intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện đảm bảo theo các tiêu chí về môi trường theo mục tiêu phát triển nông thôn bền vững trên địa bàn huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ PHƢỚC LƢU TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ PHƢỚC LƢU TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HƢỜNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu được trích dẫn trong luận văn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Tác giả luận văn Lê Phƣớc Lƣu
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 6 4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ............................................ 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................. 7 7. Cơ cấu của luận văn .................................................................................. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI...................... 9 1.1. Khái quát về xây dựng nông thôn mới ................................................... 9 1.1.1. Khái niệm về xây dựng nông thôn mới ............................................ 9 1.1.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới ................................................ 11 1.2. Tiêu chí môi trường trong xây dựng huyện nông thôn mới ................. 13 1.2.1. Bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ........................ 13 1.2.2. Tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới cấp huyện ... 17 1.3. Tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện ................................................................................................. 21 1.3.1. Chủ thể tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện ............................................................................... 21 1.3.2. Lập và phê duyệt kế hoạch triển khai tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện .................................................. 22 1.3.3. Quản lý và kiểm tra việc triển khai tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện, bảo đảm quy định về chất lượng, an toàn ........................................................................................... 24
  5. 1.3.4. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện .................................................. 25 1.4. Quy trình tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ........................................................................ 25 1.4.1. Xác định các tiêu chí môi trường và mục tiêu tổ chức thực hiện tiêu chí trên địa bàn huyện trong xây dựng nông thôn mới ............................ 25 1.4.2. Đánh giá tình hình môi trường hiện tại trên địa bàn trên cơ sở khảo sát tại địa bàn xây dựng nông thôn mới ................................................... 26 1.4.3. Lập kế hoạch thực hiện .................................................................. 26 1.4.4. Triển khai kế hoạch ........................................................................ 26 1.4.5. Đánh giá và kiểm soát kết quả tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ...................... 26 1.5. Thực tiễn việc tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường ở một số địa phương của Việt Nam…………………………………………………..27 1.5.1. Thực tiễn tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quãng Nam………...…….27 1.5.2. Kinh nghiệm thành phố Hội An, tỉnh Quãng Nam…………...….28 1.5.3. Bài học kinh nghiệm……………………………………………..29 Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH ............................................................................. 32 2.1. Tổng quan về huyện An Lão ................................................................ 32 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 32 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 32 2.1.3. Một số vấn đề môi trường chủ yếu của huyện An Lão .................. 33 2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định .................................................................................................... 47 2.2.1. Công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện An Lão .. 47 2.2.2. Kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định ................................................................................................. 48
  6. 2.2.3. Về việc huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện An Lão .................................................................................... 50 2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định ................................................ 51 2.3.1. Hiện trạng về môi trường nông thôn trên địa bàn huyện .............. 51 2.3.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ................................................................. 54 2.3.3. Kết quả tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện An Lão trong xây dựng nông thôn mới .................................................... 57 2.3.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện .................................................................................... 63 2.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện An Lão ..................... 65 2.3.6. Thách thức, khó khăn và những vấn đề đặt ra về tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện An Lão .. 66 2.3.7. Nguyên nhân của khó khăn, thách thức ......................................... 71 Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH ..................................... 74 3.1. Quan điểm và mục tiêu tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ............................................................................. 74 3.2. Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định ....................... 79 3.2.1. Cụ thể hóa các quy định chính sách bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện địa phương ................................................................................ 79 3.2.2. Tăng cường áp dụng các công cụ thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ....................................................................................................... 81 3.2.3. Nâng cao năng lực các chủ thể và sự phối hợp trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường .................................................................. 84 3.2.4. Tăng cường nguồn lực cho thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ...... 87
  7. 3.2.5. Một số giải pháp khác .................................................................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTBVMT : Công tác bảo vệ môi trường ĐTM : Đánh giá tác động môi trường HĐND : Hội đồng nhân dân MT : Môi trường NTM : Nông thôn mới TN&MT : Tài nguyên và môi trường UBND : Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 2.1 Đồ thị diễn biến hàm lượng BOD5 sông An Lão 34 Hình 2.2 Đồ thị diễn biến hàm lượng TSS sông An Lão 35 Hình 2.3 Đồ thị diễn biến hàm lượng TSS sông Kim Sơn 36 Hình 2.4 Đồ thị diễn biến hàm lượng BOD5 sông Kim Sơn 36 Hình 2.5 Đồ thị diễn biến hàm lượng BOD5 các đầm, ao, hồ 37 Hình 2.6 Đồ thị diễn biến hàm lượng COD các đầm, ao, hồ 37 Hình 2.7 Đồ thị diễn biến hàm lượng Amonia các đầm, ao, hồ 38 Hình 2.8 Đồ thị diễn biến hàm lượng Phosphat các đầm, ao, hồ 38 Hình 2.9 Đồ thị diễn biến hàm lượng Coliform nước ngầm 40 Hình 2.10 Đồ thị diễn biến hàm lượng Cadimi trong đất 41 Hình 2.11 Đồ thị diễn biến hàm lượng Đồng trong đất 42 Hình 2.12 Đồ thị diễn biến hàm lượng Asen trong đất 42 Hình 2.13 Đồ thị diễn biến hàm lượng Chì trong đất 42 Hình 2.14 Đồ thị diễn biến hàm lượng Kẽm trong đất 43 Hình 2.15 Đồ thị diễn biến hàm lượng COD nước thải 43 Hình 2.16 Đồ thị diễn biến hàm lượng BOD5 nước thải 44 Hình 2.17 Đồ thị diễn biến hàm lượng Nts nước thải 44 Hình 2.18 Đồ thị diễn biến hàm lượng Pts nước thải 45 Hình 2.19 Đồ thị diễn biến hàm lượng COD nước thải 45 Hình 2.20 Đồ thị diễn biến hàm lượng BOD5 nước thải 45 Hình 2.21 Đồ thị diễn biến hàm lượng Nts nước thải 46 Hình 2.22 Đồ thị diễn biến hàm lượng Pts nước thải 46
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) đang được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của mình. Bởi lẽ, môi trường là một điều kiện cốt tử bảo đảm cho sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Ngày nay sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới không phải là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng suất và sản lượng bằng mọi giá mà phải bảo đảm sự cân đối với việc duy trì, bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Trong xu thế ấy, Việt Nam cũng đang tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, cùng với việc nỗ lực tham gia các công ước quốc tế, cũng như tích cực nội luật hoá các cam kết quốc tế về BVMT nhằm BVMT hiệu quả hơn trước yêu cầu của phát triển bền vững. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “…bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung của phát triển bền vững” [60, tr.141]. Nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, Đảng ta luôn coi BVMT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu song hành với nhiệm vụ phát triển, bền vững kinh tế - xã hội ở nước ta. Lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đã làm thay đổi diện mạo của đất nước và đời sống của nhân dân trong giai đoạn hiện nay là tất yếu. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong lãnh đạo, quản lý về công tác bảo vệ môi trường (CTBVMT) của Đảng, Nhà nước và các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao nên ở nhiều địa phương môi trường chưa được bảo vệ tốt. Ở khá nhiều nơi môi trường xuống cấp nhanh chóng, đáng báo động, tác động xấu đến sự phát triển mọi mặt, nhất là kinh tế - xã hội. 1
  11. Chính vì vậy, chương trình xây dựng nông thôn mới theo mục tiêu quốc gia đã đưa thêm tiêu chí về môi trường nhằm đảm bảo việc triển khai hiệu quả chính sách bảo vệ môi trường từ cơ sở. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với chính quyền cơ sở trong việc tổ chức thực hiện theo các tiêu chí đó trong bối cảnh hiện nay. Huyện An Lão là huyện vùng cao của tỉnh Bình Định, là một trong 74 huyện nghèo theo Quyết Định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ, thuộc diện thụ hưởng chính sách theo Quyết Định 1719/QĐ- TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, toàn huyện có 10 xã, thị trấn (trong đó có 03 xã, thị trấn vùng núi và 07 xã vùng cao) với 57 thôn. Ngành nghề chủ yếu ở huyện là nông nghiệp, lúa nước, đời sống của người dân đang ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện nay, An Lão cũng như nhiều địa phương khác đang tập trung thực hiện chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới, một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất đó là tiêu chí về môi trường. Mặc dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện An Lão còn nhiều hạn chế, tỉ lệ thu gom mới chỉ đạt 55 – 60%, các bãi rác chủ yếu là bãi chứa rác tạm, rác thải hầu hết chỉ được đổ đống và đốt mà chưa được san gạt, đầm nén, lấp phủ đất, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, không sử dụng các chế phẩm vi sinh để hạn chế mùi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) không đúng chủng loại, kỹ thuật, không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại hóa chất BVTV bị cấm và hạn chế sử dụng trong canh tác nông nghiệp vẫn đang diễn ra. Các chai lọ, vỏ, bao gói hóa chất BVTV sau khi sử dụng 2
  12. đều được người dân vứt bỏ tại bờ ruộng hoặc xuống các kênh tiêu thoát nước. Ngoài ra, chất thải trong chăn nuôi hầu như chưa được thu gom và xử lý triệt để, thải trực tiếp xuống ao hồ, đồng ruộng hoặc các hệ thống kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm xung quanh khu vực tiếp nhận. Tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản, sử dụng các phương pháp có tính hủy diệt, sử dụng chất nổ, xung điện… gây nên hiện tượng mất cân bằng hệ sinh thái. Cùng với đó việc khai thác khoáng sản chưa hợp lý dẫn đến tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Không những thế, khu vực miền núi đất canh tác có dấu hiệu bị suy thoái do sạt lở, rửa trôi, xói mòn ở các khu vực có địa hình dốc và chia cắt mạnh, khu vực sông, suối có hiện tượng đất bị phèn hóa,.... Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy rằng việc lựa chọn đề tài “Tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định” làm Luận văn mã ngành Quản lý công là xuất phát từ nhu cầu thực tế và có tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về môi trường ở nông thôn là đề tài được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và các chuyên gia quan tâm; đã có rất nhiều công trình là các các báo, tạp chí; đề tài khoa học, luận văn viết về vấn đề này. Dưới đây là một số bài viết có liên quan đến đề tài: - Bài viết của Nguyễn Hữu Chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng “Về việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo vệ môi trường”, bài viết đã đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và nêu ra các nhiệm vụ 3
  13. theo tinh thần Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/1/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX); - Luận án tiến sĩ Hà Văn Hòa (2015) “Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển; thực trạng ô nhiễm môi trường biển ven bờ, nguyên nhân và công tác quản lý Nhà nước để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Quảng Ninh thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ ở Quảng Ninh; Ở một bài viết khác, tác giả Nguyễn Văn Thắng, Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông thôn ở nước ta hiện nay1. Bài viết đã phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn xuất phát từ một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cơ bản như: Lượng dân số lớn, tập trung nhiều loại hình sản xuất đa dạng nhưng chủ yếu gắn với kinh nghiệm, truyền thống, nguồn vốn và trang bị khoa học kỹ thuật công nghệ thấp... dẫn đến tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường còn diễn ra phổ biến; nhận thức của người dân tại khu vực nông thôn về môi trường, bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra 5 giải pháp để tăng cường bảo vệ môi trường nông thôn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững khu vực này. Tác giả Thu Hà với bài viết “Yêu cầu bảo vệ môi trường nông thôn hiện nay”2 đã nhấn mạnh tính tất yếu cần thực hiện của việc bảo vệ môi trường nông thôn, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng 1 Nguyễn Văn Thắng, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông thôn ở nước ta hiện nay, 4/2017 2 Tạp chí Môi trường, 25/10/2018, http://tapchimoitruong.vn/bao-ve-moi-truong-trong-xay-dung-nong-thon- moi -16083 4
  14. NTM trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở phân tích thực trạng triển khai việc bảo vệ môi trường ở nông thôn, tác giả thừa nhận “ hầu hết các địa phương trên cả nước đều đang gặp khó khăn trong việc triển khai và đáp ứng tiêu chí 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, các xã nông thôn đạt chuẩn các tiêu chí chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn”. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất sơ bộ một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường nông thôn. GS.TS Trần Hồng Thái và nhóm tác giả khi nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo đảm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững ở Việt Nam” đã thừa nhận kết quả hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 là một thành tựu to lớn, trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, trong đó, đặc biệt là nội dung môi trường. Tính đến tháng 4 năm 2021, số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên cả nước khoảng 5.248, chiếm 63,8% tổng số xã trên toàn quốc, vượt so với chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết 26/NQ-TW, trong đó các tiêu chí môi trường luôn được chú trọng đánh giá. Tuy nhiên, các tác giả cũng đưa ra những nhận định có tính dự báo, việc sản xuất hiện nay, đứng trên quan điểm bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai cùng với sản xuất theo chuỗi, sản xuất hàng hóa thì người nông dân nói riêng và nông thôn nói chung vẫn còn gặp nhiều rủi ro cần tiếp tục có các định hướng, chiến lược trong thời kỳ mới để bảo đảm tính bền vững3. Các nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào việc tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới nói chung, và việc thực hiện các tiêu chí đó trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định nói 3 Dẫn theo trang thông tin của Hội đồng Lý luận Trung ương, https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/thuc- trang-va-giai-phap-bao-ve-moi-truong-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-phong-chong-thien-tai-bao-dam-phat- trien-nong-nghiep-nong-thon-ben-vung-o-viet-nam--phan-1.html 5
  15. riêng. Do đó, tôi đã chọn đề tài “ Tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định” cho Luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện đảm bảo theo các tiêu chí về môi trường theo mục tiêu phát triển nông thôn bền vững trên địa bàn huyện. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất, hệ thống hóa và xây dựng khung lý luận về tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Thứ ba, đề xuất những giải pháp pháp tổ chức thực hiện đảm bảo theo các tiêu chí về môi trường theo mục tiêu phát triển nông thôn bền vững trên địa bàn huyện. 4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc tổ chức thực tiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. - Phạm vi nghiên cứu: + Nghiên cứu tổ chức thực hiện một số tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định. + Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên kết quả bảo vệ môi trường từ thực tiễn huyện An Lão, tỉnh Bình Định từ năm 2018 đến thời điểm ban hành 6
  16. bộ tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn huyện An Lão. + Không gian nghiên cứu: Huyện An Lão, tỉnh Bình Định. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn vận dụng cách tiếp cận từ khoa học quản lý công và khoa học liên ngành để nghiên cứu đề tài. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp thu thập số liệu: Thông qua hệ thống tài liệu và dữ liệu thứ cấp. + Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm quan sát và thu thập thông tin ở các điểm đen về ô nhiễm môi trường, gồm quan sát tại chổ kết hợp với gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn nhanh, đánh giá nhanh thực tế. + Phương pháp xử lí số liệu: Phân tích tổng hợp số liệu * Phân tích số liệu: Nhằm làm rõ những yêu cầu của các tiêu chí môi trưởng và các nguồn lực, điều kiện thực hiện theo tiêu chí đó trong xây dựng nông thôn mới. * Tổng hợp số liệu: Tổng hợp, trình các luận cứ, luận chứng nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự báo và xác định các vấn đề. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung về thực trạng và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ở huyện An Lão. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: + Đề tài bổ sung vào hệ thống lý luận về tổ chức thực hiện tiêu chí môi 7
  17. trường trong xây dựng nông thôn mới. Làm sáng rõ sự phù hợp và cơ sở khoa học của bộ tiêu chí này. + Kết quả đánh giá nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các lý thuyết liên quan đến tổ chức thự hiện chính sách, pháp luật trong quản lý công. - Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp đề xuất của luận văn đưa ra những gợi ý cho việc thực hiện các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trước hết cho huyện An Lão, tỉnh Bình Định, cũng là tài liệu tham khảo cho các địa phương khác có điều kiện tương đồng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. - Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. - Chương 3: Giải pháp pháp tổ chức thực hiện tiêu chí về môi trường theo mục tiêu phát triển nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định. 8
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Khái quát về xây dựng nông thôn mới 1.1.1. Khái niệm về xây dựng nông thôn mới Nông thôn được hiểu là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn. Đây là khu vực kém phát triển, chưa có nhiều điều kiện xây dựng tiềm lực kinh tế, xã hội. Và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Các khu vực nông thôn được xác định đối lập về điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng với thành thị. Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất mà ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Cũng như mang đến lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Người dân nông thôn phần lớn chưa được trang bị cơ hội, tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp lớn. Nông thôn mới là nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững. Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ một cách toàn diện; có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X, Chính phủ đã xây dựng và triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”. Từ đó mở ra quyết tâm trong định hướng thúc đẩy phát triển 9
  19. ở nông thôn, tránh khác biệt quá lớn giữa các vùng miền, khu vực. Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng. Mang đến đồng đều trong khả năng, cơ hội và điều kiện phát triển. Có thể nói, xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ một cách toàn diện; có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Kết cấu hạ tầng nông thôn như: Điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi còn nhiều yếu kém; sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng nông sản còn thấp, bảo quản chế biến chưa gắn với thị trường tiêu thụ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu lao động, ứng dụng khoa học công nghệ còn chậm. Thu nhập của nông dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém; đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một; môi trường và an ninh nông thôn còn nhiều vấn đề bức xúc... Nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng xã nông thôn mới. Trên cơ sở đó, xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Theo đó, Bộ tiêu chí quốc gia về NTM được phân thành 03 cấp là: Xã NTM, huyện NTM và tỉnh NTM. Đối với xã NTM phải đáp ứng được 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đối với huyện NTM phải có 75 % số xã trong huyện đạt NTM. Và cấp 10
  20. tỉnh đạt NTM phải có 80 % số huyện trong tỉnh đạt NTM. 1.1.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới 1.1.2.1. Phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, đảm bảo kết nối nông thôn – đô thị và kết nối các vùng miền Phát triển hạ tầng kinh tế là điều kiện quan trọng để phát triển nông thôn theo kịp sự phát triển so với khu vực đô thị. Do đó, cần chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội khu vực nông thôn. Tạo kết nối đồng bộ, nhất là kết nối về giao thông, cung ứng dịch vụ liên xã, liên huyện, liên tỉnh. Qua đó dần tạo đà và tiềm năng trong các nhu cầu, hoạt động của các ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, đối với các vùng có nhiều tiềm năng tự nhiên, khoáng sản, rừng, địa chất,… với các tiềm năng sẵn có, việc mở rộng và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối với khu vực trung tâm cần phải được quan tâm. Chú trọng đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cung ứng, kết nối nông sản hiện đại cấp huyện. 1.1.2.2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân Cần có lộ trình cụ thể trong tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới. Trong đó, chú trọng khai thác được lợi thế của mỗi vùng, miền. Dần dần mang đến các thay đổi thực tế, tạo nên sức mạnh đồng đều giữa các khu vực. Đối với ngành nông nghiệp, cần cơ cấu lại cho phù hợp với điều kiện có nhiều thay đổi của nhu cầu phát triển mới. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mang đến chất lượng tốt, giá thành cao cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Đặc biệt, cần chú trọng thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả san nuôi trồng các loại cây, con khác có hiệu quả cao hơn. Vẫn đảm bảo các vùng đất trồng lúa cho sản lượng và thu nhập ổn định. Bên cạnh tìm kiếm các cơ hội nuôi trồng cho kết qủa cao hơn. Khai thác và xây dựng mô hình du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩn 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2