Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ thực trạng hoạt động giáo dục và công tác quản lý hoạt động giáo dục ở các trường Mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng các trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN ĐẶNG HẢI SÂM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ THẮNG 1
- HÀ NỘI - 2015 2
- LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị vốn kiến thức lý luận về khoa học quản lý, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị thắng, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên cũng như tạo cho tác giả sự tự tin để hoàn thành luận văn này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên các trường mầm non trong toàn huyện Lục Ngan, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp tác giả nghiên cứu, khảo sát và cung cấp thông tin, tư liệu cho luận văn. Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình đã luôn quan tâm, động viên, chia sẻ để tác giả có được những thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học, quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Bắc Giang, tháng 11 năm 2015 Tác giả Nguyễn Đặng Hải Sâm i
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Cụm từ viết tắt 1 CBGV Cán bộ, giáo viên 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 4 GD Giáo dục 5 GV Giáo viên 6 QL Quản lý 7 QLGD Quản lý giáo dục 8 HĐQLGD Hoạt động quản lý giáo dục 9 PHHS Phụ huynh học sinh 10 XH Xã hội 11 HĐND Hội đồng nhân dân 12 UBND Uỷ ban nhân dân 13 TB Trung bình 14 GDMN Giáo dục màm non 15 GVMN Giáo viên mầm non 16 MN Mầm non ii
- MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ......................................................................................................i Danh mục viết tắt ............................................................................................ii Mục lục............................................................................................................iii Danh mục các bảng .........................................................................................vii Danh mục các biểu đồ, sơ đồ .......................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON ................................7 1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề ..........................................................7 1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................9 1.2.1. Hoạt động giáo dục ...............................................................................9 1.2.2. Quản lý hoạt động giáo dục và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ...........................................................................................................12 1.3. Hoạt động giáo dục ở trường mầm non ..............................................17 1.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động giáo dục ở trường mầm non ...............17 1.3.2. Nội dung giáo dục ở trường mầm non ..................................................19 1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ở trường mầm non ..........20 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường Mầm non ........................................................................................................22 1.4.1. Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trường mầm non ...................................22 1.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng trường mầm non ............................................................................................................ 23 1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng trường Mầm non ................................................................................................... 25 1.4.4. Biện pháp quản lý họat động giáo dục của Hiệu trưởng trường Mầm non ....................................................................................... 28 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GD và QL HĐGD của Hiệu trưởng trường mầm non .....................................................................28 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ..............................................................................28 1.5.2. Các yếu tố khách quan ..........................................................................29 iii
- Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................31 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LỤC NGẠN, BẮC GIANG ..................32 2.1. Vài nét về giáo dục - đào tạo và giáo dục Mầm non ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ....................................................................................32 2.1.1. Vài nét về Giáo dục - Đào tạo huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ................32 2.1.2. Tình hình giáo dục Mầm non ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ..............34 2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ....................................................................................36 2.2.1. Thực trạng nhận thức của CB-GV về tầm quan trọng, trách nhiệm của các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non ..................36 2.2.2. Thực trạng việc xác định mục tiêu của giáo viên trong công tác giáo dục trẻ mầm non ......................................................................................39 2.2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục trẻ mầm non ...................41 2.2.4. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục trẻ .....................................................................................................42 2.2.5. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung và phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ .........................................................................45 2.2.6. Hiệu quả công tác giáo dục trẻ mầm non ở Lục Ngạn, Bắc Giang ................ 47 2.2.7. Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả công tác giáo dục trẻ mầm non ở Lục Ngạn, Bắc Giang ......................................................................................48 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ..................................50 2.3.1. Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động giáo dục trẻ mầm non ..................50 2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở các trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ........................................................51 2.3.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ............53 2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ...........54 iv
- 2.3.5. Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ................................................................................................................ 55 2.3.6. Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng ........................................................................................58 Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................60 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON, HUYỆN LỤC NGẠN, BẮC GIANG .................................................................................................... 61 3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non ..................................................................................61 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học .......................................................61 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................61 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................62 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả........................................................62 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .........................................................62 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ............................63 3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và trách nhiệm cho đội ngũ CBGV và phụ huynh đối với HĐ GD trẻ mầm non ................................63 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ CBGV ................................................................................65 3.2.3. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý ....................................................................68 3.2.4. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm phục vụ công tác giáo dục trẻ ............................................... 70 3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giáo dục trẻ .......................................................................72 3.2.6. Đa dạng các hình thức phối hợp GD giữa nhà trường, gia đình, xã hội và thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục trẻ mầm non ......................74 3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...........................................................77 v
- 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ................................................................79 3.3.1. Mục đích, nội dung, phương pháp và đối tượng khảo nghiệm .............79 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp QL hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang .............................................................................................80 3.3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang .............................................................................................81 3.3.4. Mức độ đồng thuận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ..........................................................83 Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................87 1. Kết luận .......................................................................................................87 2. Khuyến nghị ................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................91 PHỤ LỤC .......................................................................................................93 vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của HĐ giáo dục trẻ mầm non ..............................................................................................37 Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL và GV về trách nhiệm của các lực lượng, cá nhân trong giáo dục trẻ mầm non ...................................................38 Bảng 2.3: Mức độ xác định các mục tiêu trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non ..........................................................................................................39 Bảng 2.4: Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục trẻ mầm non của GV .......... 41 Bảng 2.5: Mức độ sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức các HĐGD .............................................................................................................43 Bảng 2.6: Mức độ thực hiện các nội dung và PP đánh giá sự phát triển của trẻ ..............................................................................................................45 Bảng 2.7: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả công tác giáo dục trẻ mầm non ..........49 Bảng 2.8: Công tác kế họach hóa hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng .......... 50 Bảng 2.9: Công tác tổ chức hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng .............52 Bảng 2.10: Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GD trẻ của Hiệu trưởng ............ 53 Bảng 2.11: Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động GD trẻ của Hiệu trưởng ........... 54 Bảng 2.12: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng ............. 56 Bảng 2.13: Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non ........................................58 Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp ..............................................80 Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp ..................................................82 Bảng 3.3: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp .................83 vii
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình chu trình quản lý .............................................................16 Biểu đồ 2.1: Hiệu quả công tác giáo dục trẻ mầm non ...................................47 viii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thấm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp Một. Muốn đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ trong các nhà trường, bởi vì đó chính là nhân tố quyết định trực tiếp đến việc hoàn thành mục tiêu của bậc học cũng như quyết đinh sự tồn tại của các cơ sở mầm non. Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Vì vậy trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý chỉ đạo chuyên môn phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững chỉ tiêu, kế hoạch của ngành học giao. Huyện Lục Ngạn Là huyện miền núi của Tỉnh Bắc Giang, toàn huyện có 32 trường mầm non công lập ở 30 xã, thị trấn. Dưới sự chỉ đạo của các cấp 1
- chính quyền, ban ngành, giáo dục mầm non của Huyện Lục Ngạn đã quyết tâm và cố gắng làm tốt công tác giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới theo thông tư 17/2009/TT-BGD&ĐT. Tuy nhiên, do tính chất là địa bàn huyện miền núi, có diện tích khá rộng, số trường nhiều, các trường mầm non có nhiều điểm lẻ, đời sống của một bộ phận không nhỏ nhân dân còn khó khăn, mặt bằng dân trí và xuất phát điểm thấp nên việc giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở các trường mầm non trong huyện còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nghèo nàn. Các phòng học và các phòng chức năng chưa đủ theo chuẩn, chưa được trang bị các thiết bị giáo dục đạt chuẩn theo thông tư 02/BGD ban hành bên cạnh đó năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng đều. Nhiều giáo viên mới ra trường trình độ tay nghề còn non nên cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Để giáo dục mầm non phát triển một cách bền vững, người hiệu trưởng cần có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực quản lý và tổ chức các mặt hoạt động phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục do mình phụ trách. Người hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo hướng phát triển nhằm đạt được mục tiêu cũng như nhiệm vụ của ngành học và xã hội giao phó. Với trách nhiệm của một người cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non. 2
- Thực tế cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục và công tác quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng các trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng trường mầm non 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bác Giang. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bác Giang. Đề tài dự kiến tiến hành nghiên cứu trên 200 khách thể, trong đó có 15 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non, 185 giáo viên tại các trường công lập trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Cụ thể là các trường mầm non: Tân Sơn, Chũ, Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Phong vân. 3
- 5. Giả thiết khoa học Hoạt động giáo dục và công tác quản lí hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bác Giang vẫn còn một số vấn đề bất cập và chưa đạt hiệu quả, nếu xây dựng được các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục một cách khoa học, hợp lý sẽ góp phần nâng cao hơn hiệu quả và chất lượng giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bác Giang. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục và quản lí hoạt động giáo dục ở các trường Mầm non. 6.2. Làm rõ thực trạng hoạt động giáo dục và công tác quản lý hoạt động giáo dục ở các trường Mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 6.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng các trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu có liên quan nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Đây là phương pháp chính, được sử dụng nhằm khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục và công tác quản lý hoạt động giáo dục hiện nay ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ xây dựng các phiếu hỏi dành cho các đối tượng: Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục 4
- Ngạn, giáo viên các trường mầm non: Tân Sơn, Chũ, Trù Hựu, Ngĩa Hồ, Phong vân thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Phiếu hỏi được thiết kế gồm nhiều câu hỏi với mục đích tìm hiểu nhận thức của cán bộ QL và giáo viên trường mầm non về tầm quan trọng của công tác giáo dục, cũng như thu thập thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục và công tác quản lý hoạt động giáo dục hiện nay ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi còn được sử dụng để thu thập ý kiến của CB quản lý và GV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục được đề xuất trong luận văn. 7.2.2. Phương pháp trò chuyện Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra viết nhằm tìm hiểu thêm thông tin về phía đối tượng được điều tra. Những thông tin thu được từ phương pháp trò truyện góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của các đối tượng được điều tra và giúp vấn đề nghiên cứu được sâu hơn. 7.2.3. Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động giáo dục, tinh thần, ý thức trách nhiệm... của giáo viên để có những đánh giá khách quan nhất về công tác giáo dục cho trẻ tại các trường mầm non. Quan sát hoạt động QL chỉ đạo hoạt động giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ của GV nhằm đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục của hiệu trưởng các trường Mầm non. Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra. 7.2.4. Phương pháp chuyên gia Sử dụng phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc nắm bắt các quan điểm đánh giá về công tác giáo dục và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non. 5
- 7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề giáo dục cho trẻ mầm non thông qua các bài viết và tài liệu báo cáo để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và thực trạng của đề tài. 7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm sư phạm Khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non nhằm đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của một số biện pháp được đề xuất ở các trường mầm non thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thu thập từ các phương pháp trên. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phù hợp với thực tế và có tính khả thi giúp nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng trường Mầm non Chương 2. Thực trạng hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng trường Mầm non, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 6
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của nền khoa học kỹ thuật, chất lượng hoạt động giáo dục luôn đóng một vai trò chủ đạo, then chốt trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, trong đó bậc học mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Người ta ví “tâm hồn trẻ như một trang giấy trắng”, chúng ta vẽ lên trang giấy trắng như thế nào thì kết qủa sẽ như thế đó. Trên báo nhân dân số 5526 ngày 1/6/1969 có bài viết của Bác về thiếu niên, nhi đồng có tựa đề: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng” Người đã khẳng định “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”, thấm nhuần lời dạy của Bác chúng ta phải luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục trẻ ngay từ bậc học mầm non, bởi đó là cả một thế hệ của tương lai đất nước. Những năm gần đây phong trào xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ngày càng phát triển, do đó chất lượng CSGD trẻ ngày một tốt hơn. GDMN tồn tại với đủ các quy mô trường, lớp, nhóm, với các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục. GDMN ngày càng đáp ứng được lòng tin và yêu cầu của xã hội. Trong những năm qua vấn đề quản lý bậc học mầm non đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau đã được thực hiện: đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ, một số luận văn tiến sỹ, thạc sỹ. 7
- Những biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trường mầm non (Phạm Thị Châu, trường Cao đẳng sư phạm nhà trẻ - Mau giáo TW1 năm 1995) đề tài đã đề cập một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn của Ban giám hiệu và các cấp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy vậy đề tài chưa chú ý tập trung các biện pháp có tính toàn diện mà Hiệu trưởng trường mầm non phải vận dụng đế nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Nguyễn Thị Hoài An: "Biện pháp quản lý cơ sở mầm non Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ". Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục năm 1999. Công trình nghiên cứu này đề cập các biện pháp quản lý trường tư thục, một loại hình GDMN xuất hiện khá nhiều trong giai đoạn hiện nay. Nguyễn Thị Dung: “Một số biện quản lý chất lượng trường trọng điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục năm 2003); Đề tài đã chỉ ra được một số biện pháp quản lý chất lượng trường trọng điêm trên địa bàn tỉnh Nghệ An nên chưa đi sâu nghiên cứu chất lượng giáo dục các trường mầm non. Qua đó chúng ta thấy các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục trẻ ở các trường MN hầu như chưa được đề cập đến. Đặc biệt là các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Lục Ngạn Tỉnh Bắc Giang Khi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài này sẽ thừa kế những kết quả các công trình nghiên cứu đã đề cập tới và nêu ra thực trạng của chất lượng giáo dục trẻ mầm non tại các trường mầm non cũng như đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi căn cứ vào tình hình thực tế nhằm phần nào giúp cải thiện tình hình mới tạo ra những sản phẩm đào tạo có chất lượng thật sự. 8
- 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Hoạt động giáo dục Ở trường mầm non có hai loại hoạt động cơ bản: Hoạt động chăm sóc và hoạt động giáo dục. Hai hoạt động này được diễn ra song song, hỗ trợ lẫn nhau. Nó được trải đều vào hoạt động hàng ngày của trẻ. Hoạt động chăm sóc bao gồm các hoạt động như ăn, ngủ, vệ sinh. Đây là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lí của trẻ, đồng thời tập cho trẻ một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày và tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui vẻ. Trong giờ ăn: Phải đảm bảo đủ suất ăn và chất lượng ăn theo khẩu phần cho trẻ. Trước khi ăn phải vệ sinh mặt mũi tay chân, quần áo gọn gàng sạch sẽ. Trong và sau giờ ăn giáo dục trẻ các thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống. Trong hoạt động vệ sinh: Vệ sinh thân thê cần được tố chức hợp lý. Những trẻ nhỏ cần được sự giúp đỡ của cô, cần rèn cho trẻ các thói quen vệ sinh phù hợp với từng độ tuổi, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, đồ dùng trước giơ vệ sinh một cách đầy đủ, đúng yêu cầu. Hoạt động ngủ: Phòng ngủ phải sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Trước khi ngủ tránh cho trẻ hoạt động mạnh, hoặc quá sợ hãi, có thê hát ru cho trẻ ngủ. Khi trẻ ngủ phải luôn theo dõi giấc ngủ của trẻ. Hoạt động giáo dục bao gồm: Hoạt động học (Hoạt động chơi tập có chủ đích, hoạt động chung), hoạt động chơi (hoạt động vui chơi, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời), hoạt động ngày hội, ngày lễ, hoạt động lao động. Hoạt động chơi: Giáo viên cần tổ chức cho trẻ những trò chơi phù hợp với độ tuổi, chương trình lịch trình. Chú ý cung cấp đầy đủ đồ chơi, tạo điều kiện cho trẻ được tìm hiểu, khám phá các hiện tượng thiên nhiên, các sự vật diễn ra bên ngoài môi trường thiên nhiên có xung quanh trẻ. cần tạo cho trẻ 9
- tâm thế thoải mãi, ý thức kỷ luật...quan sát trẻ chơi, tạo tình huống cho trẻ chơi và chơi cùng trẻ khi cần thiết. Hoạt động học: Tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái, tránh gò bó, áp đặt khiến cho trẻ khó tiếp thu tri thức. Trong quá trình thực hiện tiết học giáo viên nên động viên kịp thời tính tích cực của trẻ. Giờ học phải đảm bảo phương châm học mà chơi, chơi mà học, chú ý đặc điểm cá nhân của mỗi trẻ, tạo các tình huống đê trẻ giải quyết và đưa ra các câu trả lời khác nhau... Hoạt động lao động: Là các hoạt động mà cá nhân trẻ và các bạn cùng nhau họp tác để hoàn thành các nhiệm vụ của giáo viên, người lớn giao cho, ví dụ như: Nhặt lá, lau cây, tưới cây, sắp xếp bàn ghế trước và sau khi hoạt động...Trong qúa trình tổ chức giáo viên cần nêu ra nhiệm vụ cụ thể cho trẻ biết, động viên, khuyến khích trẻ tự giác làm việc để hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động ngày hội, ngày lễ: Là các hoạt động được tổ chức kỷ niệm vào các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ. Chất lượng và chất lượng hoạt động giáo dục: Chất lượng nói lên cái bản chất, cái giá trị của một sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta, nó làm cho sự vật này khác với sự vật kia. Vậy chất lượng giáo dục là gì? Từ cách nhìn khác nhau, mỗi nhóm người hay mỗi người cũng có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng giáo dục. Chăng hạn như: giáo viên đánh giá chất lượng học tập bằng mức độ mà học sinh nắm vững các kiến thức kỹ năng, phương pháp và thái độ học tập của cá nhân. Học sinh có thể đánh giá chất lượng học tập bằng việc nắm vững kiến thức và vận dụng vào thực hành các bài tập, bài kiểm tra, bài thi... Cha mẹ học sinh đánh giá chất lượng bằng điểm số kiêm tra - thi, xếp loại. Người sử dụng sản phẩm đào tạo thì đánh giá chất lượng bằng khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, khả năng thích ứng với môi trường... 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 301 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn