Luận văn Thạc sĩ Quản lý Đất đai: Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2020
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2016 - 2019. Điều tra, khảo sát lập kế hoạch sử dụng đất năm 2020 cho thành phố Điện Biên Phủ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Đất đai: Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HƯƠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HƯƠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 Ngành: Quản lý đất đai Mã số ngành: 8 85 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thanh Thủy Thái Nguyên, năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2020 Tác giả Trần Thị Hương
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Thanh Thủy người đã luôn theo sát, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo đã luôn giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND thành phố Điện Biên Phủ, và cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Điện Biên Phủ , cùng tất cả các bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin chân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 08 tháng 10 năm 2020 Tác giả Trần Thị Hương
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 2 LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ......................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận về đất đai .............................................................................. 4 1.1.1. Những chức năng chủ yếu của đất đai .................................................... 4 1.1.2. Đất đai và sự phát triển kinh tế, xã hội ................................................... 5 1.1.3. Những yếu tố quan hệ đến việc sử dụng đất ........................................... 6 1.1.4. Xu thế phát triển trong tiến trình sử dụng đất ......................................... 7 1.1.5. Quan điểm sử dụng đất ........................................................................... 8 1.2. Cơ sở pháp lý về quy hoạch sử dụng đất ................................................. 10 1.2.1. Khái quát chung về quy hoạch sử dụng đất .......................................... 10 1.2.2. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất ........................................................................................................... 18 1.3. Cơ sở thực tiễn về quy hoạch sử dụng đất ............................................... 20 1.3.1 Quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giới .............................. 21 1.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam .................... 22 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 29
- iv 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 29 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 29 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 33 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất đai của thành phố Điện Biên Phủ .......................................................................... 33 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 34 3.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Điện Biên Phủ ................................................................................................. 36 3.1.5. Sơ lược Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn TP Điện Biên Phủ ...... 39 3.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020 thành phố Điện Biên Phủ ................................................................................ 42 3.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 -2019....................................................................................................... 47 3.2.4. Lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 .............................................. 57 3.3. Đánh giá của người sử dụng đất về quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2019............................................................................................................... 69 3.3.1. Đánh giá công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2016 - 2019 ...................................................................... 69 3.3.2. Đánh giá về kết quả thực hiện so với khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất .................................................................................................................... 70 3.3.3. Đánh giá về đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất so với giá thị trường khi thực hiện thu hồi đất thực hiện quy hoạch sử dụng đất năm 2016-2019 ....... 71 3.3.4. Đánh giá về chính sách tái định cư khi thu hồi đất ............................... 72 3.3.5. Đánh giá về ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất đến sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội của địa phương .................................. 74
- v 3.3.6. Đánh giá về những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công tác Quy hoạch sử dụng đất và áp dụng các văn bản mới liên quan đến Quy hoạch sử dụng đất theo ý kiến của cán bộ ngành tài nguyên và môi trường ................. 75 3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quy hoạch sử dụng đất ............ 75 3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ............................................................ 77 3.4.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ........................................................ 79 3.4.4. Về khoa học công nghệ và môi trường ................................................. 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 81 1. Kết luận ....................................................................................................... 81 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ các dân tộc trên địa bàn TP Điện Biên Phủ........................... 36 Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2019 ..................................... 37 Bảng 3.3: Tổng hợp diện tích đo đạc lập bản đồ địa chính ............................ 40 Bảng 3.4: Kết quả phân bổ, cơ cấu diện tích các loại đất trong kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Điện Biên Phủ ................... 43 Bảng 3.5: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên........................................................................ 47 Bảng 3.6: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo các năm ................ 50 giai đoạn 2016 -2019 ....................................................................................... 50 Bảng 3.7: Tổng hợp công trình, dự án đã thực hiện được trong giai đoạn 2016- 2019 trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ ......................................... 52 Bảng 3.8. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ55 Giai đoạn 2016 – 2019 .................................................................................... 55 Bảng 3.9: Cơ cấu sử dụng đất năm 2020 thành phố Điện Biên Phủ............... 57 Bảng 3.10. Tính hợp lý và công khai trong việc quản lý quy hoạch sử dụng đất của thành phố Điện Biên Phủ theo ý kiến người dân trên địa bàn ............ 69 Bảng 3.11. Chính sách bố trí tái định cư khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo phiếu điều tra ........................................................................................... 72 Bảng 3.12. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công tác Quy hoạch sử dụng đất ........................................................................................................... 75
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đánh giá kết quả thực hiện so với khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất .....................................................................................................................71 Hình 3.2. Đánh giá đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất so với giá thị trường khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo nhóm đối tượng sử dụng ......................................72 Hình 3.3: Ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất đến sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội của địa phương.....................................................................74
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình phát triển kinh tế của một địa phương luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định, trong đó quy hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng không thể thiếu. Việc sử dụng đất liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của người dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt quan trọng để sắp xếp quỹ đất cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, tránh sự chồng chéo gây lãng phí trong việc sử dụng đất, hạn chế sự hủy hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Thành phố Điện Biên Phủ nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất đai màu mỡ với bề mặt bằng phẳng tạo nên cánh đồng Mường Thanh rộng lớn nhất vùng Tây Bắc với chiều dài 20 km và chiều rộng 6 km, bao bọc xung quanh là một vùng núi rừng trùng điệp hùng vĩ. Thực hiện chiến lược Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam, trên cơ sở hoạch định của Quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 do Bộ Xây dựng lập, nhằm tạo cơ sở pháp lý để quản lý, chỉ đạo xây dựng, lập các đồ án Quy hoạch chi tiết, các dự án khả thi của tỉnh Điện Biên, của quốc gia trong khu vực vùng Tây Bắc. Thành phố Điện Biên Phủ đã tiến hành xây dựng Quy hoạch sử dụng đất định hướng đến năm 2020 tạo tiền đề cho quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 thành phố Điện Biên Phủ sẽ trở thành thủ phủ trung tâm vùng Tây Bắc, có tiềm năng kinh tế tổng hợp với chức năng trọng điểm là du lịch, nghỉ dưỡng, nghỉ mát và nông - lâm sinh công nghệ cao. Tuy nhiên, quá trình triển khai lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập. Việc lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) được thực hiện theo các quy định của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật đất đai năm 2013 quy định không thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã. Ngoài ra, việc lập
- 2 quy hoạch sử dụng đất đối với các dự án, công trình xây dựng ở các cấp thiếu đồng bộ, chưa thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết. Trong khuôn khổ một bản luận văn tốt nghiệp, với hy vọng giúp địa phương phân tích đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai nhằm tăng cường hiệu quả công tác thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2020 và lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 đạt kết quả tốt, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố và của tỉnh, được sự nhất trí, đồng ý của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2020”. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của thành phố Điện Biên Phủ; - Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2016 - 2019; - Điều tra, khảo sát lập kế hoạch sử dụng đất năm 2020 cho thành phố Điện Biên Phủ; - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất đối với thành phố Điện Biên Phủ. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp học viên củng cố được những kiến thức đã học trong nhà trường. - Giúp cho học viên nắm thực trạng quy hoạch sử dụng đất tại địa phương. Qua đó liên hệ với phần lý luận ở nhà trường nhằm đưa ra giải pháp trong công tác quy hoạch sử dụng đất của đơn vị. - Giúp cho học viên tiếp cận, học hỏi và đưa ra những cách xử lý đối với những tình huống trong thực tế, tính tổ chức, kỷ luật trong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tinh thần khắc phục mọi khó khăn, phát huy tính tích cực trong học tập.
- 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất tại địa phương. - Đưa ra những đề xuất, kiến nghị phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về đất đai 1.1.1. Những chức năng chủ yếu của đất đai Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. Sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian, từng lĩnh vực cụ thể. Trong vòng 30 năm trở lại đây, trên nhiều diễn đàn, như: trên tivi, báo chi người ta đã thừa nhận, đối với con người đất đai có những chức năng chủ yếu sau đây: * Chức năng môi trường sống Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa của chúng ta thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gien di truyền để bảo tồn cho động vật, thực vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất của chúng ta. (Đoàn Công Quỳ, 2006) * Chức năng sản xuất Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cho cuộc sống con người qua quá trình sản xuất, sinh hoạt, cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm vi sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thuỷ hải sản nước ngoạt, nước mặn và nước lợ.(Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, 2006) * Chức năng cân bằng sinh thái Đất đai và việc sử dụng đất là nguồn sống và là tấm thảm xanh, hình thành một thể thống nhất cân bằng năng lượng cho trái đất, sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa cầu để điều tiết lại cho con người. * Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước Đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn vì huyện có Sông Mực có lưu vực khá rộng với 490 km2, với lưu lượng(Qlũ = 28,49 m3/s) . * Chức năng dự trữ Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người.
- 5 * Chức năng không gian sự sống Đất đai có chức năng tiếp thu, chọn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại gây ra môi trường sống. * Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng cứ lịch sử, văn hoá của loài người trải qua nhiều năm, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về việc sử dụng đất đai từ trước tới nay. * Chức năng vật mang sự sống Đất đai là không gian cho sự vận chuyển của con người, cho đầu tư, sản xuất và cho sự dịch chuyển của thực vật, động vật giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên.(Nguyễn Thế Đặng và cs, 2014) 1.1.2. Đất đai và sự phát triển kinh tế, xã hội Theo Luật Đất đai 2013: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống của chúng ta, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế - văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó đã được khẳng định trong luật đất đai năm 2013. Trong số điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất sinh hoạt đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng, khoáng sản trong lòng đất, rừng và mặt nước chiếm một vị trí đặc biệt. Đất là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ một quá trình sản xuất của con người. Các Mác cho rằng, đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định canh, định cư, là nền tảng của tập thể. Khi nói về vai trò và ý nghĩa của đất đối với nền sản xuất kinh tế - xã hội, Mác đã khẳng định: "Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ - như William Petti đã nói - Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ". Chúng ta đều biết rằng, không có đất thì không thể có sản xuất, cũng như không có sự tồn tại của con người. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước cả
- 6 con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất tồn tại như một vật thể lịch sử - tự nhiên ( hoặc nhân chứng sống của nhân loại). Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, khi mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của đất là tập trung vào sản xuất ra của cải vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Khi xã hội phát triển ở mức độ cao hơn, thì công năng của đất từng bước được mở rộng lên, sử dụng đất cũng phức tạp hơn. Đất đai không chỉ cung cấp cho con người các tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển mà còn cung cấp các điều kiện cần thiết để hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống củacon người và của nhân loại. Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số ngày một tăng, đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng. Những sai lầm (có ý thức hoặc vô ý thức) của con người trong quá trình sử dụng đất tác động vào thiên nhiên đã và đang làm huỷ hoại môi trường đất của chúng ta, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi và nó không tái tạo lại được. Vấn đề tổ chức sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững càng trở nên quan trọng, bức xúc và mang tính toàn cầu. Cùng với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất, thì công năng của đất cần được nâng cao theo hướng đa dạng, nhiều tầng nhiều nấc để truyền lại lâu dài cho các thế hệ mai sau của chúng ta.(Luật đất đai, 2013) 1.1.3. Những yếu tố quan hệ đến việc sử dụng đất Việc sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở một hệ thống các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội: - Về yếu tố tự nhiên: + Điều kiện khí hậu: Đất được hình thành và phát triển trong từng điều kiện khí hậu cụ thể, do đó sử dụng đất theo vùng, theo mùa và theo từng năm. + Điều kiện địa hình: Đất cũng được hình thành và phát triển trong điều kiện địa hình cụ thể, tùy theo độ cao của từng vùng, từng nơi, do đó sử dụng đất theo điều kiện địa hình, theo độ cao. + Điều kiện thổ nhưỡng: Đất có những tính chất lý học, hoá học, sinh học nhất định, đối tượng sử dụng đất có những nhu cầu sử dụng đất riêng biệt, do đó sử dụng đất dựa theo kết quả đánh giá, phân hạng đất thích hợp đã được công nhận.
- 7 + Điều kiện thuỷ văn: Mỗi vùng đều có hệ thống, chế độ thuỷ văn, địa chất cụ thể, quyết định nguồn nước cung cấp cho các yêu cầu sử dụng đất, do đó sử dụng đất theo các đặc điểm của nguồn nước và chịu sự chuyển đổi của nguồn nước theo mùa, theo năm. + Điều kiện không gian: Sử dụng đất căn cứ vào đặc điểm địa hình cụ thể, quy mô diện tích, hình thể mảnh đất. + Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của vùng sẽ tạo ra những lợi thế so sánh riêng của nó, tạo ra tiền đề sử dụng đất chung của huyện.(Nguyễn Thế Đặng và cs, 2014) - Về yếu tố kinh tế - xã hội: + Điều kiện dân số - lao động: Dân số và lao động là nguồn lực, điều kiện để sử dụng đất có hiệu quả, song song trình độ lao động sản xuất phản ánh đúng trình độ thâm canh sử dụng, cải tạo đất để trồng các loại cây cho phù hợp với từng loại đất để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. + Điều kiện vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất: Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định quy mô, tốc độ và trình độ thâm canh sử dụng đất cho phù hợp. + Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất: Hình thức quản lý và tổ chức sản xuất dựa trên cơ sở trình độ phát triển của công nghiệp - dịch vụ. Do đó cũng quyết định hình thức và mức độ khai thác sử dụng đất có hiệu quả. + Sự phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật: Tiềm năng đất đai phụ thuộc vào sự phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật. + Chế độ kinh tế, xã hội: Chế độ kinh tế, xã hội phản ánh trình độ phát triển và phương thức sản xuất, quy định mục đích sử dụng đất cho lợi ích của tầng lớp nào, do đó quy định cả phương thức khai thác, mục đích sử dụng và hiệu quả của sử dụng đất.(Nguyễn Thế Đặng và cs, 2014) 1.1.4. Xu thế phát triển trong tiến trình sử dụng đất Trong thời đại hiện nay, tiến trình sử dụng đất phát triển theo các xu thế sau: - Khai thác tiềm năng đất đai theo cả hai chiều rộng và sâu: mở rộng quy mô và diện tích đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế, sử dụng đất ổn định, bền vững và lâu dài.
- 8 - Xây dựng cơ cấu sử dụng đất theo hướng đa dạng hóa trong mục đích sử dụng đất. - Sử dụng đất theo hướng xã hội hóa, công nghiệp hóa, tăng cường sự kiểm soát của Ngành quản lý đất đai và của Nhà nước. - Sử dụng đất theo xu thế phát triển kinh tế hợp tác hóa, khu vực hóa và toàn cầu hóa. - Sử dụng đất trong hệ cân bằng sinh thái tự nhiên và bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.(Đoàn Công Quỳ, 2006) 1.1.5. Quan điểm sử dụng đất - Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển - xã hội, an ninh - quốc phòng, vì vậy việc sử dụng đât đai thật tốt tài nguyên quốc gia này không chỉ sẽ quyết định tương lai của một nền kinh tế, mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển - xã hội của mỗi nước. Xã hội càng phát triển thì giá trị của đất ngày càng cao và yêu cầu về sử dụng đất càng chặt chẻ hơn với hiệu qủa kinh tế - xã hội cao hơn trước. - Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý không thể thiếu trong việc tổ chức sử dụng đất của các ngành kinh tế - xã hội và các địa phương mình quản lý. Phương án quy hoạch sử dụng đất là kết quả hoạt động thực tiễn của bộ máy quản lý Nhà nước kết hợp với những dự báo có cơ sở khoa học trong tương lai. Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý Nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất để đạt đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. - Về kinh tế, quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên đất đai cho nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề, vừa đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, vừa thoả mãn nhu cầu nông sản phẩm cho toàn xã hội và nguyên liệu cho công nghiệp. đồng thời phải cân đối quỹ đất thích hợp với nhiệm vụ công nghiệp hóa- hiện đạt hóa đất nước, nâng cao độ phì nhiêu và hệ số sử dụng đất đạt kết quả cao, vừa mở rộng diện tích để đạt ít nhất 11 triệu ha
- 9 đất sản xuất nông nghiệp và 45 triệu tấn lương thực. Đối với đất công nghiệp, phải vừa sắp xếp lại các cơ sở hiện có, vừa nhanh chóng hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới phù hợp với nhịp độ phát triển. - Về mặt xã hội - môi trường, quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo độ che phủ rừng, thảm thực vật và các hệ sinh thái bền vững, phải đáp ứng được nhu cầu tăng lên về đất ở, cũng như các loại đất phát triển cơ sở hạ tầng ... và chất lượng của môi trường sống, đặc biệt chú ý đến tác động của môi trường của quá trình sử dụng đất để công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhất là ở các khu vực mới phát triển xa khu trung tâm tạo nên một vùng liên kết với nhau. Quy hoạch sử dụng đất đai phải phản ánh được xu hướng cân đối giữa các vùng phát triển và phần còn lại của lãnh thổ để không phát sinh nhiều chênh lệch quá xa trên cùng một địa bàn như vùng đồng bằng hay vùng miền núi. - Quy hoạch sử dụng đất để phát triển hệ thống đường sá, sân bay, bến cảng, các công trình năng lượng, hồ chứa nước, cống cấp thoát nước, dịch vụ công cộng… Sẽ làm cho giá trị đất tăng lên và tạo thêm giá trị mới về sử dụng đất, đồng thời còn nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Do đó, các phương án quy hoạch sử dụng đất đều phải cân đối quỹ đất cũng như nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương mình. - Đến sau những năm 20 của thế kỷ tới, khi đất nước đã cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, phát triển dân số đã đến mức ổn định (125-130 triệu người) thì bức tranh toàn cảnh về sử dụng đất sẽ là: + Hơn một nửa lãnh thổ (17,8 triệu ha) được che phủ bằng cây rừng với một môi trường trong lành và hệ sinh thái bền vững. + Trên 19 triệu ha đất nông nghiệp (có 3,9 - 4,1 triệu ha đất trồng lúa và 3,2 triệu ha đất trồng cây công nghiệp lâu năm), đáp ứng được yêu cầu an toàn lương thực, nhu cầu thực phẩm của toàn xã hội và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. + Gần 2,8 triệu ha sử dung vào các mục đích chuyên dùng, thỏa mãn các nhu cầu về công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. + Hơn 3% lãnh thổ (1,1 triệu ha) dùng để xây dựng khu dân cư, về cơ bản đã được đô thị hoá (0,6- 0,7 triệu ha, kể cả các thị tứ) đảm bảo một mức sống có chất
- 10 lượng cao cho toàn dân. + Cả nước chỉ còn lại 1,9 triệu ha, chủ yếu là sông suối và núi đá trọc, là tồn tại dưới dạng hoàn toàn tự nhiên với nhiệm vụ đảm bảo cảnh quan, môi trường. (Đoàn Công Quỳ, 2006) 1.2. Cơ sở pháp lý về quy hoạch sử dụng đất 1.2.1. Khái quát chung về quy hoạch sử dụng đất a. Khái niệm chung về quy hoạch - Theo FAO, năm 1993: “Quy hoạch sử dụng đất là quá trình đánh giá tiềm năng đất và nước một cách có hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế - xã hội nhằm lựa chọn ra phương án sử dụng đất tối ưu nhất. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất là lựa chọn và đưa ra phương án đã lựa chọn vào thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của con người một cách tốt nhất nhưng vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên một cách hợp lý nhất. Yêu cầu cấp thiết phải làm quy hoạch là do nhu cầu sử dụng đất của con người và điều kiện thực tế sử dụng đất thay đổi”. (Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, 2006) - Quy hoạch là sự chuyển hóa tư duy hiện tại thành hành động cho tương lai nhằm đạt những mục tiêu nhất định và mục tiêu đã đề ra. - Quy hoạch là kế hoạch hóa trong không gian, thực hiện những quyết định của Nhà nước trên một lãnh thổ quốc gia nhất định. - Quy hoạch mang tính hướng dẫn, tạo ra khả năng thực hiện các chính sách phát triển kinh tế -xã hội, kiểm soát các hoạt động sử dụng nguồn lực, nguồn vốn, tạo ra sự cân bằng sinh thái trong môi trường sống của chúng ta, sự công bằng trong đời sống xã hội loài người. (Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, 2006) b. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất được xác định theo những quan điểm sau đây: - Xét trên quan điểm đất đai là địa điểm của một quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất gắn với quy hoạch sản xuất về sở hữu và sử dụng đất, với lực lượng sản xuất và tổ chức sản xuất xã hội, thì quy hoạch sử dụng đất nằm trong phạm trù kinh tế - xã hội; có thể xác định khái niệm quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các quy phạm của Nhà nước về quản lý và tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu
- 11 quả thông qua việc phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng và định hướng tổ chức sử dụng đất trong các ngành, các cấp, tổ chức đơn vị và người sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, thực hiện đường lối chủ trương của Nhà nước trên cơ sở dự báo theo quan điểm quy hoạch phát triển sinh thái, bền vững và bảo vệ môi trường. - Xét trên quan điểm đất đai là tài nguyên vô giá của quốc gia, một yếu tố cơ bản của sản xuất xã hội, là nguồn lực quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội thì quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống đánh giá tiềm năng của đất đai, những loại hình sử dụng đất và những kết quả kinh tế - xã hội nhằm lựa chọn các giải pháp sử dụng đất cho hợp lý, đáp ứng với nhu cầu của con người trên cơ sở bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Xét trên quan điểm chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, đất đai là tài sản của quốc gia được sử dụng trong sự điều khiển và kiểm soát của Nhà nước thì quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp bố trí và sử dụng đất, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó và địa phương đó. (Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, 2006) c. Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất * Các văn bản hiện hành của Chính phủ và các Bộ bao gồm: - Luật Đất đai năm 2013. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 về thi hành Luật Đất đai năm 2013; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn