Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÃI VĂN HUYỆN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên, năm 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÃI VĂN HUYỆN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG Ngành: Quản lý đất đai Mã số ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lợi Thái Nguyên, năm 2018
- i LỜI CAM ÐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Hà Giang, ngày 10 tháng 10 năm 2018 Tác giả Vãi Văn Huyện
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự lỗ lực của bản thân, tôi đã nhận sự hướng dẫn dẫn tận tình của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn thành bản luận văn này. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lợi - Giảng viên truờng Ðại học Nông Lâm Thái Nguyên đã định hướng, đồng thời cũng là nguời tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi tới các thầy, cô lòng biết ơn sâu sắc nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Quản lý tài nguyên, phòng Ðào tạo - Truờng Ðại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo diều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này. Tôi tỏ lòng biết ơn đến người thân, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện về tài chính, cơ hội để tôi công tác và học tập, đã động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Giang, ngày 10 tháng 10 năm 2018 Tác giả Vãi Văn Huyện
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ÐOAN ............................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2 1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 2 1.3.1.Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3 1.1.1.Đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ........................... 3 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............... 7 1.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ........................................... 9 1.1.4. Xác định loại hình sử dụng đất bền vững ............................................. 12 1.2. Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở trên Thế giới và Việt Nam .................................................................................................... 14 1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 14 1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 18 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ ............................. 22 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 22 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 22
- iv 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. ..................................... 22 2.2.2. Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang .................................................................................................. 22 2.2.3. Đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. ....................................................................................... 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 2.3.1. Phương pháp Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp .................................... 23 2.3.2. Phương pháp Điều tra thu thập số liệu sơ cấp ...................................... 23 2.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng sử dụng đất bền vững ....................... 24 2.3.4. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 25 2.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 26 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. ..................................... 26 3.1.1. Đánh giá điều hiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. ................................................................................................. 26 3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại của huyện Quang ................... 39 Bình, tỉnh Hà Giang. ....................................................................................... 39 3.2.Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang ............................................................................................................... 42 3.2.1 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Quang Bình ..................................................................................................... 42
- v 3.2.2.Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang .................................................................. 46 3.2.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại huyện Quang Bình. ........................................... 59 3.3. Đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình. tỉnh Hà Giang. ................................................................................................. 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 67 1. Kết luận ....................................................................................................... 67 2. Đề nghị ........................................................................................................ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CN Công nghiệp CPTG Chi phí trung gian Hlđ Giá trị ngày công lao động LUT Loại hình sử dụng đất NN Nông nghiệp PT Phát triển UBND Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Quang Bình giai đoạn 2015-2017 ............... 30 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quang Bình năm 2017 ............. 39 Bảng 3.2. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của Tiểu vùng 1 ............................................................................................... 42 Bảng 3.3. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của Tiểu vùng 2 ............................................................................................... 43 Bảng 3.4. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của Tiểu vùng 3 ............................................................................................... 44 Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng 1 ................................................................................................ 47 Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng 2 ................................................................................................ 49 Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng 3 ................................................................................................ 51 Bảng 3.8. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Quang Bình........................................................................................... 54 Bảng 3.9. Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Quang Bình ........................................................................ 57
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Hình 3.1 Sơ đồ vị trí địa lý huyện Quang Bình…………………..26 Hình 3.2. LUT 2 Lúa tại Thị Trấn Yên Bình .................................................. 60 Hình 3.3. Cam sành tại xã Tân Trịnh .............................................................. 61 Hình 3.4. LUT 1 lúa tại xã Xuân Minh ........................................................... 62 Hình 3.5. Chè Shan tuyết xã Xuân Minh ........................................................ 62
- 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông- lâm nghiệp, là một trong những nguồn lực quan trọng cho chiến lược phát triển nền nông nghiệp quốc gia nói riêng cũng như chiến lược phát triển nền kinh tế nói chung. Nó là môi trường sống, là cơ sở tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với con người,đất đai cũng có vị trí vô cùng quan trọng, con người không thể tồn tại nếu không có đất đai, mọi hoạt động đi lại, sống và làm việc đều gắn với đất đai . Sức ép của quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số khiến cho diện tích đất nông nghiệp suy giảm nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng. Con người đã và đang khai thác một cách quá mức mà chưa có biệp pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên qúy giá này. Trong bối cảnh hiện nay sự ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu với kịch bản nước biển dâng làm cho diện tích đất canh tác ở các vùng đồng bằng ven biển ngày càng bị thu hẹp. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp làm cơ sở để đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý, hiệu quả ở các tỉnh miền núi là vấn đề chiến lược và có tính cấp bách của từng địa phương cũng như của cả nước nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, phát triển bền vững. Quang Bình là huyện miền núi thuộc vùng Trung du Miền núi phía Bắc, nằm phía Tây Nam tỉnh Hà Giang. Tổng diện tích tự nhiên tính đến 31/12/2017 của huyện Quang Bình là 79.178,26 ha.Nhóm đất nông nghiệp 68.370,73 ha chiếm 86,35% tổng diện tích tự nhiên. Tuy diện tích tương đối lơn nhưng địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, trình độ dân trí chưa cao nên khả năng khai thác tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng còn hạn chế. Sản xuất kém phát triển, hiệu quả kinh tế không cao, trong khi nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đời sống nhân dân trong huyện còn nhiều khó khăn, vất vả.
- 2 Xuất phát từ thực tiễn, tầm quan trọng của những vấn đề trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và sự hướng dẫn của giảng viên TS. Nguyễn Thị Lợi em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”. 1.2. Mục tiêu - Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. - Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. - Đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. 1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1.Ý nghĩa khoa học - Những kết quả khoa học khi thực hiện đề tài là cơ sở để đánh giá việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại một số xã của huyện Quang Bình và sự tác động đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của đề tài sẽ đóng góp cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của công tác quản lý và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. - Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các đại phương có điều kiện tương tự.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp *. Khái quát về đất nông nghiệp Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển. Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng: Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai. Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
- 4 trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi... Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp. Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Theo Điều 10 Luật đất đai 2013[6], nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: + Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; + Đất trồng cây lâu năm; + Đất rừng sản xuất; + Đất rừng phòng hộ; + Đất rừng đặc dụng; + Đất nuôi trồng thủy sản; + Đất làm muối; + Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. *. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp Theo Điều 6 Luật đất đai 2013[6], Nguyên tắc sử dụng đất gồm có: - Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
- 5 - Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. - Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. *. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của quá trình sử dụng đất . Ta quan tâm nhiều tới kết quả hữu ích, một đại lượng vật chất tạo ra do lợi ích của con người được biểu hiện bằng những chỉ tiêu xác định, cụ thể. Có thể phân biệt thành 3 loại: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. - Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần nguồn lực của các giá trị đầu vào. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Như vậy, bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra của cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư về chi phí và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của xã hội (Hội Khoa học đất (2000))[3]. Xuất phát từ những lý do này mà trong quá trình đánh giá đất hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được những loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao.
- 6 - Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, có tác động đến mục tiêu kinh tế. Hiệu quả xã hội khó lượng hóa được khi phản ánh, chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống, thu nhập của toàn dân (Hội Khoa học đất (2000))[3]. Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động và thu nhập của nhân dân. Hiệu quả xã hội cao góp phần thức đẩy xã hội phát triển, phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hóa của địa phương, thì sử dụng đất bền vững hơn [9]. - Hiệu quả về môi trường: Theo Đỗ Thị Lan và CS (2007) [5] Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh vật, hóa học, vật lý,vv..., chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trông môi trương. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: Hiệu quả hóa học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường, hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát sinh biến hóa của các yếu tố môi trường dẫn đến. Hiệu quả hóa học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hóa học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường do tác động vật lý dẫn đến. Đây là hiệu quả được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi không có
- 7 những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu, phương thức sử dụng đất,vv..., một mặt bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế, xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, có thể khái quát thành 4 nhóm sau: * Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên ( đất, nước, khí hậu, thời tiết,vv...) là yếu tố cơ bản xác định công dụng của đất đai, ảnh hưởng trực tiếp cụ thể và sâu sắc, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Đặc thù của điều kiện tự nhiên mang tính chất khu vực, vị trí địa lý của vùng, với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ các quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. * Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế, xã hội Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý chính sách môi trường, chính sách đất đai, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, sựu phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều kiện kinh tế, xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Việc sử dụng đất đai như thế nào được quyết định bởi sự năng động của con người
- 8 và các điều kiện kinh tế, xã hội, kỹ thuật hiện có; quyết định bởi tính hợp lý, tính khả thi và tính kỹ thuật; quyết định bởi nhu cầu của thị trường,vv... * Nhóm các yếu tố về kỹ thuật canh tác Biện pháp canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên của sinh vật để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng đầu vào nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra. Tuy nhiên, việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ đầu tư các cơ sở kinh tế, hạ tầng trong nông nghiệp. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường. * Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức Việc quy hoạch và bố trí sản xuất: Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và các thể chế hợp pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Vì thế, phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất là rất cần thiết. Muốn vậy phải thực hiện
- 9 đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó. 1.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp *. Khái niệm về đánh giá đất Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất được chia ra để lựa chọn. Theo FAO đã đề xuất định nghĩa đánh giá đất đai(1976): Đánh giá đất là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu cần phải có. Như vậy, đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin về đất đai, xem xét toàn diện để phân hạng đất về mức độ thích nghi và các yếu tố kinh tế - xã hội khác, kết quả đánh giá phân hạng đất được thể hiện bằng bản đồ, báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm theo. *. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Cơ sở để lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: + Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Để phục vụ cho các chương trình quy hoạch tổng thể hoặc sử dụng đất cấp toàn quốc hoặc vùng thì cần phải lựa chọn và xác định được các loại hình sử dụng đất cấp toàn quốc hoặc vùng sinh thái nông lâm nghiệp: Đất rừng, nông nghiệp nước trời, nông nghiệp nước tưới, đồng cỏ, thủy sản... với các loại cây lâm nghiệp, công nghiệp lâu năm, hoa màu và cây công nghiệp hàng năm, cây lương thực ngắn ngày... Để phục vụ cho các chương trình quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện thì cần phải lựa chọn và xác định các loại hình sử dụng đất (LUT) theo tiểu vùng sinh thái và chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương: Đất chuyên lúa, lúa màu, cây công nghiệp lâu năm, nông lâm kết hợp.
- 10 Để phục vụ cho các dự án phát triển sản xuất và phân bổ sử dụng đất cho cấp huyện, xã và nông trại, cần phải lựa chọn và xác định các kiểu sử dụng đất (LUT) - cơ cấu cây trồng trên từng thửa ruộng: lúa xuân - lúa mùa, lúa xuân - lúa mùa - rau đông/ngô đông/khoai tây, ngô - lạc - khoai... + Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất. Các nhu cầu của Nhà nước: Gắn chặt với các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân như đảm bảo an toàn lương thực cho toàn quốc, nâng cao thu nhập quốc dân, tăng giá trị xuất khẩu, giảm thất nghiệp, bảo vệ môi trường... Các nhu cầu của từng địa phương về sử dụng đất có hiệu quả nhất, khắc phục vấn đề: Thiếu lương thực, áp lực đối với đất (chặt phá rừng), gây xói mòn rửa trôi đất, gây thoái hoá đất, năng suất cây trồng thấp do đầu tư sản xuất thấp, trình độ quản lý, kỹ thuật thấp, nguy cơ thiên tai mất mùa... + Khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất. - Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: + Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đảm bảo tính so sánh có thang bậc. + Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta. + Hệ thống chỉ tiêu phải có tính khoa học, tính thực tiễn và phải có tác dụng kích thích sản xuất nông nghiệp. Theo Nguyễn Ngọc Nông và các cộng sự (2014)[7]. - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiêp Chỉ tiêu về mặt kinh tế: Việc đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 227 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn