intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

127
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ, đánh giá các kết quả đạt được, chỉ ra các tồn tại. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC TẠI BỘ NỘI VỤ Người thực hiện: Lê Thanh Tùng Lớp cao học: HC20B1 Niên khóa: 2015-2017 Người hướng dẫn: PGS. TS. Bế Trung Anh HÀ NỘI - NĂM 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả. Các thông tin, tư liệu được sử dụng trong Luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tác giả. Tác giả Lê Thanh Tùng 2
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian theo học chương trình Cao học tại Học viện Hành chính Quốc gia không chỉ giúp tôi trang bị thêm nhiều kiến thức chuyên ngành phục vụ cho quá trình công tác, mà còn là khoảng thời gian giúp tôi hình thành thêm nhiều kỹ năng hữu ích trong công việc và đời sống. Trong quá trình học tập nói chung và thực hiện luận văn nói riêng, tôi đã có cơ hội được học hỏi và tạo điều kiện nghiên cứu đề tài, lĩnh vực mình say mê. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô, các giảng viên của Học viện đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu; đến các cán bộ Khoa sau đại học của Học viện đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành các thủ tục trong quá trình bảo vệ Luận văn. Với sự biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS. TS. Bế Trung Anh, vì sự tận tình của Thầy trong hướng dẫn cũng như giúp tôi chỉnh sửa và hoàn thiện luận văn. Sự tâm huyết của Thầy là động lực để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Tác giả Lê Thanh Tùng 3
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 7 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 8 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn .............................................................. 8 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn................................ 10 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................ 13 3.1. Mục đích:........................................................................................... 13 3.2. Nhiệm vụ: .......................................................................................... 13 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ...................................... 13 4.1. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................... 13 4.2. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................... 13 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ......................... 13 5.1. Cơ sở lý luận: .................................................................................... 13 5.2. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................. 14 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................... 14 7. Những đóng góp mới của luận văn.......................................................... 14 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 15 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .................................................................. 17 1.1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ...................................................................... 17 1.1.1. Mục đích và vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ........................................... 17 1.1.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tại Việt Nam trong thời gian qua .................. 18 1.2. Khái niệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của cơ quan hành chính nhà nước................................................................ 24 1.2.1. Chính phủ điện tử ........................................................................... 25 1.2.2. Thông tin ........................................................................................ 26 1.2.3. Hoạt động điều hành ...................................................................... 27 1.3. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành tại một số bộ, ngành, địa phương và một số quốc gia trên thế giới............. 28 1.3.1. Kinh nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới ............................... 28 1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nước:.................... 32 1.3.3 Kinh nghiệm tại bộ, ngành .............................................................. 36 1.3.4. Những bài học kinh nghiệm ........................................................... 41 4
  5. Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC TẠI BỘ NỘI VỤ .................................... 43 2.1. Khái quát chung về Bộ Nội vụ. ............................................................ 43 2.1.1.Vị trí và chức năng .......................................................................... 43 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.................................................................. 43 2.1.3. Quy trình xử lý văn bản điện tử của Bộ Nội vụ ............................. 49 Cấp số (nhập các thông số như số đi, trích yếu, nơi nhận văn bản....) và phát hành công văn đi (đối với những văn bản chuyển nội bộ đến các đơn vị trong Bộ thì văn thư chọn danh sách trong Hệ thống eMOHA mà không cần chuyển bản giấy). Văn thư chỉ phát hành văn bản khi văn bản có bản ghi điện tử. .................................................................................... 54 2.1.4. Sơ đồ tổ chức của Bộ Nội vụ ......................................................... 54 2.2. Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ .......................................................... 55 2.2.1. Nguyên tắc làm việc của Bộ Nội vụ .............................................. 55 2.2.2. Quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ ............................................................................. 56 2.2.3. Quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa Bộ Nội vụ với các Bộ, ngành, địa phương .................................................................................... 58 2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ 58 2.3.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động điều hành .................................................................................................. 58 2.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu .................................................................. 65 2.3.3. Ứng dụng hệ thống các phần mềm tại Bộ Nội vụ .......................... 67 2.3.4. Xây dựng các dịch vụ công tại Bộ Nội vụ ..................................... 70 2.3.5. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp - các Trang thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và các đơn vị trực thuộc ....................... 71 2.3.6. Các thiết bị và phần mềm bảo vệ an toàn thông tin (ATTT) ......... 72 2.3.7. Về thư điện tử ................................................................................. 72 2.3.8. Nguồn nhân lực .............................................................................. 72 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng CNTT trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ ...................................................................... 73 2.4.1. Những thuận lợi .............................................................................. 73 2.4.2. Những tồn tại, khó khăn ................................................................. 74 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn ..................................... 76 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC TẠI BỘ NỘI VỤ ................................................................................................................ 78 3.1. Mục tiêu của các giải pháp ................................................................... 78 3.1.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 78 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 78 5
  6. 3.1.2.1. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin điện tử, tạo nền tảng phát triển Bộ Nội vụ điện tử. ............................................................ 78 3.2. Nội dung thực hiện để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ ..................................................... 80 3.2.1. Nội dung chung .............................................................................. 80 3.2.2. Nội dung cụ thể của khối cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ .................................................................................................................. 83 3.3. Giải pháp thực hiện ............................................................................... 97 3.3.1. Giải pháp về tài chính..................................................................... 97 3.3.2. Giải pháp tổ chức, điều hành .......................................................... 98 3.3.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực.................................................. 99 3.3.4. Giải pháp về môi trường pháp lý ................................................. 100 3.4. Kiến nghị, đề xuất ............................................................................... 101 3.4.1. Kiến nghị đối với Bộ Nội vụ ........................................................ 101 3.4.2. Kiến nghị đối với Bộ Thông tin và Truyền thông ........................ 103 3.4.3. Kiến nghị đối với Bộ Khoa học và Công nghệ ............................ 103 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 104 6
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CNTT: Công nghệ thông tin 2. CNTT-TT: Công nghệ thông tin – Truyền thông 3. CSDL: Cơ sở dữ liệu 4. TTĐT: Thông tin điện tử 5. CPĐT: Chính phủ điện tử 6. TT&TT: Thông tin và Truyền thông 7. DVCTT: Dịch vụ công trực tuyến 8. CQNN: Cơ quan nhà nước 9. UBND: Ủy ban nhân dân 10.CBCCVC: Cán bộ, công chức, viên chức 11.QPPL: Quy phạm pháp luật 12.PTNT: Phát triển nông thôn 13.GTNT: Giao thông nông thôn 14.GTVT: Giao thông vận tải 15.KH&CN: Khoa học và Công nghệ 16.TTHC: Thủ tục hành chính 7
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Ứng dụng Công nghệ thông tin trong mọi mặt của đời sống xã hội đang ngày càng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, đến nay lĩnh vực Công nghệ thông tin đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào quá trình phát triển đất nước. Ứng dụng Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, ứng dụng Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý Nhà nước. Ngày 08/11/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP về việc Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011- 2020. Theo đó, hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện trên môi trường mạng điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau; ứng dụng Công nghệ thông tin – Truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính Nhà nước, giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công. Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 với các mục tiêu: Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau; Ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian, tăng tốc độ xử lý công 8
  9. việc, giảm chi phí hoạt động; Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; Tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trên quy mô quốc gia, tạo lập môi trường chia sẻ thông tin qua mạng rộng khắp giữa các cơ quan trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử với mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Trong đó, tới năm 2017, 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến, trong ba năm 2015-2017 tập trung đẩy mạnh cái cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính. Xác định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, Bộ Nội vụ đã tích cực và chủ động tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và các chương trình về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Đặc biệt, tập trung triển khai nhiều chương trình, dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, góp phần đưa chỉ số sẵn sàng Công nghệ thông tin – Truyền thông (ICT Index) ngày càng được cải thiện. Trong thời gian tới, để triển khai thực hiện Quyết định số 409/QĐ-BNV ngày 17/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử tại Bộ Nội vụ và Quyết định số 1142/QĐ-BNV ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ Nội vụ giai 9
  10. đoạn 2016-2020, Bộ Nội vụ cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành công việc tại Bộ Nội vụ đáp ứng được các yêu cầu chung của Chính phủ và tạo điều kiện cho công dân, tổ chức giao dịch với Bộ Nội vụ mọi lúc, mọi nơi. Với những yêu cầu và nhiệm vụ từ thực tiễn, để hoàn thiện phương thức điều hành hiện nay đạt hiệu quả cao từ đó tạo bước chuyển biến căn bản trong hoạt động điều hành của của Bộ Nội vụ trong giai đoạn hiện nay tác giả quyết định chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ” làm luận văn tốt nghiệp cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề nghiên cứu về công nghệ thông tin đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ về hành chính công trong những năm gần đây của Học viện hành chính cụ thể như sau: - Võ Thái Bình: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính tỉnh Bến Tre - thực trạng và giải pháp (Khoá 12). - Nguyễn Xuân Thái: Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội (Khoá 12). - Đặng Thái Hưng: Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn thảo văn bản tại cơ quan hành chính sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế (Khoá 12). - Nguyễn Tường Lam: Ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành của UBND huyện từ thực tiễn H. Bến Lức, tỉnh Long An (Khóa 13). - Nguyễn Thị Vũ Thuỷ: Quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch bằng công nghệ thông tin ở Thành phố Hà Nội (Khoá 13). - Lê Hùng: Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tại Văn phòng Chính phủ (Khoá 13). - Vũ Thị Mai Lan: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác văn thư lưu trữ của Bộ tài Nguyên và Môi trường (Khóa 13). 10
  11. - Nguyễn Thị Duyên Anh: QLNN về ứng dụng công nghệ thông tin ngành y tế TP. Hồ Chí Minh (Khoá 13). - Lê Phạm Mạnh Hà: Đổi mới công tác ứng dụng công nghệ thông tin nhằm góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính tại Văn phòng Trung ương Đảng (Khóa 14). - Vũ Quang Thắng: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Bộ Công an (Khóa 15). - Vũ Tuấn Linh: Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin ta ̣i các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (Khóa 15). - Vũ Thị Ngọc: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong Quản lý hành chính Nhà nước của UBND phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Khóa 16). - Phạm Tiến Luật: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020 (Khóa 16). - Tạ Tuyết Nhung: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý văn bản đến tại Văn phòng Chính phủ (Khóa 17). - Nguyễn Duy Hưng: Ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh Cải cách hành chính tại UBND phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng (Khóa 17). - Bùi Hoàng Minh: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Khóa 17). Nghiên cứu về các báo cáo hàng năm do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố: - Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng năm. - Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng năm 11
  12. - Báo cáo tổng kết thực hiện Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015. - Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật công nghệ thông tin. Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo và hội thảo về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tại Bộ Nội vụ, hiện nay chưa có đề tài nào đánh giá toàn diện về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc mới chỉ có các chương trình, nội dung, kế hoạch nhằm thúc đẩy, gắn kết ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính trong hoạt động của cơ quan. Tác giả lựa chọn đề tài ”Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ” với các lý do: + Đề tài nghiên cứu, hệ thống hoá một cách chọn lọc những khái niệm về lý luận và thực tiễn liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong hoạt động điều hành. + Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động điều hành tại Bộ Nội vụ trên các phương diện: kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân khách quan, chủ quan. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng CNTT trong hoạt động điều hành tại Bộ Nội vụ góp phần tạo sự chuyển biến trong công tác này, hướng tới xây dựng thành công Chính phủ điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới. Các giải pháp hướng đến việc đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin trong điều hành công việc nhằm tiến tới Bộ Nội vụ điện tử và hiện đại hóa công sở. 12
  13. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Nghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ, đánh giá các kết quả đạt được, chỉ ra các tồn tại. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ. 3.2. Nhiệm vụ: Xây dựng luận cứ lý thuyết và thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và các khái niệm liên quan đến điều hành công việc. Phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành từ năm 2010 đến nay tại Bộ Nội vụ. Đánh giá, chỉ ra các mặt tồn tại, đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành tại Bộ Nội vụ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành tại Bộ Nội vụ từ năm 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận: - Căn cứ yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành góp phần thực hiện cải cách hành chính. - Căn cứ quy định của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh ứng 13
  14. dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là trong điều hành công việc, hướng đến xây dựng thành công Chính phủ điện tử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận. Ngoài ra luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập khảo sát thực tế; - Phương pháp thống kê, so sánh; - Phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá; - Phương pháp tổng kết thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: - Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ. - Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc triển khai các ứng dụng, dịch vụ về công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý, điều hành được hiện đại, chuyên nghiệp hơn. Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ từ năm 2010 đến nay để đưa ra các kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ trong thời gian tới. 7. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ và tìm ra nguyên nhân chủ yếu của tồn tại, hạn chế trên cơ sở nguồn số liệu có được. 14
  15. Luận văn sẽ đề xuất những phương hướng, các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ. Các giải pháp này có giá trị tham khảo tốt trong xây dựng, hoạch định và triển khai các chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của Bộ Nội vụ. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của các cơ quan hành hính nhà nước. Chương 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ. 15
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại các cơ quan hành chính nhà nước. 1.2. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước 1.3. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt điều hành tại một số bộ, ngành, địa phương và một số quốc gia trên thế giới. Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC TẠI BỘ NỘI VỤ 2.1. Khái quát chung về Bộ Nội vụ. 2.2. Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ. 2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ. 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng CNTT trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ. Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC TẠI BỘ NỘI VỤ 3.1. Mục tiêu của các giải pháp 3.2. Nội dung thực hiện để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ 3.3. Giải pháp thực hiện. 3.4. Kiến nghị, đề xuất. 16
  17. Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước 1.1.1. Mục đích và vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước 1.1.1.1. Mục đích Ứng dụng CNTT để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Đây là quá trình lâu dài, liên tục và đòi hỏi có sự kết hợp đồng bộ các chương trình, đề án, dự án, trong đó ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải đi trước một bước, thúc đẩy và gắn liền với quá trình cải cách hành chính. Ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động. Ứng dụng CNTT để cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. 1.1.1.2. Vai trò Ứng dụng CNTT là công cụ quan trọng nâng cao hiệu quả công tác QLNN của Chính phủ, đem lại hiệu quả xã hội và là công cụ thực hiện CCHC. Các hệ thống CNTT giúp cho các cơ quan QLNN phục vụ người dân, doanh nghiệp, các tổ chức tốt hơn và là phương tiện hiện đại hóa các cơ quan hành chính. 17
  18. Công nghệ thông tin là động lực, là công cụ quan trọng hàng đầu thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc ứng dụng CNTT có ý nghĩa quyết định chiến lược, làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công tác, tạo ra lượng giá trị gia tăng lớn. Công nghệ thông tin là công cụ phục vụ các cơ quan QLNN thực hiện mục tiêu hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình hiện đại hóa. Ứng dụng CNTT là yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLNN gắn với quá trình đổi mới, CCHC và phục vụ thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước. Đánh giá hiệu quả do ứng dụng CNTT mang lại, hầu hết các cơ quan đều nhận thấy vai trò của CNTT giúp giảm nhân lực, giúp tìm kiếm thông tin nhanh và giúp giảm thời gian giải quyết công việc. Ngoài ra, CNTT còn có các vai trò khác như giúp cơ quan ra quyết định nhanh hơn, tốt hơn. Việc nhận thức vai trò của CNTT trong công việc là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. 1.1.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tại Việt Nam trong thời gian qua Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như trong công tác chuyên môn đạt hiệu quả cao nhất. Nền tảng pháp lý và động lực cho sự phát triển CNTT ở Việt Nam được bắt đầu từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 04/8/1993 về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90. Một trong những mục tiêu do Nghị quyết đề ra đến cuối những năm 90 là: Xây dựng hệ thống các máy tính và các phương tiện truyền thông được liên kết với nhau trong các mạng với những công cụ phần mềm đủ mạnh và các hệ thông tin và cơ sở dữ liệu có khả năng phục vụ các hoạt động quản lý Nhà nước và các hoạt động huyết mạch của nền kinh tế; Phổ cập "văn 18
  19. hoá thông tin" trong xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc chuẩn bị hướng tới một "xã hội thông tin". Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó xác định mục tiêu ứng dụng CNTT: “Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng”. Thực hiện Chỉ thị trên, ngày 25/01/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án Tin học hóa quản ký hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005. Ngày 24/5/2001, Thủ tướng ban hành Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW; Ngày 17/7/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2005. Các quyết định trong giai đoạn này đều xác định ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Sau một thời gian thực hiện các văn bản trên, các cơ quan nhà nước đã từng bước đổi mới, trở thành động lực thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác. Hệ thống văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho hoạt động thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật Công nghệ thông tin. Thực hiện Luật Công nghệ thông tin, ngày 10/4/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Triển khai Nghị định 64/2007/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan 19
  20. nhà nước năm 2008 và Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010. Trong những năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành: Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông"; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng: Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011, ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử. Ngoài ra, Chính phủ, các Bộ, Ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản chỉ đạo điều hành để hướng dẫn, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan nhà nước đối với từng lĩnh vực, nội dung cụ thể. Tổng kết tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015 ở nước ta cho thấy: - CNTT đã góp phần không nhỏ vào công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương, nhất là trong xử lý hồ sơ hành chính, quản lý ngân sách, thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp... Ngay trong năm 2015, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử đã tăng từ 65% lên 98%; thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) và Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế đã giảm thời gian thông quan hàng hóa bình quân từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu, giảm 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2