intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

10
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất những giải pháp hay, phù hợp để tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025 để cung cấp cho các cấp, chính quyền, các nhà lãnh đạo của huyện Phú Lộc có những cách nhìn đúng đắn, thực tế trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Lộc hiệu quả bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ PHÚ CÁT TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÓA XXV NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HỒ THẮNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023
  2. LỜI CẢM ƠN! Trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm động viên và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của quý thầy giáo, cô giáo, các anh chị em đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Ban quản lý đào tạo Học viện hành chính quốc gia phân viện tại tỉnh Thừa Thiên Huế, cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm và các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toàn khóa học 2020 - 2022 đã tạo điều kiện đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn thạc sĩ quản lý công của mình. Tôi xin được bày tỏ lòng chân thành biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa học, Tiến sĩ Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ tôi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn. Thực tiễn công tác, cuộc sống sinh động, luận văn này sẽ không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy giáo, cô giáo, các anh chị em đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thiết thực khi áp dụng vào trong thực tiễn của cuộc sống. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 10 năm 2023 Người nghiên cứu Lê Phú Cát
  3. LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Lê Phú Cát, học viên lớp cao học chuyên ngành Quản lý công, niên khóa 2020 - 2022, Học viện hành chính quốc gia phân viện tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ đề tài: “Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá và dẫn dắt đề tài này do tôi thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau được ghi chú trong mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn về kết quả luận văn của mình./. Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 10 năm 2023 Học viên Lê Phú Cát
  4. MỤC LỤC TRANG Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu A. MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3 3.1. Mục đích nghiên cứu 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Nguồn dữ liệu nghiên cứu 6 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6 7.1. Ý nghĩa lý luận 6 7.2. Ý nghĩa thực tiễn 7 8. Cấu trúc của đề tài 7 B. NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO HƯỚNG 8 BỀN VỮNG
  5. 1.1. Khái niệm phát triển bền vững 8 1.2. Nội dung phát triển kinh tế - xã hội bền vững 9 1.3. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững 11 1.3.1. Các chính sách phát triển kinh tế bền vững 11 1.3.2. Các chính sách phát triển xã hội bền vững 12 1.3.3. Các chính sách phát triển môi trường bền vững 14 1.4. Quy trình tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh 15 tế - xã hội bền vững CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO HƯỚNG 17 BỀN VỮNG Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2020 - 2022 2.1. Đặc điểm chung huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 17 2.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 22 2020 - 2022. 2.2.1. Tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở huyện 26 Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022 2.2.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển xã hội ở huyện 31 Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022 2.2.3. Tình hình thực hiện chính sách phát triển môi trường ở 37 huyện Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN 40 VỮNG Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
  6. 3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lộc, 40 tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025 3.1.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Phú Lộc, tỉnh 42 Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025 3.1.2. Các chỉ tiêu phát triển xã hội của huyện Phú Lộc, tỉnh 47 Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025 3.1.3. Các chỉ tiêu phát triển môi trường của huyện Phú Lộc, 53 tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025 3.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 55 giai đoạn 2023 - 2025 3.2.1. Nhóm giải pháp thực hiện chính sách phát triển kinh tế 55 bền vững ở huyện Phú Lộc giai đoạn 2023 - 2025 3.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện chính sách phát triển xã hội 67 bền vững ở huyện Phú Lộc giai đoạn 2023 - 2025 3.2.3. Nhóm giải pháp thực hiện chính sách phát triển môi 71 trường bền vững ở huyện Phú Lộc giai đoạn 2023 - 2025 C. PHẦN KẾT LUẬN 75 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa BVMT Bảo vệ môi trường. EM (Effective Microorganismas): Chế phẩm sinh học EM hay còn gọi là Vi sinh vật hữu ích. FDI (Foreign Direct Investment): Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. FSC (Forest Stewardship Council): Là một tổ chức lớn nhất thế giới về bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên. GDP (Gross domestic product): Tổng sản phẩm quốc nội, là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là một năm). GDP cũng được hiểu là thu nhập bình quân đầu người (thu nhập bình quân đầu người trong một năm của người dân huyện Phú Lộc). GDNN Giáo dục nghề nghiệp. GDTX Giáo dục thường xuyên. GTXS Giá trị sản xuất. HDI (Human Development Index): Chỉ số phát triển con người, là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương thức: sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua số giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người). HĐND Hội đồng nhân dân. HTX Hợp tác xã.
  8. IUCN (International Union for Conservation of Nature): Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. MTTQ Mặt trận Tổ quốc. OCOP (One commune one product): mỗi xã (phường) một sản phẩm. ODA (Official Development Assistance): Nguồn vốn hỗ trợ phát triển, là một hình thức đầu tư nước ngoài. PPP (Public Private Partnership): Hình thức đầu tư đối tác công tư. THCS Trung học cơ sở. THPT Trung học phổ thông. TFP (Total Factor Productivity): Chỉ tiêu đo lường năng suất nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, lao động ở cấp, ngành và cấp nền kinh tế. TTLT/BKH- Thông tư liên tịch/Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính - BTC- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. BLĐTBXH TTLT/BKH- Thông tư liên tịch/Bộ Kế hoạch và đầu tư - Uỷ ban dân tộc UBDTMN- miền núi - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng. TC-XD UBND Uỷ ban nhân dân. VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices): gồm tiêu chuẩn/quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) ở Việt Nam.
  9. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU TRANG Bảng 2.1: Bảng đồ huyện Phú Lộc 17 Bảng 2.2: Bảng mô tả các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở 24 huyện Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022. Bảng 2.3: Bảng mô tả các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo hướng bền vững ở huyện Phú 26 Lộc giai đoạn 2020 - 2022. Bảng 2.4: Bảng mô tả các chỉ tiêu ánh kết quả thực hiện chính sách phát triển xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc 31 giai đoạn 2020 - 2022. Bảng 2.5: Bảng mô tả các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chính sách phát triển về môi trường theo hướng bền vững ở 37 huyện Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022. Bảng 3.1: Bảng mô tả các chỉ tiêu đề ra thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú 41 Lộc giai đoạn 2023 - 2025. Bảng 3.2: Bảng mô tả các chỉ tiêu đề ra thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc giai 42 đoạn 2023 - 2025 Bảng 3.3: Bảng mô tả các chỉ tiêu đề ra thực hiện chính sách phát triển xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc giai 47 đoạn 2023 - 2025 Bảng 3.4: Bảng mô tả các chỉ tiêu đề ra thực hiện chính sách phát triển về môi trường theo hướng bền vững ở huyện Phú 53 Lộc giai đoạn 2023 - 2025
  10. A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Phú Lộc là một huyện thuộc địa giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích đất 720,92 km2, dân số tính hết năm 2022 là 134.547 người, có 15 xã và 2 thị trấn. Có Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; có các tuyến giao thông chạy qua là quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam, tuyến đường bộ cao tốc La Sơn - Túy Loan, có Cảng biển Chân Mây là cửa ngõ hướng ra biển Đông thuận lợi cho hoạt động vận chuyển đi lại giữa các vùng, miền trên cả nước và thế giới. Địa hình huyện Phú Lộc có núi đồi, đồng bằng, biển, sông và suối, như: núi Bạch Mã cao 1400m; các bãi biển có bờ cát trắng mịn, dài, bằng phẳng Hàm Rồng, Lăng Cô, Cảnh Dương, Tư Hiền; các con suối lưu lượng nước khá nhiều như suối Voi, suối Mơ, suối Thủy Điện… Với các điều kiện thuận lợi nói trên, huyện Phú Lộc là vùng đất được đánh giá giàu có về tiềm năng để phát triển các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng ven biển. Qua tìm hiểu, những năm 2020 - 2022, trong phát triển kinh tế - xã hội, huyện Phú Lộc đã quan tâm định hướng phát triển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, huyện đã tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực dịch vụ - du lịch để tạo đà bức phá cho phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa huyện Phú Lộc trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong các năm 2020 - 2022 vẫn còn những vấn đề thiếu bền vững như: chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, thu hút đầu tư chưa mạnh, thu hút lực lượng lao động, nhất là lao động có tay nghề cao trên các lĩnh vực chưa hiệu quả; các địa phương xã, thị trấn có tốc độ phát triển không đồng đều; các nguồn thu ngân sách chưa bền vững; số lượng nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển còn thấp; thu nhập bình quân đầu người chưa đạt mức bình quân chung của tỉnh; sức cạnh tranh chưa 1
  11. cao; đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất còn hạn chế; công tác quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực chưa kịp thời; khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên chưa hiệu quả… Những vấn đề đó về lâu dài, nếu không có các phương án, giải pháp hiệu quả, phù hợp để phát triển sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lộc, dẫn đến sự tụt hậu, phát triển chậm và không bền vững. Trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá chi tiết những kết quả đạt được và những vấn đề hạn chế tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022, tác giả đề ra những giải pháp phù hợp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc theo hướng bền vững trong giai đoạn 2023 - 2025, với mong muốn giải quyết thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thiếu bền vững, đem lại sự phát triển tốt đẹp, bền vững cho các thế hệ người dân huyện Phú Lộc trong hiện tại cũng như trong những năm tháng sau này. Xuất phát từ những lí do đó, tôi chọn đề tài: “Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có một số đề tài nghiên cứu, bài báo kinh tế nói về vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở nước ta như: - Đề tài: “Các vùng kinh tế trọng điểm - Thực trạng và các giải pháp phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2012 - 2020” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Văn phòng Chính phủ, đăng trên tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới Số 6 (194), 2012. Tác giả đã cho thấy được thực trạng phát triển bền vững của các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta qua đó đã đề ra được một số các giải pháp hay, thiết thực để thực hiện phát triển nhanh và bền vững đối với các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước trong giai đoạn lịch sử. 2
  12. - Đề tài: Phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm - Kinh nghiệm các nước và quan điểm đối với Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thu Hoa, Đại học Kinh tế Quốc dân, đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển, chuyên mục Kinh tế Xã hội địa phương. Trên cơ sở phân tích một số bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển vùng kinh tế trọng điểm của một quốc gia trên thế giới, tác giả đã nêu lên những quan điểm, nguyên tắc đối với phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm nước ta. - Đề tài: “Thực trạng và những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, của Thạc sĩ Huỳnh Đức Thiện, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên tạp chí Phát triển tinh tế, Số 254, tháng 12/2011. Tác giả tập trung mô tả thực trạng phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp cấp bách cho sự phát triển của vùng. - Đề tài: “Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển nhanh và bền vững” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lý Hoàng Ánh và Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch. Bài viết đã đề xuất những giải pháp đúng đắn, nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đầy phát triển kinh tế nhanh và bền vững của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta. Tất cả các đề tài cho thấy được thực trạng phát triển kinh tế vùng, nhất là vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, các đề tài đã đề xuất giải pháp thiết thực từ đó giúp các nhà lãnh đạo, quản lý của chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện sát đúng thực tế khi tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, giúp địa phương khắc phục những hạn chế yếu kém để phát triển nhanh và bền vững nâng cao chất lượng cuộc sống về mọi mặt cho nhân dân. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
  13. 3.1. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất những giải pháp hay, phù hợp để tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025 để cung cấp cho các cấp, chính quyền, các nhà lãnh đạo của huyện Phú Lộc có những cách nhìn đúng đắn, thực tế trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Lộc hiệu quả bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Bàn luận về các vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững. - Chỉ ra tình trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2022 so sánh với các tiêu chí, các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội bền vững nói chung để đánh giá, xem xét nền kinh tế - xã hội của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát triển bền vững hay chưa? - Xác định được thực trạng, những nguyên nhân, hậu quả của vấn đề phát triển kinh tế - xã hội thiếu bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2022. - Đề xuất những giải pháp tổ chức thực hiện các chính sách hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2023 - 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung quan sát, đánh giá các vấn đề tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2022. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Tác giả khái quát hóa các nội dung liên quan đến vấn đề tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trọng 4
  14. tâm là vấn đề tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: Tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu vấn đề tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể: Chương 1: Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết; phân loại và hệ thống hóa lý thuyết để bàn luận các vấn đề lý thuyết liên quan đến thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Chương 2: Dùng phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp phương pháp quan sát, thống kê, mô tả, so sánh để xem xét quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2020 - 2022. Phương pháp phân tích - tổng hợp chỉ ra tình trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội hiện tại, so sánh tình trạng đó với những tiêu chí thể hiện một nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững để đánh giá tính bền vững trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2020 - 2022. Chương 3: Dùng phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết để phân tích và tổng kết cách thức để đạt được phát triển kinh tế - xã hội bền vững kết hợp với những bài học đúc kết từ kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở các địa phương khác…, có chọn lọc phù hợp với thực tiễn của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để 5
  15. đưa ra những giải pháp nhằm tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2023 - 2025. 6. Nguồn dữ liệu nghiên cứu Nguồn thứ cấp: Nguồn dữ liệu chủ yếu được thu thập và khai thác từ các nghiên cứu khoa học, bài báo kinh tế trong nước và ngoài nước, các tạp chí chuyên ngành, nguồn dữ liệu công khai của các cơ quan, ban, ngành như: Tổng cục thống kê; từ một số website uy tín cũng như những trang báo mạng đáng tin cậy như: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Báo Người lao động, Trang Web tổng cục thống kê; từ các Thông tư, Nghị định của Chính phủ và từ các báo cáo tổng hợp kinh tế - xã hội năm 2020, năm 2021, năm 2022 của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (các báo cáo đã được UBND huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành). 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận - Thứ nhất, tác giả dựa trên một số quan điểm khoa học về phát triển bền vững, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đã đưa ra được cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thứ hai, tác giả cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2022, trên cơ sở đó so sánh với các tiêu chí cần có để đạt được phát triển kinh tế - xã hội bền vững để đánh giá tính phát triển bền vững này so với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2022. - Thứ ba, tác giả trình bày những nguyên nhân cũng như hậu quả của việc phát triển kinh tế - xã hội thiếu bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2022 và đề xuất một số các giải pháp để tổ 6
  16. chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc, theo hướng bền vững trong giai đoạn 2023 - 2025. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá của chính tác giả về tính bền vững trong tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2022, tìm ra nguyên nhân của tình trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội thiếu tính bền vững này và đề xuất một số các giải pháp để vận dụng vào thực tiễn nhằm tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc, theo hướng bền vững và đạt kết quả phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong giai đoạn 2023 - 2025, cũng như những năm tiếp theo. 8. Cấu trúc của đề tài Cấu trúc đề tài gồm có bốn phần: Phần A: Phần mở đầu Phần B: Phần nội dung, gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Chương 2: Đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2020 - 2022. Chương 3: Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2023 - 2025 Phần C: Phần kết luận Phần D: Phần tài liệu tham khảo 7
  17. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm phát triển bền vững Phát triển bền vững được biết đến năm 1987 khi Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (viết tắc là World Commission on Environment and Development - WCED) còn gọi là Uỷ ban Brundtland, Ủy ban này đã mở rộng về mặt lý luận phát triển bền vững: [1] Đó là đề ra trách nhiệm của các thế hệ sống ở hiện tại là cần phải đảm bảo những cơ hội và lựa chọn phát triển của các thế hệ khác ở trong tương lai thông qua việc bảo vệ môi trường; giảm nghèo và nền kinh tế cần sắp xếp lại mô hình thương mại đảm bảo nguồn vốn trong các mô hình kinh tế ở các nước đang phát triển có ảnh hưởng lớn hơn các nước phát triển chậm, như thế mới được cho là phát triển bền vững. Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro của Brazil năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg của Cộng hòa Nam Phi năm 2002, cho rằng: [2] Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt, gồm có: phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội là thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường là thực hiện xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, chống cháy tàn phá rừng và phải khai thác và sử dụng tiết kiệm hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển bền vững có tính tất yếu với đời sống, được hình thành bắt đầu từ việc mọi người nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường cũng như việc giải quyết những bất bình đẳng, bất ổn trong xã hội. Từ các quan điểm đó, cho ta thấy rằng: phát triển bền vững, là sự phát triển mà thỏa mãn được những nhu cầu của các thế hệ con người đang sống ở 8
  18. hiện tại mà không hề làm tác hại tiêu cực đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ con người ở tương lai. 1.2. Nội dung phát triển kinh tế - xã hội bền vững: Phát triển kinh tế - xã hội bền vững là việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển mà bảo đảm kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, bao gồm: phát triển bền vững cả kinh tế, xã hội, môi trường, trên cơ sở gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa phát triển kinh tế bền vững với phát triển văn hóa, xã hội bền vững, bao trùm lên tất cả mọi người, không để ai bị tụt hậu; phát triển kinh tế nhanh gắn với phát triển hài hòa, hợp lý với tiến bộ xã hội, khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. - Phát triển kinh tế bền vững: là đảm bảo nhanh, an toàn, chất lượng; phát triển của cả hệ thống kinh tế, chú trọng tạo ra sự thịnh vượng cho tất cả mọi người không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. Làm sao giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ và thay đổi lối sống; thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường; bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục; không còn đói nghèo; áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất như tái chế, giảm phát thải các khí độc và tái tạo năng lượng đã sử dụng. Phát triển kinh tế phải có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt cao: [3] Chẳng hạn như, nước đang phát triển có thu nhập cao vẫn tiếp tục giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định, nước nghèo có thu nhập thấp thì cần phải đạt được mức tăng trưởng nhiều hơn. Các nước đang phát triển cần tăng trưởng GDP đạt từ 5 đến 6%/năm thì mới được đánh giá là phát triển bền vững về kinh tế. Cơ cấu về GDP, chỉ khi nào tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn tỷ trọng ngành nông nghiệp thì mới đánh giá 9
  19. đó là tăng trưởng kinh tế bền vững và tăng trưởng được gọi cho là tăng trưởng có hiệu quả khi không bất chấp, đánh đổi về mọi giá để có sự tăng trưởng. Tóm tại, phát triển kinh tế bền vững là đảm bảo việc tăng trưởng kinh tế ổn định, kiểm soát được tỷ lệ lạm phát, lãi suất, nợ công, cân đối thương mại, đầu tư có chất lượng, cho năng suất cao nâng cao chất lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không ảnh hưởng xấu đến xã hội và môi trường. - Phát triển xã hội bền vững: nó được đánh giá quá các tiêu chí như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ về văn hóa. Bảo đảm đời sống xã hội hài hòa, có sự bình đẳng giữa các giai tầng, bình đẳng về giới tính, chênh lệch giữa giàu có và đói nghèo không cao và phải theo xu hướng xóa bỏ khoảng cách giàu và nghèo. Con người có chỉ số phát triển (HDI) cao, [4] cụ thể là có thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí, giáo dục, có sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh đạt chất lượng cao. Phát triển xã hội ở đó con người được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, tất cả mọi người có cơ hội phát triển các tiềm năng của cá nhân và đảm bảo có điều kiện sống an toàn, lành mạnh. Phát triển ổn định về dân số, phát triển cân bằng giữa khu vực nông thôn và khu vực đô thị, giảm thiểu tối đa sự đô thị hóa, tất cả mọi người được nâng cao nhận thức học vấn, xóa mù chữ, môi trường văn hóa đa dạng được bảo tồn và phát huy, bình đẳng giới được chú trọng tới nhu cầu và lợi ích giới, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình phát kiến, đánh giá và ra quyết định liên quan đến các vấn đề xã hội. Tóm tại, phát triển xã hội bền vững là đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, người dân có cơ hội tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế, giáo dục nhưng không ảnh hưởng xấu đến kinh tế và môi trường. 10
  20. - Phát triển môi trường bền vững: Phát triển bền vững về môi trường là: [5] Phải bảo đảm được môi trường không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan không bị tác động dẫn đến ô nhiễm mà giữ được chất lượng môi trường an toàn. Các vấn đề về môi trường thì cần được coi trọng và đánh giá kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, duy trì sự cân bằng giữa khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm duy trì mức độ khai thác nguồn tài nguyên hợp lý. Phát triển môi trường đó là việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên không tái tạo được; phát triển không vượt quá mức độ chịu tải của hệ sinh thái; bảo vệ đa dạng sinh học; kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; bảo vệ các hệ sinh thái có nguy cơ bị phá hủy; giảm thiểu xả thải và khắc phục ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai; cải thiện, khôi phục chất lượng môi trường ở những khu vực đã bị ô nhiễm. Tóm tại, Phát triển môi trường bền vững là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nguồn lực ổn định, tránh việc khai thác quá mức các nguồn lực; duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái, hạn chế ô nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, quản lý và xử lý tốt chất thải nguy hại, ngăn ngừa và giảm biến đổi khí hậu; các doanh nghiệp thay đổi các mô hình sản xuất theo hướng công nghệ sản xuất sạch, thân thiện môi trường, đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến kinh tế và xã hội. 1.3. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội được ban hành điều tập trung vào xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội, gồm có: chính sách về phát triển kinh tế, chính sách phát triển xã hội và chính sách phát triển môi trường. 1.3.1. Các chính sách phát triển kinh tế bền vững 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2