intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

79
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về công tác tiếp công dân và thực tế việc tổ chức hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận để đánh giá được kết quả bước đầu của việc thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, thực trạng tổ chức bộ máy và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của Ban Tiếp công dân tỉnh; từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động tiếp công dân tại Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ..……./……... …../….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM VIẾT DIỆU THẢO TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TIẾP CÔNG DÂN TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ..……./……... …../….. Ngày tháng năm 2017 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Phạm Viết Diệu Thảo PHẠM VIẾT DIỆU THẢO TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TIẾP CÔNG DÂN TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI ĐỨC KHÁNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Ngày 24 tháng 7 năm 2017 i
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình tôi đã luôn ủng hộ và sát cánh bên cạnh tôi trong suốt hai năm học tại Học viện Hành chính Quốc gia. Xin cảm ơn các Cô, các Chú, các Anh, các Chị và đồng nghiệp tại cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận, Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận đã luôn động viên, san sẻ công việc, cung cấp tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được tham gia học tập đầy đủ và hoàn thành Luận văn cao học của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Bùi Đức Kháng, Thầy đã hướng dẫn và chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm một cách nhiệt tình, thẳng thắn, dành nhiều thời gian và định hướng để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy cô, Cán bộ, nhân viên tại Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo môi trường học tập thân thiện, điều kiện học tập thuận lợi; tác phong làm việc nghiêm túc, hiệu quả và tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong hai năm học vừa qua. Và sau cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn đến các anh chị, các bạn học viên lớp HC20.N9 thân yêu đã luôn đồng hành và cùng giúp đỡ nhau trong suốt quá trình học vừa qua. Phạm Viết Diệu Thảo ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vi DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................ 6 3.1. Mục đích ................................................................................................ 6 3.2. Nhiệm vụ................................................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .......................................... 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ..................... 7 5.1. Phương pháp luận .................................................................................. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................... 8 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn ................................................................. 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn .............................................................. 8 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 9 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIẾP CÔNG DÂN VÀ BAN TIẾP CÔNG DÂN ................................................................................... 10 1.1. Một số vấn đề chung về tiếp công dân ................................................ 10 1.1.1.Khái niệm tiếp công dân ................................................................ 10 iii
  6. 1.1.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của tiếp công dân trong quản lý Nhà nước ......................................................................................................... 13 1.1.3. Trách nhiệm của các cá nhân trong công tác tiếp công dân ........ 15 1.1.3.1. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị.... 15 1.1.3.2. Trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ tiếp công dân ... 16 1.2. Cơ sở pháp lý về công tác tiếp công dân ............................................. 17 1.3. Ban Tiếp công dân - nhiệm vụ, quyền hạn .......................................... 21 1.3.1. Ban Tiếp công dân......................................................................... 21 1.3.2. Cơ cấu tổ chức Ban Tiếp công dân ............................................... 23 1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tiếp công dân ............................. 234 Tiểu kết chương 1......................................................................................... 299 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TIẾP CÔNG DÂN TỈNH BÌNH THUẬN ............................................ 30 2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh ............................................................................................................ 30 2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận ............. 30 2.1.2. Sự thay đổi trong chính sách, pháp luật của Nhà nước .............. 322 2.1.3. Trình độ dân trí của công dân..................................................... 333 2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận ................................................................................................... 344 2.2.1. Thực trạng tổ chức Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận ............ 344 2.2.2. Thực trạng hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận từ khi thành lập cho đến nay ..................................................................... 444 2.3. Nhận xét và đánh giá ......................................................................... 577 2.3.1. Những hạn chế về tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận ..................................................................................... 577 2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm ........................... 633 iv
  7. 2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan........................................................ 63 2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan ......................................................... 644 2.3.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận ....................................................... 66 Tiểu kết chương 2......................................................................................... 699 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TIẾP CÔNG DÂN TỈNH BÌNH THUẬN ................................................................................................... 71 3.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý ................................................. 71 3.2. Hoàn thiện các quy định, quy chế phối hợp trong hoạt động tiếp công dân .................................................................................................................. 72 3.3. Thường xuyên kiện toàn tổ chức gắn với thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng........................................................................................................ 74 3.4. Tham mưu và tổ chức việc tiếp công dân bảo đảm đúng các quy định của pháp luật ................................................................................................... 78 3.5. Thực hiện các giải pháp phát huy hiệu quả trụ sở hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận...................................................................... 79 3.6. Tăng cường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư ........................................................................... 80 3.7. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ....................... 81 3.8. Kiến nghị ............................................................................................. 82 3.8.1. Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Thanh tra Chính phủ.... 82 3.8.2. Những việc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chủ động thực hiện theo thẩm quyền....................................................................................... 83 Tiểu kết chương 3........................................................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 v
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt ĐBQH Đại biểu Quốc hội HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân vi
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Bảng tổng hợp đơn khiếu nại liên quan đến đất đai từ năm 2014 đến năm 2016 Hình 2.2. Bảng tổng hợp chất lượng cán bộ, công chức Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận hiện nay Hình 2.3. Bảng tổng hợp lượt tiếp dân của lãnh đạo tỉnh và Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2014 - 2016 Hình 2.4. Bảng tổng hợp số lượng đơn Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận tiếp nhận từ năm 2014 đến năm 2016 Hình 2.5. Bảng tổng hợp kết quả xử lý đơn của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận từ năm 2014 đến năm 2016 vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiếp công dân là việc làm thể hiện một hoặc nhiều cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, tiếp đón công dân để lắng nghe, tiếp nhận các thông tin, đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến những chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc liên quan đến hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước; giải thích và hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp công dân chính là thể hiện đường lối “lấy dân làm gốc” của Đảng và Nhà nước ta, là khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tính chất quan trọng đó đòi hỏi mỗi cán bộ làm công tác tiếp công dân phải là người gương mẫu, không chỉ mẫu mực về cử chỉ, việc làm mà cần phải có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình và luôn luôn gần gũi với nhân dân. Thông qua hoạt động tiếp công dân sẽ giúp cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân có sự kết nối qua lại với nhau; Đảng và Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tiễn cuộc sống, nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của nhân dân để từ đó kịp thời đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân; đối với công dân sẽ hiểu và tiếp thu được quy định, chính sách pháp luật để thực hiện và vận dụng đảm bảo quyền lợi của mình. Ngoài ra, công tác tiếp công dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc gắn chặt mối quan hệ giữa Nhân dân và Nhà nước và giúp cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vai trò và tầm quan trọng của công tác tiếp công dân nên Quốc hội khóa XIII đã Thông qua Luật Tiếp công dân năm 2013, đây là văn 1
  11. bản pháp luật có giá pháp lý cao nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tiếp công dân. Qua đó, yêu cầu các cơ quan, tổ chức trong trong hệ thống chính trị của nước ta phải quy định rõ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tiếp công dân, người phụ trách tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân, mối quan hệ giữa các cơ quan tiếp công dân, giữa cơ quan tiếp công dân với các cơ quan, tổ chức; quy định rõ hoạt động tiếp công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; điều kiện bảo đảm hoạt động tiếp công dân, quản lý về công tác tiếp công dân. Thực hiện theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, UBND tỉnh Bình Thuận đã triển khai thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh theo Quyết định số 3038/QĐ-UBND, ngày 12/9/2014 của UBND tỉnh Bình Thuận, trên cơ sở tổ chức lại Phòng Tiếp dân, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận. Sau hơn 02 năm tổ chức hoạt động, Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận cơ bản thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức và hoạt động đúng theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân, cụ thể: thực hiện báo cáo kịp thời và phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham gia, phục vụ công tác tiếp dân định kỳ, đột xuất của lãnh đạo UBND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Bình Thuận; thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân thường xuyên; mở sổ sách theo dõi công tác tiếp công dân và cập nhật đầy đủ nội dung tiếp dân định kỳ, đột xuất của lãnh đạo UBND tỉnh, số lượt công dân lãnh đạo đã tiếp và số lượt công dân do Ban Tiếp công dân tỉnh tiếp thường xuyên; trách nhiệm và thái độ của công chức thực hiện tiếp công dân thường xuyên tại Ban được đại đa số công dân đồng tình,… 2
  12. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì tổ chức và hoạt động tại Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận vẫn còn một số hạn chế nhất định, công dân tập trung tại các trụ sở làm việc của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh vẫn còn xảy ra; tình trạng gửi đơn thư vượt cấp còn nhiều, đơn, thư chuyển lòng vòng, giải quyết chồng chéo; thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước chưa quan tâm đến công tác tiếp công dân; kinh nghiệm của một số công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên chưa nhiều; khả năng giao tiếp, vận động, thuyết phục công dân chưa cao, kết quả còn hạn chế. Từ những lý do trên, với mục đích tiếp tục đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về công tác tiếp công dân cũng như việc tổ chức và hoạt động tiếp công dân tại Ban Tiếp công dân tỉnh, tìm ra những hạn chế, phân tích rõ nguyên nhân của từng hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, góp phần đưa hoạt động tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị tại tỉnh Bình Thuận đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tiếp công dân của tỉnh Bình Thuận; học viên chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nhìn chung, nghiên cứu về công tác tiếp công dân đang ngày càng được chú ý trong thời gian gần đây và đây không còn là đề tài mới. Tuy nhiên, với tính chất quan trọng của công tác tiếp công dân, đồng thời với thực tiễn sinh động đời sống xã hội đang diễn ra, tiếp công dân luôn là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Liên quan đến đề tài mà học viên nghiên cứu, học viên đã thống kê được một số công trình đã được công bố như sau: - Tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước - luận văn của tác giả Tạ Minh Chiến, năm 2016. Luận văn nghiên cứu 3
  13. lý luận về tiếp công dân và thực tế tiếp công dân của Ủy ban nhân dân huyện Đồng Phú, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. - Hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện tại tỉnh Bình Thuận - luận văn của tác giả Trương Thị Cẩm Tú, năm 2013. Tiếp công dân là khâu đầu tiên và gắn liền với hoạt động giải quyết khiếu nại. Luận văn nêu lên vai trò của tiếp công dân trong việc giải quyết khiếu nại và đưa ra một số giải pháp về tiếp công dân nhằm hoàn thiện hoạt động giải quyết khiếu nại. - Hoàn thiện công tác tiếp công dân của cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh - luận văn của tác giả Thái Thị Hồng Sen, năm 2013. Luận văn đề cập đến hoạt động tiếp công dân tại một địa phương xác định, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp chung và đặc thù trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động này. - Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp của công chức cấp huyện trong việc tiếp công dân - luận văn của tác giả Vũ Minh Nguyệt, năm 2012. Luận văn nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của công chức cấp huyện, chứng minh kỹ năng giao tiếp của công chức là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết công việc và tiếp công dân của công chức. Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp công dân. - Đổi mới công tác tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo - luận văn của tác giả Trần Thị Thúy Mai, năm 2010. Luận văn phân tích làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong hoạt động tiếp công dân và sự cần thiết phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong tình hình mới; từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về đổi mới công tác tiếp công dân. - Hoạt động thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân 4
  14. và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ đề tài khoa học cấp cơ sở của Ths Tạ Thị Thu Thủy, năm 2016. Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung, các quy định và nhấn mạnh thực tiễn hoạt động thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ. - Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp trong tiếp dân đề tài khoa học cấp cơ sở của TS Trần Thị Thanh Hà, năm 2012. Đề tài nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong công tác tiếp công dân, là một trong những chìa khóa làm nên sự thành công của công tác tiếp công dân. Bên cạnh đó, tác giả đề tài đã đưa ra một số giải pháp rất thực tế nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp trong công tác tiếp công dân. - Trao đổi kinh nghiệm trong công tác tiếp công dân của tác giả Mạnh Hùng, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, ngày 28/6/2016. Tác giả bài báo nêu một số kinh nghiệm cơ bản trong công tác tiếp công dân từ giai đoạn tiếp xúc ban đầu, quá trình thực hiện tiếp công dân đến giai đoạn kết thúc tiếp công dân và nhấn mạnh một số yếu tố cần thiết của một người công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân. - Đổi mới trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tác giả Hoài Anh, Trang thông tin điện tử Quảng Ninh, ngày 19/12/2015. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến cách thức tổ chức, kinh nghiệm đổi mới, các giải pháp và kết quả trong hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một địa phương xác định. - Một số vướng mắc trong hoạt động tiếp công dân của tác giả Nguyễn Phương Thảo, Trang thông tin điện tử tổng hợp của Ban Nội chính Trung 5
  15. ương, ngày 15/9/2013. Bài viết đã đánh giá khái quát về kết quả đạt được và một số tồn tại, nguyên nhân của tồn tại việc thực hiện công tác tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nước ta giai đoạn 2008 - 2012. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số yêu cầu cần thiết trong việc nghiên cứu, xây dựng Luật Tiếp công dân để nâng cao hiệu quả của công tác tiếp công dân. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu về công tác tiếp công dân được đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân cũng như tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận. Vì vậy, đề tài mà học viên chọn làm luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công không bị trùng lặp với bất cứ công trình nào đã nghiên cứu trước đó. Những công trình nghiên cứu được đề cập như trên sẽ là nguồn tư liệu quý để học viên tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ vấn đề lý luận về công tác tiếp công dân và thực tế việc tổ chức hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận để đánh giá được kết quả bước đầu của việc thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, thực trạng tổ chức bộ máy và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của Ban Tiếp công dân tỉnh; từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động tiếp công dân tại Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu những vấn đề lý luận, những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan đến hoạt động tiếp công dân, tổ chức và hoạt động Ban Tiếp công dân. 6
  16. - Nghiên cứu thực trạng về tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận từ khi thành lập cho đến nay. - Đề xuất các giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi tại Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận. - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ khi chuẩn bị đến khi thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận giai đoạn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênnin; các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản pháp quy của hoạt động quản lý Nhà nước về tiếp công dân và về khiếu nại, tố cáo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện luận văn này, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thứ nhất, thống kê mô tả và mô hình hóa số liệu dưới dạng bảng biểu để đánh giá thực trạng tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận; 7
  17. Thứ hai, phân tích, tổng hợp hệ thống số liệu đã được thống kê, mô tả; phân tích thực trạng tình hình để đút kết thành những nhận định mang tính chất khái quát hoá cao, mang tính cốt lõi về những vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận; Thứ ba, so sánh, đối chiếu giữa quy định của pháp luật, giữa yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương với tình hình thực tế đang diễn ra tại Bình Thuận; Thứ tư, phương pháp khảo sát thực tế từ việc học viên trực tiếp làm việc, phối hợp, trao đổi nghiệp vụ với công chức Ban Tiếp công dân tỉnh để tham mưu Thường trực Tỉnh uỷ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của công dân. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Luận văn sẽ là một tư liệu đánh giá về tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh được thành lập theo Luật Tiếp công dân năm 2013; phân tích mối quan hệ giữa tổ chức bộ máy và kết quả hoạt động của Ban Tiếp công dân. Từ đó, luận văn sẽ bổ sung thêm mặt lý luận về các vấn đề có liên quan đến hoạt động tiếp công dân và Ban Tiếp công dân tại một địa phương cụ thể - đó là Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Với những đánh giá về thực trạng tổ chức bộ máy, kết quả hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, xác định những hạn chế, khuyết điểm, phân tích cụ thể nguyên nhân và đề xuất giải pháp cần tập trung thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận; luận văn sẽ giúp các cấp lãnh đạo, trước hết là lãnh đạo tỉnh Bình Thuận xác định xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ và toàn diện để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân của tỉnh nói chung 8
  18. cũng như hiệu quả hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận nói riêng trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tiếp công dân và Ban Tiếp công dân Chương 2: Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận. 9
  19. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIẾP CÔNG DÂN VÀ BAN TIẾP CÔNG DÂN 1.1. Một số vấn đề chung về tiếp công dân 1.1.1. Khái niệm tiếp công dân Tiếp công dân là một thuật ngữ được nghe thấy hằng ngày, thường xuyên và xuất hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật; là hoạt động thể hiện việc cán bộ, công chức có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước gặp trực tiếp công dân để lắng nghe, trao đổi, hướng dẫn, giải thích, vận động, thuyết phục công dân thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và sau cùng là theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan có thẩm quyền. Thông qua việc tiếp công dân, Đảng và Nhà nước lắng nghe được những ý kiến của dân, nhận được những thông tin kịp thời phản ánh về quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước có thể bổ sung, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế đất nước. Tiếp công dân là cầu nối quan trọng để chính quyền, cán bộ, công chức gần và sát với nhân dân. Trước khi Luật Tiếp công dân năm 2013 ra đời, chưa có một văn bản pháp luật nào của nước ta định nghĩa về “tiếp công dân”, các văn bản luật chỉ có các khái niệm về trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, quy định trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân. Do vậy mà Luật Tiếp công dân năm 2013 ban hành đã quy định về khái niệm “tiếp công dân” tại khoản 1, Điều 4 như sau: “Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về 10
  20. việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật” [34]. - Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất. + Tiếp công dân thường xuyên là hoạt động tiếp công dân trong giờ hành chính của công chức được giao nhiệm vụ và trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên luôn luôn sẵn sàng tiếp công dân; tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân; giải thích, hướng dẫn để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật; cập nhật thông tin, tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, bộ phận được giao tham mưu giải quyết đơn của công dân để có cơ sở trả lời khi công dân đến Ban Tiếp công dân liên hệ và tiếp tục gửi đơn liên quan vụ việc của mình và có thể từ chối tiếp và nhận đơn của công dân theo quy định của pháp luật. + Tiếp công dân định kỳ là việc tiếp công dân được thực hiện bởi thủ trưởng cơ quan, đơn vị với mốc thời gian quy định cụ thể. Theo quy định tại khoản 2, Điều 18 Luật Tiếp công dân năm 2013 thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện tiếp công dân 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình [34]. Tiếp công dân định kỳ giúp cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp lắng nghe, tiếp nhận những tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của công dân để kịp thời tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc của công dân. Bên cạnh đó, kiểm tra và đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của việc áp dụng các chính sách, quyết định hành chính vào trong cuộc sống của công dân; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của cấp dưới thuộc quyền và kịp thời, chỉ đạo, chấn chỉnh 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2