intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Ứng dụng phần mềm MicroStation và gCadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính trên địa bàn khu vực phía bắc huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

59
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích ứng dụng phần mềm MicroStation và gCadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính trên địa bàn khu vực phía bắc huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Ứng dụng phần mềm MicroStation và gCadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính trên địa bàn khu vực phía bắc huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ NGỌC HIỀN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ GCADAS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN KHU VỰC PHÍA BẮC HUYỆN LÂM THAO - TỈNH PHÚ THỌ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 8850103 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO DANH THỊNH Hà Nội, 2019
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày..…tháng….năm…… Ngƣời cam đoan (Tác giả ký và ghi rõ họ tên)
  3. ii BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN NHẬN XÉT Của ngƣời hƣớng dẫn luận văn thạc sĩ Họ và tên người hướng dẫn: ......................................................................... Họ và tên học viên: ...................................................................................... Chuyên ngành: ............................................................................................ Khóa học: .................................................................................................... Nội dung nhận xét: 1. Tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật: ................................. ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... 2. Về năng lực và trình độ chuyên môn: ...................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Về quá trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn: .................................. ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Đồng ý cho học viên bảo vệ luận văn trước Hội đồng: Có Không Hà Nội, ngày … tháng … năm Người nhận xét
  4. iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành khoá luận, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS. Cao Danh Thịnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, Bộ môn Quy hoạch và Quản lý đất đai, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận/chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND thị trấn Hùng Sơn, xã Tiên Kiên, xã Xuân Lũng - huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019 Học viên thực hiện
  5. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chƣơng I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 2 1.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất ...................................................... 2 1.1.1. Tình hình hiện trạng sử dụng đất của Việt Nam .................................... 2 1.1.2. Tình hình hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu .................... 5 1.2. Cơ sở khoa học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất .................................. 6 1.2.1. Khái niệm bản đồ hiện trạng ................................................................. 6 1.2.2. Mục đích của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ......................................... 6 1.3. Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................ 7 1.3.1. Yếu tố của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................. 7 1.3.2. Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ......................................... 8 1.3.3. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất ...................................................... 9 1.4. Một số phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............... 10 1.4.1. Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính ............................................................................................................ 10 1.4.2. Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh chụp máy bay, ảnh vệ tinh ............................................................................................ 11 1.4.3. Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước ..................................................................... 13 1.5. Căn cứ pháp lý thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ........................ 14 1.6. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 20 Chƣơng II ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 20 2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 21 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 21 2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế ............................................... 22
  6. v 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 22 2.4.4. Phương pháp chuyên gia ....................... Error! Bookmark not defined. 2.5. Công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................... 16 2.5.1. Phần mềm Microstation ...................................................................... 16 2.5.2. Phần mềm Famis ................................................................................ 17 2.5.3. Phần mềm Gcadas .............................................................................. 17 Chƣơng III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 23 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu ................. 23 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 23 3.2. Tình hình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu năm 2018 ..................................................................................................... 25 3.3. Ứng dụng phần mềm Microstation và gCadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên khu vực khu vực nghiên cứu năm 2018 .............................. 29 3.3.1. Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính........................................... 29 3.3.2. Tổng quát hóa bản đồ ......................................................................... 37 3.3.3. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................... 44 3.4. Thống kê hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 ............................................................................................................. 58 3.5. Biến động sử dụng đất trên địa bàn khu vực địa bàn nghiên cứu năm 2018 so với năm 2014 ........................................................................................... 60 3.6. Đánh giá chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn khu vực phía bắc huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ ..................................................... 64 3.7. Một số giải pháp trong quản lý và sử dụng đất ...................................... 64 3.7.1. Về công tác quản lý đất đai ................................................................. 65 3.7.2. Về việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững ..................................... 66 3.8. Ứng dụng của bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong công tác quản lý đất đai ................................................................................................................ 67 KẾT LUẬN ................................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 69
  7. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất MĐSDĐ Mục đích sử dụng đất QLDĐ Quản lý đất đai BDĐH Bản đồ địa hình CT Chỉ thị TT Thông tư QĐ Quyết định CP Chính phủ BDĐC Bản đồ địa chính UBND Ủy ban nhân dân TTg Thủ tướng BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất đai theo MĐ SDĐ cả nước tính đến ngày 01/01/2014 ............................................................................................. 3 Bảng 3. 1: Bảng hiện trạng sử dụng đất năm 2014........................................ 26 Bảng 3.2: Thống kê diện tích các loại đất từ bản đồ HTSDĐ năm 2016 ....... 58 Bảng 3.3: Bảng thống kê so sánh diện tích các loại đất trên bản đồ hiện trạng thành lập với số liệu thống kê, kiểm kê ................................................. 60
  9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1: Thanh công cụ phần mềm gCadas ................................................ 29 Hình 3.2: Quá trình ghép mảnh bản đồ địa chính.......................................... 30 Hình 3.3: Kết quả ghép các mảnh bản đồ địa chính địa bàn nghiên cứu ....... 32 Hình 3.4: Bản đồ tổng sau khi xóa dữ liệu .................................................... 33 Hình 3.5: Chuyển đổi seedfile theo thông tư số 25/2014 .............................. 35 Hình 3.6: Seedfile chuẩn .............................................................................. 36 Hình 3.7: Chuyển đổi font cho file DGN ...................................................... 37 Hình 3.8: Gộp thửa và chuẩn hóa ranh thửa đất ............................................ 39 Hình 3.9: Hộp thoại Select By Attributes ..................................................... 40 Hình 3.10: Kết quả khi phá bỏ liên kết nhãn thửa ......................................... 40 Hình 3.11: Bản đồ sau khi gộp thửa ............................................................. 41 Hình 3.12: Chuẩn hóa ghi chú tên sông hồ ................................................... 42 Hình 3.13: Trải cell cho các đối tượng ......................................................... 44 Hình 3.14: tạo đường bao thửa ..................................................................... 45 Hình 3.15: Công cụ Parallel ......................................................................... 45 Hình 3.16: Hộp thoại Create Region............................................................. 45 Hình 3.17: Đường bao địa giới hành chính ................................................... 46 Hình 3.18: Sửa lỗi tự động ........................................................................... 47 Hình 3.19: Tìm lỗi dữ liệu ............................................................................ 47 Hình 3.20: Tạo thửa đất ................................................................................ 48 Hình 3.21: Bảng thông tin thuộc tính............................................................ 49 Hình 3.22: Gán thông tin từ nhăn ................................................................. 50 Hình 3.23: Bảng thông tin thuộc tính thửa đất sau khi gán dữ liệu................ 50 Hình 3.24: Tạo khoanh đất từ ranh giới thửa đất .......................................... 51 Hình 3.25: Xuất ranh giới khoanh đất ........................................................... 52 Hình 3.26: đánh số thứ tự khoanh đất ........................................................... 52 Hình 3.27: Danh sách khoanh đất ................................................................. 53
  10. ix Hình 3.28: Vẽ nhãn khoanh đất .................................................................... 53 Hình 3.29: Xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................. 54 Hình 3.30: Bảng chọn tô màu khoanh đất ..................................................... 55 Hình 3.31: Tô màu khoanh đất ..................................................................... 55 Hình 3.32: Bảng chọn vẽ khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất .................... 56 Hình 3.33: Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất .......................................... 57
  11. 1 MỞ ĐẦU Đất đai là sản phầm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là cơ sở không gian của mọi hoạt động sản xuất vật chất và sinh hoạt của con người; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đối với các ngành kinh tế - xã hội thì đất đai là mặt bằng để xây dựng các công trình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh Ngày nay khi nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu của con người sử dụng đất đai ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, vấn đề quản lý và sử dụng đất đai sao cho hiệu quả đang là vấn đề quan trọng đối với toàn xã hội. Việc theo dõi tình hình sử dụng đất bằng phương pháp truyền thống thông qua các bản đồ giấy, các bảng biểu thống kê không còn phù hợp với thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, đòi hỏi phải có một phương pháp mới để thay thế. Và công nghệ xây dựng bản đồ số đã ra đời, được phát triển mạnh mẽ, cho phép bán tự động hoặc tự động hóa trong các công đoạn xây dựng bản đồ. Tất cả đều được thực hiện một cách dễ dàng trên máy tính nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng ngày càng hoàn thiện. Có rất nhiều phương pháp khác nhau để thành lập bản đồ hiện trạng, dựa trên cơ sở tài liệu và số liệu thu thập được cùng với những kiến thức đã học và thành lập bản đồ tôi tiến hành chọn phần mềm Microstation và Gcadas làm công cụ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Khu vực phía bắc của huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của huyện Lâm Thao cũng như tỉnh Phú Thọ. Do vậy, nhận được được sự đầu tư đáng kể của huyện, tỉnh, các tổ chức kinh tế, các chương trình dự án phát triển cơ sở hạ tầng, hiện trạng các loại đất trên địa bàn khu vực có sự chuyển dịch mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng đất ngày một nhiều hơn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng phần mềm MicroStation và gCadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính trên địa bàn khu vực phía bắc huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ”
  12. 2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất 1.1.1. Tình hình hiện trạng sử dụng đất của Việt Nam Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là công tác quan trọng được thực hiện thường xuyên. Thống kê, kiểm kê đất đai nhằm đánh giá thực trạng sử dụng đất và quá trình biến động đất đai, đánh giá thực trạng sử dụng đất và quá trình biến động đất đai, cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Qua đó nắm được tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt cũng như việc thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất… Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HT SDĐ) giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về mặt phân bố không gian các loại đất tại thời điểm đánh giá từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các giai đoạn kế tiếp. Tại các thời điểm khác nhau cho phép các nhà quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy hoạch đất đai đã được phê duyệt của các địa phương và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác đang sử dụng đất đai. Bản đồ HT SDĐ được thành lập theo nguyên tắc lấy cấp xã là dơn vị cơ bản, cấp huyện cấp tỉnh được tổng hợp từ cấp xã khái quát nên. Khi thành lập bản đồ HT SDĐ cấp xã căn cứ vào quy mô, diện tích để lựa chọn tỷ lệ thành lập cho phù hợp do vậy trên địa bàn một huyện có rất nhiều tỷ lệ bản đồ HTSDĐ được thành lập. Căn cứ Quyết định 1467/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2013 (tính đến ngày 01/01/2014) như sau: Tổng diện tích tự nhiên: 33.096.731 ha, bao gồm: - Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 26.822.953 ha;
  13. 3 - Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.796.871 ha; - Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.476.908 ha. Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất đai theo MĐ SDĐ cả nƣớc tính đến ngày 01/01/2014 Tổng diện tích các Thứ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã loại đất trong địa tự giới hành chính Tổng diện tích tự nhiên 33.096.731 1 Đất nông nghiệp NNP 26.822.953 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 10.231.717 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.409.475 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.078.621 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 41.206 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.289.648 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3.822.241 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 15.845.333 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7.597.989 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 5.974.674 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 2.272.670 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 707.827 1.4 Đất làm muối LMU 17.887 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 20.19 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.796.871 2.1 Đất ở OTC 702.303 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 558.488 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 143.815 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.904.575
  14. 4 Tổng diện tích các Thứ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã loại đất trong địa tự giới hành chính Đất trụ sở cơ quan, công trình sự 2.2.1 CTS 19.316 nghiệp 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 291.25 2.2.3 Đất an ninh CAN 51.401 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông 2.2.4 CSK 277.777 nghiệp 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.264.831 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 15.296 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 101.966 Đất sông suối và mặt nước chuyên 2.5 SMN 1.068.418 dùng 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 4.313 3 Đất chưa sử dụng CSD 2.476.908 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 224.741 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1.987.445 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 264.722 4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát) MVB 56.324 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng 4.1 MVT 37.298 thủy sản 4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR 4.82 Đất mặt nước ven biển có mục đích 4.3 MVK 14.206 khác (Nguồn: Ban hành kèm theo Quyết định số 1467/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2014)
  15. 5 Từ bảng 1.1 có thể thấy: Nhóm đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trên tổng số diện tích tự nhiên của nước ta. Bên cạnh đó, xu thế phát triển trong tương lai đó là xu hướng gia tăng mạnh nhu cầu về quỹ đất chuyên dùng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hỗi. Vì vậy việc quy hoạch đất đai cần xem xét lợi ích và chi phí của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào các mục đích phi nông nghiệp. 1.1.2. Tình hình hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu Trước năm 1993, cán bộ địa chính xã không chuyên trách, kiêm nhiệm nhiều công việc nên công tác quản lý đất đai còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đầy đủ và đúng mức. Sau khi Luật Đất đai năm 1993 được ban hành công tác quản lý Nhà nước về đất đai từng bước đã được chấn chỉnh. Khu vực nghiên cứu đã có cán bộ địa chính chuyên trách, được bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước, công tác quản lý sử dụng đất từ đó được củng cố tăng cường và đạt những hiệu quả nhất định. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai dài hạn chưa được tiến hành chủ yếu do vấn đề thiếu kinh phí nhưng hàng năm xã đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND huyện phê duyệt. Sau khi thực hiện chỉ thị 364/CT-TTg về công tác địa giới hành chính thì toàn bộ ranh giới của khu vực nghiên cứu được xác định rõ ràng. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Các tiềm năng của đất được khai thác và đưa vào sử dụng có hiệu quả đặc biệt là công tác giao đất, cho thuê đất và bán đấu giá quyền sử dụng đất đã đem lại nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước từ đó góp phần không nhỏ vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội của huyện nói chung và của các xã khu vực nghiên cứu nói riêng.
  16. 6 Việc thẩm định hồ sơ xin thuê đất, thu hồi đất được thực hiện theo đúng các quy định của Luật Đất đai, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban của huyện và UBND các xã Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế xã hội đòi hỏi nguồn tài nguyên về đất đai lớn hơn, cho thấy công tác quản lý sử dụng đất rất quan trọng, yêu cầu theo dõi thường xuyên, liên tục, đảm bảo cho các công tác trong ngành quản lý đất đai và các ngành liên quan. 1.2. Cơ sở khoa học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1.2.1. Khái niệm bản đồ hiện trạng Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề của ngành quản lý đất đai, được biên vẽ trên nền bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa hình. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện tích các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê đất theo định kỳ. 1.2.2. Mục đích của bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Thống kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định kỳ hằng nằm được thể hiện đúng vị trí, đúng loại đất được ghi trong Luật đất đai hiện hành trên bản đồ ở những tỷ lệ thích hợp đối với các cấp hành chính. - Là tài liệu phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Là tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. - Là tài liệu cơ bản để các ngành khác nghiên cứu, xây dựng và định hướng phát triển của ngành của mình, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều đất như Nông nghiệp, lâm nghiệp… Để đạt được mục đích trên thì bản đồ HTSDĐ phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
  17. 7 + Toàn bộ các loại đất thuộc phạm vi quản lý của đơn vị hành chính đó trong đường địa giới hành chính và theo các quyết định điều chỉnh địa giới hành chính ủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Biểu thị ranh giới các khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế; ranh giới các nông trường, lâm trường; ranh giới các đơn vị quốc phòng, an ninh; ranh giới các khu vực đã quy hoạch đã cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai cắm mốc trên thực địa. + Đối với khu vực đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ HTSDĐ phải thể hiện rõ vị trí, ranh giới của khu vực đó. + Bản đồ HTSDĐ của đơn vị hành chính tiếp giáp biển phải thể hiện toàn bộ diện tích của các loại đất của phần đất liền và các đảo, quần đảo trên biển tính đến đường bờ biển theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ HTSDĐ. Qua trên, ta có thể thấy được vai trò hữu dụng của bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nói chung và quản lý đất đai nói riêng. 1.3. Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1.3.1. Yếu tố của bản đồ hiện trạng sử dụng đất Bản đồ HTSDĐ lả bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế cả nước. Nội dung bản đồ HTSDĐ phải đảm bảo phản ánh đẩy đủ, trung thực hiện trạng sdđ tại thời điểm thành lập bản đồ. Bản đồ HTSDĐ dạng số là bản đồ được số hóa từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số. Khoanh đất: là đơn vị cơ bản của bản đồ HTSDĐ, được xác định trên thực địa, và được thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín. Trên
  18. 8 bản đồ hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí, hình thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng của khoanh đất đó. Loại đất: trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo mục đích sử dụng đất. Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ. Trường hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã đăng ký chuyển mục đích sdđ nhưng tại thời điểm thành lập bản đồ chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì loại đất được xác định theo mục đích sdđ mà nhà nước đã giao, cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử dụng hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất loại đất được biểu thị bằng các ký hiệu tương ứng trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng đất thì thể hiện mục đích sử dụng đất chính của khoanh đất. 1.3.2. Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất Nội dung bản đồ HTSDĐ dạng số được chia thành 7 nhóm lớp: + Nhóm lớp cơ sở toán học gồm: khung bản đồ, lưới kilomet, lưới kinh vĩ tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan. + Nhóm lớp địa hình gồm: dáng đất, các điểm độ cao. + Nhóm lớp thủy hệ gồm: thủy hệ và các đối tượng có liên quan. + Nhóm lớp giao thông gồm: các yếu tố giao thông và các đối tượng có liên quan. + Nhóm lớp địa giới hành chính gồm: đường biên giới, địa giới hành chính các cấp. + Nhóm lớp ranh giới và các ký hiệu loại đất gồm: ranh giới các khoanh đất; ranh giới cacskhu đất, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp cao, khu công nghệ cao, khu kinh tế; ranh giới các nông trường, lâm trường,
  19. 9 các đơn vị quốc phòng, an ninh; ranh giới các khu vực đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai cắm mốc trên thực địa; các ký hiệu loại đất. + Nhóm lớp các yếu tố kinh tế, xã hội. 1.3.3. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất Để xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cần căn cứ vào các đặc điểm sau: - Mục đích, yêu cầu khi thành lập, phù hợp với quy hoạch. - Kích thước của các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ. - Quy mô diện tích, hình dạng khu vực nghiên cứu. Căn cứ vào các yêu cầu đặc điểm trên, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được lập theo quy định như sau: Đơn vị hành Diện tích tự nhiên (ha) Tỷ lệ bản đồ chính Dưới 120 1: 1.000 Từ 120 đến 500 1: 2.000 Cấp xã Trên 500 đến 3.000 1: 5.000 Trên 3.000 1: 10.000 Dưới 3.000 1: 5.000 Từ 3.000 đến 12.000 1: 10.000 Cấp huyện Trên 12.000 1: 25.000 Dưới 100.000 1: 25.000 Cấp tỉnh Từ 100.000 đến 350.000 1: 50.000 Trên 350.000 1: 100.000 Cấp vùng 1: 250.000 Cả nước 1: 1.000.000 (Nguồn: TT 28/2014/BTNMT)
  20. 10 Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây. 1.4. Một số phƣơng pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1.4.1. Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính a. Quy trình thực hiện Bước 1: Xây dựng thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình - Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu - Xây dựng thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình. Bước 2: Công tác chuẩn bị - Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở. - Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở. - Lập kế hoạch chi tiết. - Vạch tuyến khảo sát thực địa. Bước 3: Công tác ngoại nghiệp - Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý trên bản sao bản đồ nền. - Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản sao bản đồ địa chính cơ sở. Bước 4: Biên tập tổng hợp: - Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa. - Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền - Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ. - Biên tập, trình bày bản đồ. Bước 5: Hoàn thiện và in bản đồ - Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2