intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

124
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất trên địa bàn xã Quỳnh Hưng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN HOÀNG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH XÃ QUỲNH HƯNG, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên – 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN HOÀNG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH XÃ QUỲNH HƯNG, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐÀM XUÂN VẬN Thái Nguyên – 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày ở trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi, chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Đinh Văn Hoàng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Xuyên suốt thời gian nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, những lời động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến người thầy của tôi là PGS.TS. Đàm Xuân Vận đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới trường Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê huyện Quỳnh Lưu, UBND xã Quỳnh Hưng và nhân dân xã Quỳnh Hưng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Học viên Đinh Văn Hoàng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ vii 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 5 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ................................................. 5 1.1.1. Khái niệm về quản lý đất đai ................................................................. 5 1.1.2. Khái quát hệ thống quản lý đất đai. ....................................................... 5 1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI ................................................................................................ 7 1.2.1. Hệ thống thông tin đất đai ....................................................................... 7 1.2.2. Cơ sở dữ liệu đất đai ............................................................................... 9 1.2.3 Nội dung cơ sở dữ liệu đất đai ............................................................... 11 1.2.4. Cơ sở dữ liệu địa chính ......................................................................... 12 1.3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP ĐÃ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ......................................................................................................................... 13 1.3.1. Công tác chuẩn bị .................................................................................. 13 1.3.2. Thu thập tài liệu, dữ liệu ....................................................................... 13 1.3.3. Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu ....................... 13
  6. iv 1.3.4. Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền ............................................. 14 1.3.5. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính ................................................ 15 1.3.6. Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin ..................................................... 17 1.3.7. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính .................................................. 18 1.3.8. Hoàn thiện dữ liệu địa chính ................................................................. 18 1.3.9. Xây dựng siêu dữ liệu địa chính ........................................................... 19 1.3.10. Đối soát, tích hợp dữ liệu vào hệ thống ............................................. 19 1.4. QUẢN LÝ, CHIA SẺ, KHAI THÁC THÔNG TIN ĐẤT ĐAI, DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI......................................................................................................... 19 1.4.1. Khái niệm .............................................................................................. 19 1.4.2. Nguyên tắc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai ..................... 19 1.4.3. Hình thức khai thác hệ thống thông tin đất đai ..................................... 20 1.5. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM VÀ TỈNH NGHỆ AN...................................................................................... 21 1.5.1. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Việt Nam ........................ 21 1.5.2. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Nghệ An ......................... 25 1.6. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ...................... 28 1.6.1. Phần mềm Microstation ........................................................................ 28 1.6.2. Phần mềm Famis ................................................................................... 29 1.6.3. Phần mềm VILIS................................................................................... 31 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 35 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 35 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 35 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 35 2.3.1. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Quỳnh Hưng ........... 35 2.3.2. Đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu địa chính của xã Quỳnh Hưng ........ 35 2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Quỳnh Hưng .............................. 36 2.3.4. Thử nghiệm khai thác cơ sở dữ liệu địa chính ...................................... 37
  7. v 2.3.5. Đánh giá kết quả xây dựng CSDL địa chính xã Quỳnh Hưng và đề xuất giải pháp .......................................................................................................... 37 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 37 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ..................................... 37 2.4.2. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu .................................................... 38 2.4.2.1. Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền .......................................... 38 2.4.2.2. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính ............................................. 38 2.4.3. Phương pháp cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu ....................................... 40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 41 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ QUỲNH HƯNG, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN ................................................... 41 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 41 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ..................................................... 42 3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ QUỲNH HƯNG ......................................................................................................................... 45 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Quỳnh Hưng ............................................... 45 3.2.2. Công tác chuyển đổi ruộng đất ............................................................. 46 3.2.3. Tình hình quản lý đất đai xã Quỳnh Hưng ........................................... 46 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẠI XÃ QUỲNH HƯNG .............................................................................................. 48 3.3.1. Hiện trạng về cơ sở dữ liệu không gian ................................................ 48 3.3.2. Hiện trạng về cơ sở dữ liệu thuộc tính .................................................. 49 3.3.4. Người sử dụng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu .................................. 49 3.4. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI XÃ QUỲNH HƯNG .................................................. 50 3.4.1. Thu thập tài liệu, dữ liệu ....................................................................... 52 3.4.2. Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu ....................... 53 3.4.3. Chỉnh lý biến động bản đồ .................................................................... 54
  8. vi 3.4.4. Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền ............................................. 58 3.4.5. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính ................................................ 59 3.4.6. Quét các giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin .............................................. 64 3.4.7. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính .................................................. 66 3.4.8. Xây dựng siêu dữ liệu địa chính ........................................................... 68 3.4.9. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ............................................... 69 3.5. CẬP NHẬT, KHAI THÁC CSDL PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI ............................................................................ 70 3.5.1. Tạo hồ sơ thửa đất ................................................................................. 70 3.5.2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ... 72 3.5.3. Đăng ký biến động và quản lý biến động ............................................ 74 3.5.4. Lập hồ sơ địa chính ............................................................................... 75 3.5.5. Thống kê đất đai .................................................................................... 79 3.6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÂY DỰNG CSDL ĐỊA CHÍNH XÃ QUỲNH HƯNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................... 79 3.6.1. Đánh giá kết quả xây dựng CSDL địa chính xã Quỳnh Hưng ............. 79 3.6.2.Giải pháp trong xây dựng và khai thác CSDL địa chính ....................... 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 83 1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 83 2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu ............................. 45 Bảng 3.2. Bảng thống kê số liệu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trước tháng 1 năm 2018 47 Bảng 3.2. Bảng thống kê phân loại thửa đất ................................................... 54 Bảng 3.3. Các lớp đối tượng trên bản đồ địa chính số .................................... 60
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình hệ thống quản lý đất đai ..................................................... 7 Hình 1.2: Mô hình hệ thống thông tin đất đai ................................................... 8 Hình 1.3: Mô hình cơ sở dữ liệu đất đai. .......................................................... 9 Hình 1.4: Mô hình dữ liệu không gian đất đai. ............................................... 10 Hình 1.5: Mô hình dữ liệu thuộc tính đất đai .................................................. 11 Hình 1.6: Mô hình mạng vận hành cơ sở dữ liệu đất đai ................................ 12 Hình 1.7: Mô hình tác nghiệp và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai ................... 20 Hình 3.2. Quy trình xây dựng CSDL địa chính xã Quỳnh Hưng ................... 51 Hình 3.3. Bản đồ địa chính trước khi chỉnh lý tách thửa, hợp thửa ................ 55 Hình 3.4. Bản đồ địa chính sau khi chỉnh lý tách thửa, hợp thửa ................... 56 Hình 3.5. Quy trình xây dựng dữ liệu đất đai nền .......................................... 58 Hình 3.6. Giao diện nhập dữ liệu bản đồ vào VILIS ...................................... 63 Hình 3.7. Dữ liệu không gian VILIS .............................................................. 64 Hình 3.8. Mô hình tổ chức dữ liệu trong CSDL kho hồ sơ số ........................ 65 Hình 3.9. Giao diện đăng ký thông tin chủ sử dụng ....................................... 67 Hình 3.11. Giao diện đăng ký thông tin nhà ................................................... 68 Hình 3.12. Giao diện trích lục bản đồ địa chính thửa đất ............................... 71 Hình 3.14. Giao diện cấp GCN ....................................................................... 72 Hình 3.15. Giao diện in GCN.......................................................................... 73 Hình 3.16. Giao diện cập nhật sổ địa chính .................................................... 76 Hình 3.17. Giao diện tạo sổ mục kê ................................................................ 77 Hình 3.18. Giao diện in sổ mục kê .................................................................. 77 Hình 3.19. Giao diện tạo sổ cấp GCN............................................................. 78 Hình 3.20. Giao diện in sổ cấp GCN .............................................................. 78 Hình 3.21. Cửa sổ giao diện thống kê, kiểm kê đất đai .................................. 79
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật (Điều 54, Hiến pháp năm 2013). Quản lý đất đai được xác định là một khoa học tổng hợp về tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý và kỹ thuật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Hệ thống quản lý đất đai bao gồm các thành phần chính là: Pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất, thanh tra đất đai, hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và hệ thống thông tin đất đai. Trong đó pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất và thanh tra đất đai là nền tảng, cơ sở pháp lý, kinh tế và xã hội của hệ thống. Còn hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và hệ thống thông tin đất đai (còn gọi là hệ thống địa chính) là cơ sở kỹ thuật của hệ thống (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2007). Trước yêu cầu xây dựng nền hành chính điện tử, với các công cụ được số hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, quản lý điều hành đất nước, mọi ngành, lĩnh vực đều cần phải vào cuộc, trong đó có ngành TN&MT. Trong ngành TN&MT, nhất là lĩnh vực về quản lý đất đai, yêu cầu hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính là một nhiệm vụ trọng tâm. Phần lớn dữ liệu lưu trữ tại các địa phương ở dạng giấy và phương pháp quản lý thủ công dẫn đến những khó khăn trong tra cứu thông tin và cập nhật biến động về sử dụng đất đai. Trong khi hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu mang tính kế thừa cao và quy mô, chủng loại ngày càng tăng theo cấp số nhân. Trong bối cảnh CNTT nhất là cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đang bùng nổ, giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này là thiết lập CSDL địa chính và vận hành hệ thống thông tin đất đai. CSDL địa chính được thiết lập, cập nhật ngày trong quá trình điều tra, bằng các phương pháp khác nhau như đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai... Yêu cầu CSDL cần phải chứa đựng đầy đủ những thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý đến từng thửa
  12. 2 đất. CSDL vừa là công cụ QLĐĐ, vừa cung cấp thông tin đa ngành trông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quản trị, quản lý, điều hành đất nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung, nhất là cấp chính quyền địa phương xây dựng, quản lý, vận hành CSDL địa chính vẫn đang ở những bước đi đầu tiên và quá trình xây dựng đang gặp không ít khó khăn, bất cập cần được nhận diện, đánh giá một cách khoa học. Sau khi được xây dựng, CSDL địa chính hứa hẹn sẽ giúp chúng ta lưu trữ một cách đồng bộ, thống nhất toàn bộ dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, đảm bảo khả năng quản lý, tích hợp, tra cứu, cập nhật một cách nhanh chóng chính xác các biến động đất đai đã và đang xảy ra, đồng thời đảm bảo tính an toàn, bảo mật dữ liệu, hiện đại hóa và đẩy nhanh quá trình hoàn thiện HSĐC theo các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra nó còn giúp tăng hiệu quả quản lý Nhà nước, cung cấp cho người dân một cách nhanh nhất những thông tin đất đai, đáp ứng nhu cầu về quản lý đất đai và cải cách hành chính. Nhờ vậy, việc xây dựng và quản lý thông tin đất đai phục vụ công tác địa chính trở nên thuận tiện với độ chính xác cao, các thông tin đất đai và thông tin liên quan đến đất đai được quản lý chặt chẽ hơn góp phần nâng cao công tác địa chính nói riêng và công tác quản lý Nhà nước nói chung. Xã Quỳnh Hưng là một xã đồng bằng, nằm phía Đông Nam huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua, việc quản lý HSĐC trên địa bàn xã chủ yếu vẫn lưu trữ dạng giấy quản lý theo phương pháp truyền thống thủ công. Hiện nay hệ thống hồ sơ địa chính đều đã cũ, nhàu nát, việc quản lý HSĐC dạng giấy này gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc lưu trữ, cập nhật, tìm kiếm và khai thác thông tin đất đai. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải “số hóa” HSĐC, xây dựng CSDL đất đai nói chung và CSDL địa chính nói riêng bằng những phần mềm chuyên dụng để có thể quản lý HSĐC một cách hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai
  13. 3 trong thời đại mới. Đây là vấn đề rất bức thiết và là cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất đai, Đại học Thái Nguyên và sự hướng dẫn của PGS.TS. Đàm Xuân Vận, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất trên địa bàn xã Quỳnh Hưng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Lưu trữ, cập nhật và khai thác CSDL phục vụ cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Cơ sở dữ liệu được lập nhằm phục vụ quản lý đất đai, theo dõi biến động sử dụng đất, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai kịp thời ở các cấp theo thẩm quyền. Làm cơ sở quan trọng để phát triển hệ thống quản lý đất đai hiện đại trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và góp phần vào mục tiêu xây dựng “Chính phủ điện tử” của nước ta. Đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại góp phần vào việc sử dụng thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và chia sẻ hiệu quả cơ sở dữ liệu địa chính với các ngành và người sử dụng đất. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định được những tồn tại, hạn chế của hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai của xã Quỳnh Hưng và xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu đất đai đầu tiên cho 1 xã của huyện Quỳnh Lưu. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần tăng cường năng lực quản lý đất đai trên địa bàn xã Quỳnh Hưng nói riêng và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nói chung.
  14. 4 Sau khi nghiên cứu thử nghiệm có thể áp dụng mô hình cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại trong quản lý đất đai ở các địa phương khác của huyện Quỳnh Lưu. Việc thống nhất, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại giữa các ngành, các cấp và người sử dụng đất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội trong công tác quản lý đất đai.
  15. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 1.1.1. Khái niệm về quản lý đất đai Theo Tommy (2011), các định nghĩa về quản lý đất đai và những nỗ lực QLĐĐ được quốc tế chấp nhận bao gồm: Quản lý đất đai là các hoạt động quản lý gắn liền đối với đất đai mà đất được coi như một nguồn tài nguyên cả về ý nghĩa môi trường và kinh tế. QLĐĐ là quá trình điều tra mô tả, những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ và cập nhật và cung cấp những thông tin về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường BĐS. QLĐĐ liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm: Đo đạc đất đai, ĐKĐĐ, định giá đất, giám sát, quản lý sử dụng đất đai và cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý. Quản lý hành chính về đất đai liên quan đến việc xây dựng cơ chế quản lý quyền đối với đất đai và sử dụng đất, quá trình sử dụng đất và giá trị của đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ để thúc đẩy QLĐĐ hiệu quả, bền vững và bảo đảm quyền về tài sản. Quản lý nhà nước về đất đai có thể có nhiều nghĩa khác nhau tại các nước khác nhau. Quản lý nhà nước về đất đai có thể đồng nghĩa với QLĐĐ, tập trung vào cách thức Chính phủ xây dựng, thực hiện các chính sách đất đai và QLĐĐ cho tất cả các loại đất không phân biệt quyền sử dụng đất. Cụ thể hơn, đây là quá trình nhà nước QLĐĐ thuộc sở hữu của Nhà nước và giao đất cho các mục đích sử dụng khác nhau. 1.1.2. Khái quát hệ thống quản lý đất đai. Hệ thống quản lý đất đai là một hệ thống xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất, giá trị đất, sử dụng đất và các tài liệu khác liên quan đến đất. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên và là tài sản quốc gia quý giá; bất động sản (BĐS) là một
  16. 6 tài sản cố định, không thể di dời, BĐS bao gồm đất và các tài sản gắn liền với đất; BĐS có thể bao gồm một hoặc một số thửa đất. Hệ thống QLĐĐ bao gồm những đối tượng, đơn vị cơ bản khác nhau, nhưng thửa đất vẫn là đối tượng cơ bản nhất, phổ biến nhất. Ở các nước phát triển việc đăng ký nhà, đất theo một hệ thống thống nhất, GCN là một số duy nhất theo thửa đất chung cho cả nhà và đất, không loại trừ việc cho phép đăng ký nhà, một phần của toà nhà cùng những cấu trúc trên mặt đất hoặc dưới mặt đất gắn liền với thửa đất. Theo United Nations (1996), hệ thống QLĐĐ tốt sẽ góp phần: đảm bảo quyền sở hữu và an toàn quyền hưởng dụng; hỗ trợ cho thuế đất và BĐS; đảm bảo an toàn tín dụng; phát triển và giám sát thị trường BĐS; bảo vệ đất nhà nước; giảm thiểu tranh chấp đất đai; thuận lợi cho quá trình đổi mới hệ thống QLĐĐ; tăng cường quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ quản lý môi trường và phát hành các tài liệu thống kê đất đai phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội. United Nations (1996) cũng khẳng định: Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và các nguyên tắc của hệ thống QLĐĐ bao gồm pháp luật đất đai và pháp luật liên quan đến đất đai. Trong công việc này, Nhà nước phải xác định một số nội dung chủ yếu như sau: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tập trung và phân cấp; vị trí của cơ quan ĐKĐĐ; vai trò của lĩnh vực công và tư nhân; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chức địa chính; quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; và hợp tác quốc tế. Theo Nguyễn Đình Bồng (2005) thì cấu trúc của hệ thống quản lý đất đai gồm: (1) Nền tảng quản lý đất đai: pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất, thanh tra đất đai; (2) Cơ sở hạ tầng quản lý đất đai là hệ thống địa chính: hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất, hệ thống thông tin đất đai. Mô hình hệ thống quản lý đất đai được mô tả như trong hình 2.1.
  17. 7 HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI LAND ADMINISTRATION SYSTEM 1. PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI 6. ĐỊNH GIÁ 5. ĐĂNG KÝ 7. HỆ ĐẤT ĐAI ĐẤT ĐAI THỐNG TT ĐẤT ĐAI, LIS 2. QUY HOẠCH SỬ 3. THANH TRA DỤNG ĐẤT ĐAI ĐẤT ĐAI 4. HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI LAND ADMINISTRATION SYSTEM Hình 1.1: Mô hình hệ thống quản lý đất đai 1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI 1.2.1. Hệ thống thông tin đất đai Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai (Khoản 22 Điều 3, Luật Đất đai 2013). Hệ thống thông tin đất đai được thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ thống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu; theo tiêu
  18. 8 chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quốc tế được công nhận tại Việt Nam (Khoản 1 Điều 120, Luật Đất đai 2013). Hệ thống thông tin đất đai gồm các thành phần cơ bản sau đây (Khoản 2 Điều 120, Luật Đất đai 2013): + Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai; + Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng; + Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin: là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh an toàn, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI HẠ TẦNG KỸ THUẬT CNTT CƠ SỞ DỮ LIỆU CON NGƯỜI CÁC PHẦN MỀM NỀN, PHẦN MỀM ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH Hình 1.2: Mô hình hệ thống thông tin đất đai Nguồn: Bùi Minh Quang (2017) Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau (Khoản 1 Điều 4, Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT):
  19. 9 + Xây dựng theo một hệ thống thiết kế thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước; cung cấp dữ liệu đất đai cho nhiều đối tượng sử dụng và phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng; + Bảo đảm tính an toàn, bảo mật và hoạt động thường xuyên; + Bảo đảm tính mở, cho phép chia sẻ với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của các ngành, các cấp có liên quan. 1.2.2. Cơ sở dữ liệu đất đai Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử. Dữ liệu đất đai là thông tin đất đai dưới dạng số được thể hiện bằng hình thức ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. Dữ liệu đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai, dữ liệu thuộc tính đất đai và các dữ liệu khác có liên quan đến thửa đất. Hình 1.3: Mô hình cơ sở dữ liệu đất đai. Nguồn: Bộ TN&MT (2015)
  20. 10 a. Dữ liệu không gian đất đai Dữ liệu không gian đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai nền và các dữ liệu không gian chuyên đề. Hình 1.4: Mô hình dữ liệu không gian đất đai. Nguồn: Bộ TN&MT (2015) b. Dữ liệu thuộc tính đất đai Dữ liệu thuộc tính đất đai bao gồm dữ liệu thuộc tính địa chính; dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dữ liệu thuộc tính giá đất; dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai. c. Các dữ liệu khác có liên quan tới thửa đất Các dữ liệu khác có liên quan tới thửa đất bao gồm bản ký số hoặc bản quét Giấy chứng nhận; Sổ địa chính; giấy tờ pháp lý làm căn cứ để cấp Giấy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2