiệp đã tạo tiền đề, nền tảng, và là động lực cho tăng trưởng kinh tế đất nước và đảm bảo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được ban hành tại hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo nên những đổi thay to lớn, sâu sắc theo chiều hướng tích cực đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta, từ đó lĩnh vực nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống của nông dân và cư dân nông thôn được nâng cao về mọi mặt, diện mạo nông thôn có sự thay đổi sâu sắc theo hướng ngày càng hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn còn những hạn chế, bất cập. Từ đó cho thấy cần có các giải pháp hữu hiệu để tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn một cách nhanh chóng và bền vững, góp phần thực hiện mục thắng lợi tiêu phát triển đất nước. Vì vậy, xây dựng Nông thôn mới (NTM) được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ cấp bách trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn trong thời gian tới. Hiện nay, chính sách xây dựng nông thôn mới đã và đang diễn ra sôi nổi trên cả nước cả nước, trong đó có huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk – đang tích cực, nỗ lực từng ngày để triển khai xây dựng nông thôn mới trên toàn huyện. 1
  9. Huyện Buôn Đôn nằm ở phía tây của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 30 km, với diện tích tự nhiên 1.412,5 km2, dân số có 70.650 người (2019). Huyện có 7 đơn vị hành chính cấp xã, được chia thành 99 thôn, buôn, trong đó có 24 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Toàn huyện có 29 thành phần dân tộc cùng sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 45,9% dân số toàn huyện. Là một huyện miền núi biên giới, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tuy nhiên cấp ủy đảng, chính quyền và người dân trên địa bàn huyện đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm trong xây dựng dựng nông thôn mới. Và sau hơn 10 năm thực hiện, huyện Buôn Đôn đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Từ những nỗ lực, cố gắng đến nay đến nay, huyện Buôn Đôn đã triển khai thực hiện Chương trình NTM tại 7/7 xã, tổng số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới là 91/133 tiêu chí, đạt 68,4%, có 01 xã đạt nông thôn mới cấp tỉnh năm 2020. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện trong giai đoạn 2018-2021 là hơn 178 tỷ đồng; trong đó, nguồn NTM hơn 53,4 tỷ; vốn lồng ghép hơn 118,6 tỷ đồng; nguồn vốn do dân đóng góp được gần 6 tỷ đồng. Cụ thể, đã xây dựng mới được 103 km đường giao thông nông thôn các loại, duy tu bảo dưỡng hơn 10 km đường và đầu tư phát triển sản xuất, đào tạo nghề, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế nhất định đã làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành mục tiêu mà tỉnh Đắk Lắk và huyện Buôn Đôn đặt ra. Đây là vấn đề rất lớn cần được nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và định hướng các giải pháp một cách khoa học, phù hợp và hiệu quả nhất nhằm thực thi chính sách về xây dựng nông thôn mới hiệu quả, thiết thực giúp huyện sớm đạt chuẩn huyện Nông thôn mới. 2
  10. Từ nhận thức được yêu cầu của thực tiễn, tác giả chọn đề tài “Thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn của mình. Với mong muốn đánh giá thực trạng kết quả thực thi chính sách nông thôn mới, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để đảm bảo thực thi chính sách xây dựng NTM, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Buôn Đôn đến năm 2030. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là đề tài rất được quan tâm nghiên cứu từ nhiều cơ quan, đơn vị và địa phương trên nhiều góc độ, một số công trình có thể kể đến như: Tác giả Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam – con đường và bước đi, đã cho thấy cách nhìn nhận của tác giả về các vấn đề quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, để từ đó đưa những đóng góp, định hướng việc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam một cách hiệu quả trong những năm tiếp theo [23]. Cuốn sách “xây dựng nông thôn mới – những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Vũ Văn Phúc (2012) làm chủ biên, cuốn sách đã đưa ra nhiều vần đề trong việc xây dựng nông thôn mới như: thực trạng về nông dân, nông thôn; quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai; huy động các nguồn lực; công tác môi trường... cuốn sách còn tổng hợp các bài viết nghiên cứu công cuộc xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để gắn vào thực tiễn tại đất nước Việt Nam ta. Không những vậy, cuốn sách còn có nhiều bài viết nói về vấn đề xây dựng nông thôn mới ở 11 tỉnh trên cả nước được lựa chọn thí điểm 3
  11. triển khai xây dựng nông thôn mới như: Lào Cai, Nghệ An, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lai Châu, Bắc Giang, Thái Bình, Vĩnh Phúc [18]. Tác giả Phạm Đi (2016) với cuốn sách “xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu vùng duyên hải Nam Trung bộ) đã tập trung nghiên cứu việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại vùng đất duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, từ đó thấy được các vấn đề phát sinh, tồn tại tại các địa phương nơi đây để đề ra các giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới ở nơi đây. Trước thực trạng của đất nước, Đảng và Nhà nước đã có chính sách xây dựng nông thôn với cơ sở hạ tầng từng bước hiện đại, xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, cơ cấu kinh tế hợp lý, khơi dậy nguồn lực trong nhân dân xây dựng nông thôn mới [4]. Tác giả Đỗ Thanh Phương (2021), Tây Nguyên tiếp tục phấn đấu xây dựng Nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, bài viết đã tổng kết lại thành tựu 10 năm Tây Nguyên cùng cả nước triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời đưa ra các định hướng mục tiêu chung, nêu lên những thuận lợi và khó khăn với Tây Nguyên và đề ra những giải pháp để Tây Nguyên cùng cả nước chung sức xây dựng NTM về đích năm 2025 [12]. Lương Ban Mai (2021), Đắk Lắk thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bài viết đã cho một cái nhìn tổng quan về công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2020, từ đó đề ra những giải pháp trong xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo [17]. Tôi đã được cung cấp nguồn cơ sở lý luận, thực tiễn, những kinh nghiệm và bài học rút ra trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách NTM từ các đề tài, công trình nghiên cứu, cuốn sách, bài viết nêu trên. Từ đó 4
  12. giúp tôi nghiên cứu, tham khảo trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng công tác thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2012 đến năm 2022. Từ đó, đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi chính sách về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030. 3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách công và thực thi chính sách công, thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới. Phân tích thực trạng thực thi chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2012 đến năm 2022; Qua đó làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân cũng như đánh giá tác động của chính sách; Nêu phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo thực thi chính sách về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu việc thực thi chính sách về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Về thời gian: từ năm 2012 đến năm 2022. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5
  13. Luận văn áp dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn đã có nhiều phương pháp nghiên cứu được áp dụng, trong đó chủ yếu bao gồm: Thứ nhất, phương pháp thu thập thông tin: Các phương pháp thu thập thông tin bao gồm việc lấy dữ liệu từ các tài liệu, các báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê của huyện với các tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội, văn hóa đời sống của huyện. Thứ hai, phương pháp phân tích số liệu: - Phương pháp so sánh thống kê: đây là việc đối chiếu kết quả giữa các năm, trước và sau khi triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM ở huyện. Từ đó đánh giá kết quả triển khai thực thi chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp tổng hợp: đây là cách tổng hợp những thông tin từ các lý thuyết, dữ liệu thực tế đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới, thực tiễn đầy đủ và sâu sắc về chủ thể nghiên cứu. - Phương pháp phân tích số liệu: xử lý số liệu từ đó lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách xây dựng NTM. 6.2. Về ý nghĩa thực tiễn 6
  14. - Luận văn làm rõ được thực trạng thực thi chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk; - Đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo thực thi chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk; - Làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý về nông nghiệp, nông thôn và nghiên cứu trong thực thi chính sách về xây dựng nông thôn mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Định hướng và giải pháp đảm bảo thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 7
  15. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC THI CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Chính sách công và thực thi chính sách xây dựng Nông thôn mới 1.1.1. Chính sách và thực thi chính sách Chính sách được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội hàng ngày. Có rất nhiều chính sách, các vấn đề về kinh tế - xã hội đều có những chính riêng của mình. “Theo quan niệm phổ biến chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại” [5]. “Khái niệm chính sách được nhìn nhận là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” [32]. “Từ điển Bách khoa Việt Nam cho rằng chính sách là các chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó” [14]. “Theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định” [3]. “Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do Nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển” [8, tr.10]. “Tác giả Nguyễn Hữu Hải (2014) đưa ra khái niệm “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của Nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan tới nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết vấn đề công trong xã hội” [6, tr.51]. Trong luận văn này tác giả cũng đồng tình sử dụng khái niệm chính sách công của tác giả Nguyễn 8
  16. Hữu Hải. Các bước cơ bản thực thi chính sách công bao gồm: - Bước 1: Xây dựng kế hoạch Trong triển khai thực hiện bất kỳ một công việc gì, cần phải kế hoạch cụ thể. Đây là khâu quan trọng để cụ thể hóa và hình thành nên các bước tiến hành, dự báo các yếu tố tác động đến kế hoạch, từ đó có hướng đảm bảo kế hoạch được triển khai thực hiện được thành công. Chính sách công cũng vậy, cần phải được ban hành kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể, dự báo các yếu tố tác động đến chính sách để đảm bảo thực thi chính sách có hiệu quả trong thực tiễn. Để chính sách đưa vào thực tế một cách khoa học, phù hợp với đối tượng thì kế hoạch phải được dự thảo và xây dựng hoàn chỉnh, bao gồm các nội dung cụ thể về mục đích yêu cầu, chủ thể cơ quan tham gia, đội ngũ cán bộ công chức thực hiện, cơ chế thực thi, nguồn lực tổ chức, thời gian và tiến độ thực hiện… - Bước 2: Phổ biến tuyên truyền chính sách: Đây là bước quan trọng để các đối tượng liên quan đều biết và hiểu rõ về chính sách và giúp cho chính sách được đưa vào đời sống một cách thật hiệu quả. Công tác tuyên truyền phải luôn được coi trọng, tổ chức thường xuyên, liên tục để chính sách đến được tất thảy nhân dân. Trong thực tế, một khi công tác tuyên truyền được quan tâm tiến hành thường xuyên, thì sẽ có được sự đồng thuận quá trong trình triển khai, từ đó có được sự chung tay của người dân, giúp kịp thời điều chỉnh những hạn chế trong triển khai và phát huy hiệu quả của chính sách. - Bước 3: Phân công phối kết hợp thực hiện chính sách: Là một chính sách, sẽ liên quan đến rất nhiều đối tượng, nhiều đơn vị tổ chức, nhiều địa phương và trên phạm vi rộng lớn. Do đó, chính sách cần có sự 9
  17. phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan, đơn vị, quy chế hoạt động; đồng thời đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị đó với nhau. - Bước 4: Duy trì chính sách: Một chính sách được xem là thành công khi bản thân nó thật sự “tồn tại” trong đời sống thực tế và phát huy hiệu quả, đúng mục đích ban đầu của chính sách. Một chính sách thành công là khi chính sách được đưa vào trong đời sống thực tiễn, được người dân quan tâm, đồng tình hưởng ứng để phát huy chính sách. - Bước 5: Điều chỉnh chính sách: Trong quá trình được triển khai, trước điều kiện thực tế không ngừng thay đổi, chính sách cần phải được điều chỉnh cho phù hợp, tuy nhiên quá trình điều chỉnh cần được xem xét thật kỹ lưỡng, không được làm thay đổi mục tiêu ban đầu của chính sách. Việc điều chỉnh chủ yếu tập trung vào các biện pháp thực thi để đạt được mục tiêu chính sách đề ra. Để điều chỉnh cần có sự nghiên cứu đánh giá thực tiễn khoa học, phù hợp; đồng thời điều chỉnh chính sách bám sát với thực tiễn triển khai trong đời sống nhân dân. - Bước 6: Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách: Để có thể xem xét, đánh giá việc thực thi chính sách trong thực tế, hoạt động kiểm tra, giám sát là việc làm rất quan trọng. Công tác kiểm tra, giám sát không những giúp cho các cơ quan nắm rõ được tình hình thực thi chính sách, những bất cập, tồn tại trong quá trình thực thi mà còn giúp các cơ quan có cái nhìn thực tế nhất, qua đó đề ra các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo thực thi chính sách. Có thể khẳng định rằng, để chính sách được thành công thì không thể 10
  18. không chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát. Công tác kiểm tra, giám sát góp phát huy được hiệu lực, hiệu quả của chính sách. - Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm: Khâu này được tiến hành liên tục, chính sách vừa được triển khai đồng thời liên tục được đánh giá để phát huy các ưu điểm và khác phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực thi. “Trong quá trình này chúng ta có thể đánh giá từng phần hoặc toàn bộ chính sách. Ở việc đánh giá này phải tiến hành đối với cả các CQNN và đối tượng thực hiện chính sách” [13, tr.131-136]. Từ việc đánh giá, rút kinh nghiệm sẽ giúp các nhà chính sách điều chỉnh chính sách một cách sát đúng nhất. 1.1.2. Chính sách nông thôn mới và thực thi chính sách nông thôn mới 1.1.2.1. Nông thôn Theo từ điển tiếng Việt “nông thôn là nơi làng mạc sống bằng sản xuất nông nghiệp, khác với thành thị” [11]. “Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì “nông thôn là phần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp [14]. Từ đó, có thể hiểu “nông thôn là khu vực không gian lãnh thổ mà ở đó cộng đồng cư dân có cách sống và lối sống riêng, lấy sản xuất nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ yếu và sống chủ yếu dựa vào nghề nông (nông, lâm, ngư nghiệp); có mật độ dân cư thấp và quần cư theo hình thức làng xã; có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, trình độ về dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như tư duy sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường là thấp kém hơn so với đô thị; có những mối quan hệ bền chặt giữa các cư dân dựa trên bản sắc văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền về tín ngưỡng, tôn giáo” [21, tr.6]. 11
  19. 1.1.2.2. Nông thôn mới Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định “nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [1]. Như vậy, mô hình nông thôn mới là “tổng thể những đặc điểm cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới đáp ứng tính tiên tiến ở năm nội dung: thứ nhất, làng xã văn minh sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; thứ hai, sản xuất phát triển bền vững theo hướng hàng hóa; thứ ba, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn phát triển; thứ năm, được quản lý tốt, dân chủ ngày càng được nâng cao” [10, tr. 87]. 1.1.2.3. Xây dựng nông thôn mới Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chính sách lớn, cho thấy quan điểm cụ thể của Đảng và Nhà nước về các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nhằm giúp thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân gắn với nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ - khoa học cao, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ. Tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn hiện nay. 12
  20. “Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh” [22, tr.2]. 1.1.2.4. Chính sách nông thôn mới và thực thi chính sách nông thôn mới Ở Việt Nam, chủ trương xây dựng nông thôn mới được đề cập đến trong “Nghị quyết số 26- NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” [1] và chính thức phát động trong Quyết định số: 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông mới. Ngày 08/3/2022 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 318/QĐ- TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025, theo đó chính sách xây dựng nông thôn mới gồm 5 nhóm chính sách với 19 tiêu chí. Nhóm 1: Về quy hoạch có 1 tiêu chí: Tiêu chí quy hoạch Nhóm 2: Về hạ tầng kinh tế - xã hội có 8 tiêu chí, cụ thể: Tiêu chí giao thông; tiêu chí thuỷ lợi và phòng, chống thiên tai; tiêu chí Điện; tiêu chí Trường học; tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí Thông tin và truyền thông; tiêu chí Nhà ở dân cư Nhóm 3: Về kinh tế và tổ chức sản xuất có 4 tiêu chí: Tiêu chí Thu nhập; tiêu chí Nghèo đa chiều; tiêu chí Lao động; tiêu chí Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn Nhóm 4: Về văn hóa - xã hội - môi trường có 4 tiêu chí: Tiêu chí Giáo dục và Đào tạo; tiêu chí Y tế; tiêu chí Văn hóa; tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2