Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Điềm Thụy (phần diện tích 180 ha), lô CN6 và dự án Đường nối Quốc lộ 3 mới (Hà Nội - Thái Nguyên) đến khu công nghiệp Yên Bình (đoạn từ Km 3+519,6 đến Km 5+434,18) và ĐT.261. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––– DƯƠNG VĂN NAM ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG TIẾN, THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––– DƯƠNG VĂN NAM ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG TIẾN, THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Dương Văn Nam
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng và quản lý dự án thị xã Phổ Yên, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên, các phòng, ban khác thuộc UBND thị xã Phổ Yên, UBND xã Hồng Tiên, thị xã Phổ Yên, các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: 1. TS. Nguyễn Thanh Hải – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. 2. Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Quản lý tài nguyên và các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. 3. Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng và quản lý dự án thị xã Phổ Yên, Phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên, các phòng, ban khác thuộc UBND thị xã Phổ Yên, Đảng ủy, UBND xã Hồng Tiến cùng bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Dương Văn Nam
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4 1.1.1. Đất đai ...............................................................................................................4 1.1.2. Thu hồi đất ........................................................................................................5 1.1.3. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng .......7 1.1.4. Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng ............................8 1.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ...........9 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .....................................................................................14 1.2.1. Các văn bản pháp quy của nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. .................................................................................................14 1.2.2. Các văn bản pháp quy của địa phương có liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ..................................................................................................15 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................17 1.3.1. Khái quát công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của một số nước trên thế giới ...............................................................................................................17 1.3.2. Khái quát công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam ..................24 1.3.3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở tỉnh Thái Nguyên......................27 1.3.4. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................................................29 1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng ...................31 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .36 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................36
- iv 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................36 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................36 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................36 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất của xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên..................................................................................................36 2.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu .......................................................................................................36 2.2.3. Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của 2 dự án nghiên cứu qua phiếu điều tra ......................................................................................................37 2.2.4. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên ......................................................37 2.2.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên .................................................37 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................37 2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp ..............................................37 2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ................................................37 2.3.3. Phương pháp so sánh.......................................................................................38 2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu...........................................................38 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................39 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất của xã Hồng Tiến ...................................................................................................................................39 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................39 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..............................................................41 3.1.3. Tình hình sử dụng đất của xã Hồng Tiến ........................................................46 3.2. Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu ............................................................................................................47 3.2.1. Giới thiệu về hai dự án nghiên cứu và so sánh đặc điểm của hai dự án .........47 3.2.2. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu .................................................................................................................49 3.3. Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của 2 dự án nghiên cứu qua
- v phiếu điều tra .............................................................................................................62 3.3.1. Điều tra hộ gia đình .........................................................................................62 3.3.2. Điều tra cán bộ chuyên môn............................................................................67 3.4. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên ......................................................70 3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên .................................................74 3.5.1. Thuận lợi .........................................................................................................74 3.5.2. Khó khăn .........................................................................................................74 3.5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên .................................................75 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................78 1. Kết luận .................................................................................................................78 2. Đề nghị ..................................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BTGPMB Bồi thường, giải phóng mặt bằng CNH Công nghiệp hoá GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB Giải phóng mặt bằng GPMB&QLDA Giải phóng mặt bằng và quản lý dự án HĐBT Hội đồng bồi thường HĐH Hiện đại hoá HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - Xã hội NĐ-CP Nghị định - Chính phủ QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất STT Số thứ tự TĐC Tái định cư TP Thành phố TT-BTC Thông tư-Bộ Tài chính TT-BTNMT Thông tư-Bộ Tài nguyên và Môi trường TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 .............................................................46 Bảng 3.2. So sánh đặc điểm của hai dự án nghiên cứu .............................................48 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả xác định đối tượng được bồi thường hỗ trợ đất, tài sản gắn liền với đất ..........................................................................................................49 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp diện tích, loại đất thu hồi của hai dự án ...........................51 Bảng 3.5. Tổng hợp đơn giá bồi thường về đất tại hai dự án nghiên cứu .................52 Bảng 3.6: Tổng hợp kinh phí bồi thường về đất của hai dự án .................................53 Bảng 3.7. Kết quả bồi thường về tài sản, vật kiến trúc tại 2 dự án nghiên cứu ........55 Bảng 3.8. Kết quả bồi thường về cây cối, hoa mầu tại 2 dự án nghiên cứu .............56 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả hỗ trợ theo chính sách quy định của hai dự án nghiên cứu .............................................................................................................................61 Bảng 3.10. Kết quả hỗ trợ tái định cư của hai dự án nghiên cứu ..............................62 Bảng 3.11. Đánh giá của người dân về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại 2 dự án nghiên cứu ....................................................................................................63 Bảng 3.12. Đánh giá của người dân về chính sách hỗ trợ giải phóng giải phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu ...................................................................................64 Bảng 3.13. Đánh giá của người dân về tổ chức thực hiện giải phóng giải phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu ...................................................................................68 Bảng 3.14. Đánh giá của cán bộ chuyên môn về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại hai dự án nghiên cứu ...................................................................................68 Bảng 3.15. Mức độ quan trọng của một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng .........................................................................................................70
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ vị trí xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên...................................... 39
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiều dự án như các khu công nghiệp, các nhà máy, các khu đô thị mới, các khu dân cư, cơ sở hạ tầng... đang được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên và mang tính khả thi thì mặt bằng đất đai là một trong những nhân tố quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả trong công tác đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như ảnh hưởng đến cả tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước [12]. Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tài sản quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân; là tư liệu sản xuất đặc biệt; là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không ngừng phát triển; là nguồn nội lực để xây dựng và phát triển bền vững của đất nước. Việc quy hoạch, thu hồi, bố trí, sắp xếp lại đất đai đáp ứng cho những nhu cầu trên một cách hợp lí và khoa học, tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước là một vấn đề lớn. Trong những điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp, giá đất ngày càng tăng cao, nhịp độ phát triển ngày càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằng càng trở nên cấp thiết và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi vùng, quốc gia. Vấn đề bồi thường, giá đất, giải phóng mặt bằng trở thành điều kiện tiên quyết để thực hiện dự án phát triển, nếu không được xử lí tốt thì sẽ trở thành vật cản của sự phát triển kinh tế - xã hội, bởi vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức và giải quyết triệt để. Từ một huyện thuần nông của tỉnh Thái Nguyên, Phổ Yên đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 thành lập thị xã Phổ Yên với 18 đơn vị hành chính trực thuộc. Với vị trí địa lý thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, trong những năm gần đây thị xã Phổ Yên đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
- 2 đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, trở thành địa phương dẫn đầu các huyện, thị, thành trong tỉnh và cả khu vực phía bắc về thu hút đầu tư FDI. Do vậy, công tác giải phóng mặt bằng được xác định làm khâu đột phá, chú trọng công tác tái định cư, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân vùng dự án; đồng thời có biện pháp ngăn chặn và xử lý tình trạng xây dựng đón đền bù trên địa bàn; để bàn giao mặt bằng sạch đúng tiến độ cho các dự án sớm đi vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy việc điều tra, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết. Với ý nghĩa thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Điềm Thụy (phần diện tích 180 ha), lô CN6 và dự án Đường nối Quốc lộ 3 mới (Hà Nội - Thái Nguyên) đến khu công nghiệp Yên Bình (đoạn từ Km 3+519,6 đến Km 5+434,18) và ĐT.261. - Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến người dân trong khu vực thu hồi đất của hai dự án trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Là căn cứ nhằm giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách tham khảo, cân nhắc để hoàn thiện chủ trương, chính sách khi nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các dự án. - Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung vào cơ sở thực tiễn để đánh giá chung tình hình đời sống, việc làm của người dân trước và sau khi bị Nhà nước thu hồi đất. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp tìm ra được những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên để từ đó rút ra những giải pháp khắc phục, góp phần đẩy nhanh thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở địa phương.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Đất đai 1.1.1.1. Khái niệm đất đai Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng của quốc gia [13]. 1.1.1.2. Đặc điểm của đất đai Đất đai có vị trí cố định không thể di chuyển được, với một số lượng lớn có hạn trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực. Tính cố định không di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của đất đai đồng thời quy định tính giới hạn về quy mô và không gian gắn liền với môi trường mà đất đai chịu chi phối (nguồn gốc hình thành, sinh thái với những tác động khác của thiên nhiên). Vị trí của đất đai có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế trong quá trình khai thác và sử dụng đất đai [10]. Khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai chính là khả năng phục hồi và tái tạo độ phì thông qua tự nhiên hoặc do tác động của con người. Ngoài tính hai mặt trên, đất đai còn có những đặc điểm như là: Sự chiếm hữu, sở hữu đất đai và tính đa dạng phong phú của đất đai. Về sự chiếm hữu và sở hữu của đất đai ở nước ta đã được quy định rõ trong Luật Đất đai. Còn tính đa dạng và phong phú của đất đai thể hiện ở chỗ: Trước hết, do đặc tính tự nhiên của đất đai và phân bổ cố định từng vùng lãnh thổ nhất định, gắn liền với điều kiện hình thành của của đất đai quyết định. Mặt khác, tính đa dạng, phong phú còn do yêu cầu, đặc điểm và mục đích sử dụng khác nhau. Đặc điểm này của đất đai đòi hỏi con người khi sử dụng đất đai phải biết khai thác triệt để lợi thế của mỗi loại đất một cách hiệu quả và tiết kiệm trên một vùng
- 5 lãnh thổ. Để làm được điều này, phải xây dựng một quy hoạch tổng thể và chi tiết sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng vùng khu vực [10]. 1.1.2. Thu hồi đất 1.1.2.1. Khái niệm về thu hồi đất Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai [15]. 1.1.2.2. Các trường hợp thu hồi đất Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai 2013 [15] quy định: - Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây: 1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; 2. Xây dựng căn cứ quân sự; 3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; 4. Xây dựng ga, cảng quân sự; 5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; 6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; 7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; 8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; 9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; 10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý. - Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau đây [15]: 1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
- 6 2. Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm: a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia; c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông ti n liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; khodự trữ quốc gi a; công trình thugom, xử lý chất thải ; 3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm [15]: a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương; b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải; c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến
- 7 nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản. 1.1.3. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng 1.1.3.1. Bồi thường Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác mang lại. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất [15]. 1.1.3.2. Hỗ trợ Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển [15]. 1.1.3.3. Tái định cư Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. Tái định cư (TĐC) được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó. Thu hồi đất, Bồi thường giải phóng mặt bằng là giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm chủ động quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Quá trình thực hiện bồi thường GPMB phải đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích: lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư và đặc biệt là lợi ích của người dân [21].
- 8 1.1.3.4. Một số khái niệm liên quan khác - Nhà nước giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. - Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. - Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định. - Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất. - Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định 15]. 1.1.4. Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng Như chúng ta đã biết, để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ thì trước hết các chủ đầu tư cần phải giải phóng được mặt bằng. Công việc này mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngày nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác BTGPMB liên quan đến lợi ích của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Ở các địa phương khác nhau thì công tác BTGPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy, công tác BTGPMB mang tính đa dạng và phức tạp [17]: - Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện TN - KT - XH và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành... mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo đặc trưng riêng của vùng đó. Do đó, công tác BTGPMB cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt [17].
- 9 - Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống KT - XH đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn. Do đó, tâm lý người dân khu vực này là phải giữ được đất để sản xuất. Mặt khác, cây trồng vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường. Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau [17]: + Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở. + Do yếu tố lịch sử để lại nên nguồn gốc sử dụng đất phức tạp và do cơ chế chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa giải quyết được các vướng mắc tồn tại cũ. + Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép nhưng lại không được chính quyền địa phương xử lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất nhiều khó khăn + Thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp, chưa đảm bảo được yêu cầu. + Việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường giữa thực tế và quy định của nhà nước có những khoảng cách khá xa cho nên việc triển khai thực hiện cũng không được sự đồng thuận của những người dân [17]. 1.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta còn nhiều yếu kém và thiếu chặt chẽ, nhiều vướng mắc còn tồn đọng khá dai dẳng và không giải quyết được đã gây cản trở lớn cho công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất. Không ít các trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng không có chứng thư pháp lý, vi phạm
- 10 pháp luật về đất đai. Tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiện trong nhân dân do không có giấy tờ hợp pháp hay hợp lệ hoặc vì một quyết định sai chính sách trong thời gian qua không giảm. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nâng cao năng lực thể chế, ổn định pháp chế trong xã hội là những nội dung quan trọng và cần thiết nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ đất đai. Đồng thời, nó có tác động rất lớn đối với việc thực hiện công tác đền bù, tái định cư trong thời kỳ hình thành và phát triển thị trường bất động sản [19]. 1.1.5.1. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Do các đặc điểm lịch sử, kinh tế xã hội của đất nước ta trong mấy thập kỷ qua có nhiều biến động lớn, nên các chính sách về đất đai không ngừng được sửa đổi, bổ sung. Từ năm 1993 đến năm 2013, Nhà nước đã ban hành hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Sau khi quốc hội thông qua Luật Đất đai 2013 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Với một hệ thống quy phạm khá hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể, rõ ràng, đề cập mọi quan hệ đất đai phù hợp với thực tế. Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, giải quyết tốt mối quan hệ đất đai ở khu vực nông thôn, bước đầu đã đáp ứng được quan hệ đất đai mới hình thành trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa; hệ thống pháp luật đất đai luôn đổi mới, ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định xã hội. Theo đó, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng cũng luôn được Chính phủ không ngừng hoàn thiện, sửa đổi nhằm giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB, phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai. Với những đổi mới về pháp luật đất đai, thời gian qua công tác GPMB đã đạt những kết quả đáng khích lệ, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 32 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn