Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho đối tượng trên một cách đồng bộ, khả thi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ vị thành niên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN ĐỨC THẮNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TẠI CÁC XỨ ĐẠO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI 2013
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN ĐỨC THẮNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TẠI CÁC XỨ ĐẠO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Quản Lý Giáo Dục Mã số : 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN HẢI HÀ NỘI 2013
- LỜI TRI ÂN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với: Học viện chính trị Bộ Quốc Phòng, các thầy giáo, cô giáo tham gia quản lý, giảng dạy và tư vấn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân. TS Nguyễn Văn Hải, Viện Trưởng Viện Đào Tạo và Nâng Cao Thành phố Hồ Chí Minh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn quý Linh mục, Tu sĩ, Hội đồng giáo xứ, Ban Giáo lý, Hội đồng mục vụ Ban hành giáo, các gia đình Công giáo tại các xứ đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, bạn bè gần xa đã tận tình giúp đỡ tôi, đã cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu… và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Do điều kiện về thời gian, năng lực cá nhân và phạm vi nghiên cứu có hạn, luận văn đã không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy giáo, cô giáo, các cấp lãnh đạo và bạn đọc góp ý, chỉ dẫn để luận văn này được hoàn thiện hơn. Kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và niềm vui trong sứ mệnh giáo dục. Xin trân trọng cám ơn!
- Tp. HCM, ngày 20 tháng 09 năm 2013 Tác giả Nguyễn Đức Thắng
- NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT GD Giáo dục CBGD Cán bộ giáo dục GDĐĐ Giáo dục đạo đức LMCX Linh mục chính xứ CG Công giáo XĐCG Xứ đạo Công giáo TNTT Thiếu nhi Thánh thể GLV Giáo lý viên BĐH Ban điều hành BĐHGLV Ban điều hành Giáo lý viên HĐ Hoạt động VTN Vị thành niên PH Phụ huynh HV Học viên Tp. BHĐN Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO 13 ĐỨC CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TẠI CÁC XỨ ĐẠO 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 13 1.2 Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên 20 tại các xứ đạo 1.3 Những nhân tố tác động đến quản lý giáo dục đạo đức 28 cho trẻ vị thành niên ở các xứ đạo Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 37 CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TẠI CÁC XỨ ĐẠO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội và giáo dục 37 của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 2.2 Thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị 40 thành niên tại các xứ đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO 59 TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TẠI CÁC XỨ ĐẠO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý giáo dục đạo 59 đức cho trẻ thành niên tại thành phố Biên Hòa 3.2 Hệ thống biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị 61 thành niên tại các xứ đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện 80 pháp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 89
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tầm quan trọng của nhân tố con người đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và chú trọng; đó là việc chăm lo phát triển nguồn lực con người, coi con người là nhân tố trung tâm của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả Tài lẫn Đức. Đức là đạo đức cách mạng; đó là cái gốc rất quan trọng”. “Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định” [27, tr. 65]. Những năm qua trong xu hướng toàn cầu hoá diễn ra trên mọi mặt đời sống xã hội, chúng ta đang phải đối mặt với không ít với thách thức của thời đại: một trong những thách thức lớn nhất chính là vấn đề đạo đức và lối sống. Cùng với sự mở cửa, giao lưu văn hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là sự du nhập của những tư tưởng đạo đức, những lối sống không lành mạnh, không phù hợp với tập quán truyền thống phương Đông. Trong bối cảnh xã hội phức tạp hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường với những tác động tiêu cực đã ảnh hưởng không nhỏ đến tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, cũng như lớp trẻ vị thành niên tại các xứ đạo, làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đạo đức của nhà trường, nhà thờ. Truyền thống đạo đức của cha ông hầu như không được mấy người trẻ quan tâm. ́ ực trang giao duc Đanh gia th ́ ̣ ́ ̣ , Nghi quyêt Trung ̣ ́ Ương 2, khoa VIII nhân ́ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ manh: “Đăc biêt đang lo ngai la môt bô phân hoc sinh, sinh viên co tinh trang ́ ̀ ́ ̀ ̣ ức, mờ nhat vê ly t suy thoai vê đao đ ̣ ̀ ́ ưởng, theo lôi sông th ́ ́ ực dung, thiêu ̣ ́ ̀ ̃ ̣ ̣ ̣ ̀ ương lai cua ban thân va đât n hoai bao lâp thân, lâp nghiêp vi t ̉ ̉ ̀ ́ ước. Trong
- 4 những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tổ chức cho trẻ vị thành niên tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện”. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh cũng như lớp trẻ vị thành niên tại các xứ đạo càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; ngành giáo dục cũng đang thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đậy là một dịp tốt để những người làm công tác giáo dục tìm tòi những biện pháp khả thi để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo. Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo công giáo cùng với môi trường giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội, nhằm mục đích hình thành nhân cách cho giới trẻ, cung cấp cho họ những tri thức cơ bản về các phẩm chất và chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin đạo đức. Thực tiễn cho thấy, trong thời gian qua các xứ đạo thành phố Biên hoà đã có những cố gắng và đạt được những kết quả nhất định trong giáo dục toàn diện cho trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo hiệu quả còn chưa cao, công tác quản lí giáo dục đạo đức còn có những bất cập và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu, tìm ra những giải pháp quản lí giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Từ thực tiễn
- 5 ấy, với vai trò là một Linh mục chánh xứ có nhiệm vụ chỉ đạo và quản lý giáo dục tại các xứ đạo công giáo, tôi chọn nghiên cứu đề tài : “Quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo trong xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Khổng Tử (551 – 479 TCN) đã xây dựng học thuyết “Nhân Lễ Chính danh” trong đó. “Nhân” – Lòng thương người là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con người; ông coi trọng GDĐĐ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Trong phương pháp giáo dục, ông dạy học trò đối với tri thức phải có thái độ thực tế, biết phản biện, ham học hỏi; đối với bản thân phải khiêm tốn học hỏi mọi người. Bằng tất cả tâm huyết ông đã để lại một triết lý giáo dục theo dòng lịch sử, đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng con người hôm nay. Thế kỷ XVII, Komenxky – Nhà giáo dục học vĩ đại Tiệp Khắc đã có nhiều đóng góp cho giáo dục đạo đức cho học sinh qua tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại”; ông đã chú trọng phối hợp môi trường bên trong và bên ngoài để giáo dục đạo đức cho học sinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến đạo đức và giáo dục đạo đức cho cán bộ, học sinh; Bác căn dặn Đảng ta phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, học sinh thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” . Người đã ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có
- 6 nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người đã dạy những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới, đó là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Theo Kitô giáo, đối với giáo dục nhân bản Kitô Giáo không đưa ra một chủ thuyết nhằm xây dựng một chủ nghĩa nhân bản như các chủ nghĩa theo trường phái triết học, vì tự bản tính, Kitô giáo là một tôn giáo được xây dựng từ nguồn gốc của con người nhằm phục vụ cho hạnh phúc con người, mà nguồn gốc con người (nhân bản) lại xuất phát từ nơi Thiên Chúa. Nói khác hơn, tự bản chất Kitô giáo đã là một "Chủ nghĩa nhân bản đích thật". Theo nhãn quan xã hội, con người là ‘nhân chi sơ tính bản thiện’ nhưng không mãi mãi là như vậy, bởi con người là một sinh vật có lý trí, có tăng trưởng. Cũng giống như "cây cam trồng ở bờ nam sông Hoài thì ra trái ngọt, nhưng đem trồng sang bờ bắc sông Hoài thì trái lại chua" (Ngụ ngôn Trung Quốc), con người theo thời gian tăng trưởng sẽ ảnh hưởng bởi môi trường, hấp thụ bởi môi sinh (từ gia đình tới học đường, xã hội), nên cái gốc ấy sẽ dần biến đổi (có thể trở thành càng ngày càng tốt lành, mà cũng có thể trở nên ngày một hư đốn, tồi tệ). Và từ đó, xã hội phải đề ra vấn đề giáo dục và răn đe: Giáo dục nhân bản theo chiều hướng đi lên, và đặt ra những định chế, luật lệ nhằm răn đe, sửa chữa những lệch lạc, sai lầm. Từ đó có những nguyên tắc quy định về nhân quyền, nhân vị. Nhưng trong nhãn quan tôn giáo, con người được sinh ra từ thần linh, sẵn có thần tính
- 7 nên mới thiện hảo. Vậy nên phải bảo dưỡng và giáo dục làm sao cho đạt tới cùng đích, trở nên hoàn thiện. Tóm lại, dù giáo dục đạo đức cho giới trẻ theo quan điểm của Hồ Chí Minh hay Kitô giáo, đều hướng họ tới các giá trị chân thiện mĩ; dù giáo dục đạo đức cho giới trẻ thông qua con đường gia đình, nhà thờ, nhà trường hay xã hội cũng đều phải hướng tới mục đích hình thành ở họ những phẩm chất, những chuẩn mực của con người mới, để họ thực sự là chủ nhân của xã hội mới mà Đảng ta, nhân dân ta đang tập trung xây dựng, đưa nước ta trở thành đất nước văn minh tiến bộ. Trong những năm gần đây, nhiều giáo trình giáo dục đạo đức được biên soạn khá công phu. Tiêu biểu như giáo trình của Trần Hậu Kiểm (1997); Phạm Khắc Chương Hà Nhật Thăng (2001); Giáo dục đạo đức học (Nguyễn Ngọc Long, 2000), Giáo trình đạo đức học Mác –Lênin (Vũ Trọng Dung, 2005). Vấn đề giáo dục đạo đức cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Đặc trưng của đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức (Hoàng An, 1982); giáo dục đạo đức trong nhà trường (Hà Thế Ngữ Đặng Vũ Hoạt, 1988), các nhiệm vụ giáo dục đạo đức (Nguyễn Sinh Huy, 1995). Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường (Thái Duy Tuyên, 1994), Giáo dục hệ thống giáo giá trị đạo đức nhân văn (Hà Nhật Thăng, 1998), Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội (Huỳnh Khải Vinh, 2001), Giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên (Phạm Minh Hạc, 1997). Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường (Lê Văn Khoa, 2003). Nguyên tắc giáo dục nhân cách có hiệu quả trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Thị Kim Dung, 2005)…
- 8 Khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức, các tác giả trên đã đề cập đến mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức và một số vấn đề quản lý công tác giáo dục đạo đức. Về mục tiêu giáo dục đạo đức, Phạm Minh Hạc đã nêu rõ: “Trang bị cho mọi người những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hoá xã hội. Hình thành ở mọi công dân thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc. Tổ chức tốt giáo dục giới trẻ, rèn luyện để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập và rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNHHĐH đất nước” [17, tr. 168]. Về các đề tài khoa học, những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh qua các bộ môn khoa học, từ đó giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng dẫn thực hiện các hành vi đạo đức cho học sinh, trong đó có những công trình khoa học đáng quan tâm, như: “Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học sinh và sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân” của Phạm Tất Dong. Đề tài này mang lại nhiều nội dung mới về giáo dục đạo đức chính trị, tư tưởng trong các trường học từ bậc tiểu học đến bậc đại học. Đề tài “Giá trị định hướng giá trị, giáo dục giá trị” do Phạm Minh Hạc chủ biên (19911995); nghiên cứu con người với tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển, trong đó có đề cập khá nhiều đến vấn đề giáo dục đạo đức và nhân cách con người; trình ́ ương phap nghiên c bày cac ph ́ ứu vơi t ́ ư cach bô công cu tao điêu kiên cho ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣
- 9 ́ ̀ ́ ̣ ư duy tôt h cac nha giao duc t ́ ơn, xây dựng cac nguyên tăc giao duc, va tao ́ ́ ́ ̣ ̀ ̣ nên nhưng khai quat hoa ngay cang rông h ̃ ́ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ơn va sâu săc h ̀ ́ ơn về giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong thời kì đổi mới, những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức tại các địa bàn, đơn vị trườ ng học... Cụ thể như: “ Một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh ” của Trần Thế Hùng (2006). “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở cụm trường Gia Lâm” của Đặng Văn Chiến (2006). “Bi ện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung h ọc cơ s ở ở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang” của Trần Văn Hy (2008). “ Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường trung học ph ổ thông thành phố Hà Nội” của Đỗ Thị Thanh Thủy (2010). “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung h ọc c ơ s ở Qu ận C ầu Gi ấy thành phố Hà Nội” của Phạm Thanh Bình (2012). Trong các đề tài và luận văn kể trên, phần lớn đề cập đến việc giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường các cấp; đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh bậc phổ thông ở các địa phương khác nhau. Do mỗi đề tài nghiên cứu trên mộ t ph ạm vi, th ời gian khác nhau, đố i tượ ng họ c sinh các cấp h ọc khác nhau, nên khó áp dụ ng t ại các xứ đạ o thành phố Biên Hòa. K ết qu ả nghiên cứ u củ a các đề tài và luậ n văn trên, đã tạ o nên những g ợi ý, đị nh hướ ng về lý luậ n quả n lý giáo dụ c đạ o đứ c cho họ c sinh trong nhà tr ườ ng; tác gi ả luận văn sẽ kế thừa, phát triển nhữ ng kết qu ả nghiên cứ u đó để xây dự ng cơ sở lý luậ n cho đề tài củ a mình.
- 10 Tuy nhiên, trong th ực t ế qu ản lý giáo dụ c đạ o đứ c cho tr ẻ v ị thành niên t ại các xứ đạ o có nét đặ c thù riêng củ a nó, vì vậ y rấ t cần nghiên cứ u để có nhữ ng bi ện pháp phù hợ p, thì chư a có luậ n văn nào nghiên cứ u v ấn đề này. Do đó, đề tài luận văn sẽ phân tích, đánh giá đúng thực tr ạng v ấn đề nghiên cứ u, từ đó đề xuất m ột số bi ện pháp có tính khả thi nh ằm qu ản lý có hiệu quả ho ạt độ ng giáo dụ c đạ o đứ c cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu ̣ Qua viêc nghiên cưu ly luân va th ́ ́ ̣ ̀ ực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên ở các xứ đạo công giáo tại thành phố Biên Hòa, luận ̀ ́ ưng biên phap qu văn đê xuât nh ̃ ̣ ́ ản lý giao duc đ ́ ̣ ạo đức cho đối tượng trên một cách đồng bộ, khả thi gop phân nâng cao chât l ́ ̀ ́ ượng giao duc toan diên ́ ̣ ̀ ̣ cho trẻ vị thành niên. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận về quan ly giao duc đ ̉ ́ ́ ̣ ạo đức cho trẻ vị thành niên. Khảo sát, đánh giá, phân tich th ́ ực trang quan ly giao duc đ ̣ ̉ ́ ́ ̣ ạo đức cho trẻ vị thành niên các xứ đạo tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. ́ ̣ ́ ản lý giao duc đ Đề xuât biên phap qu ́ ̣ ạo đức cho trẻ vị thành niên ở các xứ đạo tại thành phố Biên Hòa. 4. Khách thế, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên ở các xứ đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đối tượng nghiên cứu
- 11 Quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên ở các xứ đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Phạm vi nghiên cứu ̀ ̀ ược tiên hanh nghiên c Đê tai đ ́ ̀ ưu ́ ở các xứ đạo công giáo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đối tượng điều tra, khảo sát: Linh mục phụ trách các xứ đạo công giáo, các giáo lý viên (cán bộ giáo dục), phụ huynh và chính các trẻ vị thành niên (từ 10 đến 18 tuổi); các số liệu nghiên cứu từ 2009 đến nay. 5. Giả thuyết khoa học Quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên là một trong những nội dung quan trọng để tạo nên chất lượng giáo dục. Hiện nay quản lý giáo dục đạo đức trong các xứ đạo còn nhiều hạn chế và bất cập về xây dựng kế hoạch, phương pháp quản lý giáo dục, quản lý lực lượng giáo dục, việc kiểm tra đánh giá; nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp đó, thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho giới trẻ các xứ đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận Quan điểm lịch sử Nghiên cứu việc quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong điều kiện cụ thể của từng khu phố, xứ đạo, của huyện, của thành phố Biên Hòa và bối cảnh kinh tế văn hóa xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Quan điểm thực tiễn
- 12 Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên và thực tế công tác quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Từ đó đề xuất một số biên pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. Quan điểm toàn diện Trên cơ sở phân tích lý luận và phân tích các khía cạnh của thực tiễn quản lý giáo dục đạo đức, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai về các phương diện: Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục; quản lý chương trình, nội dung giáo dục giáo dục đạo đức; quản lý các chủ thể giáo dục tại các xứ đạo; quản lý sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xứ đạo trong giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích lịch sử, lôgic, phương pháp so sánh, tổng hợp, khái quát hóa lý luận để tổng quan, chọn lọc các quan điểm lý thuyết, quan điểm khoa học có liên quan đến đề tài luận văn từ các giáo trình, tài liệu tham khảo, văn bản pháp lý... Từ đó xây dựng căn cứ lý luận và hệ thống lý luận làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu thực tiễn và đề ra các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nhom ph ́ ương phap nghiên c ́ ứu thực tiễn Phương pháp điều tra qua bảng hỏi. Phương pháp xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS.
- 13 Phương pháp phỏng vấn. Phương pháp quan sát. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn, thư viện tiên tiến, thư viện xuất sắc. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Phương pháp thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức. (Dựa theo thang năm bậc của Lekert) 7. Ý nghĩa của đề tài Trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, đề tài làm rõ bức tranh thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất các biện pháp có tính khả thi nhằm quản lý có hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho đối tượng trên và có thể áp dụng trên địa bàn khác, góp phần xây dựng hình ảnh mới cho thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
- 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TẠI CÁC XỨ ĐẠO 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức Đạo đức Trong cuộc sống, con người phải hoạt động và tham gia các quan hệ xã hội, nếu con người có cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với lợi ích, chuẩn mực chung của xã hội, của tổ chức mà họ tham gia thì được đánh giá là có đạo đức. Ngược lại, cá nhân nào có thái độ, hành vi không đứng đắn làm tổn hại tới lợi ích của người khác, của cộng đồng và bị xã hội lên án, chê trách thì bị coi là người thiếu đạo đức. Vậy đạo đức là gì? Theo Từ điển tiếng Việt thì: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định” [47,tr.211] Theo học thuyết Mác – Lênin: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Vì vậy tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội (đạo đức) cũng thay đổi theo. Và như vậy đạo đức xã hội luôn mang theo tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc. Theo giáo trình Đạo đức học: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ
- 15 với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [15,tr.8]. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “ Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý, những quy định và chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người. Nhưng trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc và với bản thân, kể cả với thiên nhiên và môi trường sống” [17, tr.68]. Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ vói phạm trù chính trị, pháp luật đời sống; nó là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hoá. Đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh trong sáng, ở hành động giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn. Theo tác giả Trần Hậu Kiểm: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội” [23,tr.31]. Theo Phạm Khắc Chương: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuản mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội” [5,tr.51]. Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức; tuy nhiên theo chúng tôi, có thể tiếp cận khái niệm này dưới hai góc độ: Về góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu chuẩn mực điều chỉnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 241 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 172 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 139 | 21
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 264 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 126 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn