Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân tại thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2018
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu thực trạng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013-2018; đánh giá được ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người nông dân; đề xuất các giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân tại thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HOÀNH THANH ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2013 -2018 Ngành: Quản lý đất đai Mã số ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Văn Minh Thái Nguyên - Năm 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu sơ cấp và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Hoành Thanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đặng Văn Minh đã luôn theo sát, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo đã luôn giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND thành phố Thanh Hóa và cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cùng tất cả các bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Hoá, tháng 05 năm 2019 Tác giả Nguyễn Hoành Thanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm đô thị ...................................................................................... 4 1.1.2. Khái niệm đô thị hóa ............................................................................... 4 1.1.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa ....................................................................... 5 1.2. Đất đô thị và quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa........ 7 1.2.1. Quan điểm về đất đai đô thị .................................................................... 7 1.2.2. Sự cần thiết phải tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa .......................................................................... 11 1.2.3. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 12 1.3. Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên Thế giới và một số tỉnh, thành phố trong nước .............................................................................. 14 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới ................. 14 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số thành phố trong quá trình đô thị hóa ......................................................................................................... 17 1.4. Thực tiễn đô thị hóa trên Thế giới và ở Việt Nam ................................... 18 1.4.1. Tình hình đô thị hóa trên Thế giới ........................................................ 18 1.4.2. Đô thị hóa ở một số nước trên thế giới ................................................. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 1.4.3 Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam ........................................................... 24 1.4.4. Những nghiên cứu về đô thị hóa trên Thế giới và Việt Nam................ 25 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 27 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 27 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 27 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 27 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ..................................... 28 2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ...................................... 28 2.4.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 29 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 30 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu .................. 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 31 3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa .............. 36 3.1.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sự phát triển và đô thị hóa của thành phố Thanh Hóa ....................... 38 3.2. Thực trạng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa .............................................................................................. 39 3.2.1. Sư tập trung dân số tại các khu vực ...................................................... 39 3.2.2. Sự phát triển kinh tế xã hội ................................................................... 40 3.3. Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2018 .............. 48 3.4. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất, việc làm và đời sống hộ nông dân tại thành phố Thanh Hóa.................................................................................... 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v 3.4.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .................................................... 52 3.4.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống hộ nông dân ............................ 57 3.4.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế – xã hội của các hộ thông qua các câu hỏi định tính..................................................... 64 3.5. Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa ..................................................................... 66 3.5.1. Tác động tích cực .................................................................................. 67 3.5.2. Tác động tiêu cực .................................................................................. 67 3.5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa .......... 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 72 1. Kết luận ....................................................................................................... 72 2. Đề nghị ........................................................................................................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thanh Hóa năm 2018 ........ 36 Bảng 3.2. Biến động dân số qua các năm ....................................................... 40 Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Thanh Hóa ......................... 41 Bảng 3.4. Tổng hợp các dự án triển khai trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013-2018 .............................................................. 47 Bảng 3.5. Tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2013 - 2018 ................ 49 Bảng 3.6. Diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp TP. Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2018 .................................................................... 51 Bảng 3.7. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2018.......... 51 Bảng 3.8. Một số thông tin cơ bản về các chủ hộ ........................................... 53 Bảng 3.9. Giá trị bồi thường đất đai của các hộ điều tra giai đoạn 2013-2018 ... 54 Bảng 3.10. Tác động của đô thị hóa đến nghề nghiệp của các hộ điều tra ..... 54 Bảng 3.11. Hình thức hỗ trợ cho người dân khi bị thu hồi đất ...................... 56 Bảng 3.12. Hình thức sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra tại địa bàn điều tra ........................................................................................... 56 Bảng 3.13. Tình trạng nhà, cơ sở vật chất phục vụ đời sống người dân........ 57 Bảng 3.14. Thay đổi thu nhập của hộ qua quá trình đô thị hóa ...................... 58 Bảng 3.15: Thu nhập của người dân trước và sau khi bị thu hồi đất ............ 59 Bảng 3.16. Tình hình lao động và việc làm trên địa bàn nghiên cứu trước và sau khi thu hồi đất..................................................................... 60 Bảng 3.17. Chất lượng y tế tại thành phố Thanh Hóa sau khi thu hồi đất ...... 61 Bảng 3.18. Trình độ chuyên môn, văn hoá của người dân trước và sau khi thu hồi đất ...................................................................................... 62 Bảng 3.19. Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về tình hình ô nhiễm môi trường trước và sau khi thu hồi đất ............................................... 63 Bảng 3.20. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của đô thị hóa .... 65 Bảng 3.21. Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong thời gian tới .......... 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người và xã hội, là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Đất là nơi diễn ra các hoạt động sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng đất đai. Nó giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Đất đai còn là địa điểm, là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Các hoạt động ấy đã làm cho diện tích đất nông nghiệp vốn có hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm giảm độ màu mỡ và giảm tính bền vững trong sử dụng đất. Ngoài ra, với quá trình đô thị hoá làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm, trong khi khả năng khai hoang đất mới và các loại đất khác chuyển sang đất nông nghiệp lại rất hạn chế. Do vậy, ảnh hưởng của đô thị hóa đến quỹ đất nông nghiệp là rất lớn, để sử dụng quỹ đất hợp lý theo quan điểm về sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu, được các nhà khoa học trên thế giới đăc biệt quan tâm. Đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong những năm gần đây, thành phố Thanh Hóa đang trong quá trình đẩy mạnh thực hiện CNH - HĐH; tốc độ đô thị hóa của thành phố diễn ra khá nhanh, Hoà theo xu thế đó, tốc độ phát triển đô thị đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình sử dụng đất nông nghiệp. Quá trình phát triển đô thị đã làm cho diện tích đất nông nghiệp tại thành phố Thanh Hóa có những thay đổi đáng kể: diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn bị thu hẹp dần nhường cho diện tích đất khu đô thị tăng lên nhanh chóng, quan hệ kinh tế đất đô thị cũng được tiền tệ hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 theo quy luật của kinh tế thị trường. Quan hệ sử dụng đất đô thị có những phát sinh phức tạp mà nhiều khi đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước - đó là tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, sự quá tải của hạ tầng kỹ thuật đô thị, ô nhiễm môi trường, thiếu vốn đầu tư. Đặc biệt, đô thị phát triển không đúng định hướng, mục tiêu của Nhà nước do công tác xây dựng và quản lý quy hoạch chưa tốt. Giá cả đất đô thị trên thị trường bất động sản có những biến động rất phức tạp, gây ra những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội. Do biến động của quan hệ sử dụng đất trong quá trình phát triển đô thị, tình hình chính trị xã hội cũng có những biểu hiện xấu như: Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do đô thị hoá, tình trạng khiếu kiện ngày càng gia tăng, đặc biệt khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ lớn. Có thể nói, đô thị hóa chính là con đường dẫn tới các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề sử dụng đất, lao động và việc làm của người dân. Điều gì sẽ xảy ra khi diện tích đất đai có hạn mà dân số vẫn không ngừng tăng lên cũng như quỹ đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa ngày một cao? Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nhưng phải đi đôi với phát triển bền vững của nước ta trong đó có thanh Hóa là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay. Với sự hướng dẫn trực tiếp của GS.TS Đặng Văn Minh tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 -2018”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013-2018. - Đánh giá được ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người nông dân. - Đề xuất các giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thanh Hóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Vận dụng và làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hiện hành trong việc thực hiện đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân. - Đề xuất bổ sung và hoàn thiện những quy định, văn bản pháp luật cho phù hợp trong việc thực hiện đô thị hóa . 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Thực hiện tốt Luật Đất đai và công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là việc thực hiện đô thị hóa theo đúng các qui định của pháp luật Đất đai, khắc phục trình trạng tuỳ tiện trong việc thực hiện đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp; phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Khái niệm đô thị Ở Việt Nam, theo nghị định 72/2001/NĐ/CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của chính phủ, quyết định đô thị nước ta là các điểm dân cư có các tiêu chí, tiêu chuẩn sau: Thứ nhất: là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. Thứ hai: đặc điểm dân cư được coi là đô thị khi có dân số tối thiểu từ 4000 người trở lên. Thứ ba: tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nội thành, của nội thành, nội thị từ 65% trở lên trong tổng số lao động nội thành, nội thị và là nơi có sản xuất và dịch vụ thương mại phát triển. Thứ tư: có cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị. Thứ năm: có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng đô thị, tối thiểu là 2000 người/Km2 trở lên. 1.1.2. Khái niệm đô thị hóa Quá trình đô thị hóa có lịch sử cùng với sự hình thành của đô thị, từ khoảng 6000 năm trước Công nguyên. Mỗi một giai đoạn phát triển của nền văn minh, đô thị hóa lại có những đặc điểm mới, vừa mang tính quy luật chung vừa mang đặc thù riêng của mỗi nước. Khái niệm đô thị hóa : + Theo nghĩa rộng: Đô thị hóa được hiểu như một quá trình phát triển toàn diện kinh tế xã hội, liên hệ mất thiết với sự phát triển của lực lượng sản xuất, các hệ thống xã hội và tổ chức môi trường sống của cộng đồng. + Theo nghĩa hẹp: Đô thị hóa là quá trình chuyển cư từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó như sự tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 trưởng dân số đô thị, sự nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật của thành phố, sự xuất hiện của các thành phố mới… + Quá trình đô thị hóa mang tính phức tạp, địa phương, địa điểm, bối cảnh,… + Đô thị hóa và phát triển có mối liên hệ biện chứng rõ rệt. Đô thị hóa mang tính quy luật tất yếu, là động lực của phát triển, tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động và phát triển kinh tế. Ngược lại, đô thị hóa cũng chính là hệ quả của sự phát triển, bản thân lại tạo ra sức ép cho phát triển trên mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trường. (Nguyễn Đình Cự, 2013) Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật. 1.1.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa Đô thị hóa có những tác động hai mặt đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, cụ thể: a. Tác động tích cực: - Quá trình đô thị hóa thu hút được một lượng lớn lao động trẻ, có trình độ. Tại các thành phố lớn ở nước ta, nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong 20 năm , năm 2005 đóng góp 21% cơ cấu GDP và 30% tổng thu ngân sách nhà nước, 29% giá trị sản xuất công nghiệp và 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. - Góp phần giải quyết việc làm, làm giảm bớt lao động dư thừa hiện nay. Quá trình đô thị hóa đã thu hút một lực lượng lớn lao động nông nghiệp dư thừa ra thành phố, mỗi năm có hàng trăm ngàn người. So với người thành phố, lao động nhập cư thường linh hoạt và tích cực hơn trong việc tìm kiếm việc làm, chấp nhận nặng nhọc, độc hại, công việc có thu nhập thất mà người thành phố không muốn làm. Lao động nhập cư chiếm 70% lao động trong các khu công nghiệp, 44% lao động hoạt động vận tải phương tiện xe 2, 3 bánh công cộng, 43% hoạt động trên vỉa hè, 55% người buôn bán lưu động. Họ đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố khoảng 30% GDP. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 - Đô thị hóa góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai. Nguồn đất đai là hữu hạn trong khi việc gia tăng dân cư tập trung tại trung tâm các nội thành hay các vùng ven đã làm cho hệ số sử dụng đất cao nhất, tiết kiệm nhất. Giá đất ở vùng ven đô khi chưa đô thị hóa thấp, nhưng sau khi đô thị hóa lại tăng vọt lên. - Đô thị hóa tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nó kích thích cầu và mở đường cho cung ứng. - Đô thị hóa tạo điều kiện giao lưu và giữ gìn văn hóa các vùng miền, làm phong phú hơn văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa hiện đại thông qua việc di dân đến các thành phố mang văn hóa riêng vốn có của các vùng quê. - Đô thị hóa tạo điều kiện cải biến con người thuần nông sang người thành thị, có tính công nghiệp cao hơn từ những người nông dân với nền sản xuất lúa nước, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên trở thành người dân thành phố với tính công nghiệp, chuyên nghiệp cao. - Số lượng lao động nông nghiệp giảm đi rõ rệt và có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác. Đối với số lao động nông nghiệp đang duy trì sản xuất nông nghiệp ở gần các khu đô thị hầu hết ít trồng lúa mà chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ở thị như cây cảnh, hoa, rau,… b. Tác động tiêu cực: - Đô thị hóa tác động đến vấn đề lao động, việc làm. Người lao động nhập cư chủ yếu chưa qua đào tạo, lao động vẫn là cơ bắp, giản đơn. Họ đi về thành phố trong hoàn cảnh hụt hẫng không còn ruộng đất, thất nghiệp, lo lắng về tương lai. Lao động trong các doanh nghiệp, tập thể nằm trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường luôn bị đe dọa, cuộc cạnh tranh này ngày càng gay gắt , khi nền kinh tế nước ta tiến sâu vào kinh tế khu vực và thế giới. Vốn trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là nhỏ, công nghệ lạc hậu và trình độ nhân lực chưa đáp ứng được thực tế và trình độ quản lý còn nhiều hạn chế. Do đó việc các doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản là rất có khả năng xảy ra, khi đó người lao động rất dễ mất việc, trở thành thất nghiệp. Trong những năm qua, số lượng người di cư từ nông thôn chuyển tới các thành thị ngày một tăng, đặc biệt là các thành phố lớn. Dẫn tới dân số nông thôn có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 xu hướng giảm. Trung bình mỗi ngày có hàng nghìn người từ các địa phương về Hà Nội để tìm kiếm việc làm, sinh sống và thụ hưởng các dịch vụ đô thị. Quy mô dân số mở rộng đã làm cho mật độ dân số tăng nhanh và mất cân đối. Sự gia tăng dân số nhập cư ngày càng cao, nhưng 80% trong số đó chỉ có trình độ phổ thông. Ngoài ra, nền giáo dục còn nhiều hạn chế của nước ta đào tạo ra đội nhân lực vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng của nền kinh tế hội nhập. - Kết cấu hạ tầng giao thông và môi trường sông luôn bị phá vỡ, không theo kịp yêu cầu thực tiễn. Sự tăng lên đột biến của dân số trong quá trình đô thị hóa đã làm cho kết cấu hạ tầng đã có bị lạc hậu nhanh chóng trong khi kết cấu hạ tầng mới chưa kịp xây dựng hoặc xây dựng dở dang. - Quá trình đô thị hóa đã góp phần quan trọng làm ô nhiễm môi trường hiện nay. Không khí ô nhiễm đã trở thành “kẻ giết người thầm lặng”. Nồng độ một số chất ô nhiễm đã vượt tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng không khí xung quanh, cả khu dân cư và ven đô. (Trịnh Duy Luân, 1996) 1.2. Đất đô thị và quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa 1.2.1. Quan điểm về đất đai đô thị 1.2.1.1. Khái niệm và phân loại đất đô thị Theo Luật đất đai năm 1993 và Điều I Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của chính phủ quản lý đất đai đô thị “Đất đô thị là đất nội thành, nội Thành phố thị trấn được xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ công cộng, an ninh quốc phòng và các mục đích khác. Đất ngoại thành ngoại Thành phố đã được quy hoạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị cũng là đất đô thị và được sử dụng như đất đô thị” Khi xác định đất đai theo ranh giới hành chính thì đất đô thị bao gồm nội thành, nội thị một cách hữu cơ về chức năng cơ sở hạ tầng và cơ cấu không gian quy hoạch đô thị, các vùng đất sẽ được đô thị hóa nằm trong phạm vi ranh giới quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 Đất đô thị theo nghĩa hẹp là sự biến sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp thành đất sử dụng công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, văn hoá…Theo hình thức phát triển đất của khu vực mới ngoài ra còn cải tạo khu vực đất cũ. Đất cuả khu vực mối mở rộng diện tích sử dụng đất đô thị là để gia tăng cung cấp kinh tế của đất đô thị đô thị. Nội dung của nó gồm hai mặt: Một là tiến hành trưng dụng đất, chuyển phương hướng sử dụng đất từ đất nông lâm nghiệp thành đất chuyên dùng để phát triển đô thị. Hai là, tiến hành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật để chuyển đất nông lâm trở thành đất đô thị. Phát triển đất của khu vực cũ là một con đường chủ yếu khác để tăng cung cấp kinh tế của đất đô thị. Nội dung cơ bản của nó là thông qua các hoạt động phá bỏ, di chuyển và cải tạo, nâng cấp để cải biến kết cấu sử dụng đất các khu vực cũ nhằm nâng cao trình độ tập trung, tiết kiệm trong việc sử dụng đất đô thị. Cơ sở đầu tiên của dự án phát triển đô thị là qui hoạch chi tiết sử dụng mặt bằng đất đai nhất định để phát triển đô thị. Trong đó, xác dịnh địa giới và mục đích sử dụng của mặt bằng đất đai vạch mạng lưới đường xá, phân chia mặt bằng đất đai thành những lô đất đề ra yêu cầu về qui hoạch và kiến trúc đối với các công trình xây dựng trên đó. (Bộ xây dựng, 1999) Đất đô thị được phân loại như sau: - Phân loại theo mục đích sử dụng: + Đất dành cho các công trình công cộng như đường giao thông, các công trình giao thông tĩnh, các nhà ga, bến bãi, các công trình cấp thoát nước, các đường dây tải điện, thông tin liên lạc. + Đất dùng vào các mục đích an ninh quốc phòng, các cơ quan ngoại giao và các khu vực hành chính đặc biệt. + Đất ở dân cư: bao gồm cả diện tích đất dùng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt và không gian theo quy định về xây dựng và thiết kế nhà ở. + Đất chuyên dùng: xây dựng trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa, vui chơi, giải trí, các công sở và khu vực hành chính, các trung tâm thương mại, buôn bán, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 + Đất nông, lâm, ngư nghiệp đô thị: gồm diện tích các hồ nuôi trồng thủy sản, các khu vực trồng cây xanh, trồng hoa, cây cảnh, các phố vườn,… - Phân loại theo quy hoạch xây dựng đô thị, đất đô thị: + Đất dân dụng: là đất ở, đất phục vụ công cộng, đất cây xanh, đất giao thông và đất các công trình hạ tầng kỹ thuật. + Đất ngoài khu dân dụng: đất nông nghiệp, đất kho bãi, đất các trung tâm chuyên ngành, đất cơ quan ngoài đô thị, đất quốc phòng an ninh, đất chuyên dùng khác, đất chưa sử dụng. - Phân loại theo nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, tùy theo mục đích sử dụng đất: + Đất cho thuê, chủ yếu để xây dựng các công trình sản xuất kinh doanh và giao đất sử dụng có thời hạn. + Giao đất có thu tiền sử dụng đất. + Giao đất không thu tiền sử dụng đất. Xét về góc độ kinh tế chính trị, đất đô thị là loại đất chủ yếu được dùng để xây dựng và phát trỉên các công trình đô thị, đó là loại đất đã chứa những khoản đầu tư lớn trong quá trình khai thác đất đai thành thị, vì vậy có sức sản xuất cao, có giá trị sử dụng rất lớn. Xu hướng phát triển và quy mô của đất đô thị liên quan chặt chẽ đến mối quan hệ giữa QHSX và LLSX, mà cốt lõi là chế độ sở hữu nói chung, trong đó có sở hữu đất đai được, quy định bởi chế độ kinh tế chính trị xã hội. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đất đô thị là loại đất mang lại địa tô chênh lệch cao cho chủ sở hữu đất, trong khi phát triển đô thị là nhu cầu tất yếu của quá trình CNH - HĐH đất nước. Khi nói về đất đô thị, C.Mác viết: “Thật ra người ta có thể tập trung một nền sản xuất lớn trên một khoảng không gian nhỏ so với sự phân tán của thủ công nghiệp, và chính đại công nghiệp đã làm như vậy” và khi nền sản xuất đại công nghiệp đã đạt đến giới hạn của việc sử dụng chiều cao không gian thì “việc mở rộng sản xuất cũng đòi hỏi mở rộng diện tích đất đai” .Trong các khu vực đô thị cũ, quá trình Đô thị hóa (sắp xếp và cải tạo đô thị) nhằm hiện đại hoá đô thị, trên cơ sở cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) đô thị kết hợp với phân bố lại quỹ đất và bố trí hợp lý các công trình đô thị. Đồng thời với việc nâng cấp, HĐH các khu đô thị cũ là quá trình xây dựng các khu đô thị mới, quá trình này đòi hỏi chuyển một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 diện tích đất từ các loại đất khác thành đất đô thị để phát triển đô thị, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH. Tuy nhiên quá trình Đô thị hóa không phải là quá trình chuyển mục đích SDĐ của toàn bộ diện tích đất khác thành đất phi nông nghiệp, một phần diện tích đất nông nghiệp vẫn được giữ lại nhằm đảm bảo môi trường sinh thái cho đô thị và tạo ra không gian thẩm mỹ cho đô thị. Như vậy QLNN đối với đất đai trong quá trình Đô thị hóa , không chỉ đơn thuần là quản lý đất đô thị, mà còn bao gồm diện tích đất quy hoạch phát triển đô thị và diện tích đất nông nghiệp trong đô thị. Tuy vậy đến thời điểm hiện nay, chưa có văn bản quy định nào đưa ra tiêu chuẩn về cơ cấu giữa đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp trong đô thị. (Nghị định số 72/2001/NĐ-CP về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị) 1.2.1.2. Đặc trưng cơ bản của đất đô thị: Đặc điểm của đất đai là tính cố hữu, tư liệu sản xuất gắn với hoạt động của con người nhưng đất đô thị có những đặc trưng chủ yếu để phân biệt với các loại đất khác: - Có nguồn gốc từ đất tự nhiên hoặc đất nông nghiệp được trang bị cơ sở hạ tầng công cộng khi chuyển mục đích sử dụng . -Việc sử dụng đất đô thị phải căn cứ vào qui hoạch và dự án đầu tư được phê duyệt. - Khi người sử dụng đất có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đang sử dụng thì phải được UBND tỉnh thành phố cho phép. - Từng lô đất trong đô thị có vị trí cố định, mỗi vị trí có đặc thù riêng không giống với bất kì vị trí nào. - Ngoài ra đất đô thị cũng là tài sản đặc biệt có giá trị cao hơn so với các loại đất khác bởi vị trí và cơ sở hạ tầng trên đất. - Có sự mất cân đối giữa cung và cầu, do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng trong những năm gần đây làm cho dân số đô thị tăng nhanh (về cơ học) cầu tăng nhanh nhưng cung bị hạn chế mất cân đối. Nó là công cụ cho việc thực hiện và quản lý sử dụng đất một cách khoa học của nhà nước, bởi vì khi thực hiện qui hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất để sử dụng một cách có hiệu quả bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả.(Luật Quy hoạch đô thị, 2009) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 11 1.2.2. Sự cần thiết phải tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa Quản lý Nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa không chỉ nhằm mục tiêu phát triển đô thị mà còn phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu đời sống của dân cư đô thị. Mặc khác, trong quá trình đô thị hóa , quan hệ đất đai có nhiều biến động mạnh về cả quyền chi phối, quyền quản lý và quyền sử dụng, do chức năng đặc biệt quan trọng của đô thị là chức năng về kinh tế tác động. Vì vậy, trong quá trình đô thị hóa vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước về đất đai là xuất phát từ nhân tố khách quan do thực tiễn của đất nước đặt ra. Dân số đô thị tăng lên cùng với quá trình công nghiệp hóa, làn sóng người nhập cư ồ ạt đã khiến các thành phố trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường sống và làm cho việc xây dựng trong các đô thị trở nên lộn xộn, vô tổ chức, gây ra những khó khăn bức xúc trong công tác quản lý của Nhà nước đối với đô thị. Dân số đô thị là động lực chính thúc đấy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị. Quy mô của đô thị được đánh giá qua số lượng dân số đô thị chứ không phải qua diện tích đất đai đô thị. Dân số đô thị là cơ sở để xác định số lượng diện tích nhà ở cần xây dựng, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho đô thị cũng như việc hoạch định các chính sách phát triển và kế hoạch đầu tư cho đô thị. Ở các nước phát triển, tốc độ tăng trưởng dân số đô thị do nhập cư từ nông thôn vào là không lớn, còn ở các nước đang phát triển thì tỉ lệ này lại là chủ yếu, mà lý do chính là sức hấp dẫn từ sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn. Ở nước ta, tăng trưởng không gian đô thị cũng đạt mức cao, diện tích đất đô thị chiếm gần 1% diện tích đất tự nhiên vào năm 2005 và đang có chiều hướng gia tăng để đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Để tránh tình trạng đất đai bị chuyển mục đích trái phép, sử dụng không đúng quy hoạch, kế hoạch, nguồn tài nguyên đất đô thị bị lãng phí, cùng với nó là tình trạng đô thị được xây dựng lộn xộn và tình trạng đói nghèo ở đô thị…đòi hỏi tăng cường vai trò của Nhà nước trong hoạt động quản lý đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 12 1.2.3. Cơ sở pháp lý 1.2.3.1. Các văn bản của Trung ương - Luật Đất đai năm 2003. - Luật Đất đai năm 2013. - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. - Thông tư số 10/2008/TT-BXD ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đánh giá, công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật đất đai; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. - Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. 1.2.3.2. Các văn bản của tỉnh Thanh Hóa - Quyết định số 891/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 05 năm 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về Ban hành bảng giá bồi thường cây cối, hoa màu và thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 13 - Quyết định số 3336/2009/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Quyết định số 2472/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa về Ban hành bảng giá các loại đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; - Quyết định số 2768/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về Ban hành bảng giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; - Quyết định số 2088/2012/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa về Ban hành bảng giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về Ban hành bảng giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành bảng giá các loại đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Công văn số 1148/UBND-NĐ ngày 15 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa v/v giải quyết vướng mắc trong công tác GPMB trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. - Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất, trưng dụng đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 241 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 47 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 33 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn