intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THU TRANG TRỌNG DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THU TRANG TRỌNG DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HOÀNG MAI HÀ NỘI, 2019
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRỌNG DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO ........8 1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao...................8 1.1.1 Các khái niệm ..............................................................................................8 1.1.2 Đặc điểm của nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao ...............................15 1.2 Trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao .......................................21 1.2.1 Khái niệm ...................................................................................................21 1.2.2 Sự cần thiết phải trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao ..................................................................................................22 1.2.3 Nội dung của trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao .............24 1.3 Kinh nghiệm trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao và giá trị tham khảo rút ra cho Việt Nam và Viện Hàn lâm KHCNVN ............................25 1.3.1 Kinh nghiệm ...............................................................................................25 1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và Viện Hàn lâm KHCNVN .................30 Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................................32 Chương 2: THỰC TRẠNG TRỌNG DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ..............................................................................33 2.1 Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ...................33
  4. 2.2 Thực trạng về nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam ..........................................................................35 2.2.1 Về số lượng ................................................................................................35 2.2.2 Về cơ cấu nhân lực ....................................................................................37 2.3 Phân tích thực trạng việc trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện Hàn lâm KHCNVN ...................................................................................47 2.3.1 Cơ sở pháp lý của việc trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao ................................................................................................................47 2.3.2 Về đảm bảo điều kiện làm việc ..................................................................49 2.3.3 Về bố trí, sắp xếp giao việc phù hợp và những trọng trách cao trong công việc ......................................................................................................57 2.3.4 Về thực hiện đãi ngộ, hỗ trợ đối với các nhà khoa học .............................61 2.3.5 Về thực hiện khen thưởng, tôn vinh ...........................................................69 2.4 Đánh giá chung ..................................................................................................72 2.4.1 Kết quả đạt được .......................................................................................72 2.4.2 Những tồn tại, hạn chế ..............................................................................73 Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................................78 Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRỌNG DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ............................................79 3.1 Quan điểm về trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam..................................79 3.1.1 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao ................................................79 3.1.2 Trọng dụng nhân lực KH&CN trình độ cao phải tạo điều kiện cho nhân lực KH&CN cống hiến ........................................................................81 3.1.3. Định hướng phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2020 và năm 2030 .........................................................82
  5. 3.2 Một số giải pháp đổi mới công tác trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao ..............................................................................................................85 3.2.1 Hoàn thiện chính sách, quy định của pháp luật tạo cơ sở cho việc thực hiện trọng dụng nhân lực KH&CN trình độ cao .........................................85 3.2.2 Đảm bảo điều kiện và môi trường làm việc...............................................86 3.2.3 Thực hiện tốt việc phân công, bố trí, sắp xếp công việc ...........................87 3.2.4 Mạnh dạn trong trọng dụng, trọng dụng gắn với chức vụ cụ thể .............88 3.2.5 Xây dựng và hoàn thiện chính sách đãi ngộ..............................................88 3.2.6 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng..................................................91 3.2.7 Đổi mới công tác khen thưởng và tôn vinh ...............................................92 Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................................95 KẾT LUẬN ..............................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................97 PHỤ LỤC I ............................................................................................................101
  6. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hoàng Mai. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Thu Trang
  7. LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các thầy,cô, đồng nghiệp, nhà khoa học và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Hoàng Mai, Trưởng Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, Học viện Hành chính quốc gia đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài.Tôi xin cảm ơn các thầy cô công tác tại Học viện Hành chính quốc gia đã giảng dạy, cung cấp kiến thức và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học cao học. Tôi cũng xin cảm ơn các nhà khoa học, nhà quản lý, các bạn đồng nghiệp hiện đang công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ tài liệu, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân cho nên luận văn này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Tôi mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ . Xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả Luận văn Nguyễn Thu Trang
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCCVC Cán bộ công chức viên chức CDNN Chức danh nghề nghiệp CNH Công nghiệp hóa GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GS Giáo sư HĐH Hiện đại hóa KH&CN Khoa học và Công nghệ KH&KT Khoa học và Kỹ thuật NCVCC Nghiên cứu viên cao cấp NC-TK Nghiên cứu – Triển khai NCPT Nghiên cứu và phát triển NSNN Ngân sách nhà nước PGS Phó giáo sư PTN Phòng thí nghiệm PTNTĐ Phòng thí nghiệm trọng điểm TS Tiến sĩ TSKH Tiến sĩ khoa học ThS Thạc sĩ Viện Hàn lâm KHCNVN Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nghị định 40 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định về sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Bảng thống kê tỷ lệ thành công, thất bại của hoạt động nghiên cứu KH&CN.................................................................................... 18 Bảng 2.1. Số lượng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao (từ 1993- 2018)...................................................................................................... 36 Bảng 2.2. Số lượng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao theo độ tuổi........................................................................................................ 39 Bảng 2.3. Tỷ lệ nhân lực KH&CN trình độ cao biết, thành thạo ngoại ngữ.......................................................................................................... 42 Bảng 2.4. Các phòng thí nghiệm từ 2013 đến nay.................................. 52 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả cấp kinh phí đối với chương trình dành cho Tiến sĩ trẻ (giai đoạn 2014-2018).................................................... 65 Bảng 2.6. Kết quả thực hiện đề tài độc lập trẻ (giai đoạn 2014-2018) 66 Bảng 2.7.Thống kê số lượng các công trình công bố, văn bằng sở hữu trí tuệ và kinh phí hỗ trợ (giai đoạn 2014-2018)..................................... 68
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Viện Hàn lâm KHCNVN............................ 34 Hình 2.2. Cấu trúc nhân lực KH&CN trình độ cao theo giới tính........ 38 Hình 2.3. Cơ cấu nhân lực của Viện Hàn lâm KHCNVN theo trình độ đào tạo...................................................................................................... 40 Hình 2.4. Tỷ lệ GS, PGS trong nhóm nhân lực KH&CN trình độ cao...... 41 Hình 2.5. Cơ cấu nhân lực KH&CN trình độ cao theo CDNN................ 44 Hình 2.6. Sự biến động về nhân lực của Viện Hàn lâm KHCNVN theo CDNN........................................................................................................ 45 Hình 2.7. Sự biến động về CDNN đối với nhân lực KH&CN trình độ cao............................................................................................................... 45 Hình 2.8 Nguồn vốn trong nước được cấp cho Viện Hàn lâm KHCNVN giai đoạn 2014-2018 (không kể nguồn vốn ngoài nước)...... 50
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới ngày nay đang chứng kiến sự chuyển mình và phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ có mặt ở mọi nơi trên thế giới và ngày càng đóng góp nhiều, quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia.Và cha đẻ của các thành tựu khoa học đó, người vận hành ứng dụng các thành tựu khoa học đó chính là con người, là nhân lực khoa học và công nghệ. Nhận thức rõ tầm quan trọng của KH&CN, cùng với việc tiếp tục khẳng định KH&CN là quốc sách hàng đầu, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa XI đã nhận định “Nhân lực KH&CN là tài nguyên vô giá của đất nước; trí thức KHCN là nguồn lực đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế tri thức”. Đồng thời để đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ cao, tâm huyết, trung thưc, tận tụy, phát triển các nhà khoa học đầu ngành, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 đã đề ra giải pháp đầu tiên là “xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN; tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để đội ngũ cán bộ KH&CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình”. Như vậy, vấn đề trọng dụng, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ KH&CN đã được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu và là giải pháp then chốt để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Quản trị nguồn nhân lực của tổ chức là quá trình bao gồm các công việc từ phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, trọng dụng để làm sao tổ chức có được nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng, góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Trong các khâu của quản lý nguồn nhân lực nêu trên thì trọng dụng nguồn nhân lực là quan trọng nhất, có tác dụng gắn kết các khâu thành chu trình hoàn chỉnh, chi 1
  12. phối các khâu khác và như là một khâu mang tính quyết định. Trọng dụng nhân lực sẽ thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Qua đó nó cũng góp phần nâng cao vị thế của tổ chức, làm cho tổ chức phát triển bền vững. Viện Hàn lâm KHCNVN là cơ quan nghiên cứu KH&CN hàng đầu của đất nước, thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ một cách toàn diện, trình độ cao. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Viện Hàn lâm KHCNVN không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học từ chỗ với gần 500 cán bộ nghiên cứu khoa học, đến nay đội ngũ nhân lực KH&CN của Viện đã có hơn 4000 người trong đó có nhiều cán bộ có trình độ cao. Trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh của mình, Viện Hàn lâm KHCNVN phấn đấu thực hiện mục tiêu “xây dựng Viện trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng đầu cả nước, nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đạt trình độ tiên tiến ở khu vực và trên thế giới, đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước”, “làm đầu tầu, động lực phát triển khoa học và công nghệ của đất nước” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2133/QĐ-TTg ngày 01/12/2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Hàn lâm KHCNVN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Để thực hiện mục tiêu trên trong quá trình phát triển thì việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực KH&CN có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Viện Hàn lâm KHCNVN đã có đội ngũ cán bộ KH&CN trình độ cao khá lớn, vậy làm sao để phát triển về số lượng và nâng cao hơn nữa chất lượng đối với đội ngũ này, điều đó phụ thuộc nhiều vào việc thực hiện trọng dụng nguồn nhân lực 2
  13. KH&CN trình độ cao ra sao để tạo những điều kiện tốt nhất cho họ cống hiến, giữ chân họ và đây là nhiệm vụ lớn đối với nhà quản lý. Bởi các lý do trên, em chọn nghiên cứu đề tài “Trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực KH&CN đã được nhiều tác giả đề cập, nghiên cứu trong các luận văn Thạc sĩ. Tuy nhiên, vấn đề về trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện Hàn lâm KHCNVN thì chưa có tác giả nào nghiên cứu. Tuy vậy, một số đề tài của các tác giả khi nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực KH&CN nói riêng và vấn đề thu hút, trọng dụng tài năng nói chung là những tài liệu tham khảo, tư liệu quý đối với tác giả trong quá trình viết Luận văn này. Đó là: Tác giả Trần Văn Ngợi với Luận văn Tiến sĩ “Thu hút và trọng dụng người có tài năng trong các cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam” (năm 2015). Đây là đề tài nghiên cứu toàn diện, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ta. Đây là đề tài nghiên cứu khá rộng, hướng đến người có tài năng trong các cơ quan hành chính, tuy nhiên chưa có nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là các đơn vị nghiên cứu khoa học. Tác giả Đỗ Thị Lâm Thanh đã có đề tài Luận văn Thạc sĩ “Xây dựng chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam” (năm 2015). Với đối tượng nghiên cứu khá tương đồng, phạm vi không gian nghiên cứu đều tại Viện Hàn lâm KHCNVN nhưng đề tài này đi sâu vào việc xây dựng các chính sách thu hút nhân lực KH&CN. 3
  14. Tác giả Nguyễn Ngọc Ánh với đề tài Luận văn Thạc sĩ “Tăng cường quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”(năm 2009), đã đưa ra cái nhìn tổng thể về việc quản lý nguồn nhân lực KH&CN tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nan (nay là Viện Hàn lâm KHCNVN), từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực KH&CN. Trong cuốn “Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở nước ta hiện nay” (năm 2016) của tác giả Triệu Văn Cường, Nguyễn Minh Phương đã nêu những vấn đề lý luận về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên cứu và triển khai” (năm 2000) do tác giả Nguyễn Thị Anh Thu chủ trì trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn đã đưa ra một số khuyến nghị về chính sách sử dụng nhân lực KH&CN. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhân lực KH&CN trong các tổ chức NC&PT” (năm 2004) do tác giả Hoàng Xuân Long chủ trì đã tập trung đi sâu vào phân tích đổi mới quản lý nhân lực theo hướng phù hợp với đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học. Đề tài đã có những đóng góp khá thiết thực vào việc xác định chế độ quản lý, phương thức quản lý và nội dung quản lý nhân lực KH&CN trong các tổ chức NC&PT theo hướng đổi mới cũng như đề xuất một số vấn đề phải giải quyết trong việc đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhân lực KH&CN ở Việt Nam. 4
  15. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1 Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 3.2 Nhiệm vụ - Làm rõ vấn đề lý luận về trọng dụng ngồn nhân lực KH&CN trình độ cao. - Nghiên cứu kinh nghiệm trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại một số nước trên thế giới và một số cơ sở nghiên cứu, đào tạo tại Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện Hàn lâm KHCNVN, đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. - Đề xuất quan điểm và giải pháp đổi mới việc trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện Hàn lâm KHCNVN. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện Hàn lâm KHCNVN, với 4 nội dung: Bố trí, sắp xếp giao việc; đảm bảo điều kiện làm việc; chế độ đãi ngộ và tôn vinh, khen thưởng. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tiễn tại Viện Hàn lâm KHCNVN. 5
  16. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2014 đến 2018; các giải pháp có giá trị tham khảo đến năm 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1 Phương pháp luận Luận văn vận dụng phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng để luận giải các vấn đề về trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao theo tư duy logic biện chứng mang tính khách quan, toàn diện trong mối quan hệ với thể chế quản lý nhân lực nói chung và nhân lực KH&CN nói riêng. 5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu một số tài liệu trong và ngoài nước về trọng dụng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát, đánh giá thực trạng trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện Hàn lâm KHCNVN. Nội dụng khảo sát tập trung vào nội dung chính của trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao. Từ đó rút ta những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại trong việc trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện Hàn lâm KHCNVN. Đối tượng và số lượng điều tra: Nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao hiện đang làm việc tại Viện Hàn lâm KHCNVN, trong đó: TS (74 phiếu), PGS (15 phiếu), GS (1 phiếu). Lượng phiếu điều tra: 90 phiếu phát ra, thu về 90 phiếu Phương thức: gửi phiếu trực tiếp cho từng cá nhân trả lời phiếu. Kết quả điểu tra được tổng hợp, phân tích, để đưa ra những đánh giá, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận 6
  17. Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, khái niệm và nội hàm của trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao; ý nghĩa của việc trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc phân tích thực trạng, những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong việc trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tác giả đề ra một số giải pháp để đổi mới, hoàn thiện công tác trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, từ đó góp phần nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện Hàn lâm KHCNVN và các chính sách trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu khái quát giới thiệu về đề tài nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao. Chương 2: Thực trạng trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chương 3: Giải pháp đổi mới công tác trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 7
  18. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRỌNG DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO 1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao 1.1.1 Các khái niệm 1.1.1.1 Nguồn nhân lực Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Khái niệm "Nguồn lực con người" hay "nguồn nhân lực” được hình thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát triển. Nguồn nhân lực (Human Resourse) được hiểu là nguồn lực về con người, trong mỗi con người. Tổ chức lao động quốc tế đưa ra khái niệm “nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động” [23, tr.15]. Còn Ngân hàng Thế giới cho rằng “nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người, bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp…của mỗi cá nhân” [18, tr.27]. Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH”. [16,tr.269]. Khi nói đến nguồn nhân lực chúng ta hiểu là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất mà nhờ đó nguồn lực con người biến thành nguồn vốn đáp ứng yêu cầu phát 8
  19. triển. Nguồn lực trong mỗi con người bao gồm cả thể lực và trí lực, nó thể hiện ra bên ngoài bởi khả năng làm việc. Nó bao gồm sức khỏe, trình độ, tâm lý, ý thức, mức độ cố gắng, sáng tạo, lòng đam mê... [15,tr.8]. Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển. Khi nghiên cứu về nguồn nhân lực phải xem xét, đánh giá trên cả hai mặt số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực; chất lượng nguồn nhân lực thể hiện thông qua các chỉ tiêu về trình độ đào tạo chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ… Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thế số lượng, chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực, là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế , xã hội của mọi quốc gia. 1.1.1.2 Nguồn nhân lực KH&CN Hiện nay, khái niệm nguồn nhân lực KH&CN chưa được hiểu một cách thống nhất. Tác giả Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức đưa ra cách hiểu chung nhất về nhân lực KH&CN là một bộ phận của lực lượng lao động xã hội được đào tạo ở những trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định và tham gia trực tiếp (hay gián tiếp) vào các hoạt động KH&CN từ nghiên cứu, triển khai đến đào tạo, quản lý và vận hành các hệ thống công nghệ. Đội ngũ nhân lực KH&CN có nhiều mức độ trình độ đào tạo khác nhau từ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ đến đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên gia có trình độ đại học và sau đại học [19, tr.41]. 9
  20. Theo định nghĩa của UNESCO, nhân lực KH&CN là tổng số những người trực tiếp tham gia hoạt động KHCN của một cơ quan, tổ chức và được trả tiền công cho sự tham gia đó. Những người này bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên hỗ trợ. Năm 1995, tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đề xuất phương pháp luận đánh giá nhân lực KH&CN tại Sổ tay Canberra, theo đó nguồn nhân lực KH&CN (Human resources in science and technology, viết tắt là HRST) của một quốc gia/vùng lãnh thổ bao gồm toàn bộ những người hoàn thành bậc giáo dục đại học (tương ứng bậc 5-8) hoặc những người tuy chưa được đào tạo chính quy như trên nhưng làm một nghề thuộc chuyên ngành KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương bậc 5-8. Như vậy, theo định nghĩa của OCED thì nhân lực KH&CN bao gồm những người đáp ứng được một trong những điều kiện sau đây: - Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngành KH&CN; - Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng không làm việc trong một ngành KH&CN nào; - Chưa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng làm một công việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương. Khái niệm nhân lực KH&CN này theo nghĩa rộng. Theo đó, có thể hiểu nhân lực KH&CN bao gồm cả những người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhưng không làm việc trong lĩnh vực KH&CN. Có thể thấy khái niệm này dường như quá rộng để thể hiện nguồn nhân lực hoạt động KH&CN của một quốc gia. Do vậy, các nước thường sử dụng khái niệm nhân lực nghiên cứu phát triển, hay còn gọi là R&D (research and development), để thể hiện lực lượng lao động KH&CN của mình. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1