intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về TTPB đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Đánh giá một cách tổng quát thực trạng với những kết quả và hạn chế về TTPB đối với vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông hiện nay. Nêu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường TTPB đối với vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THÀNH VIỆT Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THÀNH VIỆT Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯU KIẾM THANH HÀ NỘI - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan bài luận văn “Tuyên truyền phổ biến về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa tỉnh Đăk Nông” là công trình khoa học nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Tất cả các nội dung của công trình nghiên cứu này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết. Tác giả Phan Thành Việt I
  4. LỜI CẢM ƠN Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế, tác giả đã gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị tài liệu, thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình các thầy cô giáo Học viện hành chính Quốc gia, Phân viện khu vực Tây Nguyên, các cán bộ quản lý Khoa sau Đại học, thầy giáo hướng dẫn, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và công tác. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Học viện hành chính Quốc gia, Phân viện khu vực Tây Nguyên, Khoa sau Đại học đã động viên và tạo mọi điều kiện để tác giả có thể yên tâm với công việc nghiên cứu. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lưu Kiếm Thanh - người đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên các Bộ, Ban ngành gồm: Bộ Công thương, Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Công thương tỉnh Đăk Nông, Trung tâm Y tế huyện Cư Jút, Ủy ban Nhân dân huyện Cư Jút đã hỗ trợ cung cấp tài liệu để tác giả có cơ sở thực tiễn hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cả năng lực và sự nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô và đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa nhận thức của mình. Xin chân thành cảm ơn! II
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm ATTP An toàn thực phẩm NĐTP Ngộ độc thực phẩm QLNN Quản lý nhà nước CSKDDVAU Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống TP Thực phẩm BYT Bộ Y tế TCQG Tiêu chuẩn Quốc gia UBND Ủy ban nhân dân TAĐP Thức ăn đường phố NTD Người tiêu dùng CLVSATTP Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm BCĐ Ban chỉ đạo NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn III
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Mạng lưới quản lý an toàn thực phẩm ........................................... 30 Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý về an toàn thực phẩm ngành y tế tỉnh Đăk Nông 31 IV
  7. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm .......................................................................................................... 8 1.2. Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm ............................ 14 1.3. Trách nhiệm trong tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm20 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 23 Chương 2 THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Nông có ảnh hưởng tới tuyên truyền phố biến về vệ sinh an toàn thực phẩm....................................................................... 24 2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện tuyên truyển phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm ........................................................................................................ 29 2.3. Tình hình tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông .................................................................................. 35 2.4. Đánh giá về tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian qua ............................................................ 55 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 60 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Quan điểm tăng cường tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay ............................................ 64 3.2. Giải pháp tăng cường tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay ............................................ 67 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 80 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85 V
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài An toàn thực phẩm (ATTP) là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm, từ những cơ sở có quy mô lớn, nhỏ đến hộ gia đình, thức ăn đường phố …. chất lượng và các điều kiện đảm bảo ATTP các cơ sở này như thế nào? có đảm bảo hay không? cần có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý về ATTP để bảo vệ quyền lợi, cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thực phẩm chính là nguyên nhân đã gây ra khoảng 50% các trường hợp tử vong đối với con người trên toàn thế giới. Ngộ độc do thực phẩm luôn luôn là vấn đề quan tâm lo lắng của người dân. Ở Việt Nam, theo tài liệu của Cục ATTP, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê năm 2015, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 98 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.600 người bị ngộ độc, trong đó 16 người tử vong [17]. Theo số liệu thống kê của chi Cục ATTP tỉnh Đắk Nông tình hình ngộ độc thực phẩm (NĐTP) Năm 2015, trên địa bàn tỉnh chỉ xảy ra 01 vụ NĐTP tại thị xã Gia Nghĩa với 05 người mắc do ăn phải mướp đắng và không có trường hợp nào tử vong. Năm 2016, Toàn tỉnh ghi nhận 147 ca ngộ độc lẻ tẻ nhưng không xảy ra trường hợp tử vọng. Đồng thời, công tác TTPB về VSATTP tại các huyện, thị xã vẫn còn nhiều tồn tại đó là: sự phân công chậm, chưa rõ ràng, kinh phí hạn chế, cán bộ làm công tác ATTP chưa được đào tạo bài bản,… đó là những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ nhằm nâng cao hiệu quả TTPB về VSATTP ở các huyện, thị xã. 1
  9. Xuất phát từ những lý do trên, học viên chọn đề tài “Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông”làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Trong thời gian qua, vấn đề ATTP đã thu hút sự quan tâm chú ý của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu. Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học cũng như báo cáo em nhận thấy có một số đề tài, bài viết điển hình có nội dung gần nhất với đề tài khóa luận này như: - Trong nghiên cứu của tác giả Chu Thế Vinh về đề tài: “Thực trạng ATTP ở các cơ sở ăn uống và công tác quản lý tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng năm 2012-2013”, tác giả đã có nhìn nhận sâu sắc về thực trạng ATTP tại thành phố Đà Lạt. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng điều kiện ATTP tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (DVAU) tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sẽ phần nào giúp cho ngành Y tế và các ngành liên quan trong việc phối hợp thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm ATTP trong thời gian tới, hướng đến mục tiêu bảo đảm 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn ATTP theo quy định của Bộ Y tế. Do đó, kết quả của nghiên cứu không suy rộng ra địa phương khác, nghiên cứu này có thể là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo [16]. - Nguyễn Thị Giang, Bùi Thị Thu Hương - Khoa Kinh tế - Đại học Thương Mại (2009), đề tài nghiên cứu khoa học “Một số giải pháp trong QLNN đối với vấn đề ATTP tại các chợ trên địa bàn Quận Cầu Giấy”. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát vấn đề ATTP tại một số chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy như chợ Đồng Xa, chợ Nhà Xanh, chợ Nghĩa Tân. Từ đó chỉ ra được thực trạng tình hình vi phạm ATTP, vấn đề QLNN về ATTP tại các chợ này. Trên cơ sở quan điểm định hướng của Nhà nước về vấn đề ATTP, đề tài đã đưa ra giải pháp, kiến nghị với cơ quan quản lý nhằm thực hiện tốt hơn 2
  10. công tác QLNN về ATTP ở các chợ. Đề tài này thiên về đưa ra các giải pháp trong QLNN về ATTP tại các chợ [9]. - Trần Thị Thúy - Khoa Kinh tế - Đại học Thương mại (2009) luận văn tốt nghiệp: “Tăng cường QLNN về ATTP tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội”. Đề tài này đi sâu vào nghiên cứu nội dung chủ yếu của QLNN là công tác ban hành, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, sự phối hợp liên ngành đối với vấn đề ATTP tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội [11]. - Trần Cầm Giang, Bùi Thị Thanh Huyền, Lê Thị Tri - Lớp 06QT2D, Khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Tôn Đức Thắng thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu khoa học 2010 “Một số giải pháp tăng cường và kiểm soát ATTP ở thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về ATTP để làm luận cứ cho việc nghiên cứu. Tìm hiểu tình trạng vi phạm ATTP, công tác kiểm soát, quản lý, tuân thủ của các cơ quan chức năng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát đối với vấn đề ATTP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này cũng có nhiều nét tương đồng với đề tài của học viên, nghiên cứu thực trạng ATTP để đưa ra giải pháp cho công tác QLNN về ATTP [10]. Trên đây là một số đề tài có nét tương đồng nhất định với đề tài này nên học viên cũng đã tiếp thu thêm nhiều điểm mới trong đề tài đó. Ngoài ra còn một số đề tài khác liên quan nhưng đề tài cũng có những nét khác biệt nhất định nên tác giả tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào nghiên cứu cho tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu cần khắc phục, xuất phát từ tầm quan trọng của các chính sách QLNN cũng như thực tế đòi hỏi.Vì vậy, đề tài: “Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông” là một đề tài nghiên cứu tiếp theo trong thời gian hiện nay. Qua đó, hy vọng có thể bổ sung, hoàn thiện hơn những kết luận nghiên cứu trước 3
  11. đây nhằm góp phần hoàn thiện việc tuyên truyền phổ biến về VSATTP ở các địa phương trong cả nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài - Mục đích: Tăng cường hiệu quả tuyên truyền phổ biến về VSATTP trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Một là, hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận đối với tuyên truyền phổ biến về VSATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. + Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng tuyên truyền phổ biến về VSATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. + Ba là, đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về VSATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm ở tỉnh Đắk Nông. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. + Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ 2014 đến 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thấy rõ được thực trạng Tuyên truyền phổ biến về VSATTP trên địa bàn tỉnh diễn ra như thế nào và đưa ra các giải pháp tăng cường tuyên truyền phổ biến trên địa bàn tỉnh, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: Gồm phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: 4
  12. Luận văn thu thập, phân loại tài liệu đã được công bố về thực trạng và chính sách nhà nước nhằm tuyên truyền phổ biến VSATTP như: các đề án, đề tài, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành, các luận văn tiến sỹ, đồng thời thu thập, phân loại các văn bản nhà nước về VSATTP nói chung và những văn bản nhà nước được tỉnh Đăk Nông áp dụng nói riêng đã được ban hành như: Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư, liên quan đến VSATTP. Luận văn còn khai thác và sử dụng các số liệu trực tuyến trên Internet của Tổng cục thống kê, Bộ Y tế, các tổ chức Chính phủ, đồng thời sử dụng các quan điểm, đánh giá, nhận định của các chuyên gia về chính sách quản lý nhà nước về VSATTP đã công bố. Sau khi có các dữ liệu thứ cấp, tiến hành đánh giá, lựa chọn, sử dụng dữ liệu phù hợp, kết hợp với phỏng vấn, hình thành nên khung lý thuyết nghiên cứu đồng thời đánh giá thực trạng và tác động của chính sách nhà nước giai đoạn từ năm 2014 đến 2018. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Là phương pháp thu thập thông tin trong đó nhà nghiên cứu tiến hành quan sát đối tượng nghiên cứu. Đây là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hữu ích, đầy đủ. Người quan sát có thể sử dụng trực tiếp tai, mắt, để nghe, nhìn bằng phương tiện cơ giới. Luận văn sẽ tập trung quan sát trực tiếp điều kiện, dụng cụ sản xuất, chế biến thực phẩm, địa điểm kinh doanh thực phẩm và cách thức quản lý của các cơ quan chức năng trong địa bàn Tỉnh về VSATTP. 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp xử lý dự liệu sơ cấp Để phân tích dữ liệu thu thập trên luận văn tập trung vào phương pháp phân tích thống kê truyền thống, bảng excel. Khi sử dụng phương pháp này, các dữ liệu xử lý bằng phần mềm excel và tổng hợp phân tích dựa trên các 5
  13. phương pháp thống kê truyền thống, sử dụng bảng tính để so sánh, khái quát hóa số liệu từ đồ đưa ra kết luận chung nhất về vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp Sau khi tổng hợp các dữ liệu thứ cấp, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung trong khoa học kinh tế như: phương pháp phân tích định lượng, so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả... từ đó đưa ra kết luận chung nhất. 5.3. Phương pháp khác Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp đồ thị, biểu đồ, hình vẽ hoặc mô hình. Từ các bảng số liệu, lập ra biểu đồ để thông qua đó quan sát và rút ra những đánh giá tổng quát Tuyên truyền phổ biến về VSATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. 6. Ý nghĩa, lý luận và thực tiển của luận văn - Làm rõ một số vấn đề lý luận về TTPB đối với vấn đề VSATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. - Đánh giá một cách tổng quát thực trạng với những kết quả và hạn chế về TTPB đối với vấn đề ATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông hiện nay. - Nêu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường TTPB đối với vấn đề ATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Tuyên truyền phổ biến về VSATTP có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nghiên cứu đề tài này để thấy được thực tiễn vấn đề VSATTP đang diễn ra hết sức phức tạp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các chợ trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thể hiện những mặt hạn chế trong công tác Tuyên truyền phổ biến về VSATTP. Đối với đề tài: Việc nghiên cứu vấn đề này làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. 6
  14. Đối với đối tượng được chọn để nghiên cứu: Việc Tuyên truyền phổ biến đối với các cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm tốt sẽ giúp phần cải thiện chất lượng sản phẩm bán ra, giảm thiểu số vụ ngộ độc thực phẩm, giúp các cơ sở này kinh doanh lành mạnh hơn. Đối với vấn đề tuyên truyền phổ biến: Nghiên cứu những vấn đề về VSATTP trên địa bàn tỉnh Đăk Nông mang lại một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng công tác tuyên truyền phổ biến về VSATTP trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra được giải pháp tăng cường tuyên truyền phổ biến nhằm thay đổi được hành vi con người, giảm thiểu số tai nạn về VSATTP nói chung. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Mục lục, Danh mục, Phụ lục, Bảng biểu, Tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm như sau: Chương1: Cơ sở lý luận của tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm Chương 2: Thực trạng tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông 7
  15. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 1.1.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đề cập tới hai vấn đề là vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm. Theo cách hiểu phổ biến, thực phẩm là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm [18]. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 quy định, Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản (khoản 1 Điều 3). Cũng theo pháp lệnh này, Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người (khoản 2 Điều 3). Luật An toàn thực phẩm 2010 (thay thế Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003) quy định, An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người (khoản 1 Điều 2); Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người (khoản 6 Điều 2). Như vậy, theo cách hiểu từ điều chỉnh 8
  16. của Luật, an toàn thực phẩm (ATTP) bao hàm cả yếu tố đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Trong luận văn này, về mặt thuật ngữ, sử dụng cụm từ VSATTP để đảm bảo lô-gic về mặt hình thức. Về nội dung, để phù hợp với quy định hiện hành, ATTP bao hàm cả nghĩa về VSTP. Về thuật ngữ ATTP, theo cách hiểu phổ biến, là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển, cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng [18]. Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương Nông (FAO) và tổ chức Y tế Thế giới thì: “ATTP là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng”. Quan niệm này rất đầy đủ, lột tả được bản chất của vấn đề nhưng đề ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao hàm được ý nghĩa trong quản lý, khái niệm được chấp nhận hơn cả là: “ATTP là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý học quá giới hạn cho phép” [19]. 1.1.2. Quan niệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Luật ATTP 2010 quy định quản lý nhà nước về VSATTP. Theo quy định của Luật này thì, QLNN về VSATTP là việc nhà nước thực hiện quyền lực công dân để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động về ATTP. QLNN về VSATTP là quản lý theo ngành do nhiều cơ quan thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. QLNN về VSATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện VATTP của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh 9
  17. doanh và người tiêu dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về VSATTP. QLNN về VSATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu: công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược, kế hoạch có liên quan đến vấn đề VSATTP và công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý và nghiên cứu khoa học... 1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ATTP là một vấn đề rất phức tạp, quản lý rất khó khăn, đòi hỏi có nhiều chủ thể tham gia vào quản lý thì mới đạt hiệu quả đặt ra; tổ chức quản lý về ATTP phải được đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với chiến lược phát triển mà Đảng và Nhà nước đã đạt ra, mà chủ thể chính và quan trọng nhất là Nhà nước. Theo quy định của pháp luật QLNN đối với vấn đề ATTP bao gồm những nội dung như sau: 1.1.3.1. Ban hành và triển khai các văn bản về an toàn thực phẩm - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về ATTP; - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP, các quy định và tiêu chuẩn về ATTP; - Ban hành các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP. 1.1.3.2. Xây dựng bộ máy Bộ máy QLNN về ATTP đến nay đã được xây dựng hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Bố trí nguồn lực cho bộ máy QLNN về ATTP đảm bảo hoạt động có hiệu quả. 1.1.3.3. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 10
  18. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; - Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về ATTP; - Quản lý việc công bố tiêu chuẩn ATTP, chứng nhận đủ điều kiện ATTP; - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về ATTP. - Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về ATTP; - Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực ATTP; - Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về ATTP cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP. 1.1.3.4. Hợp tác quốc tế về an toàn thực phẩm Tham quan, học tập kinh nghiệm các nước trên thế giới về quản lý trong lĩnh vực ATTP áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Khuyến khích các doanh nghiệp thực phẩm trong nước áp dụng quy trình HACCP “Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”. 1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Trong những năm gần đây vấn đề ATTP đang diễn ra ngày càng trầm trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, gây thiệt hại đến tính mạng con người và tiền của. Trước những diễn biến đó thì vai trò của quản lý nhà nước là đặc biệt quan trọng trong đó Nhà nước là chủ thể trực tiếp và toàn diện của quản lý về ATTP. Trước hết nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến ATTP để hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có định hướng để sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP. Ngoài ra, thông qua các văn bản chính sách, nhà 11
  19. nước cũng quy định rõ nhiệm vụ quản lý của từng bộ, ngành và các cấp chính quyền quản lý chặt chẽ vấn đề ATTP. Thông qua việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch có liên quan đến ATTP, nhà nước sẽ đóng vai trò trực tiếp quản lý vấn đề ATTP trong việc kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện về sản xuất, chế biến cũng như tiêu dùng của tất cả các mặt hàng thực phẩm. Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra, kiểm tra, kiểm tra các cấp để quản lý vấn đề ATTP. Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt để thanh tra, kiểm tra, kiểm tra lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước. Các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Y tế để cùng quản lý các vấn đề liên quan đến ATTP. Nhà nước tổ chức tuyên truyền, giáo dục về ATTP cho nhân dân để nâng cao ý thức và hiểu biết vấn đề này. Chỉ đạo tổ chức các đợt cao điểm về ATTP, đẩy mạnh công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả. Như vậy, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trong mọi lĩnh vực có liên quan đến thực phẩm từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng. Mặt khác, QLNN về ATTP là sự tác động của các cơ quan QLNN về ATTP nhằm định hướng phát triển, nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Công tác quản lý chất lượng thực phẩm ra đời và phát triển cùng với các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội, công tác quản lý ATTP có vai trò quan trọng, tác động nhiều mặt và sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực, từ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho đến việc bảo vệ môi trường, an toàn sức khoẻ con người, đảm bảo công bằng và lợi ích quốc gia. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển như hiện nay thì vai trò của quản lý ngày càng trở lên quan trọng. Vai trò quản lý nhà nước về ATTP trước hết 12
  20. phải là vai trò định hướng và đảm bảo cho hoạt động có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế phải dựa vào đẩy mạnh xuất khẩu, mà muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải dựa vào tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, định hướng cơ bản về công tác ATTP hiện nay là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Làm tốt công tác này sẽ giúp hàng hoá của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Vai trò không thể thiếu của QLNN về ATTP là việc đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Thông qua việc quy định và kiểm soát về vệ sinh, an toàn, môi trường. Nhà nước đảm bảo sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu… nhập khẩu vào Việt Nam phải bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường tự nhiên và xã hội. Bằng các hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên ở các khu vực cửa khẩu các khu vực buôn bán để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm. Nhờ có vai trò QLNN về ATTP đã tạo niềm tin đối với người tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Mặt khác, vai trò của Nhà nước còn thể hiện ở chỗ đề ra quy hoạch, kế hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn của toàn bộ nền kinh tế, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trong lĩnh vực ATTP. Định hướng cho công tác đảm bảo ATTP theo đúng chủ trương chính sách đã đề ra. Hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực ATTP. 1.1.5. Nguyên tắc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất, thống nhất quản lý về ATTP. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2