intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

149
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lý luận, thực trạng quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại các trường tiểu học hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ HOA QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ HOA QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đỗ Thị Hoa, học viên cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, đợt 2 - 2018. Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Đỗ Thị Hoa
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC .... 11 1.1.Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân .................................. 11 1.2. Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học .. 12 1.3. Quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học .......... 16 1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học .............................................................................. 25 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI ................................................................................................................ 28 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội ........... 28 2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng về quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội ............. 29 2.3. Thực trạng giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội ........................................................ 32 2.4. Thực trạng quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội ........................................... 46 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội .... 51 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội ........... 54 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI.... 60 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp biện pháp quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội ................. 60 3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội ...................................................... 60 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..... 71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 79 Phụ lục ................................................................................................................. 83
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CB- GV-HS Cán bộ, giáo viên, học sinh QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục TH Tiểu học
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số liệu học sinh, giáo viên các trường tiểu học công lập quận Cầu Giấy 28 Bảng 2.2: Số liệu cán bộ, giáo viên các trường tiểu học công lập quận Cầu Giấy, Hà Nội ...................................................................................................... 29 Bảng 2.3. Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích................................................................................................ 32 Bảng 2.4. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học ............................................ 34 Bảng 2.5. Thực trạng mức độ thực hiện phương pháp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích ......................................................................................... 36 Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thực hiện hình thức giáo dục phòng chống tai nạn thương tích................................................................................................ 37 Bảng 2.7: Đánh giá chung thực trạng giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học ............................................................... 40 Bảng 2.8: Mức độ thực hiện nội dung lập kế hoạch ............................................... 46 Bảng 2.9: Mức độ thực hiện nội dung tổ chức giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học ............................................ 47 Bảng 2.10: Mức độ chỉ đạo thực hiện giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học ............................................................... 49 Bảng 2.11: Mức độ thực hiện kiểm tragiáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học ............................................................... 50 Bảng 2.12. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý................. 51 Bảng 2.13. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về gia đình học sinh .............. 52 Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường xã hội và điều kiện cơ sở vật chất .................................................................................... 53 Bảng 2.15: Thực trạng chung về quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội ................... 54 Bảng 4.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp ....................................................... 72 Bảng 4.2. Mức độ khả thi của các biện pháp .......................................................... 73
  7. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển nhân cách toàn diện và bền vững. Mục tiêu giáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức, thái độ, kỹ năng cơ bản ban đầu làm cơ sở để học sinh tiếp tục học ở các lớp cao hơn. Học sinh trường tiểu học thông thường là học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Ở lứa tuổi này, học sinh mới làm quen với môi trường trường học, các em cũng rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá cái mới, nhưng các em lại chưa có nhiều kiến thức và kĩ năng để có thể thích ứng và ứng phó với những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, giáo dục trong nhà trường tiểu học. Do vậy, các em còn lúng túng, đôi khi thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ trước các tình huống nguy hiểm. Tai nạn thương tích có thể gây ra rất nhiều những hậu quả nặng nề kể cả về thể chất và tinh thần đối với các em, là gánh nặng cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tất cả các loại tai nạn thương tích ở trẻ em nói chung và học sinh tiểu học nói riêng đều có thể phòng chống được. Do vậy, việc thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống tại nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học thật sự rất cần thiết. Việc thực hiện nhiệm vụ này sẽ giúp học sinh tiểu học được trang bị kỹ năng phòng chống tại nạn thương tích phù hợp, học sinh được đảm bảo về nhu cầu an toàn, ổn định về mặt tâm lý có cơ hội để phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tại nạn thương tích tại nhà trường phổ thông”. Các trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng đã chú trọng thực hiện nhiệm vụ này. Bước đầu cho thấy đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này chưa thật tốt, vẫn còn hạn chế nhất định. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học nói chung và các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội nói riêng là rất cần thiết. Xuất phát từ các lý do trên đề tài: “Quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh các trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” được lựa chọn nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phòng 1
  8. chống tai nạn thương tích cho học sinh, từ đó giảm thiểu tai nạn thương tích, đem lại hạnh phúc cho học sinh và cho gia đình, xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường và quản lý hoạt động này luôn là vấn đề nghiên cứu có tính thời sự và thực tiễn tốt. Do vậy, các nghiên cứu theo hướng này khá nhiều. Dưới đây, nghiên cứu này sẽ tổng quan một số công trình nghiên cứu cụ thể. 2.1. Các nghiên cứu về phòng chống tai nạn thương tích và giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường Phòng chống tai nạn thương tích và giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường có vai trò quan trọng. Do vậy, đây là vấn đề dành được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Một số nghiên cứu cụ thể về phòng chống tai nạn thương tích và giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường như: Linnan và cộng sự (2003), Than (2005), Howe (2006), Bộ Y tế (2008) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện vật chất, địa hình,... mà học sinh sinh sống với tai nạn thương tích. Kết quả nghiên cứu bước đầu kết luận: tai nạn thương tích cũng xảy ra nhiều hơn ở vùng nông thôn so với vùng thành thị. Theo Linnan và cộng sự (2003), Nguyễn và cộng sự (2009), có nhiều yếu tố dẫn đến tai nạn tương tích cho học sinh. Trong đó các yếu tố như: đặc điểm nhiều sông suối và ao hồ, là nơi trẻ thường vui chơi, cùng với tình trạng thường xuyên bão lũ, khiến cho tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em Việt Nam luôn ở mức cao. Ngoài ra, trẻ sống ở khu vực nông thôn chủ yếu là ở các vùng nông nghiệp và có thu nhập thấp, thường phải làm nhiều việc gia đình như nấu ăn, chăm sóc em nhỏ, lau dọn và nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp, đây chính là những yếu tố làm tăng các nguy cơ bị tai nạn thương tích trong cộng đồng,... [dẫn theo 40] Bộ Y tế và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, khi tiến hành nghiên cứu vấn đề “Phòng chống tai nạn thương tích của trẻ em” tại sáu tỉnh ở Việt Nam đã có những công bố về kết quả nghiên cứu: Điều tra tình hình chấn thương (thương tích) và các yếu tố ảnh hưởng trong thời gian từ 7/2003 - 7/2004 đối với 17.893 trẻ dưới 18 tuổi, thuộc 8.369 hộ gia đình tại 6 tỉnh có dự án. Mục đích của cuộc điều tra là xác định tỷ suất thương tích ở trẻ em; mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến thương tích và tử vong; đánh giá hậu quả do thương tích gây ra cho trẻ em. Kết quả điều tra cho thấy tỷ suất thương tích không gây tử vong cho trẻ em của 6 tỉnh là 4360/1000.000; năm 2
  9. nguyên nhân gây thương tích không tử vong thường gặp là ngã, thương tích do giao thông, thương tích do động/súc vật tấn công, thương tích do vật sắc nhọn và thương tích do bỏng. Tỷ suất thương tích gây tử vong hay gặp là đuối nước, thương tích do giao thông và ngã. Hậu quả thường gặp do thương tích là các vết cắt/trầy xước (63%), gãy xương (12%) và bỏng (9%). Phần lớn các thương tích ở trẻ em là nhẹ và không để lại di chứng. Điều tra cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm lập kế hoạch làm giảm tỷ lệ thương tích ở trẻ như xây dựng ngôi nhà an toàn, trường học an toàn và cộng đồng an toàn, đồng thời nâng cao năng lực, cung cấp các trang thiết bị và nâng cao khả năng điều trị cho các cơ sở y tế [8]. Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em (2004),“Đánh giá kiến thức, nhận thức và thực hành của cộng đồng về phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh và mô hình truyền thông ở 8 tỉnh thành trong cả nước” đã công bố kết quả nghiên cứu: đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh và đưa ra các mô hình truyền thông thích hợp với địa phương từng vùng về phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh [41]. Để phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh, đã có nhiều nghiên cứu về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh và quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Các mô hình trường học an toàn đã được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Năm 2001, mạng lưới trường học VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr.296-301 298 quốc tế đã được Viện Karolinska, Thụy Điển thiết lập và được WHO công nhận. Đến nay, trên thế giới đã có 72 trường học từ Thái Lan, Hồng Kông, New Zealand, Thụy Điển, Cộng hòa Séc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Serbia được công nhận là thành viên mạng lưới trường học quốc tế. Tại Australia, đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do thương tích không chủ ý ở trẻ em từ 1-3 tuổi [41]. Từ năm 1870 câu lạc bộ bơi lội đầu tiên được thành lập và năm 1872 bắt buộc học bơi với mục đích làm giảm sự đuối nước của trẻ em. Năm 1910, một chương trình phối hợp giữa việc hướng dẫn bơi lội và cứu sinh được thành lập tại các trường học công lập. Chương trình cung cấp giấy chứng nhận của giáo viên bơi lội và nâng cao kĩ năng an toàn với nước của trẻ em. Từ đó đến nay hàng trăm câu lạc bộ bơi được mở rộng tại các khu đô thị và nông thôn, tạo điều kiện cho người dân nói chung, trẻ em nói riêng nâng cao kĩ năng an toàn với nước. Bên cạnh đó, báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề đuối nước. Ngay từ thế kỉ XIX, các ấn phẩm chi tiết về sự cố đuối nước đã góp phần nâng cao nhận 3
  10. thức của người dân, và chính vì vậy mà cơ quan giáo dục, cơ quan cứu sinh đã chung tay thiết lập Chương trình học bơi bắt buộc được Chính phủ phê duyệt vào năm 1928. Mặc dù mất một thời gian dài trước khi các chiến lược này hoạt động có hiệu quả, nhưng cho đến nay nhờ các chương trình kĩ năng chống đuối nước, chiến lược nâng cao nhận thức cộng đồng và can thiệp pháp lí, tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em Australia tiếp tục giảm [41]. Dựa trên phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm, Vương quốc Anh đã đưa ra chương trình “Let's decide walkwise”, chương trình đào tạo đi bộ cho trẻ em khoảng 5-8 tuổi và đã được phát triển cho các trường học. Nó có một phần chương trình giảng dạy, đào tạo bổ sung bằng việc đi đường thực tế. Trẻ em ở các trường tham gia đã cho thấy sự cải thiện trong hành vi. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong một chương trình của Australia và còn được sử dụng để luyện tập trên đường thực tế. Tình nguyện viên địa phương được tuyển chọn để hợp tác thực hiện đào tạo kĩ năng đi bộ an toàn cho trẻ em. Mặt khác với sự tham gia của người dân địa phương về vấn đề an toàn đường bộ đã mang lại lợi ích cho chính địa phương đó khi đề xuất giải pháp riêng để cải thiện tình hình giao thông tại nơi họ sống hơn là nhờ vào ý kiến của chuyên gia bên ngoài [28]. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới tính và tai nạn thương tích của các tác giả Vũ Yến Khanh, Nguyễn Thị Linh Thảo, Bùi Thị Kim Tuyến, Nguyễn Thị Cẩm Bích (2009), “Một số tai nạn thương tích thường gặp ở học sinh thường gặp ở học sinh trong trường mầm non - Nguyên nhân và biện pháp” (Đề tài nghiên cứu mã số V2008-05) đã đưa ra kết luận: học sinh trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn học sinh gái. [18]. Ngoài ra còn có các bài báo, báo cáo về tai nạn thương tích của học sinh, như: Các tác giả Nguyễn Thị Hồng Tú, Lê Vũ Anh và cộng sự (2004) với bài viết có tựa đề: “Chỉ số đánh giá tai nạn thương tích trong các lĩnh vực”. Bài viết đã phân tích và đưa ra các chỉ số đánh giá tai nạn thương tích trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả tai nạn thương tích trong nhà trường [39]. 2.2. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường Các nghiên cứu về quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường đã được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Có thể nêu dẫn một số nghiên cứu cụ thể sau đây. 4
  11. Tác giả Lê Cảnh Mạc (2010), nghiên cứu đề tài “Tổ chức truyền thông giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trẻ em”. Nghiên cứu đã xác định được cơ sở lý luận, đánh giá được thực trạng Tổ chức truyền thông giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu tổ chức tốt truyền thông giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trẻ em thì sẽ giảm thiểu và hạn chế được tai nạn thương tích cho trẻ em. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng nghiên cứu đã đề xuất được các biện pháp Tổ chức truyền thông giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trẻ em hiệu quả và phù hợp [25]. Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2015), đã thực hiện nghiên cứu về Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non Sơn Ca 10 quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu của tác giả đã xây dựng được cơ sở lí luận về quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non, khảo sát, phân tích và chỉ ra được thực trạng quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non Sơn Ca 10 quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của thực trạng quản lý hoạt động này. Từ đó đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non Sơn Ca 10 quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh phù hợp và hiệu quả hơn [35]. Tác giả Trương Thị Ngọc Loan (2016), với nghiên cứu “Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” đã công bố kết quả nghiên cứu về hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khẳng định: Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em về nội dung, hình thức, các nguồn lực cho hoạt động được đánh giá ở mức độ khá tốt. Nhà trường mầm non đã tiến hành các biện pháp quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và quản lý cơ sở vật chất đối với hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em được đánh giá ở mức độ khá tốt. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em bao gồm nhiều yếu tố và mức độ ảnh hưởng rất nhiều được xếp theo thứ bậc: 1) Yếu tố thuộc về giáo viên mầm non; Yếu tố thuộc về gia đình và xã hội; 2) 5
  12. Yếu tố thuộc về môi trường quản lý; 3) Yếu tố thuộc về Hiệu trưởng trường mầm non [22]. Tác giả Đinh Thi Thu Huyền (2016), tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu đã xác định được hệ thống khái niệm (quản lý; phòng chống tai nạn thương tích; quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non). Nghiên cứu đã phát triển và hoàn thiện lý luận về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non; Lý luận về quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, xây dựng bộ công cụ nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực trạng tại các trường mầm non huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Kết quả khảo sát thực trạng đã giúp tác giả chỉ ra được thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tìm ra ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế của thực trạng quản lý hoạt động này. Từ đó đề xuất được 7 giải pháp quản lý Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương phù hợp và hiệu quả [14]. Tác giả Đỗ Thị Thu Hương (2016), tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Đông Anh thành phố Hà Nội”. Nghiên cứu đã xác định được những vẫn đề lý luận về quản lý hoạt động phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng bộ công cụ, khảo sát và đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non [13]. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh cho thấy: Đã có một số nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu đã xác định cơ sở lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng cũng như đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục này phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một vấn đề nghiên cứu luôn có tính thời sự và có tính ứng dụng thực tiễn. Do vậy, rất cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này từ góc độ khoa học quản lý giáo dục. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu về quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội rất cần được nghiên cứu hiện nay. 6
  13. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại các trường tiểu học hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường tiểu học - Phân tích và chỉ ra thực trạng quản lý quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này. - Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại các trường tiểu học hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này cũng chỉ tiến hành nghiên cứu trên 3 trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội đó là: Trường tiểu học An Hòa, Trường tiểu học Mai Dịch, Trường tiểu học Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Chủ thể quản lý bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn,... Nhưng để tài nghiên cứu chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng các trường tiểu học. - Tiếp cận trong luận văn về quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học là tiếp cận chức năng quản lý, bao gồm: lập kế hoạch; quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học. 7
  14. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài -Tiếp cận hoạt động: Khi nghiên cứu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học cần nghiên cứu về quản lý của Hiệu trưởng và hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học của giáo viên và hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích của học sinh tiểu học để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học. -Tiếp cận năng lực: Hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học là hoạt động hướng tới sự hình thành và phát triển các năng lực cơ bản cho học sinh tiểu học về phòng chống tai nạn thương tích. Tiếp cận năng lực sẽ tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải một số các vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, kiểm tra, đánh giá, các điều kiện thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích tại trường tiểu học. Đồng thời đề xuất nội dung, cách thức tác động các biện pháp quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học. -Tiếp cận chức năng quản lý: Quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học cần dựa trên các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra, đánh giá giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học. Các chức năng này cần phải được thể hiện xuyên suốt trong quá trình quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học của chủ thể. Chủ thể quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học cần biết phối hợp một cách đồng bộ, hài hoà và chặt chẽ các chức năng quản lý trên trong quá trình quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học. 5.2. Phương pháp nghiên cứu (1)Phương pháp nghiên cứu tài liệu a. Mục đích nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước xác định phương pháp tiếp cận, cơ sở lý luận để xây dựng khung lý thuyết của đề tài. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực tiễn của đề tài. 8
  15. b. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, của cơ quan quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, Hà Nội). - Nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận văn. - Nghiên cứu các số liệu thứ cấp qua (báo cáo của cơ quan quản lý giáo dục, các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội,…). - Nghiên cứu sản phẩm giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội. c. Cách thực hiện phương pháp Thu thập tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài luận văn; Dịch các tài liệu nước ngoài ra tiếng Việt; Phân tích, đánh giá tổng quan các tài liệu. Từ phân tích các tài liệu xác định cách tiếp cận nghiên cứu cho luận văn, các khái niệm công cụ của luận văn, nội dung lý luận về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học và quản lý hoạt động này cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, xác định các chỉ báo để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu của luận văn. (2) Phương pháp điều tra bảng hỏi; (3) Phương pháp phỏng vấn sâu; (4) Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sẽ được trình bày cụ thể tại chương 2 và chương 3 của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học. Trong đó gồm có các khái niệm, các vấn đề lí luận về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học, quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học. Từ cách tiếp cận chức năng quản lý nghiên cứu đã cụ thể hóa những nội dung quản lí như lập kế hoạch; quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học là phù hợp với chủ thể quản lý ở trường tiểu học và đối tượng quản lý là học sinh tiểu học. 9
  16. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học, quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học. Quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học ở các trường được nghiên cứu đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và bật cập trong việc thực hiện các nội dung quản lý lập kế hoạch; quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích. Nghiên cứu đã phát hiện ra những điểm yếu, hạn chế ở các nội dung quản lý này và nhận diện rõ nguyên nhân của hạn chế nhằm đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội phù hợp và hiệu quả. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đã đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội. Các biện pháp đều phân tích cụ thể về mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện mỗi biện pháp, để chuyển giao thực hiện trong thực tiễn. Vì vậy kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho lãnh đạo quản lý, giáo viên các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội Chương 3: Một số biện pháp quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội 10
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học được quy định tại Điều 3 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau: Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [2]. 1.1.2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập 11
  18. dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế. 1.2. Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học 1.2.1.Tai nạn thương tích ở học sinh tiểu học 1.2.1.1. Khái niệm tai nạn thương tích Tổ chức y tế thế giới quan niệm: “Tai nạn là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn, do những tác nhân bên ngoài gây tổn thương, thương tích về thể chất hay tinh thần cho nạn nhân” [38]. “Thương tích” hay còn gọi là “chấn thương” là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi sự tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (cơ học, nhiệt học...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống (thiếu ô xy, mất nhiệt). Nghiên cứu này xác định khái niệm tai nạn thương tích như sau: Tai nạn thương tích của học sinh trong trường tiểu học được xem như là những tai nạn ngẫu nhiên, gây nên thương tích cho cơ thể như rách da, chảy máu, gãy xương, ngạt thở, bỏng,… 1.2.1.2. Phân loại tai nạn thương tích của học sinh tiểu học Tại các trường tiểu học, tai nạn thương tích của học sinh bao gồm: - Các tai nạn do ngã: chủ yếu do trơn trượt, vấp ngã do đường đi mấp mô và thường xảy ra ở nơi vui chơi. - Đuối nước: do học sinh bị ngã vào vũng có nước sâu, một số trường, lớp, sân chơi của học sinh gần ao, hồ, sông suối nhưng không có tường bao quanh, cổng chắn cũng là nguyên nhân dẫn tới học sinh bị đuối nước… - Các tai nạn do ngộ độc: chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc… - Tai nạn thương tích do đánh nhau, bạo lực học đường và tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn và thường xảy ra ở nơi vui chơi: do học sinh đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau. Học sinh vô tình chọc vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm. Học sinh có thể cầm gạch, sỏi ném đùa nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm, gãy xương. Đồ dùng đồ chơi cũ hỏng, gãy tạo ra góc sắc nhọn là nguyên nhân gây vết 12
  19. thương cho học sinh ở trường, hay những đồ dùng học tập như kéo thủ công, bút chì nếu không có sự hướng dẫn thường xuyên về kĩ năng sử dụng cũng là nguyên nhân gây tai nạn cho học sinh. - Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã (chó, rắn, ong,…) trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở gia đình. - Tai nạn thương tích do bỏng: chủ yếu do học sinh sau khi chơi, khát nước - uống nhầm vào nước nóng, khi ăn, uống, học sinh cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp,...) mang từ nhà bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho học sinh. Có trường hợp học sinh bị bỏng do cháy, hoả hoạn,… Và do điện giật: hệ thống đường dây điện, ổ cắm phục phụ cho sinh hoạt ở trường tiểu học nếu không đặt ngoài tầm với của học sinh có thể là nguy cơ tiềm ẩn bất ngờ gây diện giật cho học sinh vô cùng nguy hiểm. Cũng có những trường hợp chập cháy điện trong trường làm học sinh bị tai nạn thương tích. - Tai nạn thương tích trong giao thông: đối với học sinh tiểu học các tai nạn thương tích chủ yếu do học sinh được đèo bằng xe đạp và bằng xe máy. 1.1.1.3. Ảnh hưởng của tai nạn thương tích cho học sinh ở các trường tiểu học Hàng năm theo thống kê ở các trường tiểu học trong cả nước đã xảy ra nhiều tai nạn thương tích đối với học sinh. Các tai nạn thương tích đã có ảnh hưởng tiêu cực, không có lợi đối với học sinh, gia đình và xã hội. - Khi bị tai nạn thương tích sức khỏe của học sinh tùy theo mức độ nặng nhẹ của tại nạn thương tích bị giảm sút, ốm đau bệnh tật xảy ra và từ đó sức khỏe dành cho các hoạt động học tập, lao động tự phục vụ, vui chơi không được như bình thường. Bản thân sức khỏe của các em yếu đi và gánh nặng cho chính bản thân các em và gia đình. - Khi bị tại nạn thương tích, các em sẽ bị gián đoạn hoạt động nhiều, thời gian đến trường bị hạn chế, không tập trung được sức khỏe về cơ thể và tâm lý đảm bảo cho hoạt động học tập từ đó hoạt động bị giảm sút, kết quả học tập không đạt được như mong muốn của các em và gia đình. - Tai nạn thương tích về cơ thể sẽ mệt mỏi về cơ thể nhưng đặc biệt tai nạn thương tích cũng sẽ dẫn đến những sang chấn về mặt tâm lý, nhẹ cũng tạo nên sự mệt mỏi tâm lý, chán chường về bệnh tật, nặng thì bị những “sốc” tâm lý, sự lo sợ bất an trong đời sống tinh thần của các em như những tai nạn trong các quan hệ xã hội, bị xâm hại cơ thể. Điều này sẽ để lại di chứng trong một thời gian dài và có thể 13
  20. trong suốt cả cuộc đời con người, như một nỗi ám ảnh của các em. - Tai nạn thương tích cho học sinh sẽ gây nên những hạn chế, thiệt hại trong quan hệ xã hội của các em. Khi bị tai nạn thương tích, sự gia nhập, tham gia các quan hệ xã hội trong cuộc sống hàng ngày ở trong nhà trường và ngoài xã hội bị “co lại” cả về số lượng các quan hệ lẫn chất lượng, tính chủ động giảm...trong nhiều trường hợp tai nạn thương tích trong quan hệ sẽ dẫn đến sự “co lại” quá mức, học sinh thu mình lại và nhìn mọi người với ánh mắt lo sợ. Tất cả điều này dẫn đến sự phát triển không bình thường trong tâm lý và tính cách của các em. Thời gian rất lâu mới lấy lại được các quan hệ đó. - Tai nạn thương tích gây nên các thiệt hại mọi mặt, trong đó có đời sống kinh tế của gia đình bản thân các em. Từ thiệt hại kinh tế sẽ dẫn đến thiệt hại các mặt về tâm lý, xã hội của gia đình và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân học sinh. Vì vậy giảm thiểu được tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường là đem lại hạnh phúc cho các em và cho gia đình. Đối với nhà trường là nâng cao được chất lượng giáo dục học sinh. 1.1.2. Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tại trường tiểu học 1.1.2.1. Khái niệm giáo dục Từ ý kiến của các nhà khoa học Đặng Quốc Bảo [1], Đặng Thành Hưng [15], Phan Văn Kha [17],... luận văn xác định: giáo dục là tác động có kế hoạch, mục đích của nhà giáo dục đến đối tượng được giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã xác định. 1.1.2.2. Khái niệm giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học Trong nghiên cứu này xác định khái niệm giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học như sau: Là quá trình tác động có kế hoạch, mục đích của nhà giáo dục về phòng chống tai nạn thương tích đến học sinh tiểu học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích đã xác định. 1.1.2.2. Mục đích giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học Mục đích của giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học là từng bước hạn chế tai nạn thương tích ở học sinh, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng của học sinh và sự phát triển bền vững của quốc gia. Cụ thể là: - Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học yêu cầu cung cấp cho học sinh một hệ thống các kiến thức về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích làm cơ sở khoa học giúp các em phòng chống tai nạn cho cá nhân và 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2