intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Nâng cao hiệu quản quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

33
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luật văn là đề xuất các giải pháp về quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Phủ Lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Nâng cao hiệu quản quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHẠM HỮU GIÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ- TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội, năm 2015.
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHẠM HỮU GIÁP KHÓA: 2013-2015 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ PHỦ LÝ –TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS CÙ HUY ĐẤU Hà Nội, năm 2015.
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các khoa, phòng, ban liên quan cùng tập thể cán bộ giảng viên của Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS. TS Cù Huy Đấu, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn cơ quan đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 5 năm 2015 Phạm Hữu Giáp
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiêm cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Hữu Giáp
  5. MỤC LỤC . A: LỜI MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài * Mục đích nghiên cứu của đề tài * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn * Các khái niệm cơ bản trong luận văn * Cấu trúc luận văn. B: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ , TỈNH HÀ NAM. 1.1. Giới thiệu chung về thành phố Phủ Lý…………………………………………6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………... …………6 1.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội……………………………………………… …….7 1.1.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật………………………………………………....11 1.2. Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn TP. Phủ Lý………………………………………………………………………………….13 1.2.1. Hiện trạng khối lượng CTR phát sinh và thành phần các loại CTR ……….13 1.2.2. Hiện trạng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt……….17 1.2.3.Thực trạng về công tác xử lý tái chế và tái sử dụng CTRSH………………..19 1.2.4. Những hạn chế của công tác phân loại thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH…………………………………………………………………………….21 1.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý CTR trên địa bàn TP. Phủ Lý…………22 1.3.1. Thực trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn TP. Phủ Lý……………..22 1.3.2. Thực trạng công tác xã hội hóa trong quản lý CTR ……………………….25 1.4. Đánh giá chung………………………………………………………………..25
  6. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. PHỦ LÝ – HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030. 2.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………27 2.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trong đô thị…………………..27 2.1.2. Thành phần và tính chất CTRSH trong đô thị………………………………29 2.1.3. Các quá trình chuyển hóa của CTRSH……………………………………...32 2.1.4. Vai trò của quá trình chuyển hóa CTR trong công tác quản lý CTRSH……34 2.1.5. Các công nghệ xử lý CTR…………………………………………………..35 2.1.6. Cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH..37 2.1.7. Quản lý CTRSH theo hướng xã hội hóa……………………………………40 2.2. Cơ sở pháp lý……………………………………………………………........41 2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quản lý CTRSH………………….44 2.2.2. Chiến lược quốc gia về quản lý CTR tổng hợp đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030………………………………………………………………………….44 2.2.3. Định hướng phát triển kinh tế , xã hội và quy hoạch chung thành phố Phủ Lý đến năm 2030……………………………………………………………………..45 2.3. Dự báo CTR sinh hoạt phát sinh tại TP. Phủ lý đến năm 2030………………48 2.3.1. Cơ sở xác định lựa chọn tiêu chuẩn tính toán………………………………48 2.3.2. Lựa chọn tiêu chuẩn tính toán và tỷ lệ thu gom CTRSH tại TP. Phủ Lý…...48 2.4. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………….54 2.4.1. Kinh nghiệm các nước trên thế giới………………………………………..54 2.4.2. Kinh nghiệm quản lý CTRSH tại Việt Nam………………………………..61 2.4.3. Kinh nghiệm quản lý CTRSH có thể áp dụng cho TP. Phủ Lý……………..71 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ – HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030 3.1. Đề xuất mô hình phân loại CTRSH tại nguồn………………………………..75 3.1.1. Đế xuất mô hình phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn TP. Phủ lý……. 75 3.1.2. Uu nhược điểm của mô hình phân loại CTRSH tại nguồn đề xuất…………78 3.2. Đề xuất mô hình xã hội hóa trong công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH cho TP. Phủ Lý………………………………………………………..79 3.2.1. Đề xuất mô hình quản lý CTRSH cho TP. Phủ Lý……………………….. 79 3.2.2. Mở rộng dịch vụ thu gom vận chuyển CTRSH phủ kín địa bàn TP. Phủ Lý với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế……………………………………88 3.2.3. Tổ chức các hình thức vận động tuyên truyền , tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng đối với quá trình sử dụng công tác thu gom, phân loại và góp phần tham
  7. gia công tác quản lý CTRSH………………………………………………………91 3.3. Đề xuất các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho các đơn vị thực hiện công tác vận chuyển thu gom xử lý CTRSH……………………………….. 94 3.4. Đề xuất bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý CTRSH trên địa bàn TP. Phủ Lý…………………………………………………………..96 3.4.1 Khuyến khích giảm thiểu CTRSH tại nguồn……………………………….96 3.4.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách cho phân loại CTRSH tại nguồn……………………………………………………………………………..96 3.4.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH………………………….98 3.4.4. Hoàn thiện và ban hành quy định về phí thu gom , xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố…………………………………………………………………………101 3.5. Đề xuất lộ trình thực hiện công tác quản lý CTRSH theo hướng xã hội hóa trên địa bàn TP.Phủ Lý………………………………………………………………102 C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………….....106
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Điểm cẩu CTR tại đường Nguyễn Viết Xuân thành phố Phủ Lý...............................15 Hình 1.2: Xe cẩu rác tại điểm cẩu rác trên đường Lê Lợi...........................................................16 Hình 1.3: Sơ đồ thu gom và vận chuyển chất thải rắn tại thành phố Phủ Lý ...............................16 Hình 1.4: Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thành phố Phủ Lý. ................................................17 Hình 1.5: Người dân nhặt rác tại chôn lấp chất thải rắn.................................................................18 Hình 1.6: Công ty CPMT và CTĐT Hà Nam ...................................................................................20 Hình 2.1.Quá trình phân loại và chế biến phân vi sinh tại nhà máy xử lý CTR...........................32 Hình 2.2.Nhiều dụng cụ gia đình có thể dùng lại..............................................................................33 Hình 2.3. Các nguyên liệu dùng để tái chế từ CTR...........................................................................34 Hình 3.1 – Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn.......................................................................74 Hình 3.2 – Đề xuất mô hình quản lý CTRSH theo hướng xã hội hóa trên địa bàn thành phố Phủ Lý...........................................................................................................................................................84 Hình 3.3: Mô hình thu gom và vận chuyển CTR cho các xã trên địa bàn TP Phủ Lý...................88 Hình 3.4. Mối quan hệ và vai trò các nhóm liên đới trong Ngày hội TCCT..................................94
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt BCL Bãi chôn lấp BCLHVS Bãi chôn lấp hợp vệ sinh BVMT Bảo vệ môi trường CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRYT Chất thải rắn y tế CTRCN Chất thải rắn công nghiệp DVMT Dịch vụ môi trường HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp KXL Khu xử lý MTĐT Môi trường đô thị QLCTR Quản lý chất thải rắn Sở TNMT Sở Tài nguyên Môi trường TP Thành phố TX Thị xã VSMT Vệ sinh môi trường
  10. 1 A . PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người. Hiện nay, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam và đã đang kéo theo một loạt các vấn đề về môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường tác động đến đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là lượng rác thải phát sinh tại các đô thị và các vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Tỉnh Hà Nam nói chung và TP Phủ Lý nói riêng là một địa phương đang có tốc độ phát triển nhanh chóng về vấn đề kinh tế xã hội, nhiều khu vực hiện có tại các phường được cải tạo, chỉnh trang nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội ­ hạ tầng kỹ thuật, nhiều khu đô thị mới được hình thành nhanh chóng theo các quy hoạch, tạo nên sự thay đổi lớn, một diện mạo mới về hình ảnh đô thị của Thành phố. Tuy nhiên, việc mở rộng đô thị về không gian, sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa cao, nên hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật và xã hội nói chung và hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nói riêng đang ở trong tình trạng quá tải nặng nề, chưa theo kịp tốc độ phát triển của Thành phố. Mặc dù đã được tỉnh, Thành phố và xã hội đặc biệt quan tâm đầu tư, hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của Thành phố đang gặp các vấn đề bức xúc như: việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn chưa triệt để, chưa hợp lý, cản trở giao thông, cản trở dòng chảy gây ứ đọng nước, làm giảm mỹ quan đô thị; các khu xử lý chất thải rắn còn thiếu và yếu; công nghệ xử lý chất thải rắn còn tương đối lạc hậu và thủ công. Hiện nay công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí cho trước mắt và lâu dài; làm biến đổi các sinh cảnh tự nhiên và vùng sinh thái, gây tác hại đến sức khoẻ
  11. 2 cộng đồng. Hiện nay Thành phố Phủ Lý có 6 phường nội thành và 6 xã ngoại thành, với đặc điểm về hạ tầng kinh tế xã hội và hạ tầng kỹ thuật khác nhau. Đặc điểm của Thành phố bao gồm nhiều khu dân cư cũ và đô thị mới xen kẽ lẫn nhau. Do đó nguồn gốc, khối lượng phát sinh và thành phần chất thải rắn thông thường phát sinh của các phường cũng khác nhau dẫn đến khó khăn cho công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý. Chính những nguyên nhân này làm cho công tác quản lý gặp khó khăn dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường. Mặt khác, do ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, việc phân loại rác thải chưa được thực hiện và hành vi vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định của người dân đã gây rất nhiều khó khăn trong việc thu gom rác thải của đội ngũ nhân viên môi trường. Chính vì vậy việc chọn đề tài nghiên cứu: “ Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Mục đích nghiên cứu. Tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn TP Phủ Lý. Đề xuất các giải pháp về quản lý chất thải rắn trên địa bàn TP Phủ Lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam bền vững. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.  Đối tượng nghiên cứu . Đối tượng nghiên cứu là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt đô thị và nông thôn.
  12. 3  Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Phủ Lý với diện tích 3707.3 ha và quy mô dân số là 72.614 người ( số liệu năm 2010). Nội dung nghiên cứu. Đánh giá thực trạng công tác vệ sinh môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng trên địa bàn TP Phủ Lý. Xây dựng cơ sở khoa học để công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đạt hiệu quả. Đề xuất mô hình và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt của TP Phủ Lý. Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp tiếp cận hệ thống trong việc khảo sát, thu thập thông tin, thống kê và xử lý số liệu liên quan đến đề tài. + Phương pháp tổng hợp dự báo đánh giá. + Phương pháp kế thừa + Phương pháp so sánh đối chiếu để đúc rút kinh nghiệm các mô hình tương tự trong và ngoài nước nhằm xây dựng các bài học thực tiễn trong xây dựng và quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho TP Phủ Lý . Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài  Ý nghĩa khoa học Đề xuất các giải pháp quản lý, đề xuất tổ chức bộ máy quản lý và các nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Phủ Lý. Nội dung nghiên cứu đề tài làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn trong quá trình quy hoạch và quản lý chất thải rắn.  Ý nghĩa thực tiễn Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của TP Phủ Lý và cũng là bài
  13. 4 học để có thể phổ biến cho các thành phố khác trong toàn quốc tham khảo học tập. Một số khái niệm.  Chất thải rắn: Theo mục 10, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường ban hành năm 2014, có thể hiểu chất thải rắn (CTR) là vật chất ở thể rắn thải ra từ sản xuất, kinh doanh , dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Như vậy, thuật ngữ chất thải rắn bao hàm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư, cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng và các ngành dịch vụ khác.  Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt (viết tắt là: CTRSH), còn gọi là rác thải sinh hoạt, là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật nuôi. Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị ­ gọi là chất thải rắn đô thị bao gồm các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, các công trình xây dựng, khu xử lý chất thải. Trong đó, CTRSH chiếm tỷ lệ cao nhất. Các khái niệm về công tác thực hiện trong quá trình quản lý CTRSH: Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Lưu giữ tạm thời CTR: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển xử lý. Vận chuyển CTR: là quá trình vận tải CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp CTR.
  14. 5 Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR. Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 03 chương: CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ. CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂM CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CTR SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ.
  15. 6 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ. 1.1. Giới thiệu chung về thành phố Phủ Lý. 1.1.1. Điều kiện tự nhiên. a. Vị trí địa lý. Thành phố Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A, bên bờ phải sông Đáy, Phủ Lý cách Hà Nội 60 km về phía Nam, thành phố Nam Định 30 km về Phía Tây Bắc và thành phố Ninh Bình 33 km về phía Bắc. Phủ Lý nằm trên Quốc lộ 1A có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông: Sông Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ tiện về giao thông thủy bộ. Diện tích thành phố là 3.419s20 ha diện tích tự nhiên Địa giới thành phố tiếp giáp: Đông giáp huyện Bình Lục. Tây giáp huyện Kim Bảng. Nam giáp huyện Thanh Liêm. Bắc giáp huyện Duy Tiên. b. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên. Đặc điểm khí hậu. Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven núi nên địa hình của thành phố chia làm nhiều khu vực hai bên bờ các con sông, Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm. ­ Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm ­ 2000 mm ­ Nhiệt độ trung bình: 23­24 °C ­ Số giờ nắng trong năm: 1.300­1.500 giờ ­ Độ ẩm tương đối trung bình: 85%
  16. 7 Địa hình. Thành Phố Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng ven sông, địa hình bị chia cắt bởi các sông và khu vực thấp trũng ­ Hướng dốc chung của địa hình Thành Phố từ Tây sang Đông ­ Có các đặc trưng địa hình khu vực như sau: ­ Khu vực Thành Phố cũ ở phía Đông sông Đáy và khu đô thị mới ở phía Tây sông Đáy nền địa hình đã được tôn đắp có cao độ 3,0m6,8m. ­ Khu vực dân cư ở khu vực Phù Vân Bắc sông Đáy và Bắc sông Châu nền cũng đã được tôn đắp cao độ 3,0 4,5m ­ Các khu vực ruộng lúa, ruộng màu có cao độ 1,82,2m ­ Khu vực các ao trũng, đầm lầy có cao độ từ 0,8m đến + 0,4m, bao gồm các khu trũng Bắc sông Châu, Đông sông Đáy, hệ thống ao hồ ruộng trũng nối liền nhau, thường xuyên bị ngập nước. Thủy văn. Thành Phố nằm ở ngã 3 sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu được bao bọc bởi hệ thống đê bảo vệ. Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phú Thọ chảy vào lãnh thổ Hà Nam. Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình. Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ Thụy Phương , Từ Liêm Hà Nội đi vào Hà Nam với chiều dài 14,5 km sau đó đổ vào sông Đáy ở Phủ Lý. Sông Châu Giang khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam. Tại Tiên Phong ( Duy Tiên) sông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và huyện Bình Lục và một nhánh là ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục. 1.1.2 Hiện trạng kinh tế xã hội a.Hiện trạng dân số
  17. 8 Theo niên giám thống kê năm 2013 của Thành Phố Phủ Lý, tính đến năm 2013: Dân số toàn Thành Phố là 72.619 người, trong đó dân số nội thị là 37.557 người (chiếm 51,6% dân số toàn Thành Phố). Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn Thành Phố là 1,87%, trong đó tăng tự nhiên là 1,08%, tăng cơ học là 0,79%. Tỷ lệ tăng dân số nội thị năm 2008 là 1,8%, trong đó: tăng tự nhiên là 1,08%, tăng cơ học 1,72%. Bảng 1.1. Hiện trạng phân bố dân cư Thành Phố Phủ Lý năm 2013 Dân số Diện tích đất Mật độ dân TT Tên phường (người) tự nhiên (ha) số(ng/km2) I Tổng nội thành 37557 687 5466.8 1 P.Minh Khai 6489 36.07 17990.0 2 P.Lương Khánh Thiện 7219 29.92 24127.7 3 P. Hai Bà Trưng 6183 57.65 10725.1 4 P.Trần Hưng Đạo 5129 18.53 27679.4 5 P.Quang Trung 6351 256.74 2473.7 6 P.Lê Hồng Phong 6186 287.86 2149.0 II Tổng ngoại thành 35062 2732.4 1283.2 1 Xã Phù Vân 7831 564.85 1386.4 2 Xã Lam Hạ 5694 627.51 907.4 3 Xã Liêm Chung 5642 348 1621.3 4 Xã Liêm Chính 4244 332.4 1276.8 5 Xã Châu Sơn 6095 536.9 1135.2 6 Xã Thanh Châu 5556 322.75 1721.5 [Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH Thành phố Phủ lý 2013.]
  18. 9 b. Hiện trạng kinh tế Tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp, TTCN và xây dựng trong GDP của thành phố tăng dần và đạt 33,4% năm 2000. Những năm gần đây, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước và chủ trương của Thành phố về phát triển kinh tế trên địa bàn, sản xuất công nghiệp và TTCN ở Phủ Lý phát triển nhanh và đa dạng. Trên địa bàn Thành phố hiện có 1.118 cơ sở sản xuất công nghiệp và TTCN thu hút 4.910 người trong đó có hơn 30 doanh nghiệp Nhà nước, 3 công ty cổ phần, 59 công ty trách nhiệm hữu hạn, 14 doanh nghiệp tư nhân và hơn 1.000 hộ sản xuất cá thể. Một số sản phẩm công nghiệp mới có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất cạnh tranh được trên thị trường như: sản phẩm may mặc, giầy da, xi măng, nước gải khát, bia rượu... Tổng diện tích đất công nghiệp, TTCN, của Thành phố hiện nay là 12ha nằm rải rác trong nội thành. Số lượng lao động được thu hút vào ngành công nghiệp ­ xây dựng của Thành phố hiện nay là 4.910 người. Sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành có nhiều kinh nghiệm trong đổi mới giống cây trồng vật nuôi và áp dụng nhiều kỹ thuật tiến tiến trong canh tác. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển đổi theo hướng tăng cây thực phẩm, cây ăn quả và tăng tỷ trọng chăn nuôi là những ngành tạo hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển. c. Hiện trạng công trình hạ tầng xã hội. Công trình y tế Thành Phố Phủ Lý có một hệ thống y tế khá hoàn chỉnh, gồm 1 bệnh viện tỉnh, 1 trung tâm y tế Thị xã, 5 trung tâm y tế chuyên khoa và 6 trạm y tế phường phục vụ cho khám và chữa bệnh do Tỉnh và Thị xã quản lý. Ngoài ra
  19. 10 còn có hơn 10 trạm y tế của các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn Thị xã và một số cơ sở y tế tư nhân hoạt động. Công trình thể thao Hệ thống các sân tập, nhà văn hoá thể thao ở Thành Phố Phủ Lý hiện nay không nhiều, chủ yếu tập trung ở khu vực nội thị, còn vùng ven và nông thôn chưa có. + Hiện nay trên địa bàn Thành Phố Phủ Lý có khu văn hoá thể thao: diện tích 0,3 ha + Một nhà luyện tập cầu lông có diện tích 0,4 ha: + Nhà văn hoá thể thao: diện tích 1,5 ha Công trình văn hóa thông tin Thành phố Phủ Lý có 1 nhà thư viện Thành phố, thư viện của các ngành và trường học, Bảo tàng Thành phố và một số câu lạc bộ. Công trình thương mại và dịch vụ Mạng lưới nhà hàng, khách sạn: Hệ thống nhà hàng, khách sạn tại Thành phố còn ít và cơ sở vật chất chưa được nâng cao. - Về mạng lưới chợ trên địa bàn: Thành phố Phủ Lý hiện có 3 chợ chính và các chợ nhỏ nằm rải rác trong các khu dân cư. - Cơ sở vật chất của ngành thương mại dịch vụ cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu người dân với 2 siêu thị và 1 trung tâm thương mại. Công trình giáo dục Thành phố Phủ Lý có: 4 trường mầm non với 45 lớp và 1.379 học sinh; 7 trường tiểu học ­ trung học cơ sở với 150 lớp và 5.850 học sinh; 3 trường PTTH với 70 lớp và 3.503 học sinh và 01 trường bổ túc văn hoá 13 lớp với 675 học sinh. Nhìn Chung cơ sở vật chất của ngành giáo dục thị xã Phủ Lý tương đối tốt, các phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố , nhóm nhà trẻ mẫu giáo có tổng giá trị đồ dùng, đồ chơi khoảng 500 triệu đồng.
  20. 11 Tổng giá trị thiết bị, đồ dùng dậy học và các loại sách dùng cho giáo viên khối tiểu học và THCS khoảng 525 triệu đồng. Thành phố Phủ Lý có 2 trường cao đẳng , 1 trường Chính trị và 4 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường đại học ngoài ra còn có một số cơ sở dạy nghề tư nhân, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề của các tổ chức xã hội. Hiện trạng các cơ sở đào tạo dạy nghề đã được quan tâm và đầu tư, có xu hướng phát triển trong thời gian tới. 1.1.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật a. Hiện trạng thoát nước mưa Thành phố hình thành từ bãi bồi ven các sông, địa hình thấp trũng bị chia cắt nên hướng thoát nước phụ thuộc vào địa hình tự nhiên hình thành nhiều lưu vực. + Đông sông Đáy: Lưu vực từ đường sắt ra sông Đáy tiêu ra cống qua đê đã có sau nhà máy bia ­ Đông đường sắt tiêu ra hồ Chùa Bầu và tiêu ra các ao hồ trũng là trạm bơm Phủ Lý ­ Tây sông Đáy các dân cư ở ven đê và Quốc lộ 21 tiêu ra cánh đồng sau đó ra trạm bơm Ngòi Ruột và ra trạm bơm Thịnh Châu. ­ Bắc sông Đáy tiêu ra trạm bơm Phù Đan ­ Bắc Châu Giang ra trạm Lạc Tràng b. Hiện trạng giao thông Giao thông đối ngoại: ­ Quốc lộ 1A (Đường Lê Hoàn): là tuyến đường chạy xuyên Quốc gia với lưu lượng xe qua tuyến là 6357 xe/ngày đêm (số liệu thống kê của JICA – quý 1năm 1999). Đoạn tuyến qua Thành phố dài 6,5km, mặt đường bê tông nhựa rộng 12m, nền đường rộng 22m .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2