intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất của một số tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long, giai đoạn 2016 - 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tố chức kinh tế phân ra các ngành nghề đầu tư như nông lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… việc đánh giá hiệu quả qua các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất của một số tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long, giai đoạn 2016 - 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ QUỲNH TRANG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, GIAI ĐOẠN 2016-2018 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ QUỲNH TRANG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, GIAI ĐOẠN 2016-2018 Ngành: Quản lý đất đai Mã ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ PHẢ Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Vũ Thị Quỳnh Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Trần Thị Phả, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy giáo, cô giáo khoa Tài nguyên; Khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng đăng ký đất đai Tỉnh, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long, Bộ phận quản lý đào tạo sau đại học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên và các tổ chức tham gia phỏng vấn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Vũ Thị Quỳnh Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp CNH : Công nghiệp hoá CSHT : Cơ sở hạ tầng DV : Dịch vụ ĐTH : Đô thị hoá GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB : Giải phóng mặt bằng HĐND : Hội đồng Nhân dân HTKT : Hạ tầng kỹ thuật KDC : Khu dân cư QĐ : Quyết định QLNN : Quản lý Nhà nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .......................................................................................... 4 1.1.1. Đất đai đối với sự phát triển các ngành kinh tế ..............................................................4 1.1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất ...............................................4 1.1.3. Quản lý đất đai đối với các tổ chức kinh tế ....................................................................6 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ......................................................................................... 9 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ..................................................................................... 12 1. 3.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của một số nước trên thế giới ....................................12 1.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam ....................................18 1.3.3.Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .............25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 30 2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ....................................................... 30 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................30 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................30 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................................30 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 30 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................32 2.3.3. Phương pháp kế thừa ....................................................................................................33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Hạ Long ........................ 34 3.1.1.Điều kiện tự nhiên .........................................................................................................34 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................................38 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bản thành phố Hạ Long .........................................43 3.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long ................. 45 3.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ........................................................................45 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2018 ...........................................................................48 3.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai .................................................50 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của một số tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hạ Long ............................. 51 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất của một số tổ chức kinh tế ...........51 3.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ...............................................52 3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ....................................... 66 3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế .............................................................................................66 3.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội ..............................................................................................67 3.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường ......................................................................................69 3.4.4. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế .....................................69 3.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long ............................................................. 72 3.5.1. Giải pháp về chính sách pháp luật đất đai ....................................................................73 3.5.4. Giải pháp về hệ thống tài chính đât đai ........................................................................77 3.5.5. Giải pháp về khoa học công nghệ .................................................................................78 3.5.6. Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trong thời gian tới ....................................................................................................................................78 3.5.7. Các giải pháp khác ........................................................................................................80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 82 1. Kết luận ................................................................................................................... 82 2. Kiến nghị ................................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Nhóm đất chính và sự phân bố các nhóm đất chính ................................... 37 Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 ............................... 48 Bảng 3.3. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018 ......................... 49 Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế theo mục đích sử dụng đất năm 2018 .................................................................................. 51 Bảng 3.5. Tổng số tổ chức, khu đất, diện tích sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ............52 Bảng 3.6. Diện tích đất của các tổ chức kinh tế phân theo đơn vị hành chính ........... 53 Bảng 3.7. Tình hình giao sử dụng đất và cho thuê đất ............................................... 54 Bảng 3.8. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ............................. 55 Bảng 3.9. Nguyên nhân của việc sử dụng đất không đúng mục đích do việc quản lý của cơ quan nhà nước ................................................................. 57 Bảng 3.10. Nguyên nhân của việc sử dụng đất không đúng mục đích do việc sử dụng đất của các tổ chức .................................................................... 58 Bảng 3.11. Nguyên nhân của việc sử dụng đất không đúng mục đích do việc lấn chiếm của người dân ......................................................................... 59 Bảng 3.12. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số tổ chức kinh tế đến ngày 31/12/2018 .......................................................... 60 Bảng 3.13. Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường .............................. 65 Bảng 3.14. Tổng thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất ........................................... 66 Bảng 3.15. Hiệu quả xã hội từ việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ................... 68 Bảng 3.16. Hiệu quả môi trường từ việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ........... 69 Bảng 3.17. Tổng hợp các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hạ Long ......................................... 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Cơ cấu các loại đất chính năm 2017 trên cả nước ......................................21 Hình 3.1: Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Hạ Long ........................................................34 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2017 ở thành phố Hạ Long ............................38 Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2018 ....................................48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguồn tài nguyên quý giá của mỗi Quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, cá nhân, đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực và là một đầu vào không thể thiếu. Mặt khác, diện tích đất đai lại có hạn và không thể sản sinh. Vì vậy, quản lý và sử dụng đất đai một cách đầy đủ là mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi Quốc gia. Quỹ đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là rất lớn. Theo kết quả thống kê đất đai toàn quốc năm 2016, tổng diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê và công nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng là 26.851.354 ha, chiếm 81,07% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Tuy nhiên việc sử dụng đất được giao, cho thuê của các tổ chức (đặc biệt là các tổ chức kinh tế) còn rất nhiều vấn đề như việc sử dụng không đúng mục đích được giao, việc cho thuê lại, việc lấn chiếm, để hoang đất… Để kịp thời chấn chỉnh lại việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 245/TTg ngày 22 tháng 4 năm 1996; Chỉ thị số 31/2007/CTTTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 và Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2010. Đánh giá việc sử dụng đất của các tổ chức đặc biệt là tổ chức kinh tế là rất cần thiết nhằm từng bước góp phần hoàn thiện chính sách quản lý và sử dụng đất. Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, theo kết quả kiểm kê đất đai của các tổ chức theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ thì diện tích mà các tổ chức đang quản lý, sử dụng xấp xỉ 5700 ha chiếm 22,0 % diện tích tự nhiên toàn thành phố. Thành phố Hạ Long là một trong những cực phát triển quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là Vùng đối trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 2 với Vùng Hà Nội, sẽ là động lực kích thích phát triển kinh tế đối với chuỗi đô thị Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hạ Long còn đóng vai trò là điểm kết nối, mở ra vùng biển Vịnh Bắc Bộ của trục hành lang kinh tế quốc tế Côn Minh - Lào Cai - Quảng Ninh. Tại đây có cảng nước sâu Cái Lân là cửa ngõ thông thương chiến lược của Vùng. Thành phố Hạ Long được biết đến với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long có một nền tảng kinh tế vững chắc trong sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long nằm trong dải hành lang ven biển của Vịnh Bắc Bộ, là một cực quan trọng trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với lợi thế về phát triển cảng nước sâu, du lịch, kinh tế biển, khoáng sản, hệ thống giao thông thuận lợi. Hạ Long có nhiều ưu thế để có thế phát triển trong tương lai. Do vậy, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất của một số tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long, giai đoạn 2016 - 2018” được đặt ra với mong muốn đưa ra những giải pháp thiết thực và tích cực nhằm tăng cường vai trò nắm chắc, quản chặt quỹ đất của Nhà nước (đại diện chủ sở hữu đối với đất đai) nói chung và diện tích đất đang giao cho các tổ chức kinh tế quản lý sử dụng nói riêng trên địa bàn thành phố Hạ Long và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng, tình hình quản lý, sử dụng đất đã giao cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tố chức kinh tế phân ra các ngành nghề đầu tư như nông lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… việc đánh giá hiệu quả qua các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu quả khai thác sử dụng đất của các tổ chức kinh tế thông qua các cơ chế, chính sách của Nhà nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 3 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Về khoa học - Góp phần vào cơ sở khoa học trong công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Giúp nắm vững những quy định của pháp luật về theo Luật đất đai 2013, hệ thống các văn bản dưới luật về đất đai của Trung ương và địa phương về công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 3.2. Về thực tiễn Đề tài góp phần quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế trong sử dụng đất trên phạm vi thành phố Hạ Long, là cơ sở để xác định tính minh bạch trong sử dụng đất tạo môi trường sử dụng đất hiệu quả và hợp lý cho các tổ chức kinh tế từ đó thu hút nguồn vốn đầu tư về đất đai góp phần nâng cao sự phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Đất đai đối với sự phát triển các ngành kinh tế Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng, khoáng sản trong lòng đất, rừng và mặt nước chiếm vị trí đặc biệt. Đất là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ quá trình sản xuất nào (Đoàn Công Quỳ, 2006). Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt, Tuy nhiên đối với mỗi ngành cụ thể trong nền kinh tế quốc dân, đất đai lại có những vị trí, vai trò khác nhau. Trong ngành công nghiệp (trừ ngành khai khoáng), đất đai làm nền tảng, làm cơ sở, địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nông nghiệp đất không chỉ là cơ sở không gian, không chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của ngành sản xuất này, mà còn là yếu tố tích cực của sản xuất. Quá trình sản xuất nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc nhiều vào độ phì nhiêu của đất, phụ thuộc vào các quá trình sinh học tự nhiên (Đoàn Công Quỳ, 2006). 1.1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất a. Nhân tố điều kiện tự nhiên Trong nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác. - Điều kiện tự nhiên khí hậu: các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện tự nhiên sinh hoạt của con người. - Điều kiện đất đai (địa hình và thổ nhưỡng): Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, đặt ra yêu cầu xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 5 đồng ruộng để thủy lợi hóa và cơ giới hóa. Đối với đất phi nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá trị công trình và gây khó khăn cho thi công, điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Đặc thù của nhân tố điều kiện tự nhiên mang tính khu vực. Vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về điều kiện tự nhiên ánh sáng, nhiệt độ nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định khả năng, công dụng và hiện quả sử dụng đất đai. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt được hiệu ích cao nhất về xã hội, môi trường và kinh tế (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài,2006). b. Nhân tố kinh tế - xã hội Bao gồm các yếu tố như chế độ, dân số và lao động, thông tin và quản lý, chính sách môi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuận vào sản xuất ... Nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài,2006). c. Nhân tố không gian Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất (như các ngành nông nghiệp, công nghiệp, khai thác, xây dựng, mọi hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội) đều cần đến đất đai như điều kiện không gian để hoạt động. Không gian bao gồm cả vị trí mặt bằng. Đặc tính cung cấp không gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên ban phát cho xã hội loài người. Vì vậy, không gian trở thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng đất. Đối với đất xây dựng đô thị, đất dùng cho công nghiệp, xây dựng công trình, nhà xưởng, giao thông ... mặt bằng không gian và vị trí của đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 6 đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đem lại giá trị kinh tế (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2006). 1.1.3. Quản lý đất đai đối với các tổ chức kinh tế 1.1.3.1. Khái niệm liên quan về quản lý và sử dụng đất đai của các tổ chức Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tại Chương III, Điều 53 (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013) quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Theo Luật Đất đai năm 2013 (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013), một số khái niệm liên quan đến các tổ chức kinh tế quản lý, sử dụng đất được hiểu như sau: - Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. - Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. - Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 7 Theo Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 (Chính Phủ, 2009) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, một số khái niệm liên quan đến các tổ chức quản lý, sử dụng đất được hiểu như sau: - Sử dụng đất không đúng mục đích là hành vi sử dụng đất không đúng với mục đích sử dụng, loại đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai 2003 (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). - Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất. - Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước tạm giao hoặc mượn đất nhưng hết thời hạn tạm giao, mượn đất mà không trả lại đất. - Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định. Theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 (Chính Phủ, 2014) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, một số khái niệm liên quan đến các tổ chức quản lý, sử dụng đất được hiểu như sau: Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 8 không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 1.1.3.2. Khái quát về quỹ đất của các tổ chức Quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất bao gồm quỹ đất thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tổ chức sử dụng đất, quản lý đất (còn gọi là đối tượng sử dụng, quản lý đất) là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang sử dụng, được Nhà nước giao đất để quản lý, quy định trong Luật Đất đai năm 2013 (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013) bao gồm: Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất; Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất; Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 9 Tổ chức sự nghiệp công là tổ chức do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công do ngân sách nhà nước chi trả. 1.1.3.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng đất các tổ chức Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt và có hạn; mọi hoạt động của con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn bó với đất đai. Tổng diện tích tự nhiên của một phạm vi lãnh thổ nhất định là không đổi. Nhưng khi sản xuất phát triển, dân số tăng, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh thì nhu cầu của con người đối với đất đai cũng ngày càng gia tăng. Có nghĩa cung là cố định, cầu thì luôn có xu hướng tăng. Điều này dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa những người sử dụng đất và giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau. Vì vậy để sử dụng đất có hiệu quả và bền vững, quản lý đất đai được đặt ra như một nhu cầu cấp bách và cần thiết. Quản lý đất đai đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong cả nước. Việc quản lý nhằm kết hợp hiệu quả giữa sở hữu và sử dụng đất trong điều kiện hệ thống pháp luật nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai. Mặt khác, quản lý đất đai còn có vai trò quan trọng trong việc kết hợp hài hòa các nhóm lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân nhằm hướng tới mục tiêu phát triển. Công tác quản lý đất đai dựa trên nguyên tắc quan trọng nhất là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Do đó quản lý, sử dụng đất đai là một trong những hoạt động quan trọng nhất của công tác quản lý hành chính Nhà nước nói chung và quản lý, sử dụng đất của các tổ chức nói riêng, 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài Nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại những không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, mà bước đột phá đầu tiên là Luật đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001 và Luật đất đai năm 2003 đã được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 10 Quốc hội thông qua. Bênh cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan khác cũng đã được ban hành, như Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật bảo vệ môi trường…và các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật do Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành. Sau đây là những cơ sở pháp lý được nghiên cứu để thực hiện đề tài: Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật: - Luật Đất đai năm 2013; - Luật bảo vệ và phát triển rừng; - Luật Bảo vệ Môi trường 2014; - Luận Dân sự 2015; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai; - Nghi định 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 Quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao; - Nghị định số 85/CP của Chính phủ ngày 17/12/1996 quy định việc thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và Chỉ thị số 245/TTg ngày 22 tháng 4 năm 1996; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013; - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghị định 104/2014/NĐ- CP ngày 14/11/2014 của Chính Phủ quy định về khung giá đất; - Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 11 - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính; - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; - Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai; - Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất; - Thông tư số 89/2017/TT-BTC ngày 23/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính Phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, - Ngày 29/11/2013, Luật Đất đai cũng đã được Quốc hội thông qua, thay thế cho Luật Đất đai năm 2003. Đây là đạo luật được người dân cả nước rất quan tâm vì có ảnh hưởng đến nhiều mặt liên quan đến cuộc sống, kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2